Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 75 - 80<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ THỰC VẬT<br />
TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ<br />
Đặng Kim Vui, Hoàng Văn Hùng*<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là một trong 30 VQG trên lãnh thổ Việt Nam, thuộc 2 trong 6 bậc<br />
phân hạng các Khu bảo vệ của thế giới. VQG Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái<br />
phong phú, đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan. Đặc biệt,<br />
đây là VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi ở nước ta. Để đánh giá tính đa dạng cũng như<br />
công tác bảo tồn ĐDSH của khu hệ thực vật (HTV), 3 tuyến điều tra với 9 ô tiêu chuẩn, chia làm 45 ô<br />
dạng bản đã được lập. Nghiên cứu đã thống kê được VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái chính với 6<br />
ngành, 1217 loài, 680 chi thực vật chia làm 4 dạng sống cơ bản, trong đó có 40 loài có tên trong sách đỏ<br />
Việt Nam và phát hiện thêm một số loài mới bổ sung cho HTV Việt Nam. Đồng thời xác định được giá<br />
trị sử dụng to lớn của 1171 trên 1217 loài thực vật, chiếm 96,22 % cũng như cơ hội và thách thức trong<br />
công tác bảo tồn đa dạng ở VQG Xuân Sơn. Từ kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm<br />
góp phần bảo tồn khu HTV của VQG Xuân Sơn và nghiên cứu cũng đề nghị cần có những nghiên cứu<br />
sâu hơn về mối quan hệ của HTV tại đây với sự phân bố của loài.<br />
Từ khóa: Đa dạng sinh học, khu hệ thực vật, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, VQG Xuân Sơn<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn nằm ngay<br />
tại điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, cửa<br />
ngõ của vùng Tây Bắc, thuộc địa bàn huyện<br />
Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Do nằm trong khu<br />
vực giao tiếp của hai luồng động – thực vật<br />
Mã Lai và Hoa Nam nên VQG Xuân Sơn<br />
được đánh giá là rừng có tính ĐDSH cao, đa<br />
dạng địa hình đã kiến tạo nên đa dạng cảnh<br />
quan và hệ sinh thái (Trần Minh Hợi, Nguyễn<br />
Xuân Đặng 2008).<br />
Với tổng diện tích 15.048 ha, Xuân Sơn là<br />
VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi<br />
đá vôi (2.432 ha). Đây là nơi sinh sống và tồn<br />
tại của HTV phong phú, đa dạng, đặc biệt là<br />
các loài thực vật cổ độc đáo thuộc ngành hạt<br />
trần, trong đó có nhiều loài quý hiếm cần<br />
được bảo vệ ở mức độ quốc gia và toàn cầu.<br />
Giá trị bảo tồn của Xuân Sơn càng trở nên có<br />
ý nghĩa khi diện tích và chất lượng rừng tự<br />
nhiên trong toàn quốc đang giảm mạnh do các<br />
hoạt động khai thác và sản xuất nông nghiệp.<br />
Trên thế giới theo thống kế có khoảng 1,75<br />
triệu loài đã được xác định, nhưng theo dự<br />
đoán các loài di động khoảng 5-30 triệu loài.<br />
Điều đó chứng tỏ còn hàng triệu loài vẫn chưa<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989 372386, Email: hvhungtn74@yahoo.com<br />
<br />
được xác định (Sadava et al., 2010). Việt<br />
Nam được xác định là một trong 20 quốc gia<br />
giầu ĐDSH nhất thế giới (TTNCTNMT,<br />
2005), các tác giả người Pháp từ thế kỷ 19 đã<br />
thống kê được 7000 loài thực vật có mạch ở<br />
nước ta (Phan Kế Lộc, 1985). Các nhà khoa<br />
học đã thống kê được hơn 10.000 loài thực<br />
vật, theo dự đoán nước ta có khoảng 12,000<br />
loài thực vật bậc cao có mạch (vascular plant)<br />
(Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2001).<br />
Bảo tồn ĐDSH đóng góp quan trọng vào quá<br />
trình giảm quy mô của biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH) và giảm các tác động tiêu cực đó<br />
bằng tăng khả năng phục hồi cho các hệ sinh<br />
thái. Bởi vậy, các thách thức về ĐDSH và<br />
BĐKH cần được giải quyết đồng thời với<br />
cùng mức ưu tiên (Buckney et al., 2011).<br />
Chúng ta cần một tầm nhìn mới về ĐDSH cho<br />
một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai<br />
bền vững của nhân loại (Hoang Van Hung et<br />
al., 2011).<br />
Đánh giá bảo tồn ĐDSH và thống kê các loài<br />
sinh vật vẫn được thực hiện thường xuyên ở<br />
nước ta và các nước trên thế giới (Brummitt,<br />
1992). Trong thời gian gần đây nhiều loài mới<br />
tiếp tục được phát hiện như phát hiện như:<br />
loài Bách vàng, Thông đỏ phân bố ở Hà<br />
Giang, Cao Bằng; nhiều loài bò sát, thú v.v.<br />
cũng mới được phát hiện ở nước ta.<br />
75<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Nghiên cứu này tập trung đánh giá hiện trạng<br />
ĐDSH thực vật tại VQG Xuân Sơn và định<br />
hướng các biện pháp bảo tồn ĐDSH cho khu<br />
vực nghiên cứu.<br />
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, tài<br />
liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.<br />
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực<br />
tiếp bằng phiếu điều tra. Đối tượng được<br />
phỏng vấn là chủ rừng, các cơ quan chuyên<br />
môn và người dân địa phương để nắm được<br />
các thông tin về điều kiện tự nhiên, trạng thái<br />
của rừng, tên địa phương của một số loài thực<br />
vật cùng những tác động của con người và<br />
động vật đến HTV.<br />
- Phương pháp phân loại và lấy mẫu: được<br />
thực hiện tại hiện trường. Xác định tên loài,<br />
tên địa phương, taxon và xây dựng bảng danh<br />
lục các loài.<br />
- Điều tra đánh giá theo tuyến: Chọn và lập<br />
tuyến điều tra đại diện cho khu vực nghiên<br />
cứu. Các tuyến điều tra lấy ranh giới là đường<br />
mòn, sông, suối, khe nước và trên bản đồ hiện<br />
trạng. Trên tuyến điều tra tiến hành điều tra,<br />
xác định: thành phần, kiểu rừng, công dụng<br />
và giá trị của thực vật. Có 3 tuyến điều tra<br />
được lập, gồm tuyến đường vào xóm Lạng,<br />
xóm Lấp, xóm Cỏi. Dọc mỗi tuyến điều tra<br />
<br />
101(01): 75 - 80<br />
<br />
lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC), tất cả gồm 9 ÔTC.<br />
Hình dạng, kích thước và cấu trúc mỗi ÔTC:<br />
<br />
Hình 1: Hình dạng và bố trí ÔTC, ÔDB<br />
<br />
+ Trong ÔTC: liệt kê tất cả các loài thực vật<br />
bậc cao có mạch và nhận biết công dụng của<br />
các loài thực vật.<br />
+ Trong ÔDB: tiến hành điều tra tầng cây tái<br />
sinh, cây bụi và thảm tươi, đánh giá tình hình<br />
sinh trưởng, công dụng của các loài cây.<br />
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử<br />
lý trên các phần mềm chuyên dụng: PRIMER<br />
5.0 và Excel.<br />
Thiết bị, vật dụng nghiên cứu.<br />
- Các loại thước đo: thước kẹp, thước dây,<br />
thước Blumeiss, GPS Trimble Juno SB, bản<br />
đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng VQG.<br />
- Thời gian nghiên cứu: năm 2012.<br />
<br />
Bảng 1. Diện tích các sinh cảnh ở VQG Xuân Sơn<br />
Kiểu sinh cảnh<br />
<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
%<br />
<br />
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới<br />
<br />
1733<br />
<br />
11.5<br />
<br />
Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi xương xẩu<br />
<br />
1549<br />
<br />
10.3<br />
<br />
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy<br />
<br />
1156<br />
<br />
7.7<br />
<br />
Rừng thứ sinh tre nứa<br />
<br />
639<br />
<br />
4.2<br />
<br />
Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh<br />
<br />
4624<br />
<br />
30.7<br />
<br />
Rừng trồng<br />
<br />
21<br />
<br />
0.1<br />
<br />
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp<br />
<br />
2218<br />
<br />
14.7<br />
<br />
Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đất đá vôi xương xẩu<br />
<br />
833<br />
<br />
5.9<br />
<br />
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi thấp<br />
<br />
531<br />
<br />
3.5<br />
<br />
Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh á nhiệt đới núi thấp<br />
<br />
303<br />
<br />
2<br />
<br />
Thảm cây nông nghiệp và dân cư<br />
<br />
1369<br />
<br />
9.1<br />
<br />
22<br />
<br />
0.1<br />
<br />
15048<br />
<br />
100<br />
<br />
Hồ nước<br />
Tổng<br />
<br />
76<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 75 - 80<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đa dạng sinh học Khu hệ thực vật của VQG Xuân Sơn<br />
VQG Xuân Sơn có 7 hệ sinh thái (HST) chính: Rừng trên núi đá vôi; rừng rên núi đất; trảng cỏ<br />
cây bụi, tre nứa; HST nông nghiệp, khu dân cư; HST rừng trồng và HST thủy vực. Trong đó,<br />
HST rừng trên núi đá vôi có nhiều nét độc đáo với 12 kiểu sinh cảnh khác nhau.<br />
Đa dạng các bậc taxon thực vật<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thực vật VQG Xuân Sơn khá phong phú và đa dạng.<br />
Bao gồm 6 ngành: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta); Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta);Ngành<br />
thông (Pinophyta); Ngành thông đất (Lycopodiphyta); Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta);<br />
Khuyết lá thông (Psilotophyta). Sự phân bố của các taxon trong các ngành không đồng đều, được<br />
thể hiện tại bảng 2.<br />
Bảng 2. Bảng phân bố các Taxon khác nhau trong hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn<br />
Ngành thực vật<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Ngành Ngọc lan<br />
Ngành Dương xỉ<br />
Ngành Thông<br />
Ngành Thông đất<br />
Ngành cỏ tháp bút<br />
Khuyết lá thông<br />
<br />
Magnoliophyta<br />
Polypodiophyta<br />
Pinophyta<br />
Lycopodiphyta<br />
Equisetophyta<br />
Psilotophyta<br />
Tổng<br />
<br />
Số họ<br />
Số họ<br />
%<br />
151<br />
83.9<br />
22<br />
12.2<br />
3<br />
1.6<br />
2<br />
1.1<br />
1<br />
0.6<br />
1<br />
0.6<br />
180<br />
100<br />
<br />
Số chi<br />
Số chi<br />
%<br />
633<br />
93<br />
38<br />
5.9<br />
4<br />
0.5<br />
3<br />
0.4<br />
1<br />
0.1<br />
1<br />
0.1<br />
680<br />
100<br />
<br />
Số loài<br />
Số loài<br />
%<br />
1130<br />
92.8<br />
74<br />
6.1<br />
5<br />
0.4<br />
6<br />
0.5<br />
1<br />
0.1<br />
1<br />
0.1<br />
1217<br />
100<br />
<br />
Đa dạng thành phần loài thực vật.<br />
VQG Xuân Sơn có Khu hệ thực vật rất phong phú và đa dạng thể hiện ở số lượng loài, họ và chi.<br />
Theo kết quả nghiên cứu, Xuân Sơn có tất cả 1217 loài thực vật bậc cao thuộc 680 chi và 180 họ.<br />
Sự đa dạng thành phần loài trong các họ thực vật.<br />
Trong 180 họ thực vật có 35 họ chỉ có 1 loài, 71 họ có 2 - 4 loài, 33 họ có 5 - 9 loài, 13 họ có trên<br />
20 loài.<br />
Bảng 3: Những họ thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Tên phổ thông<br />
Họ thầu dầu<br />
Họ cà phê<br />
Họ Dẻ<br />
Họ dâu tằm<br />
Họ cúc<br />
Họ phong lan<br />
Họ hòa thảo<br />
Họ đơn nem (cơm nguội)<br />
Họ long não<br />
Họ tếch<br />
Họ cói<br />
Họ ráy<br />
Họ gừng<br />
Tổng<br />
<br />
Tên latinh<br />
Euphobiaceae<br />
Rubiaceae<br />
Fabaceae<br />
Moraceae<br />
Asteraceae<br />
Orchidaceae<br />
Poaceae<br />
Myrsinaceae<br />
Lauraceae<br />
Verbenaceae<br />
Cyperaceae<br />
Araceae<br />
Zingiberaceae<br />
<br />
Số loài<br />
60<br />
49<br />
38<br />
35<br />
34<br />
32<br />
27<br />
24<br />
23<br />
23<br />
21<br />
20<br />
20<br />
406<br />
<br />
%<br />
14.78<br />
12.07<br />
9.36<br />
8.62<br />
8.37<br />
7.88<br />
6.65<br />
5.92<br />
5.66<br />
5.66<br />
5.17<br />
4.93<br />
4.93<br />
100<br />
<br />
Sự đa dạng thành phần loài trong các chi thực vật.<br />
VQG Xuân Sơn có 680 chi, trong đó đặc biệt đa dạng nhất là chi Ficus 24 loài, chi Ardisia 13 loài và<br />
nhiều chi khác đã tạo nên hệ thực vật nhiệt đới phong phú và giàu có trong hệ thưc vật nói trên.<br />
77<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 75 - 80<br />
<br />
Bảng 4: Những chi thực vật đa dạng nhất ở VQG Xuân Sơn<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
<br />
Tên chi<br />
Ficus<br />
Ardisia<br />
Piper<br />
Polygonum<br />
Denrobium<br />
Diopiros<br />
Elaeocarpus<br />
Hediotis<br />
Psitrotri<br />
Bauhinia<br />
Begonia<br />
Carex<br />
Callicarpa<br />
<br />
Số loài<br />
24<br />
13<br />
9<br />
9<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
7<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
<br />
STT<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
<br />
Tên chi<br />
Clerodendrum<br />
Cyperus<br />
Desmodium<br />
Dioscorea<br />
Helicia<br />
Maesa<br />
Solanum<br />
Garcinia<br />
Pteris<br />
Rhododendron<br />
Schefflera<br />
Syzygium<br />
Dectaria<br />
<br />
Số loài<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
6<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
5<br />
<br />
Đa dạng về thành phần dạng sống thực vật ở KVNC<br />
Trong quá trình nghiên chúng tôi đã thống kê được 4 nhóm dạng sống cơ bản trong KVNC, đó là:<br />
Dạng thân gỗ, dạng thân bụi, dạng thân thảo, dạng thân leo. Sự phân bố cụ thể thành phần dạng<br />
sống trong từng ngành thực vật.<br />
Bảng 5: Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
Tổng<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Ngành<br />
<br />
Thân gỗ<br />
Số<br />
%<br />
loài<br />
<br />
Thân bụi<br />
Số<br />
%<br />
loài<br />
<br />
Thân thảo<br />
Số<br />
%<br />
loài<br />
<br />
Ngành Thông đất<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
6<br />
0.49<br />
(Lycopodiophyta)<br />
Ngành Mộc tặc<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0.08<br />
(Equisetophyta)<br />
Ngành Dương xỉ<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
58<br />
4.77<br />
(Polypodiophyta)<br />
Ngành Mộc lan<br />
386<br />
31,72<br />
114<br />
9.37<br />
465<br />
38.21<br />
(Magnoliophyta)<br />
Ngành thông<br />
2<br />
0.16<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
(Pinophyta)<br />
Khuyết lá thông<br />
0<br />
0<br />
1<br />
0.08<br />
0<br />
0<br />
(Psilophyta)<br />
100%<br />
31.88%<br />
9.45%<br />
43.55%<br />
Bảng 6: Bảng phân loại công dụng và giá trị các loài thực vật<br />
Công dụng, giá trị<br />
Cây làm thuốc<br />
Cây lấy gỗ<br />
Cây ăn được (Quả, Rau v.v.)<br />
Cây cho hoa, làm cảnh, bóng mát<br />
Cây cho tinh dầu<br />
Cây dùng đan lát<br />
Cây làm thức ăn cho gia súc<br />
Cây cho dầu béo<br />
Cây có độc<br />
Tổng<br />
<br />
Kí hiệu<br />
T<br />
G<br />
Q,R<br />
Ca<br />
TD<br />
Đa<br />
Tags<br />
D<br />
Đ<br />
<br />
Thân leo<br />
Số<br />
%<br />
loài<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
16<br />
<br />
1.31<br />
<br />
165<br />
<br />
13.56<br />
<br />
3<br />
<br />
0.24<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15.12%<br />
Số loài<br />
665<br />
202<br />
132<br />
90<br />
41<br />
12<br />
12<br />
9<br />
8<br />
1.171<br />
<br />
78<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đặng Kim Vui và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Như vậy, dạng sống thân thảo chiếm ưu thế<br />
nhất trong 4 dạng sống được xác định tại<br />
KVNC với 530 loài chiếm 43.55%. Tiếp đến<br />
là dạng sống thân gỗ với 388 loài chiếm<br />
31.88%, dạng thân leo chiếm 15.12% với 184<br />
loài và dạng thân bụi chiếm tỷ lệ thấp nhất<br />
với 115 loài chiếm 9.45%.<br />
Các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở<br />
VQG Xuân Sơn.<br />
Hệ thực vật VQG Xuân Sơn đang phải chịu<br />
rất nhiều sức ép do hoạt động dân sinh. Đó là<br />
nạn chặt phá rừng, chặt gỗ, củi làm nguyên<br />
liệu sản xuất hoặc làm củi,… Hậu quả là diện<br />
tích rừng giảm đi nhanh chóng, đi kèm với<br />
các nguy cơ sinh thái dẫn đến một số loài bị<br />
tuyệt chủng và có nguy cơ tuyệt chủng ngày<br />
càng cao. Theo thống kê, hệ thực vật VQG<br />
Xuân Sơn có tổng số 40 loài ghi trong sách đỏ<br />
Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP,<br />
chiếm chiếm 3,29% tổng số loài. Đặc biệt có<br />
10 loài trong SĐVN đang nguy cấp cần được<br />
bảo tồn và nhân giống như: Trọng lâu nhiều<br />
lá (Paris polyphylla Sm.); Kim tuyến đá vôi<br />
(Anoectochilus calcareus Aver); Táu nước<br />
(Vatica subglabra Merr.) .v.v.<br />
Đa dạng về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên<br />
thực vật ở VQG Xuân Sơn<br />
Công dụng của các loài thực vật trong VQG<br />
Xuân Sơn phân thành 9 nhóm sau: Nhóm cây<br />
lấy gỗ (G), nhóm cây làm thuốc (T), nhóm<br />
cây làm cảnh (Ca), nhóm cây có tinh dầu<br />
(TD), nhóm cây ăn được-Q,R, nhóm cây dùng<br />
để đan lát (Đa), nhóm cây làm thức ăn gia súc<br />
(Tags), nhóm cây có dầu béo (D), nhóm cây<br />
có độc (Đ).<br />
Qua điều tra, thống kê và thu thập số liệu đã<br />
xác định được 1.171 trên 1.217 loài thực vật<br />
(chiếm 96,22%) tại VQG Xuân Sơn thuộc vào<br />
9 nhóm trên.<br />
Công tác quản lý, bảo vệ, phân chia các khu<br />
chức năng của VQG Xuân Sơn.<br />
VQG Xuân Sơn đã kiện toàn hệ thống tổ chức<br />
quản lý, thành lập ban quản lý VQG. Ban<br />
quản lý VQG đã biết huy động người dân<br />
tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ khu<br />
bảo tồn; làm tốt công tác tuyên truyền nâng<br />
cao nhận thức, làm cho người dân hiểu được<br />
lợi ích của công tác bảo tồn thiên nhiên và<br />
<br />
101(01): 75 - 80<br />
<br />
môi trường; phân khu chức năng để nâng cao<br />
hiệu quả quản lý v.v. Đặc biệt, chú trọng công<br />
tác bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu<br />
nguồn, phòng cháy chữa cháy, quản lý và sử<br />
dụng bền vững tài nguyên rừng với sự tham<br />
gia của cộng đồng.<br />
Theo số liệu của Hạt kiểm lâm Tân Sơn từ<br />
năm 2007 đến năm 2010 trên địa bàn VQG<br />
Xuân Sơn xẩy ra 153 vụ khai thác, buôn bán<br />
và vận chuyển lâm sản trái phép. Công tác<br />
bảo tồn ĐDSH khu HTV còn nhiều khó khăn,<br />
thách thức cần giải quyết như: cháy rừng,<br />
trình độ dân trí thấp, nạn du canh du cư, đội<br />
ngũ cán bộ, nhân viên quản lý còn thiếu, đặc<br />
biệt cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật,<br />
trang thiết bị còn rất hạn chế.<br />
Đề xuất các giải pháp bảo tồn ĐDSH khu hệ<br />
thực vật VQGXS, tỉnh Phú Thọ.<br />
Giải pháp kĩ thuật:<br />
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình sử dụng bền<br />
vững tài nguyên sinh vật.<br />
- Tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng<br />
để phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH khu<br />
hệ thực vật VQG Xuân Sơn, đặc biệt HTV<br />
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi.<br />
Giải pháp quản lí:<br />
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý<br />
VQG, gắn liền công tác quản lý nhà nước với<br />
công tác tự quản của người dân.<br />
- Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và<br />
đại diện các nhóm cộng đồng địa phương.<br />
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa<br />
học ứng dụng trong bảo tồn ĐDSH khu HTV.<br />
- Tăng cường giám sát đánh giá và điều chỉnh<br />
kế hoạch quản lý cho phù hợp để hạn chế yếu<br />
điểm và thách thức, phát huy điểm mạnh, tận<br />
dụng cơ hội để vừa khai thác lợi ích kinh tế<br />
vừa bảo tồn được ĐDSH của khu HTV.<br />
KẾT LUẬN<br />
- Với tổng diện tích tự nhiên là 15.048 ha,<br />
VQG Xuân Sơn có hệ thực vật rừng vô cùng<br />
phong phú và đa dạng gồm 180 họ, 680 chi và<br />
1217 loài ở các ngành thực vật khác nhau. Hệ<br />
sinh thái đặc trưng là rừng nguyên sinh trên<br />
núi đá vôi với nhiều loài thực vật quý hiếm có<br />
giá trị bảo tồn cao.<br />
79<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />