intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7

Chia sẻ: Dqwdqwdqwd Qwdqwdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao tiếp tổng thể với trẻ CPTTT 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và chức năng của giao tiếp tổng thể 2.2.1.1. Khái niệm Giao tiếp tổng thể (GTTT) là phương pháp giao tiếp trong đó người ta sử dụng một cách có ý thức tất cả các cách thức và hình thức có thể sử dụng được để bày tỏ bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 7

  1. Mức độ tiền biểu tượng * Các đồ vật mẫu * Bắt chước các âm: mmm, Tiền ngôn ngữ * Các đồ vật thay thế brr... * Vị trí của các đồ vật * Các âm có chức năng như * Cử chỉ/ký hiệu gây chú ý, biểu hiện sự * Chỉ, cầm nắm, sờ đồ vật không thích * ảnh * Hình vẽ * Tranh biểu tượng Mức độ biểu tượng * Ngôn ngữ ký hiệu * Nói Ngôn ngữ - Chính thống, trừu tượng * Hát - Đánh vần bằng ngón tay - Tự nhiên * Hình thức viết - Bảng chữ cái - Hệ thống tranh biểu tượng 2.2. Giao tiếp tổng thể với trẻ CPTTT 2.2.1. Khái niệm, ý nghĩa và chức năng của giao tiếp tổng thể 2.2.1.1. Khái niệm Giao tiếp tổng thể (GTTT) là phương pháp giao tiếp trong đó người ta sử dụng một cách có ý thức tất cả các cách thức và hình thức có thể sử dụng được để bày tỏ bản thân. GTTT diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều cấp độ giao tiếp khác nhau. Giao tiếp tổng thể chú ý tới khả năng của trẻ CPTTT chứ không phải khuyết tật của trẻ. Mục tiêu quan trọng của giao tiếp tổng thể là tạo cơ hội gợi ý giao tiếp cho trẻ ở mọi nơi mọi lúc, và điều này có thể thực hiện được bằng các công cụ giao tiếp bổ trợ hoặc thay thế. Có nhiều công cụ có thể hỗ trợ trẻ chuyển tải thông tin và tham gia vào giao tiếp, việc lựa chọn công cụ phụ thuộc vào khả năng của mỗi trẻ. Mục tiêu chính là có được giao tiếp (nghĩa là hiểu người khác và làm cho người khác hiểu mình), còn giao tiếp như thế nào không phải là điều quá quan trọng. Khi trẻ hiểu và biết rằng có thể giao tiếp theo nhiều cách khác nhau thì rất có thể sẽ điều chỉnh giao tiếp của mình một cách có ý thức. • Những lý do khiến trẻ CPTTT cần phát triển kỹ năng GTTH: - Trẻ CPTTT thường hạn chế sử dụng ngôn ngữ nói và phi lời nói trong giao tiếp. - Ngoài khó khăn về trí tuệ, một số trẻ CPTTT còn có những khó khăn khác như: nghe, nhìn khiến cho việc thâu nhận và biểu đạt bản thân khó hơn. Vì thế, cần phát triển kỹ năng GTTH ở trẻ càng sớm càng tốt. • Các công cụ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tổng hợp - Đồ vật thực: liên hệ chính xác với tình huống hoặc hoạt động của trẻ. - Mô hình - Ảnh - Hình vẽ - Tranh biểu tượng: là hình vẽ được đơn giản hóa mức độ cao. - Ngôn ngữ ký hiệu - Kí hiệu - Cử chỉ, điệu bộ - Chuyển động cơ thể - Nét mặt, ánh mắt. • Làm thế nào để phát triển kỹ năng GTTH ở trẻ - Cung cấp cho trẻ nhiều hình thức giao tiếp - Tìm ra công cụ giao tiếp phù hợp với trẻ và tập trung hỗ trợ cho trẻ. - Huy động mọi giác quan của trẻ tham gia vào hoạt động giao tiếp. - Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp - Khuyến khích trẻ sử dụng - 26 -
  2. - Học cách diễn đạt của trẻ và tích cực sử dụng chúng. 2.2.1.2. Ý nghĩa của giao tiếp tổng thể đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ Giao tiếp tổng thể tạo ra nhiều cách diễn đạt và huy động tất cả các giác quan. Sử dụng giao tiếp tổng thể mang lại những thuận lợi nhất định trong giao tiếp với trẻ CPTTT. Đặc biệt việc hình ảnh hoá thông tin và sử dụng ngôn ngữ ký hiệu có ý nghĩa hết sức quan trọng. 2.2.1.2.1. Ý nghĩa của việc hình ảnh hoá thông tin Hình ảnh hoá là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu trẻ được nhìn thấy những gì mà người khác đang nói đến thì trẻ sẽ hiểu ngôn ngữ nói và nhớ được dễ dàng hơn. Việc học các biểu tượng cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chúng được hình ảnh hoá/trực quan hoá. Lời nói tồn tại trong vài giây và rất dễ bị quên lãng, trong khi một bức tranh có thể lưu lại và luôn nhắc nhở đứa trẻ về việc đang xẩy ra. Các biểu tượng trực quan thường có hình thức cố định hơn lời nói. Có thể làm cho các biểu tượng trực quan tồn tại lâu hơn bằng cách tạo ra ký hiệu chậm hơn, nhưng làm như vậy với ngôn ngữ nói thì lời nói sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Các biểu tượng trực quan thường cụ thể, ít trừu tượng hơn lời nói. Một bức ảnh, một bức tranh về cái cốc hay một cái cốc cụ thể sẽ giúp trẻ dễ nhận ra và liên hệ với cái cốc trong hiện thực, nhưng nếu ta nói từ “cốc”, trẻ CPTTT khó có thể liên hệ trực tiếp với đồ vật là cái cốc. Biểu tượng càng dễ hiểu thì đứa trẻ càng dễ nắm được ý nghĩa của biểu tượng và sẽ sử dụng biểu tượng đó. 2.2.1.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu có thể kích thích trẻ giao tiếp, vì dùng các ký hiệu sẽ làm giảm áp lực đối với việc nói. Nếu trẻ chưa phát triển khả năng nói, ngôn ngữ ký hiệu mang lại cho trẻ cơ hội giao tiếp. Để tạo một ký hiệu, trẻ không cần có các kỹ năng vận động chính xác như khi nói. Có thể giúp trẻ tạo các cử chỉ bằng cách cùng làm với trẻ, việc này không thể làm được với ngôn ngữ nói. Nhìn chung khi trẻ sử dụng các hình thức diễn đạt vô âm, chúng ta có thể hiểu được cách trẻ thể hiện bản thân qua quan sát. 2.2. 1.3.Chức năng của giao tiếp Hỏi hoặc yêu cầu: Qua giao tiếp trẻ thể hiện em muốn có cái gì hoặc muốn người nào đó tới với mình. Cũng qua giao tiếp trẻ thể hiện rằng em muốn một ai đó phải làm gì cho mình, hoặc xin phép được lấy cái gì hay làm điều gì. Ví dụ trẻ chỉ vào đồ vật, có ý là “ô tô”, “cháu muốn”; đẩy người chăm sóc đến gần đồ vật, ý là “giúp cháu”, sờ vào đồ vật, nhìn đồ vật có ý như xin phép để được chơi. Gây chú ý: Qua giao tiếp trẻ thể hiện rõ em muốn được ai đó để ý. Ví dụ trẻ vỗ vào vai người chăm sóc và gọi “mẹ” Từ chối: Trẻ từ chối một đồ vật mà người khác đưa cho, muốn ai đó đừng làm việc gì, từ chối tuân theo một yêu cầu. Ví dụ: trẻ đầy bộ xếp hình hoặc quả bóng ra xa và nói “không”, “thôi” đồng thời trẻ lắc đầu. Đưa ra nhận xét, nhận định: Trẻ nói về các đặc tính của mình, của những người khác hay của các đồ vật, những người hoặc những đồ vật này phải được người nghe nhận biết và phải là một phần trong môi trường hoặc tình huống trực tiếp. Ví dụ giơ cao một đồ vật cho mọi người thấy và nói “đây là áo của cháu”, hoặc trẻ nói “Cường đang chơi ô tô” và chỉ vào một đứa trẻ đang chơi. Đưa và hỏi thông tin: Đưa thông tin: trẻ trình bày rõ điều gì đó cho một người mà trẻ chưa từng biết trước đó. Đây có thể là việc mô tả một hoạt động của bản thân trẻ hay của người khác hoặc một sự kiện đã xẩy ra hoặc sẽ xẩy ra. Nó cũng có thể là câu trả lời cho một câu hỏi trực tiếp. Ví dụ trẻ nói “hôm qua, Kim đi xe buýt”, khi thì hỏi “bút chì của Kim đâu?”, đồng thời chỉ vào nơi để bút chì. Hỏi thông tin: trẻ thể hiện rõ là mình muốn biết cái gì đó hoặc cần người nào đó. Ví dụ trẻ hỏi “ô tô đâu?” “Kẹo đâu?” và nhìn vào đồ vật, rồi nhìn vào người chăm sóc để chờ thông tin Thể hiện tình cảm : Trẻ thể hiện rõ những tình cảm của mình, thể hiện rõ sự vui mừng hay buồn hoặc các sở thích cá nhân. Ví dụ: trẻ cầm tay mẹ và nói “sợ quá” - 27 -
  3. Thể hiện các phép xã giao trong xã hội: Trẻ sử dụng những biểu hiện thông thường trong các tình huống giao tiếp xã hội. Ví dụ trẻ nói “Chào mẹ ạ” và cúi xuống khi chào, hoặc trẻ nói “Con cảm ơn cô” và nhìn về phía cô 2.2.2. Các nguyên tắc trong giao tiếp tổng thể với trẻ CPTTT 2.2.2.1. Tương tác Do khuyết tật của mình, trẻ CPTTT bị hạn chế về kỹ năng sử dụng lời nói trong giao tiếp. Ở môi trường sử dụng lời nói, thường người ta ít chú ý đến các tín hiệu giao tiếp không lời. Những thông điệp không lời trẻ đưa ra có thể bị bỏ qua hoặc bị hiểu sai. Ngoài ra ngôn ngữ có thể quá khó với trẻ và trẻ không hiểu được. Trẻ có thể bị thất vọng, nổi cáu hoặc thể hiện những hành vi mang tính thách thức. Nếu trẻ CPTTT có các khuyết tật về nghe, nhìn hoặc khuyết tật khác thì hạn chế về giao tiếp của trẻ càng tăng lên. Giao tiếp cần phải có sự tương tác giữa hai bên. Để giao tiếp với trẻ CPTTT, ta phải điểu chỉnh bản thân theo trình độ giao tiếp của trẻ. Ta không mong muốn trẻ điều chỉnh trình độ giao tiếp theo trình độ của mình. Tất cả các hình thức giao tiếp cần phải được xem xét và quan tâm thích đáng để mang lại hiệu quả trong giao tiếp với trẻ. 2.2.2.2. Thực tế Giao tiếp phải diễn ra trong môi trường xã hội của trẻ CPTTT. Trên cơ sở đó trẻ sẽ hiểu và liên kết được các trải nghiệm lặp đi lặp lại, nhờ đó giao tiếp sẽ có ý nghĩa. Trẻ cần học giao tiếp để thể hiện những mong muốn, nhu cầu tình cảm một cách trực tiếp trong chính môi trường sống của mình. Sử dụng giao tiếp tổng thể cần được diễn ra trong 24 giờ mỗi ngày. Khi trẻ học giao tiếp, nên để trẻ học ngay trong các tình huống hàng ngày. Điều quan trọng là tất cả môi trường xã hội và mọi người xung quanh đều phải điều chỉnh mình theo trình độ giao tiếp của trẻ. 2.2.2.3. Thể hiện Trong giao tiếp với trẻ CPTTT, ta phải sử dụng tất cả các hình thức giao tiếp khác nhau, cả hình thức dùng lời nói và không lời để diễn đạt mong muốn, nhu cầu và tình cảm của mình. 2.2.3.Sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp 2.2.3.1. Các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp Các loại phương tiện được sử dụng trong giao tiếp với trẻ chậm phát triển trí tuệ là rất đa dạng như: vật thật, mô hình, ảnh, tranh minh họa, tranh biểu tượng… + Vật thật: Vật thật được sử dụng trong giao tiếp với trẻ có liên hệ chính xác với tình huống hoặc hoạt động cụ thể nào đó. Ví dụ: cái bát ăn cơm chính là cái được dùng để liên tưởng tới hoạt động ăn. Vật thật thường được sử dụng cho những trẻ CPTTT giao tiếp ở trình độ phi ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ luôn gắn với những tình huống cố định mà trẻ thường được trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. + Mô hình: Mô hình là đồ vật thu nhỏ một đồ vật khác đã có trong thực tế, mô hình được sử dụng trong giao tiếp để làm liên tưởng tới một hoạt động cụ thể nhưng nó không được sử dụng cho hoạt động đó. Ví dụ như mô hình cái bát làm liên tưởng tới bữa ăn nhưng bản thân cái bát đó không được dùng để ăn… Những trẻ học cách giao tiếp với đồ vật là mô hình vẫn phải tiếp xúc nhiều với tình huống thực tại cụ thể, đồng thời phải có khả năng nhìn nhận và hiểu được công cụ giao tiếp này. Khi trẻ CPTTT đã sử dụng được các phương tiện giao tiếp là vật thật, mô hình; trẻ có khả năng giao tiếp ở trình độ tiền ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ thì có thể tiến đến sử dụng ảnh, tranh minh họa, tranh biểu tượng để giao tiếp với trẻ. + Ảnh: Ảnh là hình thu, chụp được bằng máy ảnh. Ảnh được sử dụng như một phương tiện giao tiếp khi nó đảm bảo các yêu cầu sau: Các hình ảnh rõ ràng trên một nền trung tính, các phối hợp màu được lựa chọn cẩn thận, không kết hợp các tập hợp màu phức tạp. Ảnh có thể đại diện cho tất cả các đối tượng từ cụ thể đến tương đối trừu tượng. Chúng ta có thể dùng ảnh để liên hệ với đồ vật, con người hay hoạt động. Ví dụ: Ảnh về các loài - 28 -
  4. hoa, các con vật, các phương tiện giao thông, các đồ dùng học tập, các hoạt động khác nhau của con người… + Tranh minh họa: Tranh minh họa phản ánh hiện thực, tâm trạng bằng đường nét, màu sắc. Tranh minh họa cũng khá phong phú và đa dạng. Ví dụ: Tranh về các loại hoa quả, các con vật…; tranh về các hoạt động của con người như: hoạt động ở lớp học, hoạt động vui chơi… + Tranh biểu tượng: Tranh biểu tượng là những hình vẽ được đơn giản hóa ở mức độ cao. Tranh biểu tượng sử dụng các đường nét để diễn tả ý nghĩa và biểu đạt những ý tưởng trực tiếp nhờ sự tương phản trắng đen. Tranh biểu tượng đòi hỏi khả năng tư duy nhiều hơn so với các công cụ giao tiếp như đồ vật thật, mô hình, ảnh hoặc tranh minh họa. Giống như ngôn ngữ nói, tranh biểu tượng có thể dao động từ cụ thể sang trừu tượng. Về bản chất, tranh biểu tượng rất đa dạng, nó có thể là những phần khác nhau của ngôn ngữ nói. Ví dụ như động từ “đi”, danh từ “quả”; tranh biểu tượng diễn tả các hoạt động, các trạng thái khác nhau của con người. 2.2.3.2. Mục đích sử dụng các phương tiện hỗ trợ giao tiếp a. Hỗ trợ tính tự quyết của trẻ Tính tự quyết ở đây chính là việc đứa trẻ CPTTT tự điều khiển cuộc sống của mình và tự đưa ra các lựa chọn cho bản thân. Cụ thể là trẻ biết bản thân mình muốn gì và biết cách thể hiện những mong muốn đó. Ví dụ: Khi trẻ đói, trẻ phải biết thể hiện cảm giác đói, biết thể hiện mình muốn ăn hoặc uống gì? Trẻ có thể thể hiện điều đó bằng nhiều cách khác nhau như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, sử dụng cử chỉ điệu bộ... Trẻ bình thường rất dễ dàng để diễn đạt sở thích và nhu cầu của mình cho người khác hiểu. Nhưng với trẻ CPTTT có những hạn chế về giao tiếp, nhiều trẻ không có khả năng diễn đạt sở thích và nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. Do đó, các trẻ thường thể hiện nhu cầu của mình bằng cách la hét, tự đập vào đầu mình… Vậy làm thế nào để trẻ thể hiện những sở thích và nhu cầu của mình một cách phù hợp ? Chúng ta có thể cung cấp cho trẻ các phương tiện hỗ trợ giao tiếp (như các vật thật, mô hình, tranh, ảnh) để trẻ thể hiện sở thích, nhu cầu của mình. Ví dụ: trẻ có thể sử dụng tranh, ảnh để thể hiện cho người khác biết các nhu cầu của mình, để thể hiện tâm trạng vui, buồn, khỏe mạnh hay mệt mỏi… Hoặc trẻ được quyền lựa chọn các hoạt động khác nhau dựa trên các phương tiện hỗ trợ giao tiếp phù hợp. Ví dụ: Giáo viên có thể đưa danh sách các loại quả cho trẻ chọn những quả mà trẻ muốn ăn, đưa ra các hoạt động khác nhau cho trẻ chọn hoạt động mà trẻ yêu thích… Nhờ có các phương tiện hỗ trợ giao tiếp mà trẻ biết thể hiện nhu cầu của mình một cách phù hợp. Do đó, các hành vi không mong muốn của trẻ cũng được giảm thiểu. Ví dụ: Trẻ muốn ra ngoài em không phải tự đánh vào đầu mình nữa mà có thể chỉ vào tranh để thể hiện rằng mình muốn ra ngoài. b. Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động khác nhau Đối với trẻ bình thường để thực hiện một hoạt động nào đó có thể trẻ chỉ cần nghe người khác hướng dẫn rồi nhớ và làm theo. Nhưng đối với trẻ CPTTT, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn đều kém, trẻ rất khó có thể thực hiện hoạt động nếu chỉ nghe người khác hướng dẫn bằng lời. Trẻ cần được hướng dẫn cụ thể, theo từng phần của một hoạt động phức tạp. Để có thể hướng dẫn trẻ thực hiện tốt hoạt động, giáo viên cần: Tiến hành phân tích hoạt động, có nghĩa là giáo viên phân chia hoạt động định dạy cho trẻ thành nhiều bước nhỏ. Số lượng các bước để thực hiện một hoạt động phụ thuộc vào mức độ CPTTT và khả năng của từng trẻ. Đối với những trẻ CPTTT mức độ nặng hoặc rất nặng để thực hiện một hoạt động, trẻ cần nhiều bước nhỏ hơn; nhưng cũng với hoạt động, đó những trẻ CPTTT mức độ nhẹ chỉ cần một số bước nhất định cũng có thể thực hiện tốt hoạt động. Sử dụng tranh, ảnh để trực quan hóa cho từng bước của hoạt động đó. - 29 -
  5. Lưu ý: Các bước trong một hoạt động nên được sắp xếp dưới dạng sơ đồ treo trên tường để trẻ dễ tiếp cận và nên sắp xếp các bước theo chiều dọc từ trên xuống. Sắp xếp theo chiều này trẻ dễ hiểu hơn là sắp xếp theo chiều ngang. Dưới đây là một ví dụ của việc sử dụng tranh biểu tượng để dạy trẻ CPTTT (mức độ nặng) kỹ năng tự phục vụ chuẩn bị cho bữa ăn Ví dụ: Phân tích hoạt động chuẩn bị cho bữa ăn Các hành động Hình ảnh hướng dẫn 1. Lấy mâm 1. Hình 1 cái mâm 2. Lấy 4 chiếc bát ăn cơm 2. Hình 4 cái bát xếp trên mâm 3. Lấy 4 đôi đũa 3. Hình 4 đôi đũa (để cạnh bát) trên mâm 4. Lấy 1 bát to 4. Hình 1 cái bát to trên mâm 5. Lấy muôi 5. Hình một chiếc muôi trong bát to 6. Lấy 1 đĩa (để đựng thức ăn) 6. Hình 1 chiếc đĩa trên mâm 7. Lấy 1 bát con (để đựng nước chấm) 7. Hình một cái bát con trên mâm 8. Lấy nồi cơm 8. Hình một nồi cơm cạnh mâm c. Lên lịch cho các hoạt động hàng ngày/ hàng tuần tại lớp học Để mang lại ý thức về trật tự hay cấu trúc thời gian cho trẻ thì phải hỗ trợ trẻ để trẻ có cái nhìn tổng quan về các hoạt động diễn ra trong một ngày. Một bản kế hoạch về các hoạt động trong một ngày có thể được xây dựng nhờ sử dụng các loại phương tiện hỗ trợ giao tiếp như đồ vật, ảnh, tranh minh hoạ, tranh biểu tượng. Bảng kế hoạch đem lại cho trẻ cảm giác an toàn, sự rõ ràng và ý thức về trật tự thời gian, vì khi đó các sự kiện trở nên dễ phán đoán hơn. Mặt khác, bảng kế hoạch đem lại cho trẻ CPTTT cơ hội giao tiếp với mọi người trong môi trường của mình về chương trình hoạt động hàng ngày bất cứ lúc nào. Bảng kế hoạch có thể sử dụng cho cả nhóm hoặc cho riêng từng trẻ. Khi bảng kế hoạch dành cho cả nhóm thì nó phải được đặt tại nơi mà tất cả các trẻ em đều nhìn thấy. 2.3. Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ CPTTT Để hình thành và phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ cần phải tiến hành từng bước theo các qui trình sau: 2.3.1.Tạo ra một môi trường giao tiếp thuận lợi. Môi trường giao tiếp thuận lợi là môi trường mà ở đó trẻ được phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ của mình. Điều này đã được các nhà ngôn ngữ học khẳng định. Những thực nghiệm đáng tin cậy cho thấy rằng: nếu một đứa trẻ bình thường chỉ tiếp xúc với gia đình, một trẻ cùng tuổi được đến lớp học. Được tiếp xúc với cô giáo và bạn bè, tình trạng phát triển ngôn ngữ giao tiếp là rất khác nhau. Đứa trẻ chỉ tiếp xúc với gia đình vốn từ nghèo hơn, khả năng nói kém hơn, tính tình nhút nhát và không linh hoạt. Điều đó cho thấy tạo ra được những môi trường thuận lợi cho trẻ học giao tiếp là hết sức cần thiết với mọi đối tượng trẻ em. Vì vậy giáo sư Rubin Stein chỉ ra rằng: Nếu để trẻ CPTTT tiếp xúc với nhau, cách ly với môi trường bên ngoài thì khả năng phát triển ngôn ngữ cũng không phát triển. Nếu chúng được tiếp xúc đúng môi trường, xã hội và bạn bè… thì khả năng giao tiếp ngôn ngữ của chúng sẽ tốt hơn rất nhiểu. Như vậy, việc tạo ra các môi trường ngôn ngữ thích hợp, trẻ được thoải mái, gia tăng hưng phấn, không chỉ ở nội tạng mà còn có những kích thích khách quan, giúp trẻ CPTTT phát huy được tối đa khả năng ngôn ngữ của mình. Vậy môi trường ngôn ngữ như thế nào là hợp lý: Môi trường giao tiếp giữa trẻ với trẻ: Có thể nói đây là một môi trường phát triển ngôn ngữ tốt nhất, bởi lẽ phương ngôn có câu “ Học thầy không tầy học bạn”, sự giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ học hỏi được nhiều hơn, nhập tâm nhanh hơn. Nhưng cần tạo ra các hoạt động phù hợp như: hoạt động với đồ chơi, với trò chơi hoặc sinh hoạt theo chủ đề, kể chuyện và đọc chuyện cho nhau nghe. Cần tạo ra những nhóm bạn để trẻ sinh hoạt học hỏi. Trong quá trình sinh hoạt nên tạo ra những hoạt động dưới nhiểu hình thức khác nhau, thật đa dạng như ca hát, đọc thơ, kể chuyện, sắm vai trong các tiểu phẩm. Cần động viên trẻ và khuyến khích, tránh mọi sự phê phán vì trẻ dễ mặc cảm. - 30 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2