Đại cương dòng điện xoay chiều
lượt xem 71
download
1. Khái niệm dòng điện xoay chiều a. Định nghĩa - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian (theo hàm cos hay sin của thời gian)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại cương dòng điện xoay chiều
- Đại cương dòng điện xoay chiều 1. Khái niệm dòng điện xoay chiều a. Định nghĩa - Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian (theo hàm cos hay sin của thời gian) b. Biểu thức Trong đó: • i: giá trị cường độ dòng điện xoay chiều tức thời, đơn vị là (A) • I0 > 0: giá trị cường độ dòng điện cực đại của dòng điện xoay chiều • ω, φi : là các hằng số. • ω > 0 là tần số góc • (ωt + φi) : pha tại thời điểm t • φi : Pha ban đầu của dòng điện c. Các đại lượng đặc trưng ● Chu kì: ● Tần số: 2. Hiệu điện thế dao động điều hòa (Điện áp) Cho khung dây dẫn có diện tích S gồm có N vòng dây quay đều với vận tốc góc ω xung quanh trục đối xứng x’x trong từ trường đều có . Tại t = 0 giả sử . Sau khoảng thời t, quay được một góc ωt. Từ thông gởi qua khung là φ = NBScosωt (Wb). Đặt φ0 = NBS => φ = φ0cosωt, φ0 được gọi là từ thông cực đại. Theo hiện tượng cảm ứng điện từ trong khung hình thành suất điện động cảm ứng có biểu thức e = -φ' = ωNBSsinωt Đặt: Vậy : suất điện động trong khung dây biến thiên tuần hoàn với tần số góc ω và chậm pha hơn từ thông góc π/2. Nếu mạch ngoài kín thì trong mạch sẽ có dòng điện, hiệu điện thế gây ra ở mạch ngoài cũng biến thiên điều hòa: u = U0cos(ωt + φu) (V) Đơn vị : S (m2), φ (Wb)- Webe, B(T) – Testla, N (vòng), ω (rad/s). e (V)… 3. Độ lệch pha của hiệu điện thế và điện áp Đặt φ = φu - φi , được gọi là độ lệch pha của hiệu điện thế và dòng điện trong mạch Nếu φ > 0 thi khi đó hiệu điện thế nhanh pha hơn dòng điện hay dòng điện chậm pha hơn hiệu điện thế
- Nếu φ > 0 thi khi đó hiệu điện thế chậm pha hơn dòng điện hay dòng điện nhanh pha hơn hiệu điện thế 4. Các giá trị hiệu dụng Cho dòng điện xoay chiều i = I0cos(ωt + φ) chạy qua R, công suất tức thời tiêu thụ trong R p = Ri2 = Giá trị trung bình của p trong 1 chu kì: Kết quả tính toán, giá trị trung bình của công suất trong 1 chu kì (công suất trung bình): Nhiệt lượng tỏa ra khi đó là: Cũng trong cùng khoảng thời gian t cho dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) qua điện trở R nói trên thì nhiệt lượng tỏa ra là: Cho: I được gọi là giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều hay cường độ hiệu dụng Tương tự ta cũng có hiệu điện thế hiệu dụng và suất điện động hiệu dụng là: Ngoài ra, đối với dòng điện xoay chiều, các đại lượng như hiệu điện thế, suất điện động, cường độ điện trường, … cũng là hàm số sin hay cosin của thời gian, với các đại lượng này 5. Các ví dụ điển hình Ví dụ 1: Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt) (A), hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12V, và sớm pha π/3 so với dòng điện. a. Tính chu kỳ, tần số của dòng điện b. Tính giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch c. Tính giá trị tức thời của dòng điện ở thời điểm t = 0,5 (s) d. Trong một giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần e. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là * Hướng dẫn giải: a. Từ biểu thức của dòng điện i = 2cos(100πt) ta có ω = 100π (rad/s) Từ đó ta có chu kỳ và tần số của dòng điện là:
- b. Giá trị hiệu dụng của dòng điện trong mạch là: c. Tại thời điểm t = 0,5 (s) thì i = 2cos(100π.0,5) = 0 Vậy tại t = 0,5s thì i = 0 d. Từ câu b ta có f = 50 (Hz), tức là trong một giây thì dòng điện thực hiện được 50 dao động. Do mỗi dao động dòng điện đổi chiều hai lần nên trong một giây dòng điện đổi chiều 100 lần. e. Do hiệu điện thế sớm pha so với dòng điện nên có: Hiệu điện thế cực đại là: Biểu thức của hiệu điện thế hai đầu mạch điện là: * Nhận xét : Trong trường hợp tổng quát thì số lần mà dòng điện đổi chiều trong 1(s) là 2f. Ví dụ 2: Một mạch điện xoay chiều gồm một điện trở R = 50Ω, dòng điện qua mạch có biểu thức a. Viết biểu thức hiệu điện thế hai đầu mạch điện biết rằng hiệu điện thế hiệu dụng là và hiệu điện thế nhanh pha hơn dòng điện góc b. Tính nhiệt lượng tỏa trên điện trở R trong 15 phút. * Hướng dẫn giải a. Ta có: Biểu thức của hiệu điện thế là: b. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là: Ví dụ 3 : Một khung dây dẫn có diện tích S = 50cm2 gồm 150 vòng dây quay đều với vận tốc 3000 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc trục quay của khung và có độ lớn B = 0,002T. Tính: a. Từ thông cực đại gửi qua khung b. Suất điện động cực đại * Hướng dẫn giải :
- Tóm tắt: N = 150 vòng B = 0,002T ω = 3000 vòng/phút = 100π (rad/s) a. Từ thông qua khung là φ = NBScosωt => từ thông cực đại là: b. Suất điện động qua khung là: Vậy suất điện động cực đại qua khung là E0 = 0,47(V) Ví dụ 4: Một khung dây dẹt hình chữ nhật gồm 500 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 53,5 cm2, quay đều với tốc độ góc là 3000 vòng/phút quanh trục xx’ trong một từ trường đều có B = 0,02T và đường cảm ứng từ vuông góc với trục quay xx’. Tính suất điện động hiệu dụng của suất điện động xuất hiện trong khung * Hướng dẫn giải: Tóm tắt: S = 50cm2 = 50.10-4m2 N = 500 vòng B = 0,02T ω = 3000 vòng/phút = 100π (rad/s) Suất điện động cực đại là: Từ đó suất điện động hiệu dụng: BÀI TẬP LUYỆN TẬP Bài 1 : Một khung dây hình chữ nhật, kích thước 40cm x 60cm, gồm 200 vòng dây, được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,2T. Trục đối xứng của khung dây vuông góc với từ trường. Khung dây quay quanh trục đối xứng đó với vận tốc 120vòng/phút. a. Tính tần số của suất điện động b. Chọn thời điểm t = 0 là lúc mặt phẳng khung dây vuông góc với đường cảm ứng từ. Viết biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung dây c. Suất điện động tại t = 5s kể từ thời điểm ban đầu có giá trị nào? d. Nếu bỏ qua điện trở của khung dây thì hiệu điện thế hai đầu khung dây có biểu thức như thế nào? Bài 2: Một cuộn dây dẹt hình chữ nhật có tiết diện S = 54cm2 gồm 500 vòng dây, điện trở không đáng kể, quay với vận tốc 50 vòng/giây quanh một trục đi qua tâm và song song với một cạnh. Cuộn dây đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 0,2T vuông góc với trục quay. a. Từ thông cực đại có giá trị bằng bao nhiêu? b. Viết biểu thức suất điện động xuất hiện trong cuộn dây. Xem như tại thời điểm ban đầu, mặt phẳng khung dây vuông góc với cảm ứng từ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ôn tập về dòng điện xoay chiều
12 p | 927 | 235
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Đại cương về dòng điện xoay chiều P1 (Bài tập tự luyện)
7 p | 741 | 191
-
Bài tập chương 3. Dòng điện xoay chiều
16 p | 620 | 125
-
Bài giảng Vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
24 p | 501 | 61
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Đại cương về dòng điện xoay chiều P1 (Tài liệu bài giảng)
7 p | 331 | 57
-
Giáo án Vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
10 p | 370 | 32
-
Chuyên đề ôn thi Đại học - Cao đẳng: Dòng điện xoay chiều
3 p | 208 | 25
-
Ôn tập đại cương về dòng điện xoay chiều
3 p | 97 | 10
-
Chuyên đề Đại cương dòng điện xoay chiều - Nguyễn Văn Huy (ĐH Dược Hà Nội)
10 p | 135 | 8
-
Bài giảng Vật lí 12 - Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
18 p | 74 | 8
-
Hướng dẫn ôn tập Vật lí 12 chương trình chuẩn Chương 3: Dòng điện xoay chiều
15 p | 104 | 8
-
Bài giảng chuyên đề luyện thi đại học Vật lý – Chương 4 (Chủ đề 1): Đại cương về dòng điện xoay chiều
0 p | 61 | 8
-
Chủ đề 1: Đại cương dòng điện xoay chiều
9 p | 225 | 5
-
Chuyên đề 3: Đại cương về dòng điện xoay chiều
11 p | 122 | 4
-
Câu hỏi ôn thi TN THPT và LTĐH đại cương về dòng điện xoay chiều
2 p | 89 | 4
-
Chuyên đề 10: Đại cương về dòng điện xoay chiều
6 p | 125 | 3
-
Đề cương ôn tập Vật lí 12 - Phần 3: Dòng điện xoay chiều
18 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn