Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NHIỄM KHUẨN VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH<br />
TẠI BỆNH VIỆNCHỢ RẪY NĂM 2009-2010<br />
Trần Thị Thanh Nga*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đề kháng kháng sinh hiện nay vẫn là vấn đề quan trọng rất được quan tâm trên toàn thế giới,<br />
việc theo dõi kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh là một yêu cầu thiết thực.<br />
và trở thành thường qui vì vậy việc Nghiên cứu đánh giá tình hình đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy vẫn tiếp tục trong 2 năm 2009-2010.<br />
Đối tượng, phương pháp: Các mẫu bệnh phẩm được phân lập tại Khoa Vi Sinh BV Chợ Rẫy. Có tất cả<br />
10.158 chủng vi khuẩn đã được phân lập định danh và thực hiện kháng sinh đồ (kỹ thuật khoanh giấy khuếch<br />
tán) theo tiêu chuẩn CLSI 2010.<br />
Kết quả: Năm vi khuẩn gây bệnh hàng đầu là: E.coli, A.baumannii, Klebsiella, S.aureus và P.aeruginosa.<br />
Kết Luận: Tình hình đề kháng có vài thay đổi so với năm 2009. Carbapenem là lựa chọn thích hợp nhưng tỉ<br />
lệ đề kháng khuynh hướng vẫn gia tăng đối với A.baumannii và P.aeruginosa.<br />
Từ Khóa: Kháng kháng sinh, Kháng sinh đồ, CLSI, E.coli, A.baumannii, Klebsiella,, S.aureus P.aeruginosa,<br />
ESBL, MIC, MRSA.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE INFECTION AND CHARACTERISTICS OF ANTIMICROBIAL RESISTANCE AT CHO RAY<br />
HOSPITAL IN 2009 – 2010<br />
Tran Thi Thanh Nga * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 545 - 549<br />
Objective: Antimicrobial resistance is an issue which receives the most attention in the world nowaday,<br />
monitoring antimicrobial resistance of pathogenic bacteria is a critical requirement. Therefore the study was<br />
conducted to investigate antimicrobial resistance at Cho Ray hospital in 2009 – 2010.<br />
Object and method: Samples were isolated at Microbiology Dept. Cho ray Hospital. Total of 10.158<br />
pathogens were isolated, identified and tested on antibiogram following to 2010 CLSI guidance.<br />
Results: 5 pathogenic bacteria on top were indentified Klebsiella, E.coli, A.baumannii, S.aureus and<br />
P.aeruginosa.<br />
Conclusion: Antimicrobial resistance has changed in comparision with the data of 2009. Carpapenem is one<br />
of the most favovable antibiotic. However A.baumanii and P.aeruginosaseem to be increasingly resistant to<br />
Carbapenem.<br />
Key wordss: Antimicrobial resistance, Antibiogram, CLSI, E.coli, A.baumannii, Klebsiella,, S.aureus<br />
P.aeruginosa, ESBL, MIC, MRSA.<br />
vì mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn thay<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
đổi theo từng thời gian, từng địa phương cũng<br />
Đề kháng kháng sinh hiện nay là vấn đề rất<br />
như từng quốc gia, do đó nhiều chương trình<br />
được quan tâm trong điều trị trên toàn thế giới<br />
theo dõi giám sát kháng sinh đã được tiến hành<br />
* Khoa Vi Sinh, BV. Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCK1 Trần Thị Thanh Nga<br />
<br />
ĐT: 0908185491<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Email: ngatrancrh@gmail.com<br />
<br />
545<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
theo nhiều cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng việc<br />
giám sát đề kháng kháng sinh. Vì vậy, nghiên<br />
cứu được thực hiện với các mục tiêu:<br />
Xác định tỉ lệ các vi khuẩn thường gặp và<br />
mô tả tỉ lệ phân bố của chúng ở một số khoa lâm<br />
sàng từ 1/1/2009 – 31/12/2010 tại Bệnh Viện Chợ<br />
Rẫy so với năm 2009.<br />
Đánh giá đề kháng kháng sinh của các vi<br />
khuẩn gây bệnh nhiều nhất năm 2010.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br />
CỨU<br />
Đối tượng<br />
Tất cả các vi khuẩn gây bệnh đã được phân<br />
lập từ các mẫu bệnh phẩm các loại của bệnh<br />
nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy từ 1/1/2009 – 31/12/2010.<br />
<br />
Vật liệu<br />
Môi trường và khoanh giấy kháng sinh của<br />
hãng BioRad. Định danh vi khuẩn theo qui trình<br />
<br />
chuẩn.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Kháng sinh đồ được đánh giá bằng kỷ thuật<br />
khoanh giấy kháng sinh khuếch tán BirbyBauer. Đọc kết quả dựa trên đường kính vô<br />
khuẩn (đơn vị mm). Kết quả nhạy, trung gian<br />
hay đề kháng dựa trên tiêu chuẩn điểm gãy của<br />
hướng dẫn CLSI mới nhất(1).<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Kết quả và bàn luận tỉ lệ vi khuẩn phân lập<br />
tại bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Có tất cả 10.158 vi khuẩn phân lập được tại<br />
khoa Vi sinh từ bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/1/2010 –<br />
31/12/2010. Năm vi khuẩn gây bệnh hàng đầu là:<br />
E.coli (17.7%), A.baumannii (16.2%), Klebsiella spp.<br />
(15.1%), S.aureus (11.1%) and P.aeruginosa (9.9%).<br />
Tỉ lệ lưu hành của các vi khuẩn này khác nhau<br />
giữa các khoa lâm sàng.<br />
<br />
Bảng 1: Phân bố các vi khuẩn gây bệnh hàng đầu theo các khoa năm 2009<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
E. coli<br />
<br />
A. baumannii<br />
<br />
Klebsiella spp<br />
<br />
S. aureus<br />
<br />
P. aeruginosa<br />
<br />
8<br />
5<br />
4<br />
16<br />
18<br />
5<br />
14<br />
13<br />
25<br />
47<br />
<br />
36<br />
42<br />
39<br />
12<br />
9<br />
19<br />
6<br />
7<br />
10<br />
2<br />
<br />
7<br />
12<br />
10<br />
6<br />
10<br />
4<br />
9<br />
5<br />
9<br />
13<br />
<br />
14<br />
19<br />
11<br />
19<br />
24<br />
25<br />
19<br />
20<br />
15<br />
4<br />
<br />
11<br />
9<br />
19<br />
5<br />
25<br />
16<br />
4<br />
10<br />
6<br />
3<br />
<br />
Khoa<br />
SSĐB<br />
HSNTK<br />
Phổi<br />
Khoa Nhiệt Đới<br />
Nội Thận<br />
Phỏng<br />
Nội Tiết<br />
CTCH<br />
Khớp<br />
Ngoại TQ<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố các vi khuẩn gây bệnh hàng đầu theo các khoa năm 2010<br />
Vi khuẩn<br />
<br />
E, coli<br />
<br />
A, baumannii<br />
<br />
Klebsiella spp<br />
<br />
S, aureus<br />
<br />
P, aeruginosa<br />
<br />
6,1<br />
1,5<br />
2,1<br />
3,8<br />
6,4<br />
1,7<br />
9,3<br />
4,4<br />
3,2<br />
24<br />
<br />
20<br />
11,5<br />
12<br />
7,9<br />
1,8<br />
10,2<br />
2,3<br />
3,8<br />
1,6<br />
1,5<br />
<br />
7,1<br />
12<br />
6,2<br />
6<br />
10<br />
4<br />
8<br />
5<br />
2,3<br />
10,4<br />
<br />
5,4<br />
4,5<br />
4,5<br />
5,7<br />
6,1<br />
20<br />
9,8<br />
11,1<br />
5,3<br />
1,8<br />
<br />
9<br />
1,8<br />
5,7<br />
7,5<br />
5<br />
24,2<br />
5<br />
7,2<br />
1,8<br />
4,8<br />
<br />
Khoa<br />
SSĐB<br />
HSNTK<br />
Phổi<br />
Khoa Nhiệt Đới<br />
Nội Thận<br />
Phỏng<br />
Nội Tiết<br />
CTCH<br />
Khớp<br />
Ngoại TQ<br />
<br />
546<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Kết quả từ bảng 1 cho thấy tỉ lệ A. baumannii<br />
đặc biệt cao ở các khoa điều trị tích cực Săn sóc<br />
đặc biệt (20%), khoa Hô hấp (12%), (Hồi sức<br />
ngoại thần kinh 11.5%,. Trong khi đó các khoa<br />
Ngoai (ngoại Tiêu hóa và ngoại Gan mật) các<br />
trực khuẩn đường ruột E.coli chiếm tỉ lệ cao 24%.<br />
S.aureus lại là tác nhân gây bệnh được phân lập<br />
nhiều nhất tại các khoa Phỏng, Nội Tiết và Chấn<br />
thương Chỉnh hình. Tuy nhiên tình hình nhiễm<br />
khuẩn tại các khoa đã giảm so với năm 2009(2).<br />
<br />
Kết quả và bàn luận về mức độ đề kháng<br />
của các vi khuẩn thường gặp<br />
Mức độ đề kháng kháng sinh của E.coli<br />
Bảng 2: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của E.coli<br />
Amikacin<br />
Cefepime<br />
Ceftazidime<br />
Ceftriaxone<br />
Ertapenem<br />
Ciprofloxacin<br />
Ertapenem<br />
Gentamycin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Levofloxacin<br />
Netimicin<br />
Piperacillin-Tazobactam<br />
Sulbactam-Cefoperazone<br />
Ticarcillin-Clavulanate<br />
Cotrimoxazole<br />
<br />
2009 (%)<br />
7<br />
60<br />
58<br />
63<br />
75<br />
74<br />
2<br />
57<br />
1<br />
1<br />
72<br />
11<br />
7<br />
62<br />
43<br />
83<br />
<br />
2010 (%)<br />
8,3<br />
61,1<br />
64,2<br />
66,2<br />
75,5<br />
73,9<br />
3,9<br />
52,3<br />
1,1<br />
1,7<br />
57,5<br />
10,3<br />
8,3<br />
57,5<br />
21,1<br />
75,9<br />
<br />
E.coli đã kháng >50% đối với các kháng sinh<br />
Cephalosporin thế hệ 3 và 4 (Cefepime). Đối với<br />
Fluoroquinolone kể cả Quinolone thế hệ mới là<br />
Levofloxacin tỉ lệ đề kháng có huynh hướng<br />
giảm nhẹ. Một số kháng sinh có khuynh hướng<br />
đề kháng kháng sinh gia tăng khi so dữ liệu giữa<br />
năm 2009. Kháng sinh còn nhạy cảm hiện nay là<br />
Carbapenem và dạng phối hợp giữa<br />
Piperacillin-Tazobactam.<br />
Cơ chế đề kháng quan trọng của họ vi<br />
khuẩn đường ruột là sinh men Beta-lactamase.<br />
Trong đó men Beta-lactamase phổ rộng (ESBL)<br />
là vấn đề nghiêm trọng hiện nay vì một khi vi<br />
khuẩn đã sinh men ESBL sẽ đề kháng trên lâm<br />
sàng hết tất cả các thế hệ Cephalosporin kể cả<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thế hệ 4 mặc dù trên in vitro chúng vẫn còn<br />
nhạy với Cephalosporins (khuyến cáo của<br />
CLSI 2009)(1). Vi khuẩn sinh ESBL cũng sẽ<br />
kháng chéo các kháng sinh nhóm<br />
Aminoglycosides, Fluoroquinolones. Theo các<br />
khuyến cáo hiện nay, Carbapenem là kháng<br />
sinh đầu tay điều trị các vi khuẩn sinh ESBL và<br />
các dạng phối hợp Beta-lactam/chất ức chế<br />
Beta-lactamese (Clavuclanate, Sulbactam và<br />
Tazobactam) là lựa chọn thứ 2(3,4). Theo ghi<br />
nhận của chúng tôi từ tháng 1/2010-12/2010, tỉ<br />
lệ sinh ESBL tại Chợ Rẫy là 43% đối với E. coli,<br />
36% đối với Klebsiella và 15% đối với P.<br />
mirabilis. Tỉ lệ này cũng giảm so với năm 2009<br />
là 44% đối với E. coli, 46% đối với Klebsiella và<br />
25% đối với P. mirabilis(2).<br />
Mức độ đề kháng kháng sinh của Klebsiella<br />
Cũng giống như E.coli, đề kháng của<br />
Klebsiella cũng rất cao (xem bảng 3). Tỉ lệ đề<br />
kháng với Ceftazidime là 50,2% và<br />
Ciprofloxacin là 58,9%. Việc sử dụng kháng<br />
sinh Cephalosporin rộng rãi và lạm dụng đã<br />
làm gia tăng các chủng sinh ESBL và các chủng<br />
đa<br />
kháng.<br />
Tỉ<br />
lệ<br />
đề<br />
kháng<br />
với<br />
Pipercillin/tazobactam cao hơn so với E. coli<br />
(20,6% so với 8,3%). Carbapenem là kháng<br />
sinh vẫn còn nhạy cảm cao.<br />
Bảng 3: Đề kháng kháng sinh của Klebsiella spp<br />
Amikacin<br />
Cefepime<br />
Ceftazidime<br />
Ceftriaxone<br />
Cefpodoxime<br />
Ciprofloxacin<br />
Ertapenem<br />
Gentamycin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Levofloxacin<br />
Netimicin<br />
Piperacillin-Tazobactam<br />
Sulbactam-Cefoperazone<br />
Ticarcillin-Clavulanate<br />
Nitrofurantoin<br />
Cotrimoxazole<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
2009 (%)<br />
35<br />
35<br />
55<br />
57<br />
70<br />
64<br />
5<br />
59<br />
0.7<br />
1<br />
48<br />
38<br />
28<br />
14<br />
53<br />
55<br />
67<br />
<br />
2010 (%)<br />
27.2<br />
31.3<br />
50.2<br />
49.9<br />
66.6<br />
58.9<br />
6.6<br />
54<br />
2<br />
2.8<br />
43.4<br />
30.5<br />
20.6<br />
18.4<br />
30.9<br />
20.6<br />
60.8<br />
<br />
547<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Mức độ đề kháng kháng sinh của P.aeruginosa<br />
Bảng 4: Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas<br />
aeruginosa<br />
Amikacin<br />
Cefepime<br />
Ceftazidime<br />
Ciproloxacin<br />
Colistin<br />
Gentamycin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Netimicin<br />
Piperacillin-Tazobactam<br />
Sulbactam-Cefoperazone<br />
Ticarcillin-Clavulanate<br />
<br />
2009 (%)<br />
60<br />
45<br />
29<br />
44<br />
1<br />
69<br />
27<br />
24<br />
54<br />
28<br />
20<br />
52<br />
<br />
2010(%)<br />
45.1<br />
51.2<br />
46<br />
49.5<br />
2.4<br />
54.7<br />
31.5<br />
29.6<br />
35.2<br />
24.5<br />
35.4<br />
35.9<br />
<br />
P.aeruginosa là một trong những tác nhân<br />
quan trọng trong nhiễm khuẩn bệnh viện và có<br />
tỉ lệ đề kháng kháng sinh rất cao. Tỉ lệ đề kháng<br />
của năm 2009 của P.aeruginosa củng có thay đổi<br />
so với số liệu của 2009. Đặc biệt đối với<br />
Imipenem, tỉ lệ đề kháng cao hơn so với trực<br />
khuẩn đường ruột. Trong một khảo sát nồng độ<br />
ức chế tối thiểu (MIC) của Imipenem và<br />
Meropenem đối với 133 chủng P.aeruginosa phân<br />
lập tại 6 bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức,<br />
Nhi Trung Ương, Nhi Đồng I, Y học Nhiệt Đới<br />
Trung Ương và Bệnh viện Nhiệt Đới HCM,<br />
phân bố MIC của Meropenem thấp hơn<br />
Imipenem. Chủng P.aeruginosa đã kháng với<br />
kháng với Meropenem sẽ kháng luôn với<br />
Imipenem(5).<br />
<br />
Mức độ đề kháng kháng sinh của<br />
A.baumannii<br />
Hiện nay, A.baumannii là vi khuẩn phổ biến<br />
nhất tại các khoa hồi sức tích cực. Tại khoa hồi<br />
sức tích cực của bệnh viện Bạch Mai,<br />
A.baumannii chiếm tỉ lệ 41%. Vấn đề đề kháng<br />
kháng sinh là vấn đề nan giải và gia tăng nhanh<br />
chóng (bảng 5). Tỉ lệ đề kháng với Imipenem<br />
giữa Chợ Rẫy và Bạch Mai tương tự nhau 69%<br />
và 62% (năm 2009) và tăng 78.7% năm 2010.<br />
Kháng sinh còn nhạy cảm cao với A.baumannii là<br />
Colistin. Tuy nhiên, theo y văn Colistin thâm<br />
nhập mô kém, đặc biệt là mô phổi nên trong<br />
<br />
548<br />
<br />
trường hợp nhiễm khuẩn A.baumannii đa kháng,<br />
nên chọn phối hợp Colistin với Carbapenem(6,7,8).<br />
Bảng 5: Đề kháng kháng sinh của Acinetobacter<br />
baumannii<br />
Amikacin<br />
Cefepime<br />
Ceftazidime<br />
Ceftriaxone<br />
Ciprofloxacin<br />
Colistin<br />
Gentamycin<br />
Imipenem<br />
Meropenem<br />
Doxyciline<br />
Netimicin<br />
Piperacillin-Tazobactam<br />
Sulbactam-Cefoperazone<br />
Ticarcillin-Clavulanate<br />
Cotrimoxazole<br />
<br />
2009 (%)<br />
77<br />
89<br />
90<br />
90<br />
87<br />
1<br />
84<br />
69<br />
70<br />
49<br />
66<br />
80<br />
36<br />
84<br />
92<br />
<br />
2010 (%)<br />
85.4<br />
90.9<br />
92.2<br />
90.7<br />
89.6<br />
0.7<br />
84.4<br />
78.7<br />
79.5<br />
45.1<br />
72.5<br />
81.5<br />
55<br />
84.1<br />
89.5<br />
<br />
Mức độ đề kháng kháng sinh của S.aureus<br />
Tỉ lệ S.aureus đề kháng với methicillin<br />
(MRSA) tại bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay là 5060%. Một khi tụ cầu vàng đã kháng Methicllin<br />
có nghĩa là sẽ kháng toàn bộ các kháng sinh<br />
thuộc nhóm Beta-lactam gồm cả Cephalosporin<br />
các thế hệ, Carbapenem, các dạng phối hợp giữa<br />
Beta-lactam với các chất ức chế men Betalactamase(1)<br />
Bảng 6: Đề kháng kháng sinh của S. aureus<br />
Amikacin<br />
Azythomycin<br />
Cefoxitin<br />
Ciprofloxacin<br />
Clindamycin<br />
Doxycyclin<br />
Erythromycin<br />
Fosfomycin<br />
Gentamycin<br />
Oxacillin<br />
Cotrimoxazole<br />
Teicoplamin<br />
Vancomycin<br />
<br />
2009 (%)<br />
70<br />
83<br />
57<br />
72<br />
80<br />
27<br />
83<br />
22<br />
71<br />
64<br />
34<br />
1<br />
0<br />
<br />
2010 (%)<br />
68.1<br />
85.3<br />
57.2<br />
70.2<br />
82.6<br />
26.6<br />
85<br />
15.5<br />
67.9<br />
69.9<br />
27.1<br />
0.3<br />
0<br />
<br />
Kháng sinh hiện nay được khuyến cáo để<br />
điều trị bước một (first-line) là Vancomycin. Tỉ lệ<br />
đề kháng với Vancomycin rất hiếm xảy ra, cho<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
đến nay chỉ có vài trường hợp trên phạm vi toàn<br />
cầu có đề kháng với Vancomycin(9). Tuy nhiên,<br />
theo các y văn hiện nay, nồng độ ức chế tối thiểu<br />
của Vancomycin đối với MRSA càng cao (mặc<br />
dù vẫn còn nhạy cảm trên in vitro) thì tỉ lệ điều<br />
trị thành công với Vancomycin càng thấp(10,11,12).<br />
Vì vậy, một bản đồng thuận giữa các Hiệp hội<br />
nhiễm khuẩn và Hiệp hội các Dược sĩ của Hoa<br />
Kỳ đã khuyến cáo nếu MRSA có MIC đối với<br />
vancomycin ≥ 2mg/L, không nên điều trị với<br />
Vancomycin mà nên chọn biện pháp điều trị<br />
khác(13). Điều đáng quan ngại, chúng tôi có khảo<br />
sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)<br />
củavancomycin trên 100 chủng S.aureus trong<br />
năm 2008, 100% các chủng S.aureus có MIC ≥<br />
1,5mg/L và có đến 51% chủng ≥ 2mg/L(14).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Năm vi khuẩn gây bệnh hàng đầu là: E.coli,<br />
A.baumannii, Klebsiella, S.aureus và P.aeruginosa<br />
mặc dù tỉ lệ nhiễm khuẩn có giảm so với 2009. Vì<br />
vậy việc thực hành chống nhiễm khuẩn trong<br />
bệnh viện đóng vai trò rất quan trọng.<br />
Chọn lựa kháng sinh điều trị theo kinh<br />
nghiệm nên dựa vào dịch tễ học vi khuẩn ở mỗi<br />
bệnh viện vì tỉ lệ lưu hành vi khuẩn khác nhau ở<br />
các địa phương.<br />
Tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng<br />
tăng và nghiêm trọng: Các kháng sinh<br />
Cephalosporin 3 & 4, Quinolone không còn<br />
thích hợp để khởi đầu điều trị kinh nghiệm<br />
trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đe<br />
dọa tính mạng, đặc biệt trong nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện.<br />
Cephalosporin 3 & 4, Quinolone: R > 70 %.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Carbapenem: lựa chọn thích hợp nhưng tỉ lệ<br />
đề kháng khuynh hướng vẫn gia tăng đối với<br />
A.baumannii & P.aeruginosa.<br />
Colistin còn nhạy cảm cao với A.baumannii &<br />
P.aeruginosa nhưng cần phải điều trị phối hợp.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
15.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Clinical and laboratory standards institute (2008) "Performance<br />
standards for antimicrobial disk susceptibility tests", M100-S18,<br />
Vol.28, No1, Wayne, PA, USA, 113.<br />
Trần Thị Thanh Nga (2010) Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng<br />
sinh tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm (2008-200). Tạp chí Y học TP.<br />
Hồ Chí Minh (2010) Tập 14, Phụ bản số 2, p 678-682.<br />
Paterson DL et al. (2010): Antibiotic Therapy for Klebsiella<br />
pneumoniae Bacteremia: Implications of Production of<br />
Extended-Spectrum b-Lactamases. Clinical Infectious Diseases;<br />
39:31–7.<br />
Paterson DL and Bonomo RA (2010): Extended-Spectrum betaLactamases: a Clinical Update. American Society for<br />
Microbiolog Vol. 18, No. 4, p. 657–686.<br />
Đoàn Mai Phương, Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Lan<br />
Phương, Đặng Thị Thu Hằng, Lê Quốc Thịnh, Tô Song Diệp<br />
và cộng sự (2009). Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của<br />
meropenem đối với các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Y học lâm<br />
sàng – bệnh viện Bạch Mai (03/2009).<br />
Montero et al. J Antimicrob Chemother (2004); 54:1085–1091.<br />
Antibiotic combinations for serious infections caused by<br />
carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii in a mouse<br />
pneumonia model. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 54,<br />
1085–1091.<br />
MaragakisLL and Perl TM (2008) Acinetobacter baumannii:<br />
Epidemiology, Antimicrobial Resistance, and Treatment<br />
Options. Clinical Infectious Diseases (2008); 46:1254–63.<br />
Pankuch GA. Activity of Meropenem with and without<br />
Ciprofloxacin and Colistin against Pseudomonas aeruginosa<br />
and Acinetobacter baumannii. ANTIMICROBIAL AGENTS<br />
AND CHEMOTHERAPY, Jan. 2008, p. 333–336.<br />
Steinkraus G, White R, Friedrich L. (2007). Vancomycin MIC<br />
creep in non-vancomycin-intermediate Staphylococcus aureus<br />
(VISA), vancomycin-susceptible clinical methicillin-resistant S.<br />
aureus (MRSA) blood isolates from 2001–05. J. Antimicrob.<br />
Chemother. 60: 788–794.<br />
Moise-Broder et al (2004) Clin Infect Dis 38: 1700-5;<br />
Moise et al (2007) Antimicrob Agents Chemother 51: 2582-86.<br />
Soriano A et al (2008) Influence of vancomycin minimum<br />
inhibitory concentration on the treatment of methicillinresistant Staphylococcus aureus bacteremia. Clin Infect Dis<br />
46:193-200.<br />
Ryback et al. Therapeutic monitoring of vancomycin in adult<br />
patients: A consensus review of the American Society of<br />
Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of<br />
America, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists.<br />
Am J Health-Syst Pharm. 2009; 66:82-98.<br />
Trần Thị Thanh Nga và cộng sự. Kết quả khảo sát nồng độ ức<br />
chế tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng Staphyloccocus<br />
aureus được phân lập tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 5-8/2008. Tạp<br />
chí Y học TP Hồ Chí Minh, tập 13, phụ bản của số 1, trang 295299. (2009).<br />
Trần Thi Thanh Nga. Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng sinh<br />
tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm (2008-200). Tạp chí Y học TP Hồ<br />
Chí Minh, tập 14, phụ bản của số 2, trang 678-682. (2010).<br />
<br />
549<br />
<br />