Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN HUYẾT DO ACINETOBACTER <br />
TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC <br />
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I NĂM 2008‐2012 <br />
Lê Thị Vân Trang *, Bùi Quốc Thắng** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Acinetobacter spp. là một trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện hàng đầu hiện <br />
nay với khả năng kháng thuốc cao. Tại bệnh viện Nhi đồng 1, chúng là một trong 3 tác nhân gây nhiễm khuẩn <br />
bệnh viện nhiều nhất trong nhóm khoa hồi sức, trong đó khoa hồi sức tích cực – chống độc luôn có tỷ lệ nhiễm <br />
cao nhất. <br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ kháng kháng sinh và kết quả điều trị <br />
nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, bệnh viện Nhi Đồng 1. <br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt trường hợp, từ 1/2008 – 12/2012. Đối tượng là trẻ từ 1 tháng <br />
đến 15 tuổi, điều trị tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1 và được chẩn đoán nhiễm khuẩn <br />
huyết do Acinetobacter, được phân lập và làm kháng sinh đồ tại khoa vi sinh của bệnh viện. <br />
Kết quả: Từ 1/2008 đến 12/2012 chúng tôi ghi nhận có 73 ca nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter có kết <br />
quả cấy máu dương tính. Trẻ dưới 1 tuổi chiếm đa số (45,2%). Suy dinh dưỡng chiếm 30%, bệnh nền là viêm <br />
phổi chiếm 30,1%. Trên 50% trẻ được chuyển từ tuyến trước lên Nhi đồng 1 và tỷ lệ cấy máu ở trẻ có thời gian <br />
nằm viện trên 48 giờ chiếm 90%. Số ngày nằm viện trước cấy máu trung bình là 11,8 ngày. 95,9% trẻ đã sử <br />
dụng kháng sinh tĩnh mạch trước đó. Trên ¾ mẫu được thở máy và 100% có đặt catheter nội mạch trước cấy <br />
máu. Các bất thường về triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng đều chiếm tỷ lệ cao. Acinetobacter <br />
phân lập được từ máu của bệnh nhi nằm tại khoa hồi sức tích cực có tỷ lệ đề kháng rất cao đối với các loại kháng <br />
sinh đang được sử dụng tại bệnh viện, đặc biệt kháng > 70% với Carbapenem. Tỷ lệ đề kháng với Polymycin B <br />
tăng dần qua các năm.Tỷ lệ tử vong 60%. <br />
Kết luận: Nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter có tỷ lệ tử vong cao, bên cạnh đó tỷ lệ kháng rất cao đối với <br />
hầu như tất cả kháng sinh. Cần chú trọng công tác phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung và tại đơn vị <br />
hồi sức tích cực nói riêng và khảo sát sự thay đổi tính đề kháng sát nhằm lựa chọn thuốc điều trị phù hợp. <br />
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, Acinetobacter spp. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CHARACTERIZATIONS OF BLOODSTREAM INFECTIONS CAUSED BY ACINETOBACTER SPP. <br />
IN PEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT OF CHILDREN HOSPITAL 1, 2008 – 2012 <br />
Le Thi Van Trang, Bui Quoc Thang <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 333 ‐ 340 <br />
Background: Acinetobacter spp. is one of the dangerous pathogens of nosocomial infections with very high <br />
antimicrobial risistance. In children hospital 1, they are amongst the 3 most isolated pathogens from intensive <br />
care units, especially the Pediatric intensive care unit (PICU), Children hospital 1 (CH1). <br />
Objectives: Evaluation of epidemiology, clinical, paraclinical features, antimicrobial resistance and <br />
treatment results of bloodstream infections caused by Acinetobacter spp. in PICU, CH1. <br />
*Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch <br />
** Đại học Y Dược TP. HCM <br />
ĐT: 0933991451<br />
Email: vantrang299@gmail.com <br />
Tác giả liên lạc: ThS. Lê Thị Vân Trang <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
333<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Method: Case series, from 1/2008 to 12/2012. All cases in PICU and diagnosed of Acinetobacter <br />
bloodstream infection (AB) are included. <br />
Results: We recorded 73 case of AB admitted to PICU, CH1 from 1/2008 to 12/2012. Most are under 1 year <br />
‐ old (45.2%). Malnutrition is observed in 30%. Pneumonia is the most frequent underlying illness (30.1%). <br />
More than half of cases were transferred from another hospital. 90% of cases were admitted more than 48 hours. <br />
Hospitalization days before blood cultivation is 11.8 days and 95.9% were treated with intravenous antibiotics. <br />
More than ¾ were mechanical ventilated and all cases had intravenous catheters. Abnormal clinical and <br />
paraclinical are of high percentages. Antimicrobial resistance are very high, especially with Carbapenem (>70%). <br />
Resistance rate of Polymycin B gradually increased. Crude mortility rate is high (60%). <br />
Conclusion: Bloodstream infection due to Acinetobacter spp. has extremely high mortility rate and anti‐ <br />
microbial resistance. Therefore, it’s essential to strengthen AB infection control and monitor the changes of <br />
antimicrobial resistance closely in order to have appropriate treatment. <br />
Keywords: bloodstream infection, Acinetobacter spp <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Acinetobacter spp. là cầu trực khuẩn Gram <br />
âm, hiện diện khắp mọi nơi ngoài môi trường <br />
cũng như trong không gian sinh hoạt của con <br />
người.Trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, <br />
Acinetobacter spp. dần dần trở thành tác nhân gây <br />
bệnh quan trọng đối với con người, đặc biệt <br />
trong môi trường bệnh viện(1). <br />
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có <br />
rất nhiều nghiên cứu về Acinetobacter spp. – khả <br />
năng gây bệnh, độc lực và đặc biệt là khả năng <br />
kháng thuốc của chúng(5,6,8,12). Trong các tác nhân <br />
gây ra nhiễm trùng bệnh viện hiện nay, <br />
Acinetobacter spp. được lưu ý ở điểm có thể gây <br />
nhiễm trùng ở nhiều vị trí, cơ quan khác nhau, <br />
trong đó, rất thường gặp là viêm phổi nặng và <br />
nhiễm khuẩn huyết(10). <br />
Bên cạnh khả năng gây nhiễm trùng rộng, <br />
Acinetobacter có khả năng kháng thuốc cực kỳ <br />
cao: kháng rất cao đối với nhóm β‐lactam phổ <br />
rộng, Aminoglycoside, Quinolone và gần đây là <br />
Carbapenem(1,6). Thêm vào đó, vi khuẩn có thể <br />
tồn tại ngoài môi trường trong thời gian dài, đặc <br />
biệt trên bề mặt các vật dụng y tế, trên bàn tay <br />
của nhân viên y tế, khiến khả năng lây nhiễm <br />
càng cao(9). <br />
Yếu tố nguy cơ hay bệnh nền thường gặp <br />
của nhiễm khuẩn huyết gây do Acinetobacter <br />
spp. là viêm phổi, chấn thương, phẫu thuật, đặt <br />
catheter hoặc đường truyền tĩnh mạch, cần lọc <br />
<br />
334<br />
<br />
máu hay bị phỏng nặng(3)…. Trên lâm sàng, <br />
nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter thường <br />
gặp là sốt, tăng số lượng bạch cầu, và cấy máu <br />
dương tính lặp lại với Acinetobacter(4). Tần suất <br />
của bệnh đứng thứ hai sau viêm phổi, còn tiên <br />
lượng chủ yếu phụ thuộc vào bệnh lý nền của <br />
bệnh nhân(13). Sốc nhiễm trùng có thể xảy ra <br />
trên 20‐30% số ca(4). <br />
Tại BVNĐ1 năm 2003‐2004, Acinetobacter <br />
chiếm vị trí hàng đầu với 37% trong số các tác <br />
nhân gây ra nhiễm trùng bệnh viện với tỷ lệ <br />
kháng thuốc rất cao(5,11). Trong các báo cáo gần <br />
đây của phòng vi sinh thuộc bệnh viện, <br />
Acinetobacter luôn luôn nằm trong 3 loại vi <br />
khuẩn phân lập nhiều nhất trong nhóm khoa <br />
hồi sức của bệnh viện (hồi sức tích cực – chống <br />
độc, hồi sức ngoại, hồi sức sơ sinh). Trong đó, <br />
khoa hồi sức tích cực – chống độc có tỷ lệ nhiễm <br />
cao nhất. <br />
Với sự gia tăng quan trọng của nhiễm <br />
Acinetobacter trong khu vực săn sóc đặc biệt cũng <br />
như những đặc tính nguy hiểm của chúng, <br />
nghiên cứu này được tiến hành tại khoa hồi sức <br />
tích cực – chống độc, bệnh viện Nhi đồng 1 <br />
nhằm khảo sát các đặc điểm về dịch tễ, lâm <br />
sàng, vi sinh cũng như tỷ lệ kháng kháng sinh <br />
và kết quả điều trị của nhiễm khuẩn huyết do <br />
Acinetobacter. <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
Trường hợp không thu thập đủ ít nhất 70% <br />
số biến nghiên cứu. <br />
<br />
Trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter <br />
điều trị tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, <br />
bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu <br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
<br />
Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập <br />
khoa hồi sức tích cực – chống độc, bệnh viện Nhi <br />
đồng 1 từ tháng 1/2008 đến hết tháng 12/2012 có <br />
kết quả cấy máu dương tính với Acinetobacter <br />
spp. sẽ được đưa vào mẫu nghiên cứu. <br />
<br />
Trong số 73 ca nhiễm trùng huyết do <br />
Acinetobacter có 37 trẻ nam và 36 trẻ nữ, chiếm tỷ <br />
lệ tương đương nhau. Trong đó, trẻ dưới 1 tuổi <br />
chiếm đa số 45,2%, từ 1 – 5 tuổi chiếm 21,9% và <br />
trẻ trên 5 tuổi chiếm 32,9%. Đa số trẻ có hộ khẩu <br />
ngoài thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 76,7%. <br />
<br />
Mô tả hàng loạt trường hợp từ 1/2008 – 12/2012. <br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhi theo tuổi <br />
Tuổi trung bình của trẻ bị nhiễm khuẩn <br />
huyết do Acinetobacter trong nghiên cứu là 4 <br />
tuổi, tuổi trung vị là 16 tháng. Nếu xét về sự <br />
phân bố theo tuổi, nhiễm khuẩn huyết do <br />
Acinetobacter xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 1 tuổi <br />
(45%), tiếp theo là trẻ từ 1 – 2 tuổi, sau đó giảm <br />
và phân bố khá đồng đều ở những lứa tuổi lớn <br />
hơn. <br />
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ mang cơ địa <br />
đặc biệt chiếm tỷ lệ khá cao như: suy dinh <br />
dưỡng (30,1%), tim bẩm sinh (15,1%) và sanh <br />
non (8,2%). <br />
Về phân bố mặt bệnh, chiếm tỷ lệ cao nhất là <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
viêm phổi 31,5%, tiếp đến là sốt xuất huyết và sốc <br />
nhiễm trùng chiếm tỷ lệ lần lượt là 26% và 11%. <br />
Xét về thời gian nằm viện, có 65/73 ca, chiếm <br />
89,4% có thời gian nằm viện từ 48 giờ trở lên. Số <br />
ngày nằm viện trung bình trước cấy máu: 11,8 ± <br />
15,9 ngày (1 – 87 ngày). Trung vị: 6 ngày. <br />
Tỷ lệ trẻ đã dùng kháng sinh tĩnh mạch rất <br />
cao chiếm tới 95,9% số ca. Cephalosporin là <br />
nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất <br />
83,6% số ca, tiếp đó là Aminoglycoside 54,8% số <br />
ca. Tỷ lệ trẻ đã sử dụng Quinolone và đặc biệt là <br />
Carbapenem trước đó cũng rất cao, đều chiếm <br />
43,8%, gần một nửa mẫu nghiên cứu. <br />
<br />
335<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Bảng 1:Bệnh lý lúc nhập viện của nhiễm trùng huyết do Acinetobacter <br />
Chẩn đoán lúc nhập viện<br />
Viêm phổi<br />
Sốt xuất huyết<br />
Nhiễm trùng huyết/Sốc nhiễm trùng<br />
Tay chân miệng<br />
Viêm não – màng não<br />
Hội chứng Steven - Johnson<br />
Sốt nhiễm trùng<br />
Tiêu chảy cấp có mất nước<br />
<br />
Tần số<br />
23<br />
19<br />
8<br />
7<br />
3<br />
2<br />
2<br />
2<br />
<br />
%<br />
31,5<br />
26,6<br />
11,0<br />
9,6<br />
4,1<br />
2,7<br />
2,7<br />
2,7<br />
<br />
Chẩn đoán lúc nhập viện<br />
Bệnh lý về máu<br />
Hemophilie A<br />
Nhiễm trùng tiểu trên<br />
Rắn cắn<br />
Viêm thanh khí phế quản<br />
Viêm phế quản<br />
Xuất huyết tiêu hóa<br />
<br />
Tần số<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
%<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
<br />
Tần số<br />
29<br />
36<br />
<br />
%<br />
39,7<br />
49,3<br />
<br />
Bảng 2: Các yếu tố chuyển viện và thời gian nằm viện nói chung <br />
Yếu tố<br />
Chuyển viện<br />
Nằm viện ≥ 48 giờ<br />
<br />
Tần số<br />
41<br />
65<br />
<br />
%<br />
56,2<br />
89,4<br />
<br />
Bảng 3: Các loại kháng sinh đã sử dụng trước cấy <br />
máu <br />
Tên kháng sinh<br />
Đã dùng kháng sinh tĩnh mạch<br />
Cefotaxim<br />
Ceftriaxone<br />
Cefepim<br />
Ceftazidim<br />
Gentamycin<br />
Amikacin<br />
Ciprofloxacin<br />
Pefloxacin<br />
Chloramphenicol<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Ticarcillin<br />
<br />
Tần số<br />
70<br />
52<br />
8<br />
16<br />
5<br />
22<br />
30<br />
19<br />
21<br />
1<br />
29<br />
8<br />
9<br />
<br />
%<br />
95,9<br />
71,2<br />
11,0<br />
21,9<br />
6,6<br />
30,1<br />
41,1<br />
26,0<br />
28,8<br />
1,4<br />
39,7<br />
11,0<br />
12,3<br />
<br />
Bảng 4: Tỷ lệ và số ngày trung bình của các can <br />
thiệp điều trị trước cấy máu <br />
Tần<br />
số<br />
Thở máy<br />
55<br />
Catheter động mạch 59<br />
Can thiệp<br />
<br />
Catheter tĩnh mạch<br />
Catheter tĩnh mạch<br />
trung ương<br />
Catheter tĩnh mạch<br />
đùi<br />
Sonde tiểu lưu<br />
Nuôi ăn tĩnh mạch<br />
Thông dạ dày<br />
Lọc máu<br />
Truyền chế phẩm từ<br />
máu<br />
Chọc dò tủy sống<br />
<br />
336<br />
<br />
Thời gian trung Trung<br />
%<br />
bình (min – max)<br />
vị<br />
4,4 ± 7,3 (0 – 48)<br />
2<br />
75,3<br />
3,0 ± 4,5 (0 – 22)<br />
1<br />
80,8<br />
11,8 ± 15,9 (1 –<br />
100,<br />
73<br />
6<br />
87)<br />
0<br />
31<br />
<br />
1,1 ± 2,0 (0 – 10)<br />
<br />
0<br />
<br />
42,5<br />
<br />
18<br />
<br />
0,8 ± 2.0 (0 – 8)<br />
<br />
0<br />
<br />
24,7<br />
<br />
39<br />
59<br />
63<br />
13<br />
<br />
1,5 ± 2,5 (0 – 12)<br />
2,8 ± 3,5 (0 – 18)<br />
5,5 ± 8,4 (0 – 48)<br />
<br />
1<br />
2<br />
2<br />
<br />
53,4<br />
80.8<br />
86,3<br />
17,8<br />
<br />
61<br />
<br />
83,6<br />
<br />
23<br />
<br />
31,5<br />
<br />
Yếu tố<br />
Nằm viện ≥ 7 ngày<br />
Nhập HSTC ≥ 48 giờ<br />
<br />
Tần Thời gian trung Trung<br />
%<br />
số bình (min – max)<br />
vị<br />
Bộc lộ tĩnh mạch<br />
30<br />
41,1<br />
Chọc dò ổ bụng<br />
8<br />
11,0<br />
Chọc dò màng phổi 5<br />
6,9<br />
Can thiệp<br />
<br />
Một số đặc điểm về lâm sàng và cận lâm <br />
sàng của bệnh nhi bị nhiễm khuẩn huyết do <br />
Acinetobacter được trình bày sau đây: <br />
Bảng 5: Biểu hiện lâm sàng của các ca nhiễm trùng <br />
huyết do Acinetobacter <br />
Triệu chứng<br />
Hôn mê<br />
Rối loạn tri giác<br />
Mạch tăng theo tuổi<br />
Nhịp thở tăng theo tuổi<br />
Thân nhiệt (ºC)<br />
70%<br />
Hemoglobin < 10g/dL<br />
Tiểu cầu < 200000/mm3<br />
200000 – 400000/mm3<br />
> 400000/mm3<br />
CRP > 20 mg/dL<br />
<br />
Tần số<br />
8<br />
29<br />
36<br />
26<br />
38<br />
53<br />
12<br />
8<br />
44<br />
<br />
%<br />
11,0<br />
29,7<br />
49,3<br />
35,6<br />
52,1<br />
72,6<br />
16,4<br />
11,0<br />
60,3<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Đặc điểm<br />
Lactate > 4 mmol/L<br />
Glucose > 7,7 mmol/L<br />
Thâm nhiễm phổi trên X quang<br />
INR > 1,5<br />
aPTT > 60 giây<br />
Bilirubin tp > 34 mmol/L<br />
Bilirubin tp > 70 mmol/L<br />
ALT tăng > 2 lần<br />
Creatinin > 44,2umol/L<br />
Creatinin >176 umol/L<br />
BE < -5 mmol/L<br />
PaO2/FiO2 < 300<br />
PaCO2 > 50 mmHg<br />
FiO2 > 50%<br />
<br />
Tần số<br />
26<br />
19<br />
43<br />
37<br />
35<br />
26<br />
3<br />
50<br />
46<br />
4<br />
56<br />
41<br />
4<br />
51<br />
<br />
%<br />
49,1<br />
26,0<br />
58,9<br />
74,0<br />
71,4<br />
45,6<br />
5,3<br />
70,4<br />
58,9<br />
5,5<br />
76,7<br />
56,2<br />
5,5<br />
69,9<br />
<br />
Bảng 7: Tỷ lệ các ca phát hiện Acinetobacter trên <br />
bệnh phẩm khác <br />
Bệnh phẩm<br />
ETA<br />
Khác: Tủy xương<br />
Dịch rửa phế quản<br />
Bóng nước<br />
Tổng<br />
<br />
Tần số<br />
25<br />
1<br />
1<br />
1<br />
73<br />
<br />
%<br />
34,3<br />
1,4<br />
1,4<br />
1,4<br />
100,0<br />
<br />
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter <br />
từ các mẫu cấy máu là khá cao: 100% kháng với <br />
Ampicillin, trên 60% mẫu kháng với các kháng <br />
sinh nhóm Cephalosporin, 76,7% kháng với <br />
Gentamycin (không đặt đĩa Amikacin), hơn 50% <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
kháng với Ticarcillin. Đáng chú ý là tỷ lệ đề <br />
kháng với nhóm Cabarpenem rất cao: Imipenem <br />
kháng 67,1% và Meropenem kháng tới 87%. Tuy <br />
nhiên, do việc đặt đĩa Meropenem chỉ được thực <br />
hiện trong một năm 2011 (23 trường hợp) nên có <br />
lẽ không thể đánh giá chính xác tỷ lệ đề kháng <br />
Meropenem của nhiễm khuẩn huyết do <br />
Acinetobacter spp. trong giai đoạn 2008 ‐2012. Các <br />
kháng sinh có tỷ lệ đề kháng còn thấp dưới 30% <br />
là nhóm Quinolone và Polymycin B. <br />
Bảng 8: Tỷ lệ đề kháng – nhạy cảm của Acinetobacter <br />
đối với kháng sinh <br />
Kháng sinh<br />
Ampicillin<br />
Ticarcillin<br />
Cefotaxim<br />
Cefepim<br />
Ceftazidim<br />
Cefuroxim<br />
Chloramphenicol<br />
Co-trimoxazol<br />
Ciprofloxacin<br />
Pefloxacin<br />
Gentamycin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Polymycin<br />
<br />
Kháng<br />
100<br />
53,4<br />
84,9<br />
72,6<br />
69,9<br />
91,8<br />
60,3<br />
34,3<br />
28,8<br />
28,8<br />
76,7<br />
67,1<br />
87,0<br />
27,4<br />
<br />
Trung gian<br />
0<br />
19,2<br />
4,1<br />
12,3<br />
2,7<br />
4,1<br />
5,5<br />
2,7<br />
5,5<br />
4,1<br />
0<br />
2,7<br />
0<br />
2,8<br />
<br />
Nhạy<br />
0<br />
27,4<br />
11,0<br />
15,1<br />
27,4<br />
4,1<br />
34,2<br />
63,0<br />
65,8<br />
67,1<br />
23,3<br />
30,1<br />
13,0<br />
69,9<br />
<br />
Bảng 9: Mối liên hệ giữa một số đăc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng với kết quả điều trị <br />
Đặc điểm<br />
Nằm viện ≥ 7 ngày<br />
Thở máy<br />
Thông dạ dày<br />
Hôn mê<br />
Sốc<br />
Vàng da<br />
Lactate>4 mmol/L<br />
Thâm nhiễm phổi/X quang<br />
PaO2/FiO2< 300<br />
FiO2>50%<br />
ETA<br />
<br />
Sống, n, %<br />
7 (24,1)<br />
17 (30,9)<br />
22 (34,9)<br />
17 (36,4)<br />
7 (22,6)<br />
2 (13,3)<br />
4 (15,4)<br />
12 (27,9)<br />
9 (22,0)<br />
15 (29,4)<br />
3 (12,0)<br />
<br />
Xét về tỷ lệ kháng thuốc theo từng năm từ <br />
2008 – 2012 đối với các loại kháng sinh thường <br />
dùng để điều trị nhiễm trùng bệnh viện đang <br />
được sử dụng tại bệnh viện Nhi đồng 1 gồm <br />
Cefepim, Ceftazidim, Ciprofloxacin, Pefloxacin, <br />
Imipenem và Polymycin B. Chúng tôi nhận thấy <br />
tỷ lệ đề kháng kháng sinh qua các năm hầu như <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Tử vong, n, %<br />
22 (75,9)<br />
38 (69,1)<br />
41 (65,1)<br />
39 (36,6)<br />
24 (77,4)<br />
13 (86,7)<br />
22 (84,6)<br />
31 (72,1)<br />
32 (78,0)<br />
36 (70,6)<br />
22 (88,0)<br />
<br />
OR, (KTC 95%)<br />
3,1 (1,0 – 10,4)<br />
4,5 (1,3 – 16,8)<br />
4,3 (0,9 – 28,1)<br />
5,1 (1,5 – 22,6)<br />
3,8 (1,2 – 12,5)<br />
5,7 (1,1 = 55,0)<br />
9,4 (2,2 – 46,2)<br />
3,4 (1,1 – 10,1)<br />
5,9 (1,9 – 18,9)<br />
4,2 (1,3 – 14,0)<br />
8,7 (2,1 – 49,8)<br />
<br />
p<br />
0,027<br />
0,007<br />
0,035<br />
0,003<br />
0,01<br />
0,019<br />