intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chất lượng toàn diện

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:108

174
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Theo giáo sư Hitoshi Kume - Nhật: (TQM promotion,Guide Book,Japanese Standards Association,1996) TQM là sự tiếp cận về quản lý với mục tiêu phát triển bền vững của một tổ chức bằng việc huy động tất cả mọi thành viên của tổ chức để tạo ra chất lượng một cách hữu hiệu mà khách hàng của họ mong muốn. * Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8402 - 1994: TQM là cách quản lý một tổ chức (một doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của các thành viên của tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chất lượng toàn diện

  1. 7 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)
  2. * Theo giáo sư Hitoshi Kume - Nhật: (TQM promotion,Guide Book,Japanese Standards Association,1996) TQM là sự tiếp cận về quản lý với mục tiêu phát triển bền vững của một tổ chức bằng việc huy động tất cả mọi thành viên của tổ chức để tạo ra chất lượng một cách hữu hiệu mà khách hàng của họ mong muốn. * Theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 8402 - 1994: TQM là cách quản lý một tổ chức (một doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng dựa vào sự tham gia của các thành viên của tổ chức đó, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội.
  3. * Theo John L.HRADESKY (TQM Handbook,Mc Graw Hill,Inc,1995) “TQM là một triết lý,là một hệ thống công cụ và là một quá trình mà sản phẩm đầu ra của nó phải thỏa mãn yêu cầu khách hàng và phải cải tiến không ngừng.Triết lý và quá trình này khác với các triết lý và quá trình cổ điển ở chổ là mỗi thành viên trong công ty đều có thể và phải thực hiện nó.TQM là sự kết hợp giữa các chiến thuật làm thay đổi sắc thái văn hóa của tổ chức với các phương tiện kỹ thuật được sử dụng nhằm mục tiêu là thỏa mãn khách các yêu cầu của khách hàng nội bộ và cũng thừ đó thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng bên ngoài”
  4. * Theo giáo sư Feigenbaun - Mỹ: (TQC,Mc Graw – Hill Inc,1991) TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập nhữnh nỗ lực về phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các tổ nhóm trong một doanh nghiệp để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học - kỹ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu của khách hàng một cách kinh tế nhất.
  5. Theo GSTS Noriaki Kano -một trong những chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về TQM, TQM là hoạt động mang tính: - Khoa học - Hệ thống - Trong toàn công ty thông qua đó Công ty sẽ cống hiến cho khách hàng nhữa sản phẩm và dịch vụ của mình.
  6. THẾ NÀO LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MANG TÍNH KHOA HỌC? Quản lý theo khoa học phải dựa trên 2 yếu tố sau: - Phải có dữ liệu thực tế hoặc số liệu chứng minh - Dữ liệu thực tế hay số liệu phải logic và phải áp dụng kỹ thuật thống kê.
  7. THẾ NÀO LÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MANG TÍNH HỆ THỐNG? Mục tiêu Kế hoạch Tính hiệu quả Đầu vào HỆ THỐNG Đầu ra Đầu ra Hiệu quả = = Năng suất Đầu vào
  8. Định hướng của chúng ta là nhằm vào mục tiêu chứ khôngphải nhằm vào quá trình. Quá trình là những hoạt động xảy ra trong lòng hệ thống để đạt mục tiêu. Đó cũng chính là quản lý hàng ngày (Daily Management).
  9. THẾ NÀO LÀ TRONG TOÀN CÔNG TY? Ý nghĩa toàn công ty được hiểu là: 1. Mục tiêu toàn diện 2. Mọi phòng ban phải tham gia 3. Mọi người phải tham gia
  10. NỘI DUNG TQM
  11. I. HỌC THUYẾT CỦA TIẾN SỸ EDWARDS DEMING VỀ QUẢN LÝ VÌ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN .LÀM CHẤT LƯỢNG – THEO LƠIØ DẠY CỦA DEMING Mối quan hệ CHẤT LƯỢNG, NĂNG SUẤT và LỢI NHUẬN là mối quan hệ dễ gây ra nhận thức không rõ ràng. Các nhà quản lý thường tự hỏi họ phải tập trung vào đâu để đạt được kết quả cao nhất. Giữa chất lượng, năng suất và lợi nhuận, cái nào cần phải ưu tiên hàng đầu. Lời dạy của Deming cho thấy rằng: "Nếu chất lượng nâng lên, năng suất sẽ tăng hay muốn tăng năng suất, công tác quản lý phải chú trọng vào chất lượng, chứ không phải số lượng".
  12. Lý thuyết Deming có thể tóm gọn vào mộ câu sau: "Nếu bạn chú trọng vào năng suất, bạn sẽ hy sinh chất lượng và có thể làm giảm sản lượng đầu ra. Đạo lý sẽ bị coi nhẹ, chi phí sẽ tăng lên, khách hàng sẽ không bằng lòng và ảnh hưởng luôn tới cả cac cổ đông. Mặt khác nếu bạn chú trọng trước hết vào nâng cao chất lượng, sản phẩm của bạn sẽ ít bị tái chế, sản xuất ít bị lãng phí, năng suất tăng, đơn giá giảm, khả năng cạnh tranh mạnh hơn, công ty của bạn có nhiều hợp đồng hơn, lợi nhuận tăng cao, công ăn việc làm nhiều hơn".
  13. II. QUẢN LÝ VÌ CHẤT LƯỢNG Chất lượng không phải là một tình trạng của sản xuất, mà nó là một quá trình. Chất lượng sản phẩm là kết quả của một quá trình sản xuất ra sản phẩm đó từ nguyên liệu với các thành tựu công nghệ của máymóc và sáng tạo của con người thể hie khâu thiết kế sản xuất, kiểm tra… đến thành phẩm. Vì vậy chất lượng không thể chỉ do một người làm ra mà phải co sự nỗ lực của nhiều người nhằm vào một mục đích, làm việc theo một hệ thống chặt chẽ. Nó là sự kết hợp các giá trị, hệ thống lao động và các phương pháp làm việc. Cốt lõi của một mô hình quản lý vì chất lượng là định hướng khách hàng.
  14. Người ta ví hệ thống Quản lý vì chất lượng như là một tam giác mà ba đỉnh là các yếu tố quản lý vì chất lượng: lãnh đạo, làm việc theo tổ đội và nâng cao khong ngừng. Ba yếu tố ở ba đỉnh liên quan với nhau bằng các hệ thống là các cạnh. Các hệ thống ở đây là: - - Sử dụng lao động của con người - Trao đổi các giá trị và thông tin - Quá trình lao động
  15. YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SỐ 1: Định hướng khách hàng Định hướng vào khách hàng là gì? Trên phương diện vĩ mô, sản phẩm của công ty phải phù hợp với nhu cầu của những người mua sản phẩm đó. Chính khách hàng, những người mua sản phẩm, họ có sẵn những nhu cầu cần giải quyết để thỏa mãn ý muốn của mình. Do vậy định nghĩa cơ bản của chất lượng là phải đạt được nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Định nghĩa lớn hơn của chất lượng là: Đạt được những nhu cầu và mong đợi hợp lý của khách hàng.
  16. YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SỐ 2: Cải tiến không ngừng Điều này nói lên công tác chất lượng là một quá trình động, do vậy phải luôn luôn cải tiến, nâng cao. Người ta đánh giá tình trạng chất lượng của sản phẩm là ở một mức nào đó, nhưng công tác chất lượng là toàn bộ các hoạt động để làm ra sản phẩm phải cải tiến không ngừng. Nếu không có cải tiến, chất lượng sẽ bị giảm sút và so với các sản phẩm cùng loại sẽ bị tụt hậu. Trong quản lý vì chất lượng, muốn cải tiến không ngừng phải thường xuyên đo, thử sản phẩm của mình.
  17. YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SỐ 3: Làm việc theo tổ đội Tổ đội là đơn vị cơ sở làm chất lượng, ở đó các yếu tố chất lượngtác động, dù cho qui mô sản xuất và loại hình công ty như thế nào. Đó là nơi có thể thực hiện những sáng kiến định hướng vào khách hàng và những việc cải tiến, nâng cao liên tục nhằm vào chất lượng. Những cải tiến có ý nghĩa về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chính là những cải tiến từ trong sản xuất hay các khâu đưa đến dịch vụ đó. Những cải tiến đểå nâng cao chất lượng phải là những cải tiến từ các công đoạn sản xuất.
  18. YẾU TỐ CHẤT LƯỢNG SỐ 4: Lãnh đạo Có nhiều chức năng hay vai trò mà người lãnh đạo phải có. Hai vai trò quan trọng nhất mà người lãnh đạo phải có là: tầm nhìn và tạo thuận lợi để đạt mục tiêu.Định hướng vào khách hàng thì lãnh đạo phải có tầm nhìn, làm thế nào để đạt theo định hướng đó trong mỗi việc cụ thể. Công ty cần phải biết đưa những nhận thức về chất lượng vào những tổ nhóm sản xuất. Bản thân mỗi nhóm phải có nỗ lực chung để phát triển, thể hiện ở các quyết định của mình.Và lúc đó, vài trò của người lãnh đạo là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm ra những quyết định và thực hiện những quyết định nhằm vào một hướng chung. Lãnh đạo không làm thay nhóm.
  19. HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG Các nguyên tắc của Quản lý vì chất lượng được thể hiện trong sơ đồ tiến trình chất lượng. SƠ ĐỒ TIẾN TRÌNH CHẤT LƯỢNG A Thử nghiệm Thiết kế và Nghiên cứu K thiết kế lại Khách hàng h B á c Dây chuyền sản xuất h C h à D Thử nghiệm trong n sản xuất và các g kết quả sản xuất
  20. Khái niệm Khách hàng nội bộ: Mỗi khâu trong sản xuất là khách hàng của khâu trước đó và là nhà cung cấp nhiên liệu cho khâu sau. Như vậy định hướng khách hàng không chỉ có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra phải thỏa mãn khách hàng khi họ mua hàng mà còn có nghĩa nội bộ, bộ phận hay khâu này sản xuất ra bán thành phẩm cho khâu sau, phải thỏa mãn các yêu cầu chất lượng của khâu sau, không giao cho khâu sau sản phẩm chưa đạt yêu cầu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2