Đắm mình.
lượt xem 5
download
Tối đa năng suất nhờ nâng cao khả năng tập trung Tập trung là gì? Hãy thử phân tích ví dụ sau. Bạn đã bao giờ thấy một bà mẹ phải vất vả lắm lôi đứa con gái khỏi món đồ chơi nào đó hoặc một hành động nào đó chưa? Cảnh tượng khá phổ biến ấy đã cho ta thấy: Trẻ con có khả năng tập trung rất cao và không dễ gì khiến chúng thay đổi sự tập trung đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đắm mình.
- Đắm mình
- Tối đa năng suất nhờ nâng cao khả năng tập trung Tập trung là gì? Hãy thử phân tích ví dụ sau. Bạn đã bao giờ thấy một bà mẹ phải vất vả lắm lôi đứa con gái khỏi món đồ chơi nào đó hoặc một hành động nào đó chưa? Cảnh tượng khá phổ biến ấy đã cho ta thấy: Trẻ con có khả năng tập trung rất cao và không dễ gì khiến chúng thay đổi sự tập trung đó. Khả năng tập trung hoàn toàn khi làm việc có vẻ là một khả năng thiên phú và tự nhiên với trẻ nhỏ nhưng lại là thách thức lớn nhất cho tất cả chúng ta. Chúng ta không thể nào tập trung được để rồi gặp thất bại với chính công việc đó. Tuy nhiên một vài người vẫn có khả năng tập trung hoàn hảo vào công việc và thể hiện kết quả rất tuyệt vời. Những nhà tâm lý học hiện đại gọi tình trạng hoàn toàn tập trung vào công việc là “đắm mình”. Mihaly Csikszentmihalyi là người đầu tiên mô tả ý tưởng này và cho rằng tình trạng có thể đạt được tập trung hoàn toàn có thể áp dụng cho mọi hoạt động. Theo Csikszentmihalyi “đắm mình” là “hoàn toàn tập trung vào một hoạt động. Không còn bản ngã. Không còn thừi gian. Mọi động tác, cử chỉ và suy nghĩ đều hướng theo và hòa nhịp, giống như đang chơi một bản nhạc. Toàn thân bạn chìm ngập và kỹ năng thăng hoa tới mức cao nhất: Vậy làm sao có thể bước vào trạng thái tuyệt vời đó? Tạo ra môi trường thuận lợi
- Trạng thái tập trung sẽ dễ dàng đạt được khi: Bạn chịu đủ áp lực để tiếp tục, nhưng không nhiều đến mức buông xuôi Tin rằng mình đủ kỹ năng để làm tốt Kiểm soát được sự xao nhãng Chú tâm vào công việc chứ không phí thời gian phân tích và đánh giá khả năng của mình Thoải mái nhưng tỉnh táo Suy nghĩ tích cựcvà tránh xa các suy nghĩ tiêu cực Trong môi trường công sở bận rộn như ngày nay, một số quy tắc xem chừng rất khó để thực hiện. Điện thoại reo liên tục, email tới tấp và đồng nghiệp hỏi han cứ quấy rầy bạn không ngừng. Trong lúc đó, đầu bạn mải mê suy nghĩ chuyện cá nhân hoặc băn khoăn về các vấn đề phát sinh trong công việc và chẳng tập trung được vào công việc. Do đó nếu muốn thật sự chú tâm vào công việc, bạn cần loại bỏ bớt các tác nhân gây xao nhãng bằng cách thực hành một vài quy tắc sau: Thoải mái và loại bỏ các tác nhân gây xao nhãng trong môi trường: Sắp xếp lại môi trường làm việc để tránh xao nhãng càng nhiều càng tốt. Xoay hướng bàn làm việc để không bị mọi người quay rầy. Sử dụng vách ngăn để giảm tiếng ồn. Điều chỉnh nội thất sao cho thoải mái nhất. Dọn dẹp nếu thấy khó chịu vì bụi bặm. Nhớ căn chỉnh nhiệt độ phù hợp và ánh sáng tốt.
- Ngăn ngừa quấy rầy từ xa:Dựng bảng “Xin đừng làm phiền”, tắt điện thoại, tắt hộp thư, không lướt web và làm mọi thứ để ngăn chặn các tác nhân thường xuyên khiến bạn xao lãng. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy mình hoàn thành xong công việc trong chỉ một giờ nếu không bị xao lãng so với bỏ ra vài giờ mới hoàn tất nếu bị các tác nhân quấy rối. Để tìm hiểu thêm, đọc mục Quản lý sự quấy rầy. Quản lý căng thẳng:Nhận diện nguồn gốc căng thẳng với Nhật kí căng thẳng và tích cực giảm thiểu hoặc tránh xa các tác nhân gây rối nhiều nhất, ví dụ như có quá nhiều việc phải làm. Đọc thêm bài Quản lý thời gian để biết cách xử lý. Nếu bạn chịu quá nhiều áp lực, sử dụng phương pháp hình tượng hóa việc nghỉ ngơi để khiến mình dịu xuống. Lập Danh sách việc cần làm và Chương trình hành động. Xử lý tác nhân gây phiền phức bằng cách viết xuống Danh sách việc cần làm hoặc Chương trình hành động. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy điều này có ích cho trí óc mình ra sao. Tương tự, bạn cũng nên viết những lo lắng của mình xuống và thiết lập thời gian xử lý chúng. Đừng làm quá nhiều việc cùng lúc, chỉ nên tập trung xử lý từng việc một thôi. Suy nghĩ tích cực. Rất khó tập trung nếu bạn cứ quẩn quanh với những ý nghĩ tiêu cực trong đầu. Ngoài ra, suy nghĩ tiêu cực còn gây áp lực lên công việc và mối quan hệ và thường khiến mọi việc trở nên xấu đi. Do đó bước đầu tiên để tập trung vào công việc là chấm dứt ngay việc suy nghĩ tiêu cực và học cách suy nghĩ tích cực.
- Những vận động viên thành công thường sử dụng phương pháp thư giãn và suy nghĩ tích cực khi đối mặt với cạnh tranh. Theo đó, họ xử lý cảm giác lo lắng bằng kỹ thuật thư giãn và nhắc bản thân ghi nhớ về những kỹ năng vốn dĩ giúp họ đạt được thành công. Và khi thi đấu, chạy, nhảy hoặc ném, họ hoàn toàn tập trung vào cuộc thi mặc kệ môi trường và tác nhân gây xao nhãng xung quanh. Đắm mình vào công việc Sau khi chuẩn bị xong, bạn có thể bắt đầu thực hiện kỹ năng tập trung của mình. Cố gắng tập trung vào một công việc trong một thời điểm và tránh xa những việc không liên quan khác. Và đó là lúc bạn thật sự nhập tâm vào công việc rồi. Bạn sẽ tích cực tham gia vào bất kì hoạt động nào mình quan tâm, từ đó không chỉ nâng cao hiệu suất công việc mà còn dễ dàng thành công hơn. Chú tâm dẫn tới hiệu quả, chú tâm dẫn tới vui vẻ, và chú tâm dẫn tới thành công. Điểm cốt lõi: Khi đạt được trạng thái chú tâm đắm mình, bạn có thể đạt được nhiều hơn vì mọi suy nghĩ và năng lượng đều được tập trung để thực hiện nhiệm vụ. Để đạt được trạng thái đó, bạn cần phải loại bỏ mọi tác nhân gây nhiễu khỏi môi trường quanh mình.
- Hơn nữa, bạn cần phải giải phóng bản thân khỏi lo lắng, bất an, tiêu cực và tất cả những “trạng thái tâm lý” cứ đi ra đi vào tâm trí. Đây là công việc khó khăn nhưng vẫn có thể đạt được nếu bạn tập thành thói quan đúng đắn ngay từ bây giờ. Áp dụng vào cuộc sống: Tìm cách cải thiện môi trường làm việc để chú tâm hiệu quả hơn và thường xuyên hơn. Nếu bạn đang làm việc trong một văn phòng mở, hãy sử dụng khu vực họp và nghỉ ngơi mỗi khi cần tập trung. Bạn cũng có thể sử dụng tai nghe để hạn chế tiếng ồn. Tự quy định không được lướt web và đọc thư cho đến khi nào hoàn thành xong công việc. Làm theo lời khuyên trên, thiết lập một hệ thống quản lý thời gian hiệu quả và bỏ qua các suy nghĩ căng thẳng cứ lởn vởn mãi trong đầu. Bạn sẽ thấy mình tập trung hơn một cách đáng ngạc nhiên nếu viết mọi thứ ra giấy. Nếu đang bế tắc với một nhiệm vụ nào đó, đừng tự mình xao nhãng và vội vã đi pha cà phê. Thay vào đó, nhắc mình nhớ lại những kỹ năng giúp phá vỡ vấn đề, và vẫn giữ tập trung vào nhiệm vụ đó để tìm ra giải pháp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết đàm phán giỏi
1 p | 1012 | 411
-
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 1
8 p | 258 | 102
-
Bài tập tự luận "Nguyên nhân dẫn tới thành công của cuộc đàm phán"
2 p | 375 | 87
-
Các bước giúp bạn đàm phán thành công
5 p | 279 | 71
-
Nghệ thuật nghe và trả giá trong đàm phán
4 p | 435 | 68
-
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 10
7 p | 172 | 50
-
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 4
5 p | 157 | 49
-
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 5
8 p | 176 | 47
-
Tâm lí đám đông và Phân tích cái Tôi - 6
6 p | 153 | 45
-
Ba bước ngoặc trong đàm phán thương mại
6 p | 149 | 37
-
5 bước giúp đàm phán thành công
15 p | 148 | 33
-
Đàm phán để tạo lập "liên minh đối thủ" cùng thu lợi
4 p | 119 | 26
-
101 BÍ QUYẾT ĐÀM PHÁN THÀNH CÔNG (Phần 25)
4 p | 128 | 22
-
Bước biến đam mê thành nghề nghiệp
1 p | 152 | 19
-
Kỹ năng về đàm phán thương lượng phần 2
10 p | 132 | 19
-
Chiến thuật đàm phán tăng lương
4 p | 134 | 18
-
Đàm phán giải phóng con tin
7 p | 155 | 16
-
Đàm phán lương – “Win – Win” không quá khó!
3 p | 85 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn