intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá các phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện trong quá trình hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Đánh giá các phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện trong quá trình hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học trình bày xác định tỷ lệ xảy ra phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện trong quá trình hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học; Xác định một số yếu tố liên quan đến phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá các phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện trong quá trình hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 ĐÁNH GIÁ CÁC PHẢN ỨNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TRONG QUÁ TRÌNH HIẾN MÁU TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC Ngô Văn Tân1, Nguyễn Thị Thanh Loan1, Đặng Chí Hiếu1, Võ Thị Út Hiền1, Trần Thị Thảo Vi1 TÓM TẮT 12 SUMMARY Đặt vấn đề: Các phản ứng không mong ASSESSMENT OF ADVERSE muốn xảy ra trong quá trình hiến máu ảnh hưởng REACTIONS IN VOLUNTARY WHOLE đến tỷ lệ quay lại hiến máu ở những người hiến BLOOD DONORS AT BLOOD máu tình nguyện. Việc đánh giá về các phản ứng TRANSFUSION HEMATOLOGY không mong muốn cũng như các yếu tố liên quan HOSPITAL giúp nâng cao sự an toàn trong quá trình hiến Background: Adverse reactions lower the máu, duy trì nguồn máu tình nguyện ổn định. Đối return rates of voluntary blood donors. This study tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện aims to describe the adverse reactions and nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 người hiến determine the frequency of their occurrence in máu toàn phần tình nguyện được chọn ngẫu whole blood donors to improve the safety of nhiên tại các điểm hiến máu thuộc Bệnh viện blood donors and maintain a stable blood supply. Truyền máu Huyết học từ tháng 01 đến hết tháng Materials and Methods: A cross-sectional study 02 năm 2023. Kết quả: Qua nghiên cứu 430 of about 430 voluntary blood donors was done người hiến máu tình nguyện, tỷ lệ phản ứng from January to February 2023 at Blood không mong muốn là 4,2%, trong đó phản ứng Transfusion Hematology Hospital. Results: Out toàn thân chiếm 3,7%, phản ứng khu trú chiếm of 430 blood donors observed, 18 (4,2%) had 0,5%. Một số yếu tố liên quan đến việc xảy ra adverse reactions of which 16 (3,7%) were phản ứng không mong muốn bao gồm: đối tượng vasovagal reactions and 2 (0,5%) were needle hiến, ngủ ít (< 6 tiếng), nhịn ăn trước khi hiến. injuries. Vasovagal reactions showed a Kết luận: Tỷ lệ xảy ra phản ứng không mong significant association with first-time donation muốn là 4,2%. Các yếu tố liên quan bao gồm đối status, sleep duration, the time after eating. tượng hiến, giấc ngủ ít, nhịn ăn trước hiến. Conclusions: The reaction rate is 4,2%. Factors Từ khóa: phản ứng không mong muốn, hiến such as first-time donation status, sleep duration, máu tình nguyện. the time after eating affect the reaction rate. Keywords: adverse reactions, voluntary 1 blood donors. Bệnh viện Truyền máu Huyết học Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Thanh Loan I. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện thoại: 0789841050 Máu là một loại sinh phẩm đặc biệt, Email: loanntt@bth.org.vn nguồn nguyên liệu vô giá và không thể sản Ngày nhận bài: 01/8/2023 xuất nhân tạo, chỉ có thể có được bằng cách Ngày phản biện khoa học: 16/8/2023 thu thập từ người hiến máu tình nguyện. Ngày duyệt bài: 29/9/2023 101
  2. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU Điều đó đặt ra thách thức cho các cơ sở tiếp cố định tại Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo nhận máu phải duy trì được nguồn hiến máu TP.Hồ Chí Minh và các điểm lấy máu lưu tình nguyện ổn định, trong đó việc xảy ra các động thuộc Bệnh viện Truyền máu Huyết phản ứng không mong muốn ảnh hưởng đến học từ tháng 1 năm 2023 đến hết tháng 2 tỷ lệ quay lại hiến máu trong tương lai. năm 2023. Các phản ứng không mong muốn có thể Tiêu chuẩn lựa chọn: những người tham xảy ra trong hoặc sau khi hiến máu với các gia hiến máu toàn phần tình nguyện được bác biểu hiện, mức độ khác nhau. Phản ứng có sĩ khám tuyển chọn kết luận đạt tiêu chuẩn thể xảy ra đột ngột ở những người hoàn toàn hiến máu, tham gia hiến máu và đồng ý tham khỏe mạnh trước đó. Thế nên việc xác định gia nghiên cứu. được những yếu tố liên quan đến khả năng Tiêu chuẩn loại trừ: không hoàn tất xảy ra phản ứng không mong muốn giúp phiếu khảo sát. nhân viên y tế phân loại nhóm người hiến có Cỡ mẫu: áp dụng công thức ước tính một nguy cơ cao hơn, giúp ích cho công tác chăm tỷ lệ trong quần thể sóc người hiến. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Đánh n= giá các phản ứng không mong muốn trên Trong đó: người hiến máu tình nguyện trong quá trình + Z(1-α/2)=1,96 hiến máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết + p=0,047 (Dựa trên nghiên cứu của tác học” nhằm đánh giá về phản ứng không giả Nguyễn Ngọc Chi Lan và cộng sự tại Cần mong muốn cũng như một số yếu tố liên Thơ, tỷ lệ xuất hiện phản ứng chiếm 4,7%) quan, tìm ra đặc điểm của nhóm người hiến [1]. dễ xuất hiện phản ứng để nhân viên y tế có + d = 0,047/2 = 0,0235 [8]. thể có biện pháp dự phòng thích hợp, phát Thay vào công thức, ta có n = 312. Dự hiện sớm các triệu chứng, và phản ứng kịp trù tỷ lệ mất mẫu khoảng 25%, cỡ mẫu cần là thời khi phản ứng xảy ra, qua đó giúp nâng 390 người hiến máu tình nguyện. cao tính an toàn trong quá trình hiến máu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả 1. Xác định tỷ lệ xảy ra phản ứng không cắt ngang. mong muốn trên người hiến máu tình nguyện Công cụ thu thập dữ liệu: phiếu đăng ký trong quá trình hiến máu tại Bệnh viện hiến máu tình nguyện được quy định trong Truyền máu Huyết học. quy trình nội bộ của khoa Tiếp Nhận Hiến 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến Máu, gồm 7 câu hỏi; và phiếu khảo sát về phản ứng không mong muốn trên người hiến một số yếu tố liên quan đến phản ứng không máu tình nguyện tại Bệnh viện Truyền máu mong muốn ở người hiến máu tình nguyện Huyết học. do nhóm nghiên cứu biên soạn, dựa trên nghiên cứu của tác giả Minoko Takanashi và II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU cộng sự [6], gồm 5 câu hỏi. 2.1. Đối tượng nghiên cứu: những Phương pháp tiến hành: người hiến máu toàn phần tình nguyện tại Người hiến máu tình nguyện đến địa Khoa Tiếp Nhận Hiến Máu, điểm hiến máu điểm hiến máu trong thời gian nghiên cứu 102
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 sau khi được bác sĩ kết luận có thể hiến máu Nặng: Co cứng đầu chi, thay đổi màu da, sẽ được giới thiệu về nghiên cứu. Nếu người tiêu tiểu không tự chủ, co giật. hiến đồng ý tham gia sẽ được phát phiếu 2.3. Xử lý số liệu khảo sát. Sau khi điền xong phiếu, người Dữ liệu sau khi được thu thập được nhập hiến đến khu vực hiến máu, được theo dõi vào phần mềm EpiData và xử lý bằng phần xuyên suốt lúc hiến máu. Nếu người hiến mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả bằng tần số xuất hiện phản ứng sẽ được nhân viên ghi và tỷ lệ; thống kê phân tích bằng kiểm định nhận song song với việc chăm sóc. Chi bình phương, Fisher’s exact, prevalence Tiêu chuẩn đánh giá: ratio, khoảng tin cậy 95%. Chọn mức ý nghĩa Phản ứng khu trú: tụ máu, sưng đau tại thống kê p15 phút). phiếu khảo sát của những người đến đăng ký hiến máu toàn phần tình nguyện đạt yêu cầu. Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=430) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) 18–30 tuổi 302 70,2 Nhóm tuổi 31–45 tuổi 104 24,2 Trên 45 tuổi 24 5,6 Nam 212 49,3 Giới tính Nữ 218 50,7 < 25kg/m2 333 77,4 BMI ≥ 25kg/m 2 97 22,6 60-70 lần/phút 41 9,5 Mạch 71-80 lần/phút 104 24,2 81-90 lần/phút 285 66,3 100-120mmHg 274 63,7 HATThu 121-140mmHg 127 29,5 141-160mmHg 29 6,8 60-70mmHg 161 37,4 HATTr 71-80mmHg 161 37,4 81-90mmHg 108 25,2 103
  4. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU 350ml 377 87,7 Thể tích máu hiến 450ml 53 12,3 Hiến lần 1 104 24,2 Đối tượng hiến Hiến lần 2 70 16,3 Hiến lần 3 trở lên 256 59,5 Dưới 6 tiếng 38 8,8 Giấc ngủ trước hiến Từ 6-8 tiếng 301 70,0 Trên 8h 91 21,2 Bữa ăn gần nhất Nhịn ăn ≥ 4 tiếng 66 15,3 trước hiến Có ăn < 4 tiếng 364 84,7 Nhận xét: Bảng 1 biểu thị đặc điểm của các đối tượng hiến máu tình nguyện là những nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho người có chỉ số BMI < 25kg/m2. Những thấy phần lớn đối tượng hiến máu tình người hiến máu tình nguyện chủ yếu là nguyện là những người trong độ tuổi từ 18 những người hiến máu lần thứ 3 trở lên, tiếp đến 30 tuổi và thấp nhất là những đối tượng đến là những người hiến lần đầu và thấp nhất trên 45 tuổi. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện là là hiến lần 2. gần bằng nhau ở hai giới nam và nữ. Đa số Bảng 2: Tình trạng xảy ra phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện (n=430) Đặc điểm phản ứng trên người hiến (n=430) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Phản ứng toàn thân 16 3,7 Có phản ứng Phản ứng khu trú 2 0,5 Phản ứng (nói chung) 18 4,2 Không phản ứng 412 95,8 Tổng cộng 430 100 Nhận xét: Bảng 2 cho thấy tỷ lệ xảy ra phản ứng không mong muốn là 4,2% (18 trường hợp). Chủ yếu phản ứng xảy ra là phản ứng toàn thân với 16 trường hợp (3,7%). Chỉ ghi nhận 2 trường hợp xảy ra phản ứng khu trú với tình trạng sưng tại chỗ chích kim (0,5%). Bảng 3: Đặc điểm phản ứng không mong muốn trên người hiến máu tình nguyện (n=16) Đặc điểm phản ứng trên người hiến máu Tần số (n) Tỷ lệ (%) Mức độ phản ứng (n=16) Độ I (nhẹ) 15 93,8 Độ II (trung bình) 0 0 Độ III (nặng) 1 6,3 Biểu hiện lâm sàng (n=16) Chóng mặt 13 81,3 Mệt mỏi 9 56,3 Nhợt nhạt 8 50,0 104
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 Vã mồ hôi 7 43,8 Buồn nôn 4 25,0 Nôn 2 12,5 Bủn rủn tay chân 2 12,5 Ù tai 2 12,5 Đau bụng hạ vị 1 6,3 Co giật 1 6,3 Thời điểm xảy ra phản ứng (n=16) Trong lúc hiến 9 56,3 Sau khi hiến dưới 15 phút 6 37,4 Sau khi hiến hơn 15 phút 1 6,3 Địa điểm xảy ra phản ứng (n=16) Điểm lưu động 9 56,2 Điểm cố định 7 43,8 Nhận xét: Bảng 3 cho thấy tỷ lệ xảy ra giảm dần lần lượt là: mệt mỏi, nhợt nhạt, vã phản ứng không mong muốn là 4,2%, chủ mồ hôi, buồn nôn, nôn, bủn rủn tay chân, ù yếu là phản ứng toàn thân với 3,7%. Các tai, và đau bụng hạ vị. Ghi nhận một trường phản ứng xảy ra hầu hết đều ở mức độ nhẹ, hợp co giật. với 15/16 trường hợp (chiếm 93,8%). Có một Chủ yếu các phản ứng xảy ra trong lúc trường hợp mức độ nặng được ghi nhận với hiến, tiếp theo là xảy ra sau khi hiến dưới 15 triệu chứng co giật. Không ghi nhận trường phút, và chỉ ghi nhận 1 trường hợp xảy ra hợp nào mức độ trung bình. phản ứng sau khi đã hoàn tất hiến máu hơn Chóng mặt là triệu chứng thường gặp 15 phút. nhất. Các biểu hiện khác theo thứ tự tỷ lệ Bảng 4: Phản ứng không mong muốn và các đặc điểm ở người hiến máu (n=430) Phản ứng không mong muốn Đặc điểm p-value Có (%) Không (%) 18 – 30 tuổi 15 (4,9) 287 (95,1) 1 Nhóm tuổi 31 – 45 tuổi 1 (1,0) 103 (99,0) 0,110 Trên 45 tuổi 0 (0,0) 24 (100,0) 0,998 Nữ 12 (5,5) 206 (94,5) Giới tính 0,048 Nam 4 (1,9) 208 (98,1) < 25 kg/m2 16 (4,8) 317 (95,2) BMI 0,028 ≥ 25 kg/m 2 0 (0,0) 97 (100,0) 60-70 lần/phút 1 (2,4) 40 (97,6) 1 Mạch 71-80 lần/phút 1 (1) 103 (99) 0,507 81-90 lần/phút 14 (4,9) 271 (95,1) 0,494 100-120mmHg 13 (4,7) 261 (95,3) 1 HATThu 121-140mmHg 2 (1,6) 125 (98,4) 0,143 141-160mmHg 1 (3,4) 28 (96,6) 0,754 105
  6. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU 60-70mmHg 5 (3,1) 156 (96,9) 1 HATTr 71-80mmHg 6 (3,7) 155 (96,3) 0,760 81-90mmHg 5 (4,6) 103 (95,4) 0,520 350ml 16 (4,2) 361 (95,8) Thể tích máu hiến 0.238 450ml 0 (0,0) 53 (100,0) Hiến lần 1 10 (9,6) 94 (90,4) 1 Đối tượng hiến Lần 2 5 (7,1) 65 (92,9) 0,572 Lần 3 trở lên 1 (0,4) 255 (99,6) 0,002 Dưới 6 tiếng 9 (23,7) 29 (76,3) 1 Giấc ngủ gần nhất Từ 6-8 tiếng 6 (2) 295 (98)
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 532 - THÁNG 11 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2023 trong đó nhóm ngủ trên 8 tiếng có tỷ lệ xảy B.Abhishekh ghi nhận có tỷ lệ xảy ra tổn ra phản ứng thấp hơn 95% so với nhóm ngủ thương thần kinh do thao tác chích kim thì ít hơn 6 tiếng (PR=0,05; KTC 95%: 0,01 – nghiên cứu của chúng tôi chỉ ghi nhận phản 0,35; p=0,003); nhóm ngủ từ 6-8 tiếng có tỷ ứng sưng đau tại chỗ. Tác giả Naveen lệ xảy ra phản ứng thấp hơn 92% so với Agnihotri cũng ghi nhận tỷ lệ phản ứng khu nhóm ngủ ít hơn 6 tiếng (PR=0,08; KTC trú là 0,88% [4]. Nhóm nghiên cứu cho rằng 95%: 0,03 – 0,22; p
  8. KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU - GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU phản ứng là không có khác biệt giữa các mức phản ứng không mong muốn bao gồm: đối thể tích máu hiến (p=0,238). Các nghiên cứu tượng hiến, thời gian ngủ, nhịn ăn trước khi của tác giả Naveem Agnihotri, tác giả hiến. Hiến máu thể tích 350ml hay 450ml Nguyễn Ngọc Chi Lan đều đồng thuận với không liên quan đến tỷ lệ xảy ra phản ứng kết luận không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy ra không mong muốn. phản ứng ở mức hiến 350ml và 450ml [1,4]. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả có TÀI LIỆU THAM KHẢO mối liên quan giữa yếu tố giấc ngủ trước 1. Nguyễn Ngọc Chi Lan, Hồ Thị Tuyết và hiến, thời gian bữa ăn trước hiến đối với tỷ lệ Nguyễn Ngọc Huỳnh (2013), "Khảo sát sự xuất hiện các phản ứng bất thường sau khi xảy ra phản ứng không mong muốn. Những cho máu nhân đạo tại Bệnh viện Huyết học - người có giấc ngủ trên 8 tiếng và từ 6-8 tiếng Truyền máu Cần Thơ", Tạp chí Y học TP. có tỷ lệ phản ứng thấp hơn lần lượt là 95% Hồ Chí Minh. 17(5), tr. 108-111. và 92% so với nhóm ngủ dưới 6 tiếng. 2. Cao Minh Phương và các cộng sự. (2011), Nghiên cứu của tác giả Minoko Takanashi "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan tới sự cũng đồng ý rằng việc người hiến ngủ dưới 6 xuất hiện các phản ứng lâm sàng không mong muốn ở người hiến máu tình nguyện tiếng trước khi hiến đem lại nguy cơ cao như tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí yếu tố hiến máu lần đầu [6]. Người hiến có Minh. 15(4), tr. 427-431. ăn < 4 tiếng trước khi hiến có tỷ lệ xảy ra 3. Abhishekh B, Mayadevi S và Usha KC phản ứng thấp hơn so với nhóm nhịn ăn, kết (2013), "Adverse reactions to blood luận này cũng đồng thuận với một số nghiên donation", Innov J Med Health Sci. 3, tr. cứu khác [2,6]. Có thể thấy được chế độ sinh 158-60. hoạt trước khi hiến máu đóng vai trò quan 4. Agnihotri Naveen, Marwaha Neelam và Sharma Ratti R (2012), "Analysis of trọng thế nào, thế nên việc tuyên truyền, phổ adverse events and predisposing factors in biến rộng rãi chế độ sinh hoạt trước khi hiến voluntary and replacement whole blood máu là vô cùng cần thiết, góp phần rất lớn donors: A study from north India", Asian vào công tác đảm bảo sức khỏe cho người journal of transfusion science. 6(2), tr. 155. hiến máu, hạn chế những trải nghiệm không 5. Almutairi Hamdan và các cộng sự. (2017), tốt khi hiến, tránh ảnh hưởng đến mong "Incidence, predictors and severity of adverse events among whole blood donors", muốn trở lại hiến máu vào những lần sau. PloS one. 12(7), tr. e0179831. 6. Takanashi Minoko và các cộng sự. (2012), V. KẾT LUẬN "Risk factor analysis of vasovagal reaction Tỷ lệ xảy ra phản ứng không mong muốn from blood donation", Transfusion and ở người hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Apheresis Science. 47(3), tr. 319-325. Truyền máu Huyết học là 4,2%; trong đó 7. Thijsen Amanda và Masser Barbara phản ứng toàn thân chiếm 3,7%, phản ứng (2019), "Vasovagal reactions in blood donors: risks, prevention and management", khu trú chiếm 0,5%. Chủ yếu là các phản Transfusion Medicine. 29, tr. 13-22. ứng mức độ nhẹ (93,8%), thường gặp phản 8. Virasakdi Chongsuvivatwong (2012), ứng khi người hiến đang trong lúc hiến máu Analysis of Epidemiological Data Using R (56,3%). and Epicalc, Second Edition, Thailand: Một số yếu tố liên quan đến việc xảy ra Chanuang Press. 108
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1