Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THẢI SẮT<br />
BẰNG DEFERASIROX TRÊN BỆNH NHÂN THALASSEMIA<br />
PHỤ THUỘC TRUYỀN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU- HUYẾT HỌC<br />
Nguyễn Thị Hồng Hoa*, Võ Thị Kim Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị thải sắt bằng Deferasirox trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng, tiền cứu trên bệnh<br />
nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá tải sắt điều trị tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học từ tháng<br />
8/2013 đến tháng 12/2014<br />
Kết quả: Có 29/33 bệnh nhân hoàn tất 1 năm điều trị. Mức LIC lúc đầu là 21,5 ± 8,6 mg/gdw và ferritin<br />
huyết thanh là 2926 ± 1610 ng/ml. Sau 1 năm điều trị Deferasirox, tỷ lệ thành công là 89,7%; LIC trung bình<br />
giảm -10,2 ± 6,3 mg/gdw (p < 0,0001) và ferritin huyết thanh trung bình giảm -485 ± 1102 ng/ml (p = 0,02). Hầu<br />
hết (93,7%) đều tăng liều, liều DFX khi kết thúc nghiên cứu (31,7 ± 5 mg/kg/ngày) cao hơn so với khi bắt đầu<br />
nghiên cứu (20,9 ± 1,9 mg/kg/ngày). Có 51,5% bệnh nhân ghi nhận có biến cố bất lợi. Các biến cố bất lợi phổ biến<br />
thường gặp nhất là tăng creatinin và tăng men gan thoáng qua, đau bụng.<br />
Kết luận: Deferasirox hiệu quả trong việc thải sắt trên bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền máu có quá<br />
tải sắt mức độ nặng, thể hiện qua giảm ferritin huyết thanh và LIC. Deferasirox nhìn chung được dung nạp tốt<br />
mà không có biến cố bất lợi nào mới so với các nghiên cứu đã được công bố.<br />
Từ khóa: thải sắt, Deferasirox, thalassemia phụ thuộc truyền máu, quá tải sắt<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EFFICACY OF DEFERASIROX ON TRANSFUSION DEPENDENT THALASSEMIA AT BLOOD<br />
TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL<br />
Nguyen Thi Hong Hoa, Vo Thi Kim Hoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 4 - 2015: 96 - 103<br />
Objective: Evaluate the efficacy of Deferasirox on transfusion dependent thalassemia patients<br />
Methods: The prospective clinical 1-year study on transfusion dependent thalassemia patients at Blood<br />
transfusion and hematology from Aug 2013 to Dec 2014.<br />
Results: 29/33 enrolled patients completed 1- year treatment. Mean baseline LIC was 21.5 ± 8.6 mg/gdw and<br />
mean serum ferritin was 2926 ± 1610 ng/ml. After 1 yr’s Deferasirox treatment, the treatment success rate was<br />
89.7%; a mean reduction in LIC of -10.2 ± 6.3 mg/gdw (p < 0.0001) and a mean reduction in serum ferritin of 485 ± 1102 ng/ml (p = 0.02). Most patients (93.7%) underwent dose increases, the dose at the end (31.7 ± 5<br />
mg/kg/d) was higher than the dose at baseline (20.9 ± 1.9 mg/kg/d). Adverse events were reported by 51.5%<br />
patients overall. The most common drug- related adverse events were temporarily increased serum creatinine and<br />
alanine aminotransferase/aspartate aminotransferase, abdominal pain.<br />
* Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh<br />
** Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Hồng Hoa ĐT: 0903187501<br />
<br />
96<br />
<br />
Email: bshonghoa@yahoo.com.vn<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Deferasirox is effective in the removal of liver iron in the heavily iron- overload patients with<br />
transfusion dependent thalassemia, by reduction in LIC and serum ferritin. Deferasirox was well tolerated with no<br />
new adverse events in the previous studies.<br />
<br />
Keywords: Iron chelation, Deferasirox, transfusion dependent thalassemia, iron overload<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thalassemia là bệnh lý thiếu máu tán huyết<br />
di truyền phổ biến nhất trên thế giới. Để kéo dài<br />
thời gian sống, bệnh nhân cần phải được truyền<br />
máu định kỳ. Sắt dư thừa do máu truyền vào sẽ<br />
lắng đọng tại các cơ quan như tim, gan, tuyến<br />
nội tiết…làm suy yếu các cơ quan này và là<br />
nguyên nhân chính có thể làm bệnh nhân<br />
thalassemia tử vong, nhất là khi sắt lắng đọng ở<br />
tim(1). Deferasirox (DFX) là thuốc thải sắt dạng<br />
uống mới nhất được dùng khoảng 10 năm gần<br />
đây. Thuốc được khẳng định là hiệu quả trong<br />
thải sắt quá tải ở tim và gan(13).<br />
DFX được phép sử dụng tại Việt Nam từ<br />
giữa năm 2013 và đến nay chưa có nghiên cứu<br />
nào về DFX được công bố. Tại Bệnh viện<br />
Truyền máu- Huyết học, DFX được dùng cho<br />
bệnh nhân thalassemia quá tải sắt đầu tiên vào<br />
tháng 5/2013. Nghiên cứu này được tiến hành<br />
nhằm đánh giá hiệu quả thải sắt cũng như độ<br />
an toàn của DFX trên bệnh nhân thalassemia<br />
phụ thuộc truyền máu.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
hạn trên bình thường; Test HIV dương tính; mắc<br />
bệnh viêm gan B hay C tiến triển đang điều trị<br />
đặc hiệu, bệnh cơ tim, bệnh tâm thần, bệnh nhân<br />
là nữ có thai hay đang cho con bú hay bệnh nhân<br />
đang sử dụng những thuốc nghiên cứu khác<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Đây là thử nghiệm<br />
lâm sàng không nhóm chứng, tiền cứu.<br />
Tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên<br />
cứu sẽ được ngưng thuốc thải sắt khác trước đó<br />
1 ngày trước khi dùng liều DFX đầu tiên. Liều<br />
DFX khởi đầu trung bình là 20- 25 mg/kg/ngày;<br />
tăng liều nếu SF tăng hay SF ổn định > 1000<br />
ng/ml; giảm liều nếu SF giảm < 1000 ng/ml hay<br />
có tác dụng phụ như creatinin tăng > giới hạn<br />
trên, tăng men gan ≥ 3 lần giá trị bình thường,<br />
phát ban da. Mức tăng giảm liều là 5- 10<br />
mg/kg/ngày và liều tối đa là 40 mg/kg/ngày. Nếu<br />
SF < 500 ng/ml trong 2 lần xét nghiệm liên tiếp<br />
thì sẽ ngưng DFX và dùng lại khi SF > 1000<br />
ng/ml. Nếu men gan vẫn có khuynh hướng tăng<br />
> 5 lần giá trị bình thường dù đã can thiệp bằng<br />
thuốc ổn định men gan thì tạm ngưng DFX. Mục<br />
tiêu truyền máu là giữ Hb trước truyền ổn định<br />
ở mức 8- 9 g/dl đối với bệnh nhân ≤ 15 tuổi và 78 g/dl đối với bệnh nhân > 15 tuổi.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn nhận vào: Tất cả bệnh nhân<br />
thalassemia phụ thuộc truyền máu ≥ 2 tuổi được<br />
truyền máu tối thiểu 10 lần, có ferritin huyết<br />
thanh (SF) ≥ 1000 ng/ml, phân suất tống máu thất<br />
trái (LVEF) ≥ 56% và sắt ở gan (LIC) > 2 mg/gdw.<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả DFX dựa vào LIC. Thải<br />
sắt thành công nếu LIC giảm ≥ 3 đối với các<br />
trường hợp LIC lúc đầu > 10 mg/gdw, LIC từ 2- 7<br />
nếu LIC lúc đầu từ 7- 10 mg/gdw và LIC không<br />
tăng thêm nếu LIC lúc đầu từ 2- 7 mg/gdw(2,4,10,11);<br />
SF được đo lúc đầu và mỗi 3 tháng, là biến số hỗ<br />
trợ thêm cho việc đánh giá hiệu quả; T2* và<br />
LVEF góp phần đánh giá hiệu quả của DFX trên<br />
sắt ở tim, LIC được đo bằng MRI tại bệnh viện<br />
Chợ Rẫy, LVEF được đo tại bệnh viện Truyền<br />
máu - Huyết học.<br />
<br />
Bệnh nhân được loại khỏi nghiên cứu nếu có<br />
ALT hay AST ≥ 3 lần ngưỡng giới hạn trên bình<br />
thường; Creatinin huyết thanh > ngưỡng giới<br />
<br />
Độ an toàn được đánh giá mỗi tháng bằng<br />
cách ghi nhận các biến cố bất lợi và làm các xét<br />
nghiệm thường quy, gồm đếm số lượng tế bào<br />
<br />
Bệnh nhân thalassemia phụ thuộc truyền<br />
máu có quá tải sắt điều trị tại bệnh viện Truyền<br />
máu - Huyết học từ tháng 8/2013 đến tháng<br />
12/2014<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học<br />
<br />
97<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
máu, ALT, AST, creatinin huyết thanh. Biến cố<br />
bất lợi được ghi nhận trên tất cả bệnh nhân có<br />
dùng tối thiểu 1 liều DFX.<br />
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm<br />
STATA 10.0, với độ tin cậy 95%, ngưỡng p = 0,05<br />
được chọn có ý nghĩa thống kê. Biến số định tính<br />
được trình bày dưới dạng số tuyệt đối và tỷ lệ %.<br />
Biến số định lượng được trình bày dưới dạng số<br />
trung bình ± độ lệch chuẩn (mean ± SD) (nếu là<br />
phân phối bình thường) hay số trung vị và<br />
percentile 25% và 75% (median, 25%,75%) (nếu<br />
là phân phối không bình thường), giá trị nhỏ<br />
nhất (min) và giá trị lớn nhất (max). Sự khác biệt<br />
của biến số được phân tích bằng phép kiểm t test<br />
nếu là biến số định lượng, phép kiểm χ2 test hay<br />
Fisher test nếu là biến số định tính.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm bệnh nhân<br />
Tổng cộng có 33 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn<br />
vào nghiên cứu. Sau 1 năm, có 29 bệnh nhân<br />
hoàn tất nghiên cứu, không có ca nào tử vong.<br />
Trong 33 bệnh nhân, có 23 bệnh nhân trẻ em ≤ 15<br />
tuổi và 6 bệnh nhân người lớn > 15 tuổi với các<br />
đặc điểm như trong Bảng 1<br />
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân<br />
Biến số<br />
Tuổi trung bình (nhỏ nhất- lớn nhất)<br />
10 (6 - 38)<br />
(năm)<br />
Nam : Nữ (n)<br />
14 : 15<br />
Thalassemia Beta : Beta/HbE :<br />
11(37,9) : 14(48,3 )<br />
Alpha (n,%)<br />
: 4(13,8)<br />
Tiền căn viêm gan B (n,%)<br />
0<br />
Tiền căn viêm gan C (n,%)<br />
2 (6,9)<br />
Cắt lách (n,%)<br />
6 (20,7)<br />
DFO (n,%)<br />
1 (3,5)<br />
DFP (n,%)<br />
10 (34,5)<br />
DFO + DFP (n,%)<br />
18 (62)<br />
Thể tích máu đã truyền trong 1 năm<br />
133 ± 34,5<br />
nghiên cứu ± SD (ml/kg)<br />
Lượng sắt do truyền máu trong 1<br />
0,23 ± 0,06<br />
năm nghiên cứu ± SD (mg/kg/ngày)<br />
Hemoglobin trước truyền ± SD (g/dl)<br />
8 ± 0,4<br />
<br />
SD: standard deviation (độ lệch chuẩn)<br />
<br />
98<br />
<br />
Tình trạng quá tải sắt<br />
Tất cả bệnh nhân đều có quá tải sắt ở gan<br />
(LIC) mức độ từ vừa đến nặng với giá trị tuyệt<br />
đối LIC là 21,5 ± 8,6 mg/gdw. Nhóm trẻ em có<br />
LIC thấp hơn nhóm người lớn (19,5 ± 8,1 so với<br />
28,7 ± 6,3 mg/gdw) (p = 0,01). Nồng độ trung<br />
bình ferritin huyết thanh (SF) là 2926 ± 1610<br />
ng/ml. Giá trị trung bình T2* lúc đầu của mẫu<br />
nghiên cứu là 31,1 ± 10,8 ms; có 17,3% bệnh nhân<br />
có quá tải sắt ở tim (T2* ≤ 20 ms). Tất cả các<br />
trường hợp đều có phân suất tống máu thất trái<br />
(LVEF) bình thường 67,5 ± 2,7%. Phân tích giá trị<br />
SF, T2* và LVEF theo nhóm trẻ em và người lớn<br />
đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(Bảng 2).<br />
Bảng 2: Tình trạng quá tải sắt lúc đầu<br />
Biến số<br />
Trẻ em Người lớn<br />
Tất cả<br />
LIC 2- < 7 mg/gdw<br />
0<br />
(n,%)<br />
LIC 7- 15 mg/gdw<br />
7 (24,1%)<br />
(n,%)<br />
LIC > 15 mg/gdw<br />
22 (75,9%)<br />
(n,%)<br />
Giá trị trung bình LIC 19,5 ± 28,7 ± 6,3 21,5 ± 8,6<br />
± SD (mg/gdw)<br />
8,1<br />
Nồng độ trung bình 2685 ±<br />
3851 ± 2926 ± 1610<br />
SF ± SD (ng/ml)<br />
1507<br />
1793<br />
Giá trị trung bình T2* 32,5 ± 25,6 ± 15,3 31,1 ± 10,8<br />
± SD (ms)<br />
9,3<br />
Giá trị trung bình<br />
67,7 ± 66,6 ± 2,9 67,5 ± 2,7<br />
LVEF ± SD (%)<br />
2,7<br />
<br />
Liều Deferasirox thực dùng<br />
Liều DFX trung bình dùng trong 1 năm<br />
nghiên cứu là 26,6 ± 3,1 mg/kg/ngày, liều khi kết<br />
thúc nghiên cứu cao hơn so với khi bắt đầu<br />
nghiên cứu (31,7 ± 5 so với 20,9 ± 1,9<br />
mg/kg/ngày). Hầu hết các trường hợp (93,7%)<br />
đều tăng liều từ tháng thứ ba; có 24,1% giảm liều<br />
DFX do tác dụng phụ.<br />
<br />
Hiệu quả của Deferasirox trên LIC<br />
Tỷ lệ bệnh nhân điều trị thành công là 89,7%.<br />
Có 10,3% bệnh nhân thất bại (3/29), trong đó có 2<br />
bệnh nhân có LIC tăng thêm và 1 bệnh nhân có<br />
LIC lúc kết thúc là 9,6 so với lúc đầu là 9,8<br />
mg/gdw. Tỷ lệ thành công ở nhóm trẻ em và<br />
người lớn lần lượt là 91,3% và 83,3%.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
Sau 1 năm điều trị DFX, nồng độ LIC giảm ở<br />
tất cả bệnh nhân, ở nhóm quá tải sắt gan mức độ<br />
vừa và nặng lần lượt là -10,2 ± 6,3 mg/gdw (p <<br />
0,0001); -5,4 ± 4 mg/gdw (p = 0,01); -11,6 ± 6,2<br />
mg/gdw (p < 0,0001) (Bảng 3)<br />
Bảng 3: Thay đổi LIC sau 1 năm điều trị với<br />
Deferasirox<br />
LIC<br />
Lúc đầu Kết thúc<br />
∆ LIC<br />
p<br />
(mg/gdw)<br />
Tất cả<br />
21,5 ± 8,5 11,3 ± 6,6 -10,2 ± 6,3 < 0,0001<br />
LIC 7-15 11,1 ± 2,2 5,7 ± 2,3<br />
-5,4 ± 4 < 0,0001<br />
LIC > 15 24,7 ± 7,1 13,1 ± 6,6 -11,6 ± 6,2<br />
0,01<br />
<br />
Mức giảm LIC ở nhóm LIC mức độ nặng<br />
nhiều hơn nhóm mức độ vừa (-11,6 ± 6,2 so với 5,4 ± 4 mg/gdw (p = 0,02), mức giảm LIC ở nhóm<br />
DFX ≤ 25 thấp hơn nhóm DFX > 25 mg/kg/ngày<br />
(-5,6 ± 5,4 so với -11,3 ± 6,1mg/gdw (p= 0,04).<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có quá tải sắt ở gan mức độ<br />
nặng (> 15 mg/gdw) lúc đầu là 75,9% đã giảm<br />
còn 31% lúc kết thúc nghiên cứu. Trước điều trị<br />
không có trường hợp nào quá tải sắt ở gan mức<br />
độ nhẹ nhưng sau điều trị đã xuất hiện 37,9% có<br />
mức độ nhẹ (p = 0,008).<br />
<br />
Hiệu quả của Deferasirox trên Ferritin<br />
huyết thanh (SF)<br />
Sau 1 năm điều trị, mức giảm SF ở tất cả<br />
bệnh nhân, nhóm LIC mức độ vừa, nhóm LIC<br />
mức độ nặng lần lượt là -485 ± 1102 ng/ml (p =<br />
0,02); -46,5 ± 1114 ng/ml (p = 0,9); -624 ± 1086<br />
ng/ml (p = 0,01) (Bảng 4)<br />
Bảng 4: Thay đổi SF sau 1 năm điều trị DFX<br />
SF (ng/ml) Lúc đầu<br />
Tất cả<br />
2926 ±<br />
1610<br />
LIC 7-15<br />
2364 ±<br />
mg/gdw<br />
992<br />
LIC > 15<br />
3105 ±<br />
mg/gdw<br />
1742<br />
<br />
Kết thúc<br />
2441 ±<br />
1334<br />
2317 ±<br />
793<br />
2480 ±<br />
1478<br />
<br />
∆ SF<br />
-485 ±<br />
1102<br />
-46,5 ±<br />
1114<br />
-624 ±<br />
1086<br />
<br />
p<br />
0,02<br />
0,9<br />
0,01<br />
<br />
Mức giảm SF ở nhóm LIC mức độ nặng<br />
nhiều hơn mức độ vừa (-624 ± 1086 so với -46,5 ±<br />
1114 ng/ml) (p = 0,2). Mức giảm SF ở nhóm<br />
người lớn nhiều hơn nhóm trẻ em (-1690 ± 1187<br />
so với -170 ± 852 ng/ml) (p= 0,001).<br />
Sau 1 năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có SF ><br />
2500 ng/ml lúc đầu là 44,8% đã giảm còn 31%, tỷ<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lệ bệnh nhân có SF từ 1000-2500 ng/ml đã tăng từ<br />
55,2% lên 69% (p = 0,04)<br />
<br />
Ảnh hưởng của Deferasirox trên tim<br />
Sau 1 năm điều trị, mức tăng T2* ở tất cả<br />
bệnh nhân, nhóm LIC mức độ vừa, nhóm LIC<br />
mức độ nặng lần lượt là 1,2 ± 5,9 ms; 2,6 ± 6,1 ms;<br />
0,7 ± 5,9 ms. Tuy nhiên các sự khác biệt đều<br />
không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bệnh nhân có<br />
T2* ≤ 20 ms không đổi (17,3%)<br />
So sánh giá trị phân suất tống máu thất trái<br />
(LVEF) lúc đầu và sau 1 năm điều trị của mẫu<br />
nghiên cứu thì không có sự khác biệt (67,5 so với<br />
67,7 mg/gdw) cũng như theo mức độ LIC vừa và<br />
nặng thì cũng không có sự khác biệt.<br />
<br />
Biến cố bất lợi của Deferasirox<br />
Biến cố bất lợi được ghi nhận trên bệnh nhân<br />
có dùng ít nhất 1 liều DFX nên tổng số trường<br />
hợp được phân tích trên biến số này sẽ là 33<br />
trường hợp. Có 51,5% bệnh nhân ghi nhận có<br />
biến cố bất lợi xảy ra trong thời gian dùng thuốc,<br />
cụ thể được liệt kê trong bảng 5. Chúng tôi xét<br />
tình trạng tăng creatinin huyết thanh theo liều<br />
Deferasirox thì không thấy có sự khác biệt giữa 2<br />
nhóm dùng DFX ≤ 25 và > 25 mg/kg/ngày<br />
Bảng 5: Tỷ lệ các loại biến cố bất lợi<br />
Biến cố bất lợi<br />
Phát ban da<br />
Buồn nôn<br />
Nôn ói<br />
Đau bụng<br />
Tiêu chảy<br />
Giảm tiểu cầu < 100K/μl<br />
Tăng ALT/AST từ 3 - 5 lần<br />
giới hạn trên<br />
Tăng ALT/AST ≥ 5 lần giới<br />
hạn trên<br />
*<br />
Tăng creatinin<br />
<br />
Số lượng bệnh nhân (n,<br />
%)<br />
3 (9,1)<br />
1 (3)<br />
1 (3)<br />
4 (12,1)<br />
1 (3) (liều 40 mg/kg/ngày)<br />
1 (3)<br />
6 (20,6)<br />
3 (10,3)<br />
9 (31)<br />
<br />
* > 33% so với lúc đầu nhưng ≤ giới hạn trên, hai lần liên<br />
tiếp<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu<br />
tiên ở Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả và độ<br />
an toàn của DFX ở bệnh nhân thalassemia. Mẫu<br />
nghiên cứu có đặc điểm là quá tải sắt nặng dù<br />
<br />
99<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
đang dùng thuốc thải sắt trước đó. Giá trị LIC<br />
trung bình và SF trung bình lúc đầu đều cao hơn<br />
ngưỡng được xem là có dự hậu không tốt. Giá trị<br />
tuyệt đối trung bình LIC lúc đầu đo được là 21,5<br />
± 8,6 mg/gdw. Không có trường hợp nào quá tải<br />
sắt ở gan mức độ nhẹ. Khi phân tích tình trạng<br />
quá tải sắt ở gan lúc đầu theo nhóm tuổi, chúng<br />
tôi ghi nhận nhóm trẻ em có quá tải sắt ở gan ít<br />
hơn nhóm người lớn (19,5 so với 28,7 mg/gdw)<br />
(p = 0,01). Kết quả này tương tự với nghiên cứu<br />
ESCALATOR(11) (17 so với 20 mg/gdw). Điều này<br />
có thể lý giải là do bệnh nhân trẻ em được can<br />
thiệp điều trị thải sắt sớm nên gánh nặng sắt<br />
chưa kịp lắng đọng nhiều bằng bệnh nhân người<br />
lớn. Nồng độ trung bình SF lúc đầu là 2926 ±<br />
1610 ng/ml. Chúng tôi phân tích giá trị trung<br />
bình SF theo nhóm trẻ em và người lớn thì<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2<br />
nhóm này.<br />
Các nghiên cứu trước đây đều đồng thuận<br />
rằng hiệu quả của DFX tùy thuộc vào cả hai yếu<br />
tố liều dùng và lượng sắt quá tải(7,8,10,11). Liều DFX<br />
trung bình dùng trong 1 năm nghiên cứu của<br />
chúng tôi là 26,6 và liều bắt đầu là 20,9<br />
mg/kg/ngày. Có 93,7% bệnh nhân được tăng liều<br />
DFX vì SF có khuynh hướng tăng thêm sau 3<br />
tháng đầu điều trị, chứng tỏ bệnh nhân chưa đạt<br />
được mục tiêu giảm gánh nặng sắt. Nghiên cứu<br />
ESCALATOR(11) cũng ghi nhận liều DFX 20<br />
mg/kg/ngày không đủ để làm giảm gánh nặng<br />
sắt ở những bệnh nhân quá tải sắt nặng và có<br />
đến 78% phải tăng liều > 20 mg/kg/ngày. Theo<br />
thông tin từ nhà sản xuất, phần lớn bệnh nhân<br />
đều được bắt đầu với liều Deferasirox 20<br />
mg/kg/ngày, tuy nhiên có thể điều chỉnh dựa<br />
vào lượng sắt vào do truyền máu, gánh nặng sắt<br />
hiện tại và mục đích trị liệu. Các dữ liệu trên<br />
càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chỉnh<br />
liều DFX kịp thời dựa trên SF và lượng máu<br />
truyền vào để chắc chắn rằng bệnh nhân sẽ đạt<br />
được mục tiêu giảm hay duy trì ổn định gánh<br />
nặng sắt.<br />
Tỷ lệ điều trị thành công ở tất cả bệnh<br />
nhân, nhóm trẻ em và người lớn lần lượt là<br />
<br />
100<br />
<br />
89,7%; 91,3% và 83,3% cao hơn so với nghiên<br />
cứu ESCALATOR(11) là 57%; 57,4% và 56%. Sự<br />
khác biệt này có lẽ là do chúng tôi dùng liều<br />
DFX cao hơn (26,6 so với 23,1 mg/kg/ngày)<br />
trong khi lượng máu truyền vào của chúng tôi<br />
ít hơn. Sau 1 năm điều trị, mẫu nghiên cứu đã<br />
đạt được cân bằng sắt âm tính với nồng độ<br />
LIC lúc đầu từ 21,5 giảm còn 11,3 mg/gdw với<br />
mức giảm LIC là -10,2 mg/gdw (p < 0,0001),<br />
tương đương với mức giảm LIC -10,2 mg/gdw<br />
ở nhóm T2* > 20 ms trong nghiên cứu của<br />
Pathare(7) (18 còn 7,8 mg/gdw), cao hơn so với<br />
nghiên cứu CORDELIA(8) là -8,9 mg/gdw. Việc<br />
giảm LIC ở bệnh nhân có quá tải sắt ở gan<br />
nặng rất có ý nghĩa trong việc cải thiện dự hậu<br />
của bệnh nhân(5,11).<br />
So sánh mức thay đổi LIC theo nhóm tuổi<br />
thì mức giảm LIC ở nhóm trẻ em thấp hơn<br />
người lớn (-9,9 so với -11 mg/gdw) dù sự khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này<br />
tương<br />
tự<br />
như<br />
trong<br />
nghiên<br />
cứu<br />
(11)<br />
ESCALATOR với các giá trị lần lượt là -2,9<br />
và -4,4 mg/gdw. Chúng tôi cho rằng vì nhóm<br />
bệnh nhân trẻ em có mục tiêu giữ Hemoglobin<br />
cao hơn nhóm người lớn nên lượng máu<br />
truyền vào nhiều hơn và như vậy lượng sắt<br />
vào do truyền máu cũng nhiều hơn. Hơn nữa,<br />
các nghiên cứu về dược động học đã cho thấy<br />
rằng khả năng bộc lộ với DFX ở trẻ em thấp<br />
hơn 20- 30% so với người lớn(3,6,9). Vì vậy,<br />
chúng tôi nghĩ cần có nghiên cứu với cỡ mẫu<br />
lớn hơn để đánh giá sự khác biệt này có ý<br />
nghĩa thống kê hay không và nếu có thì cần<br />
xác định sự khác biệt này có liên quan đến liều<br />
dùng, lượng sắt vào do truyền máu, đặc điểm<br />
dược động học của DFX hay là phối hợp các<br />
yếu tố trên.<br />
So sánh mức thay đổi LIC theo liều DFX,<br />
chúng tôi ghi nhận mức giảm LIC ở nhóm dùng<br />
DFX liều ≤ 25 thấp hơn nhóm dùng DFX liều > 25<br />
mg/kg/ngày (-5,6 so với -11,3 mg/gdw) (p= 0,04).<br />
Điều này khẳng định thêm quan sát của các<br />
nghiên cứu trước đây cho rằng DFX liều 25- 30<br />
mg/kg/ngày có tác dụng giảm gánh nặng sắt<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học<br />
<br />