intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đảm bảo chất lượng

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:70

177
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài thuyết trình 'đảm bảo chất lượng', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đảm bảo chất lượng

  1. 1 MỞ ĐẦU VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
  2. 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHẤÂT LƯỢNG 2. QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 3. CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 4. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 5. MỘT SỐ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG
  3. 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHẤT LƯỢNG ĐỊNH NGHĨA CHẤT LƯỢNG Chất lượng là gì? Đó là câu hỏi mà tất cả chúng ta, những người muốn tìm hiểu về chất lượng cần phải trả lời. Trong từng giai đoạn phát triển của chất lượng đã xuất hiện rất nhiều định nghĩa. Nhưng theo J. M. JURAN - một chuyên gia về chất lượng nổi tiếng của Mỹ đã định nghĩa hai từ “chất lượng” như sau: - Chất lượng bao gồm những đặc điểm của sản phẩm, mà những đặc điểm đó phù hợp với những nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng. - Chất lượng bao gồm sự không khuyết tật.
  4. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, trong ISO 8402 đã định nghĩa chất lượng như sau: “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn”.
  5. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG(tt) Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu: “Chất lượng là mức phù hợp đối với yêu cầu người tiêu dùng”. Theo tiêu chuẩn Pháp - NFSO 109: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”. Theo giáo sư Philip. B. Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”.
  6. PHÂN BIỆT GIỮA CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Theo Kaoru Ishikawa có sự khác biệt giữa chất lượng và chất lượng sản phẩm: “Chất lượng có nghĩa là chất lượng trong công việc, chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng của quá trình, chất lượng của các bộ phận, chất lượng con người, kể cả công nhân, kỹ sư, giám đốc và nhân viên điều hành, chất lượng công ty, chất lượng của các mục tiêu”. Như vậy, chất lượng là một phạm trù rất rộng, nó diễn tả khả năng đáp ứng phù hợp của một sự việc này đối với một sự việc khác có liên quan.
  7. Chất lượng sản phẩm bao hàm tất cả các đặc tính của một sản phẩm, hàng hóa. Chất lượng sản phẩm được chia làm năm loại: - Chất lượng thiết kế: khả năng phù hợp của sản phẩm với nhu cầu và tính khả thi. - Chất lượng chuẩn: chất lượng được đơn vị/bộ phận có thẩm quyền phê chuẩn. - Chất lượng thực: yếu tố phù hợp với các yếu tố cấu thành nên sản phẩm như nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực, v.v…
  8. - Chất lượng cho phép: thể hiện sự chênh lệch giữa chất lượng thực và chất lượng chuẩn. - Chất lượng tối ưu: mức độ hợp lý của sản phẩm đối với nhu cầu của người tiêu dùng trong một điều kiện nhất định. Ví dụ: Tính tiện dụng của một chiếc xe hơi, khả năng tẩy trắng của một loại xà phòng giặt so với nhu cầu tẩy trắng của khách hàng, khả năng ổn định điện áp của các sản phẩm điện gia dụng, độ sắc nét của ti vi, v.v…
  9. MỘT SỐ THUẬT NGỮ Để làm rõ hơn nội dung của định nghĩa nêu trên, có một số thuật ngữ như sau: - Sản phẩm: là đầu ra của bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Nó có thể là hàng hóa, phần mềm và dịch vụ. Hàng hóa: là những thực thể như viết chì, tivi, nhà, văn phòng.
  10. Phần mềm: thường nói đến cấu trúc của những chương trình dành cho máy tính, những báo cáo của các phần mềm, màn hình của máy tính xách tay, những lệnh hướng dẫn, giao thức tập trung và các lệnh điều khiển. Dịch vụ: là làm việc cho một người nào đó. Toàn bộ các ngành công nghiệp được thành lập nhằm để cung cấp những dịch vụ trong các ngành năng lượng hóa học, ngành vận tải, công nghệ truyền thông và ngành giải trí.
  11. - Đặc điểm sản phẩm: là một đặc tính có khuynh hướng phải thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như sự tiêu thụ nhiên liệu của một xe gắn máy, kích thước của bộ phận cấu thành nên một động cơ, độ nhớt của một hóa chất, tính ổn định điện áp của một máy cung cấp điện. Đặc điểm của sản phẩm cũng có thể là những hình thức khác như tính sẵn sàng của hệ thống phân phối, dễ dàng bảo trì một thiết bị, những ưu đãi của dịch vụ.
  12. - Khách hàng: là một người nào đó bị tác động bởi sản phẩm. Khách hàng bao gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài. - Nhu cầu khách hàng: tất cả các khách hàng có nhu cầu tiếp xúc và tìm hiểu các đặc điểm của sản phẩm. Đối với khách hàng bên ngoài: đặc điểm quan trọng của một sản phẩm là sự thỏa mãn, tầm quan trọng và tính dễ bán của sản phẩm. Đối với khách hàng bên trong: nguyên nhân quyết định chính là vấn đề năng suất, chất lượng, v.v…
  13. CHỨC NĂNG CỦA CHẤT LƯỢNG Lập kế hoạch chất lượng Lập kế hoạch chất lượng: là một quá trình có liên quan đến việc xác định mục tiêu cần đạt được của sản phẩm. Dựa trên mục tiêu, người thực hiện chất lượng sẽ biết cần phải làm những gì, cần phải ứng dụng những công cụ nào, cần sử dụng những nguồn lực nào để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra.
  14. Ngoài ra, việc hoạch định chất lượng còn có thể giúp cho công ty thực hiện chất lượng phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý hơn, xác định được các ưu điểm về chất lượng của sản phẩm để phát huy và các khuyết điểm của một sản phẩm để khắc phục và cải thiện.
  15. Khi lập kế hoạch chất lượng thường thực hiện theo các bước sau đây: 1. Xác định ai là khách hàng. 2. Xác định nhu cầu của khách hàng. 3. Phát triển sản phẩm dựa trên các nhu cầu đã xác định. 4. Phát triển quá trình có thể sản xuất ra sản phẩm. 5. Chuyển thiết kế cho bộ phận sản xuất tác nghiệp.
  16. Kiểm soát chất lượng Kiểm soát chất lượng: là việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất tác nghiệp thông qua các kỹ thuật, các công cụ của chất lượng nhằm tạo ra được một sản phẩm đạt được chất lượng như mong muốn. Mục đích của việc kiểm soát chất lượng là: - Xác định giá trị thực của hiệu quả hoạt động. - So sánh hiệu quả thực tế so với mục tiêu đặt ra.
  17. Dựa trên những kết quả thu thập được (sự khác biệt giữa hiệu quả thực tế và mục tiêu đặt ra), người thực hiện chất lượng sẽ xác định được những nguyên nhân làm cho hoạt động chất lượng chưa đạt được mục tiêu đề ra. Từ đó, có thể hiệu chỉnh lại kế hoạch hay thay đổi cách thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực tế của hoạt động chất lượng.
  18. Cải tiến chất lượng Như chúng ta đã biết, chất lượng vừa là một cơ hội mà cũng vừa là một đe dọa cho tất cả các công ty. Vì vậy, nếu không thực hiện tốt công tác chất lượng đối với một sản phẩm thì thị trường của công ty sẽ bị đe dọa và khách hàng sẽ rời bỏ họ “không một lời từ biệt”.
  19. Chính vì vậy, tất cả các công ty đều cần phải không ngừng cải thiện chất lượng của sản phẩm, tìm mọi cách nhằm đưa chất lượng sản phẩm tốt hơn trước theo “nguyên tắc”: - Sản phẩm sau phải tốt hơn sản phẩm trước. - Khoảng cách giữa các đặc tính của sản phẩm với những yêu cầu của khách hàng ngày càng được gần nhau hơn. Nếu thực hiện được điều này thì sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm sẽ cao và sản phẩm sẽ được những khách hàng khác chấp nhận một cách hài lòng.
  20. Có nhiều cách để cải tiến chất lượng: - Thay đổi công nghệ tốt hơn cho việc sản xuất sản phẩm. - Thay đổi những đặc tính của sản phẩm cho các loại sản phẩm khác nhau (tính đa dạng hóa của sản phẩm). - Áp dụng các công cụ cải tiến chất lượng: các loại biểu đồ kiểm soát quá trình (biểu đồ u, biểu đồ p,…) để xác định độ ổn định của quá trình nhằm giảm khuyết tật cho sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2