intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRONG NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

124
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để khảo sát rối loạn chức năng đa cơ quan trong nhiễm trùng huyết sơ sinh chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang và phân tích tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Từ 1/7/2005-30/5/2006. Kết quả: 82 bệnh nhi nhận vào lô nghiên cứu, với 64,6% nam, 35,4% nữ, tuổi trung bình 6 ngày có các đặc điểm sau:suy hô hấp(80,5%), chướng bụng (78%), rối loạn tri giác (79,2%), giảm trương lực cơ (78%), cứng bì (35,4%), xuất huyết da (54,9%), sốc(39%). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRONG NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH

  1. ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN TRONG NHIỄM TRÙNG HUYẾT SƠ SINH TÓM TẮT Để khảo sát rối loạn chức năng đa cơ quan trong nhiễm trùng huyết sơ sinh chúng tôi thực hiện nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang và phân tích tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Từ 1/7/2005-30/5/2006. Kết quả: 82 bệnh nhi nhận vào lô nghiên cứu, với 64,6% nam, 35,4% nữ, tuổi trung bình 6 ngày có các đặc điểm sau:suy hô hấp(80,5%), chướng bụng (78%), rối loạn tri giác (79,2%), giảm tr ương lực cơ (78%), cứng bì (35,4%), xuất huyết da (54,9%), sốc(39%).Cận lâm sàng: bạch cầu bình thường (76%), giảm bạch cầu (15,9%), giảm tiểu cầu(56,1%), Band Neutrophil > 10% (34,1%), toan máu > 50%, PaO2/FiO2 < 300 mmHg (67,1%), CRP tăng (82,9%),Creatinin > 2 mg/dl (7,5%), hầu hết do vi trùng gram âm (75,6%). Các yếu tố liên quan đến tử vong vàsốc nhiễm trùng :tiểu cầu 60 giây, toan máu,PaO2/FiO2 < 200 mmHg. RLCNĐCQ chiếm 84,1% và có liên quan với tử vong: RLCN 2 cơ quan tử vong 31,6%, 3 cơ quan tử vong 39,3%, 4 cơ quan tử vong 64,2%, 5 cơ quan tử vong 75%. Kết luận: RLCNĐCQ thường gặp trong NTHSS, số cơ quan RLCN càng nhiều tỷ lệ tử vong càng cao.
  2. SUMMARY Objective: Observing the characteristics of multiple organ dysfunction syndrome in neonatal sepsis.We have the prospective analytic c ross-sectional descriptive study in Children’s Hospital Number 1 from 1/7/2005 -30/5/2006, Results: There are 82 patients who selection for the research, including male 64.6%, female 35.4%, average age of six day with characteristics :respiratory failure (80.5%), abdominal distension (78%), mental disturbance (79.2%), hypotonia (78%), skin hardening (35.4%), petechia / echymoses (54.9%), shock (39%). Laboratory: normal white cell count (76%), leucopenia (15.9%), thrombocytopenia (56.1%), band neutrophil > 10% (34.1%), acidosis (> 50%), PaO2/FiO2 < 300mmHg (67.1%), increased CRP (82.9%), creatinine > 2mg% (7.5%). Bacteria from blood culture almos gram negative (75.6%). Relating factors with mortality and septic shock: thrombocytopenia 60 sec, blood acidosis, PaO2/FiO2 < 300mmHg. Multiorgan dysfunction syndrome ratio 84.1%, relation to mortality: patients with two-organ dysfunction the mortality rate 31.6%; three-organ dysfunction and the mortality rate 39.3%; four-organ dysfunction and the mortality rate 64.2% ; five-organ dysfunction with mortality rate 75%. Conclusion: In neonatal sepsis, Multiple organ dysfunction syndrome rate is 84.1%.The more organ dysfunctions, the higher the mortality rate.
  3. Mặc dù ngày nay có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị, nhưng tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm trùng huyết vẫn không ngừng gia tăng đặc biệt ở trẻ sơ sinh. Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (RLCNĐCQ) thường gặp trong NTH, khoảng 97% tử vong tại Khoa Hồi sức có liên quan đến vấn đề này. Ở người lớn, trẻ lớn RLCNĐCQ được nghiên cứu nhiều nhưng rất ít nghiên cứu ở trẻ sơ sinh.Vậy trong nhiễm trùng huyết sơ sinh rối loạn chức năng đa cơ quan có đặc điểm như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Khảo sát đặc điểm rối loạn chức năng đa cơ quan trong nhiễm trùng huyết sơ sinh Mục tiêu chuyên biệt - Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng trên bệnh nhi sơ sinh nhiễm trùng huyết. - Xác định tỷ lệ rối loạn chức năng các cơ quan (hô hấp, tuần hoàn, huyết học, thần kinh, gan, thận) trong nhiễm trùng huyết sơ sinh. - Xác định sự liên quan giữa : Cận lâm sàng với sốc nhiễm trùng. Cận lâm sàng với tử vong.
  4. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chí chọn bệnh Tất cả sơ sinh điều trị tại BV Nhi đồng 1 từ 01 – 7 – 2005 đến 31 – 5 - 2006 thỏa các tiêu chuẩn sau: - Có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. - Cấy máu dương tính. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu cắt ngang, mô tả có phân tích Cỡ mẫu :tính theo công thức N= Z21-/2 × P(1-P)/d2 P là tỷ lệ RLCNĐCQ theo y văn, P= 0,84, cỡ mẫu N = 52 ca. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 10.0 for Windows với tính tỷ lệ các biến số, phép kiểm c2. Các tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu. H ội chứng đáp ứng vi êm toàn thân (HCĐƯVTT)(3,13) Tiêu chuẩn rối loạn chức năng đa cơ quan. Ứng dụng tiêu chuẩn của Goldstein (3)có điều chỉnh như sau:
  5. Rối loạn chức năng tim mạch - Cần dùng thuốc vận mạch để duy trì HA bình thường (Dopamin ≥ 5µg/kg/ph hoặc Dobutamin, Epinephrin, Norepinephrin ở mọi liều). hoặc - Hai trong các tiêu chuẩn sau: + BE < - 5 mEq/L + Thiểu niệu lượng nước tiểu < 1 ml/kg /giờ + Thời gian phục hồi màu da ≥ 3 giây Rối loạn chức năng hô hấp khi có một trong các tiêu chuẩn sau: - PaO2/FiO2 < 300 mmHg (không có bệnh tim bẩm sinh tím) hoặc - Cần nhu cầu oxy với FiO2 > 50% để độ bảo hòa oxy ≥ 92% hoặc - Cần hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục hoặc thở máy. Rối loạn chức năng thần kinh Điểm số Glasgow = 3 điểm Rối loạn chức năng huyết học - Tiểu cầu < 80.000/mm3 hoặc -D-Dimer (+) với thời gian TQ > 20 giây hoặc TCK > 60 giây. Rối loạn chức năng thận Creatinin máu > 2 mg%
  6. Rối loạn chức năng gan SGOT ≥ 100 U/L. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu - Nam chiếm 64,6%, nữ chiếm 35,4%. Tỷ lệ giữa nam và nữ là 1,82 / 1.Tuổi mắc bệnh dưới 7 ngày tuổi chiếm 75,6%, hầu hết bệnh nhi từ tỉnh chuyển đến chiếm tỷ lệ 90,2%, điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác(6,5,18) - Sanh non, cân nặng lúc sanh < 2.500 gram chiếm tỷ lệ lần lượt là 52,4% và 63,4%. Đặc điểm lâm sàng của nhiễm trùng huyết sơ sinh Các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh chiếm tỷ lệ cao. Triệu chứng tiêu hóa Bú kém, bỏ bú, chướng bụng là các dấu hiệu thường gặp chiếm 78% - 97,6% nhiều hơn so với(2), xuất huyết tiêu hóa 27% và thường biểu hiện nhẹ. Gan to chiếm 17,1% thấp hơn so với Lâm Thị Mỹ(5). Triệu chứng hô hấp
  7. Thở co lõm, tím tái thường gặp nhất chiếm > 80,5% các trường hợp, tiếp đó là thở rên 48%,cơn ngưng thở > 20 giây chiếm17,1 % thấp hơn Nguyễn Thanh Liêm(10). Triệu chứng thần kinh Rối loạn tri giác với nhiều mức độ từ li bì, lơ mơ đến hôn mê, chiếm tỷ lệ 79,2% phù hợp với(4) nhưng co giật chỉ chiếm 3,7% thấp hơn so với(2,5). Đa số có giảm trương lực cơ chiếm 78%. Triệu chứng tuần hồn Biểu hiện với mạch nhanh 57,3%, phục hồi màu da > 3 giây 35,4%, sốc chiếm 39% phù hợp với nghiên cứu của(15) Joseph A nhưng cao hơn Võ Công Đồng(19). Triệu chứng da niêm Cứng bì 35,4%, xuất huyết da 54,9% các trường hợp cao hơn các tác giả(9) Rối loạn thân nhiệt Chiếm tỷ lệ chung là 52,4%, trong đó hạ thân nhiệt chiếm 17,1%, sốt chỉ có 35,3% và hầu hết chỉ sốt nhẹ, phù hợp với nhận xét của(10,12). Triệu chứng khác: Thiểu niệu chiếm19,5%, gan to 17,1%. Đặc điểm cận lâm sàng của nhiễm trùng huyết sơ sinh
  8. Công thức máu Hầu hết các trường hợp có số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường (75,6%), điều này dễ gây chủ quan cho BS điều trị. Chỉ có 8,5% trường hợp có tăng bạch cầu, giảm bạch cầu chiếm tỷ lệ cao hơn (15,9%). Band Neutrophil >10% có tỷ lệ 34,1% thấp hơn(2) nhưng tiểu cầu giảm có 56,1% nhiều hơn so với(5) LT Mỹ(18,18%). Thiếu máu với Hct < 30% chiếm 7,3%. CRP CRP tăng trong đa số bệnh nhi chiếm 82,9% tương tự nghiên cứu của(2,4)nhưng sự khác biệt nồng độ CRP giữa 2 nhóm sống và tử vong không có ý nghĩa thống kê với p=0,085.CRP không giúp tiên đóan tử vong(14). Chức năng thận Creatinin máu > 2mg% chiếm7,3% tương tự(16). HạNatri máu gặp 40,2% trường hợp nhiều hơn tăng Natri máu (6,1%). Rối loạn đông máu Thường xảy ra với TQ, TCK kéo dài chiếm 45,7%, International normal ratio > 2 chiếm 40,2%, D Dimer (+) chiếm 29,1%, điều này phù hợp với Lee(7). Khí máu Toan máu thường gặp biểu hiện với BE < -5 mEq/l chiếm 56,1%, kèm với tổn thương phổi với PaO2/FiO2 < 300 mmHg chiếm 67,1%,PaO2/FiO2 < 200 mmHg chiếm 39% chứng tỏ các tổn thương phổi thường nặng nề (20).
  9. Chức năng gan SGOT > 100U/L có 19,5% trường hợp, SGPT > 100 U/Lcó 11%, Bilirubin trực tiếp > 2mg% chiếm 44,3%. Phù hợp với Duke(2). Vi trùng Kết quả phân lập vi trùng trong máu cho thấy tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi trùng gram âm chiếm tỷ lệ 75,6%,trong đó thường gặp nhất là Klebsiella spp với 30,5% kế đến là Acinetorbacter spp và Enterococci chiếm tỷ lệ tương đương nhau 18,3%. Phần còn lại là tụ cầu trong đó nhiều nhất là Staphylococcus coagulase negative.Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu khác về tác nhân gây nhiễm trùng huyết(19,6,12,9,18) chủ yếu là vi trùng gram âm và những lọai vi trùng đã được kể trên. Điều này giúp cho hướng sử dụng kháng sinh ban đầu trong nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bệnh căn bản của bệnh nhi nhiễm trùng huyết - Bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ 64,6% gồm : Nhiễm trùng huyết(18,3%), sanh non (34,1%), viêm ruột hoại tử (8,5%),viêm phổi (2,5%), thận mủ (1,2%). - Bệnh ngoại khoa chiếm tỷ lệ 35,4% chủ yếu là bệnh lý đường tiêu hóa gồm: Teo thực quản (8,5%), teo ruột non (11%), hở thành bụng (7,3%), thoát vị rốn (1,2%),viêm phúc mạc (6,1%),thoát vị màng tủy (1,2%). Rối loạn chức năng đa cơ quan
  10. Tần suất và tỷ lệ rối loạn CNĐCQ theo tiêu chuẩn Goldstein có điều chỉnh. Tỷ lệ RLCN từng cơ quan RLCN hô hấp (79,3%) - RLCN tim mạch (67,1%), RLCN huyết học (59,8%) - RLCN gan (19,5%), RLCN thần kinh (8,5% - RLCN thận (7,3%). Rối loạn chức năng cơ quan hô hấp, tim mạch và huyết học thường gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 79,3%, 61,7% và 59,8%.kết quả này cũng phù hợp với(8,15,20). Số cơ quan RLCN theo tiêu chuẩn Goldstein có điều chỉnh Có 69 bệnh nhân có rối loạn chức năng từ 2 cơ quan trở lên chiếm tỷ lệ 84,1%. Kết quả như sau: - RLCN 2 cơ quan chiếm 23,2%, - RLCN 3 cơ quan chiếm 34,1%, - RLCN 4 cơ quan chiếm 17,1%, - RLCN 5 cơ quan chiếm 9,7%, - Chưa ghi nhận RLCN 6 cơ quan trong nghiên c ứu. Liên quan giữa cơ quan rối loạn chức năng và tử vong Bảng 1: Liên quan giữa cơ quan rối loạn chức năng và tử vong Sống Tử p Cơ quan vong
  11. RLCN Hô 37 28 0,058 hấp (72,5) (90,3) Tim 28 27 0.003 mạch (54,9) (87,1) Huyết 26 23 0,041 học (51) (74,2) Thận 2 4 0,137 (4,0) (12,9) Gan 9 7 0,77 (17,6) (22,6) Thần 2 5 0,098 kinh (3,9) (16,1) Bảng phân tích cho thấy, RLCN hô hấp, tim mạch, huyết học th ường gặp và có liên quan với tử vong (p < 0,05). Sự tổn thương các hệ cơ quan quan trọng này làm tỷ lệ tử vong gia tăng nhiều hơn(18). Mối liên quan giữa tổng số cơ quan RLCN và tử vong Bảng 2: Mối liên quan giữa tổng số cơ quan RLCN và tử vong
  12. Số Sống Tử Tử cơ quan (n=51) vong vong(%) RLCN (n=31) 0 3 1 25% 1 8 1 11,1% 2 13 6 31,6% 3 17 11 39,3% 4 5 9 64,2% 5 2 6 75% Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ RLCNĐCQ là 84,1% và có sự liên quan chặc chẽ giữa số cơ quan RLCN và tử vong : RLCN 2 cơ quan tử vong 31,6%, RLCN 3 cơ quan tử vong 39,3%, RLCN 4 cơ quan tử vong 64,2%, RLCN 5 cơ quan tử vong 75%. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Winkinson(20), Marshall(8), Tantaléan(15): tỷ lệ tử vong có liên quan với số cơ quan RLCN. Tỷ lệ tử vong 11%, 50%,75% và 100% tương ứng với số cơ quan bị RLCN lần lượt là 2, 3, 4 và 5 hoặc 6(15,20). Liên quan giữa CLS và sốc nhiễm trùng, tử vong
  13. Mối liên quan giữa cận lâm sàng và sốc nhiễm trùng Bảng 3: Mối liên quan giữa một số xét nghiệm và sốc nhiễm trùng Chỉ số Sốc (n Không p =32) sốc xét nghiệm (n = 50) Tiểu cầu 83.937 129.840 0,021 ± 66283 ± 96259 TQ 37,14 21,51 ± 0,000 ± 19,63 16,56 TCK 71,04 52,04 ± 0,01 ± 32,83 27,56 PH 7,12 ± 7,35 ± 0,000 0,21 0,15 AaDO2 332,29 182,47 0,000 ± 194,21 ± 167,95 PaO2/FiO2 193,35 286,03 0,004
  14. ± 123,14 ± 144,47 BE - - 5,6 ± 0,000 16,97 ± 7,8 8,2 Bảng kết quả phân tích cho thấy: Giảm Tiểu cầu, pH máu giảm, BE giảm,TQ,TCK kéo dài, giảm PaO2/FiO2,tăng AaDO2 có liên quan với sốc nhiễm trùng. Điều này cũng đúng với(14,2). Sốc nhiễm trùng càng nặng và kéo dài thì tình trạng toan máu càng nhiều và làm trầm trọng thêm rối lọan đông máu. Mối liên quan giữa cận lâm sàng và tử vong Bảng 4: Mối liên quan giữa xét nghiệm và tử vong Chỉ số xét Sống Tử p nghiệm vong Tiểu cầu 129.705 82.677 0,018 ± 94893 ±68051 TQ 24,13 ± 33,34 0,047 17,58 ± 20,89 pH 7,32 ± 7,17 ± 0,002 0,21 0,14
  15. AaDO2 202,38 306,29 0,018 ± 187,79 ± 185,71 Pao2/FiO2 284,01 198,14 0,007 ± 152,48 ± 111,3 BE -7,4 ± -14,58 0,001 9,8 ± 8,25 Bilirubin 1,93 ± 3,63 ± 0,038 TT 1,48 3,7 Tiểu cầu giảm, Bilirubin trực tiếp tăng,TQ kéo dài, pH máu giảm, BE giảm, tỷ lệ PaO2/FiO2 giảm, AaDO2 tăng có liên quan đến tử vong, phù hợp với(7). KẾT LUẬN Qua phân tích 82 trường hợp NTHSS chúng tôi có một số kết luận sau : 1. Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm trong NTHSS rất đa dạng, phong phú vì vậy rất dễ nhầm lẫn hoặc bỏ sót làm chậm trể điều trị. Các triệu chứng thường gặp nhất liên quan đến hô hấp, tuần hòan và tiêu hóa. Toan máu và rối lọan đông máu cũng thường gặp nhất là ở bệnh nhi có sốc nhiễm trùng. 2. Tác nhân gây bệnh hầu hết là vi trùng gram âm. 3. Rối lọan chức năng đa cơ quan thường gặp trong NTHSS, tỷ lệ tử vong có liên quan chặc chẽ với số cơ quan bị tổn thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2