Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM VỀ TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI<br />
Đỗ Thị Xuân Hương*, Nguyễn Minh Đức**, Nguyễn Văn Trí **, Ngô Tích Linh ***<br />
<br />
TOM TẮT<br />
Mở đầu: Ngày nay, chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng<br />
đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người cao tuổi.Để xác định thế nào là ngủ đủ, giấc ngủ phải đạt chất<br />
lượng tức là đủ về số lượng, ít bị thức giấc, ít mộng mị và phải đạt hiệu suất tức là ít buồn ngủ ban ngày đồng<br />
thời hoạt động ban ngày có hiệu quả. Mục tiêu bài này nghiên cứu về đặc điểm giấc ngủ của người cao tuổi.<br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả có đối chứng. Có 306 bệnh nhân tham gia nghiên<br />
cứu phân thành 2 nhóm: nhóm mất ngủ (161) và nhóm chứng (145). Các đối tượng tham gia đều được điều tra<br />
đầy đủ như nhau về các đặc điểm dịch tể học, các bệnh lý nội khoa, tâm thần, các yếu tố môi trường, các thói quen<br />
cá nhân và các đặc điểm của giấc ngủ của họ.<br />
Kết quả: Mất ngủ mãn tính, đa số từ 1 đến 5 năm. Chất lượng giấc ngủ: đa số là khó duy trì giấc ngủ, tiếp<br />
đến là mất ngủ đầu giấc và ít nhất là mất ngủ cuối giấc, trung bình bệnh nhân đi ngủ lúc 22 giờ, phải mất trung<br />
bình 75 phút mới đi vào giấc ngủ, thức giấc 3-4 lần một đêm, sau thức 30 phút mới ngủ lại được, sáng thức dậy<br />
khoảng 4 giờ sáng và trung bình một đêm trung bình ngủ được 4 giờ 30 phút.<br />
Hiệu suất ngủ: tuy mất ngủ nhưng 82,6% trong số họ cảm giác bình thường, chỉ 16,8% cảm giác còn buồn<br />
ngủ sau thức dậy buổi sáng, 26,7% có những lúc ngủ thiếp ban ngày và 17,4% gặp khó khăn trong công việc<br />
hàng ngày vì hậu quả của mất ngủ.<br />
Kết luận: Ở người cao tuổi đa số mất ngủ mãn tính, mặc dù mất ngủ nhưng đa số họ cảm giác bình<br />
thường, chỉ số ít cảm giác còn buồn ngủ sau thức dậy buổi sáng, có những lúc ngủ thiếp ban ngày và gặp khó<br />
khăn trong công việc hàng ngày vì hậu quả của mất ngủ.<br />
Từ khóa: mất ngủ, người cao tuổi.<br />
ABSTRACT<br />
THE CHARACTERISTICS OF INSOMNIA STATE IN THE ELDERLY<br />
Do Thi Xuan Huong, Nguyen Minh Duc, Nguyen Van Tri, Ngo Tich Linh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 106 - 113<br />
Introduction: Today, insomnia has been acknowledged as one of the causes affecting the health and quality<br />
of life of the elderly. To determine what is enough sleep, quality of sleep means to have sufficient quantity, be less<br />
awaken, dreaming and be efficient which is less daytime sleepiness and effective daytime activities. The objective of<br />
this study is to investigate the sleep characteristics of the elderly.<br />
Research methodology: A cross-sectional study. There are 306 patients in the study divided into two<br />
groups: insomnia (161) and control group (145). The participants were equally under full investigation of the<br />
epidemiological characteristics, other medical conditions, mental, environmental factors, personal habits and<br />
characteristics of their sleep.<br />
Results: Chronic insomnia is mostly from 1 to 5 years. Quality of the sleep: the majority is difficult to<br />
* BV Nguyễn Tri Phương,** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. HCM,*** Bộ Môn Tâm Thần, ĐHYD TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Đỗ Thị Xuân Hương<br />
<br />
106<br />
<br />
ĐT: 0903883573<br />
<br />
Email: thxuanh@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
maintain sleep, the next is insomnia at the beginning of the sleep and insomnia in the end of the sleep is at least,<br />
the patients averagely go to bed at 22 o'clock, take about 75 minutes before falling asleep, awake 3-4 times a night,<br />
then take 30 minutes to be back to sleep, wake up in the morning at around 4 am and have the duration of sleep<br />
per night of 4 hours and 30 minutes on average. - Sleep efficiency: Although insomnia happens, 82.6% of them<br />
feel normal, only 16.8% also feel sleepy after waking in the morning, 26.7% have times falling asleep during the<br />
day and 17.4% have difficulty in dealing with the daily affair because of insomnia. Conclusion: In most elderly<br />
people, chronic insomnia happens at majority, although there is insomnia, most of them feel normal, only small<br />
number also feel sleepy after waking in the morning, sometimes day-time fall asleep and feel difficult in their daily<br />
work because of the consequences of insomnia.<br />
Key words: insomnia, elderly.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giấc ngủ là trạng thái sinh lý của cơ thể<br />
nhằm cân bằng trở lại các yếu tố nội sinh và<br />
ngoại sinh. Giấc ngủ có đặc trưng là nhịp điệu<br />
ngày/ đêm, đảm bảo cho sự phục hồi các chức<br />
năng của cơ thể. Hầu hết những người cao tuổi<br />
khi đến phòng khám bệnh đều phàn nàn với bác<br />
sỹ họ bị khó ngủ hoặc mất ngủ. Ngày nay,<br />
chứng mất ngủ đã được thừa nhận là một trong<br />
những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức<br />
khỏe cũng như chất lượng sống của người cao<br />
tuổi.<br />
Để xác định thế nào là ngủ đủ, giấc ngủ phải<br />
đạt chất lượng tức là đủ về số lượng, ít bị thức<br />
giấc và mộng mị và phải đạt hiệu suất tức là ít<br />
buồn ngủ ban ngày đồng thời hoạt động ban<br />
ngày có hiệu quả<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Mục tiêu bài này nghiên cứu về đặc điểm<br />
giấc ngủ của người cao tuổi bị mất ngủ.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Dân số mục tiêu<br />
Tất cả bệnh nhân cao tuổi ≥ 60 tuổi có mất<br />
ngủ và không mất ngủ đến khám và điều trị nội<br />
ngoại trú tại BV Thống Nhất và BV Nguyễn Tri<br />
Phương từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 5 năm<br />
2010 vì những nguyên nhân khác nhau.<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Nhóm bệnh: Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60<br />
tuổi) có vấn đề về mất ngủ đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu:<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Thời gian đi vào giấc ngủ kéo dài trên 30<br />
phút.<br />
Trong giấc ngủ, thời gian tỉnh giấc nhiều<br />
lần, thời gian tổng cộng trên 30 phút.<br />
Thức dậy buổi sáng quá sớm.<br />
Cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy và ngủ<br />
ngày quá nhiều.<br />
Những rối loạn nầy xảy ra ít nhất 3 lần trong<br />
1 tuần, kéo dài ít nhất 1 tháng, gây ra những khó<br />
chịu và biến chứng trong ngày.<br />
Khó duy trì tình trạng thức ngủ hay chu kỳ<br />
thức ngủ hằng định.<br />
Có các vấn đề khác gây cản trở giấc ngủ.<br />
Nhóm chứng: Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥<br />
60 tuổi) có vấn đề về nội khoa, tâm thần...đến<br />
BV khám và điều trị nhưng không bị mất ngủ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân có rối loạn tri giác hoặc hôn mê.<br />
Bệnh nhân bệnh tâm thần thuộc nhóm loạn<br />
thần đã được chẩn đoán xác định trước đó và<br />
đang điều trị.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Được tính theo công thức sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Z1/2<br />
<br />
n<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
2P1 1P1 Z P1 1P1 P2 1P2 <br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
P1 P2 <br />
<br />
2<br />
<br />
n = 121 người cho mỗi nhóm bệnh và chứng. Thực tế<br />
chúng tôi thu thập được 161 BN nhóm mất ngủ và 145<br />
BN nhóm chứng.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
107<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có đối chứng.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành nghiên cứu<br />
Trực tiếp thu thập dữ liệu từ bệnh nhân đến<br />
khám tại Khoa Khám bệnh, Khoa Lão, các Khoa<br />
Nội Tổng hợp BV Nguyễn Tri Phương và BV<br />
Thống Nhất với các tiêu chuẩn chọn bệnh và các<br />
tiêu chuẩn loại trừ nêu trên.<br />
Các BN được chọn vào mẫu nghiên cứu sẽ<br />
được:<br />
* Khám lâm sàng đánh giá tình trạng mất<br />
ngủ và không mất ngủ.<br />
* Thực hiện bảng câu hỏi khảo sát về RLGN<br />
và các thang điểm đánh giá tình trạng tâm thần<br />
Hạn chế của nghiên cứu này là không thực<br />
hiện được đồng loạt các test chuyên biệt về giấc<br />
ngủ như đa miên đồ (PSG), test ghi nhận thời<br />
gian tiềm khởi đầu giấc ngủ (MSLT) để xác định<br />
chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của RLGN.<br />
Sau đó nhóm BN này được tiếp tục tái khám<br />
và theo dỏi ít nhất 2 lần sau đó để xác định tình<br />
trạng mất ngủ.<br />
<br />
Công cụ thu thập số liệu<br />
* Bảng câu hỏi khảo sát về RLGN.<br />
<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS<br />
13.0 for Windows.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm về giấc ngủ<br />
Thời gian mất ngủ<br />
Bảng 1: Thời gian mất ngủ<br />
Tỷ lệ %<br />
14,9<br />
53,4<br />
31,1<br />
100<br />
<br />
Đặc điểm về kiểu mất ngủ (nhóm mất ngủ)<br />
Bảng 2: Đặc điểm về kiểu mất ngủ (nhóm mất ngủ)<br />
Đặc điểm về kiểu mất ngủ<br />
<br />
108<br />
<br />
Bảng 3. Số loại mất ngủ trên cùng một bệnh nhân<br />
Số loại mất ngủ<br />
1 loại<br />
2 loại<br />
3 loại<br />
Tổng cộng<br />
<br />
BN<br />
15<br />
69<br />
77<br />
161<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
9,3<br />
42,9<br />
47,8<br />
100<br />
<br />
Đặc điểm về chất lượng và hiệu suất giấc<br />
ngủ<br />
Bảng 4. Chất lượng giấc ngủ<br />
Thời gian<br />
<br />
Nhóm NC<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
<br />
P<br />
<br />
22,03 <br />
21,17 < 0,001<br />
1,06<br />
0,95<br />
Đi ngủ cùng thời điểm hàng 99 (60,4%) 65 (39,6%) 0,004<br />
đêm<br />
Thời gian đi vào giấc ngủ<br />
74,81 <br />
13,34 < 0,001<br />
(phút)<br />
47,55<br />
3,01<br />
Số lần thức dậy mỗi tối 3,51 1,41 1,70 0,45 < 0,001<br />
Dễ ngủ lại<br />
21 (13,4) 141 (97,2) < 0,001<br />
29,71 7,96 3,84 < 0,001<br />
Thời gian đi ngủ lại (phút)<br />
13,24<br />
Thời điểm thức giấc buổi 4,19 0,99 5,37 0,49 < 0,001<br />
sáng (giờ)<br />
Thời gian trung bình của 3,98 0,77 6,41 0,53 < 0,001<br />
giấc ngủ/1 đêm<br />
Thời điểm đi ngủ<br />
<br />
Thời gian<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
BN<br />
24<br />
86<br />
50<br />
160<br />
<br />
161 (100)<br />
133 (82,6)<br />
140 (87,0)<br />
111 (68,9)<br />
<br />
Bảng 5: Hiệu suất giấc ngủ<br />
<br />
* Thang buồn ngủ EPWORTH.<br />
<br />
Thời gian mất ngủ<br />
Dưới 1 năm<br />
1 năm – 5 năm<br />
Trên 5 năm<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Thời gian ngủ đêm < 6 giờ<br />
Mất ngủ đầu giấc (thời gian vào giấc ngủ > 30’)<br />
Khó duy trì giấc ngủ (hay thức lúc ngủ)<br />
Mất ngủ cuối giấc (Thức giấc sớm buổi sáng)<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Cảm giác khi thức dậy buổi<br />
sáng:<br />
- Khỏe<br />
- Còn buồn ngủ<br />
- Bình thường<br />
Các rối loạn khác trong giấc<br />
ngủ:<br />
- Mộng du<br />
- Hoảng sợ ban đêm<br />
- Ác mộng<br />
- Rung giật cơ về đêm<br />
Ngủ thiếp ban ngày<br />
Mất tập trung làm việc<br />
Khó khăn trong công việc<br />
hàng ngày<br />
<br />
Nhóm<br />
NC % Chứng %<br />
<br />
P<br />
<br />
1 (0,6)<br />
1 (0,7) < 0,001<br />
27 (16,8) 4 (2,8)<br />
133 (82,6) 140 (96,6)<br />
<br />
0<br />
3 (1,9)<br />
12 (7,5)<br />
2 (1,2)<br />
43 (26,7)<br />
18(11,3)<br />
28 (17,4)<br />
<br />
1 (0,7)<br />
0<br />
0<br />
0<br />
7 (4,8)<br />
3(2,1)<br />
6 (4,1)<br />
<br />
0,291<br />
0,099<br />
0,001<br />
0,178<br />
< 0,001<br />
0,002<br />
< 0,001<br />
<br />
Bảng 6: Buồn ngủ ban ngày (Thang EPWORTH)<br />
Buồn ngủ<br />
ban ngày<br />
<br />
Nhóm NC<br />
BN<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
BN<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
Không<br />
Có<br />
Tổng<br />
<br />
133<br />
27<br />
161<br />
<br />
83,1<br />
16,9<br />
100,0<br />
<br />
130<br />
15<br />
145<br />
<br />
89,7<br />
10,3<br />
100,0<br />
<br />
2 = 2,732, p = 0,098<br />
<br />
Bảng 7: Mối liên quan giữa BMI và mất ngủ<br />
BMI<br />
Béo phì<br />
Bình thường<br />
<br />
Nhóm<br />
NC (%) Chứng<br />
(%)<br />
21 (13) 34 (23,4)<br />
111<br />
140 (87)<br />
(76,6)<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
(95%KTC)<br />
<br />
0,018<br />
<br />
0,49<br />
(0,27-0,9)<br />
<br />
Bảng 8: Mối liên quan giữa BMI và ngủ ngày quá độ<br />
BMI<br />
Béo phì<br />
Bình thường<br />
<br />
Ngủ ngày quá độ<br />
Không% Có %<br />
42(16)<br />
13(31)<br />
221(84) 29(69)<br />
<br />
p<br />
<br />
OR<br />
(95%KTC)<br />
<br />
0,019<br />
<br />
0,424.(0,2<br />
0-0,88)<br />
<br />
Những rối loạn xảy ra trong lúc ngủ<br />
Bảng 9: Các rối loạn trong lúc ngủ<br />
Nhóm<br />
OR<br />
P<br />
NC<br />
Chứng<br />
(95%KTC)<br />
38<br />
1,09 (0,66 Ngáy<br />
45 (28,0)<br />
0,732<br />
(26,2)<br />
1,81)<br />
1,92 (1,72 –<br />
Ngưng thở<br />
3 (1,9)<br />
0<br />
0,099<br />
2,14)<br />
4,094 (2,15 –<br />
Ngộp thở<br />
49 (30,4) 14 (9,7) < 0,001<br />
7,81)<br />
Nhức đầu buổi<br />
25,94 (7,91 –<br />
57 (35,4) 3 (2,1) < 0,001<br />
sáng<br />
85,12)<br />
Khó khăn về tình<br />
1,92 (1,72 –<br />
3 (1,9)<br />
0<br />
0,099<br />
dục<br />
2,14)<br />
130<br />
117,42 (44,32<br />
Tiểu đêm > 2 lần<br />
5 (3,4) < 0,001<br />
(80,7)<br />
– 311,07)<br />
133<br />
16<br />
38,29 (19,79<br />
Xoay trở nhiều<br />
< 0,001<br />
(82,6) (11,0)<br />
– 74,12)<br />
109<br />
57<br />
3,24 (2,02 –<br />
Tê rần hai chân<br />
< 0,001<br />
(67,7) (39,3)<br />
5,17)<br />
1,63 (0,75 –<br />
Đá chân<br />
19 (11,8) 11 (7,6) 0,216<br />
3,55)<br />
CG không cử<br />
30<br />
0,64 (0,35 –<br />
23 (14,3)<br />
0,139<br />
động được<br />
(20,7)<br />
1,16)<br />
CG nóng rát<br />
119<br />
23<br />
15,03 (8,52 –<br />
< 0,001<br />
thượng vị<br />
(73,9) (15,9)<br />
26,51)<br />
108<br />
52<br />
3,64 (2,27 –<br />
CG đau<br />
< 0,001<br />
(67,1) (35,9)<br />
5,84)<br />
Ảo giác, chiêm<br />
21<br />
0,65 (0,33 –<br />
16 (9,9)<br />
0,223<br />
bao<br />
(14,5)<br />
1,30)<br />
Rối loạn<br />
<br />
Khám và điều trị mất ngủ<br />
Bảng 10: Nguyên nhân đến khám vì mất ngủ (nhóm<br />
mất ngủ)<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />
Có<br />
<br />
Không<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
N (%)<br />
Đến khám vì mất ngủ<br />
32 (19,9)<br />
Đã khám chuyên khoa về rối loạn 8 (5,0)<br />
giấc ngủ<br />
<br />
N (%)<br />
129 (80,1)<br />
153 (95,0)<br />
<br />
Bảng 11: Số bệnh nhân có điều trị mất ngủ (nhóm<br />
mất ngủ)<br />
Đặc điểm<br />
Điều trị mất ngủ<br />
Sử dụng thuốc ngủ liên tục<br />
<br />
Có N (%)<br />
44 (27,3)<br />
24 (15,0)<br />
<br />
Không N (%)<br />
117 (72,7)<br />
136 (85,0)<br />
<br />
BÀN LUẬN-KẾT LUẬN<br />
Đặc điểm về giấc ngủ<br />
Thời gian bị mất ngủ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh<br />
nhân mất ngủ từ 1 năm đến 5 năm 53,4% chiếm<br />
tỷ lệ cao nhất, mất ngủ dưới 1 năm chỉ chiếm<br />
14,9% và mất ngủ trên 5 năm chiếm tỷ lệ không<br />
nhỏ 31,1%. Thời gian mất ngủ ít nhất là 2 tháng<br />
và dài nhất là 20 năm.<br />
Thời gian này cũng tương tự các báo cáo<br />
nghiên cứu khác:<br />
Nghiên cứu của F. Holagen & cs(4)<br />
(Germany) hơn 80% số bệnh nhân trong lô<br />
nghiên cứu bị mất ngủ từ 1 đến 5 năm hoặc hơn<br />
nữa.<br />
Nghiên cứu của Pearson NJ & cs(13) (Mỹ) có<br />
17,4% mất ngủ kéo dài 1 năm.<br />
Nghiên cứu của Morrin CM & cs(11) (Canada)<br />
có đến 74% mất ngủ ít nhất 1 năm, 46% mất ngủ<br />
kéo dài dai dẳng 3 năm.<br />
<br />
Đặc điểm về kiểu mất ngủ (nhóm mất ngủ)<br />
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tất<br />
cả đều có thời gian ngủ một đêm ít hơn 6<br />
giờ.Mô hình kiểu mất ngủ, các bệnh nhân có<br />
kiểu mất ngủ đầu giấc (82,6%), cao nhất là<br />
khó duy trì giấc ngủ (87%) và thấp nhất là mất<br />
ngủ cuối giấc (68,9%).<br />
So sánh với các nghiên cứu khác<br />
Mô hình này tương tự mô hình nghiên cứu<br />
của Kim K & cs(6) (Nhật) tỉ lệ khó duy trì giấc<br />
ngủ cao nhất (15%), kế đến là khó đi vào giấc<br />
ngủ (8,3%) và thấp nhất là khó ngủ cuối giấc<br />
(8%).<br />
<br />
109<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu của Gílason T & cs(3), tỉ lệ khó<br />
duy trì giấc ngủ cao nhất (37% ở nam, 30% ở<br />
nữ), khó khởi đầu giấc ngủ 9,6% và khó ngủ<br />
cuối giấc 16,7%.<br />
Nghiên cứu của Ohayon MM, Hong SC(12),<br />
khó khởi đầu giấc ngủ (4%) khó duy trì giấc ngủ<br />
(11,5%), và mất ngủ cuối giấc 1,8%.<br />
Nghiên cứu của Li RH ở Trung Quốc(8)<br />
cũng cho kết quả tương tự là khó khởi đầu<br />
giấc ngủ 4,5%, khó duy trì giấc ngủ 6,9% và<br />
mất ngủ cuối giấc 4%.<br />
Nghiên cứu của Yu –Tao Xiang & cs<br />
Trung quốc các con số tương ứng là 7%, 8% và<br />
4,9%.<br />
(16)<br />
<br />
Ngược lại, trong nghiên cứu của<br />
Mohamed M & cs(10) ở người cao tuổi Ai Cập<br />
thì tỉ lệ khó bắt đầu giấc ngủ chiếm cao nhất<br />
65%, khó duy trì giấc ngủ 50,8% và mất ngủ<br />
cuối giấc chỉ chiếm 28,2%.<br />
Qua các nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy<br />
rằng ở Việt Nam cũng như ở các nước Châu Á<br />
đa số bệnh nhân bị khó duy trì giấc ngủ, tiếp<br />
đến là khó khởi đầu giấc ngủ và ít nhất là mất<br />
ngủ cuối giấc.<br />
Nhận xét này cũng giúp các Bác sỹ lâm sàng<br />
có cơ sở chọn loại thuốc ngủ nào phù hợp với<br />
loại mất ngủ của bệnh nhân của mình.<br />
<br />
Số loại mất ngủ trên một bệnh nhân<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi có đến<br />
47,8% bệnh nhân mất ngủ bị cùng lúc 3 loại mất<br />
ngủ (mất ngủ đầu giấc, khó duy trì giấc ngủ,<br />
mất ngủ cuối giấc), 42,9% bị 2 loại mất ngủ cùng<br />
lúc và chỉ 9,3% bị 1 loại mất ngủ.<br />
So sánh với các nghiên cứu khác<br />
Trong một nghiên cứu về mất ngủ ở dân số<br />
chung Trung Quốc của Yu- Tao Xiang & cs(16) thì<br />
cũng cho một tỷ lệ tương ứng theo thứ tự nhưng<br />
con số thì thấp hơn 4% bị 3 loại mất ngủ cùng<br />
lúc, 2,9% bị 2 loại và 2,4% bị 1 loại mất ngủ. Tỷ<br />
lệ thấp này là do mẫu nghiên cứu của chúng tôi<br />
là người cao tuổi, lấy trong bệnh viện, còn mẫu<br />
nghiên cứu của Yu- Tao Xiang là dân số chung.<br />
<br />
110<br />
<br />
Ngược lại, trong một nghiên cứu ở Mỹ(16), tỷ<br />
lệ có phần khác biệt về thứ tự so với nghiên cứu<br />
của chúng tôi và Yu- Tao Xiang là 7,4% mắc 3<br />
loại, 9% mắc 2 loại mất ngủ cùng lúc và cao nhất<br />
12,8% mắc chỉ 1 loại mất ngủ. Tỷ lệ này trái<br />
ngược với các nước Châu Á có lẽ do ở Mỹ người<br />
dân quan tâm đến giấc ngủ nhiều hơn không để<br />
mất ngủ tiến triển từ 1 đến 2 đến 3 loại cùng lúc.<br />
Qua nghiên cứu này, ta thấy ở người cao<br />
tuổi khả năng mắc cùng lúc 3 loại và 2 loại mất<br />
ngủ rất cao, tỷ lệ mắc 1 loại mất ngủ đơn độc ít<br />
hơn nhiều, từ đó có những biện pháp can thiệp<br />
và thuốc ngủ phù hợp.<br />
<br />
Đặc điểm về chất lượng và hiệu suất giấc<br />
ngủ<br />
Chất lượng giấc ngủ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi:<br />
Về chất lượng giấc ngủ, trong nhóm mất<br />
ngủ trung bình đi ngủ lúc 22 giờ, 60% trong số<br />
họ đi ngủ cùng thời điểm hàng đêm, phải mất<br />
khoảng 75 phút mới ngủ được, trung bình mỗi<br />
đêm thức dậy 3-4 lần, sau khi thức giấc khoảng<br />
30 phút sau mới ngủ lại được, thức dậy buổi<br />
sáng khá sớm lúc 4 giờ và tính trung bình mỗi<br />
đêm ngủ được 4 giờ - 4 giờ 30 phút.<br />
Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống<br />
kê p < 0,001.<br />
<br />
So sánh với các nghiên cứu khác<br />
Nghiên cứu của Liu X, Liu L(9) về các thói<br />
quen khi đi ngủ và mất ngủ ở người cao tuổi<br />
Trung Quốc đã nhận xét rằng thời điểm đi ngủ<br />
(lên giường ngủ) của họ là 21: 18 ± 2,2 sớm hơn<br />
so với nghiên cứu của chúng tôi 22: 03±1,06 và<br />
thời điểm thức dậy buổi sáng là 5: 42 ± 1 trễ hơn<br />
so với nghiên cứu của chúng tôi là 4: 19±0,99.<br />
<br />
Hiệu suất giấc ngủ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
Về hiệu suất ngủ, trong nhóm mất ngủ đa số<br />
(82,6%) có cảm giác bình thường sau khi thức<br />
<br />
Chuyên Đề Lão Khoa<br />
<br />