intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng thành thị tại Thành phố Hồ Chí Minh 2009

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định và phân tích sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giữa những người sống ở những khu vực khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2009.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá công bằng y tế và công cụ đáp ứng thành thị tại Thành phố Hồ Chí Minh 2009

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ CÔNG BẰNG Y TẾ VÀ CÔNG CỤ ĐÁP ỨNG THÀNH THỊ<br /> TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009<br /> Lê Hoàng Ninh*, Phùng Đức Nhật*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn ñề: Trong nội thành các thành phố lớn, giữa các khu vực nội thành có sự chênh lệch về sử dụng dịch<br /> vụ y tế ñồng thời cũng có sự khác biệt về tình trạng sức khỏe của người dân.<br /> Mục tiêu nghiên cứu: Xác ñịnh và phân tích sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch<br /> vụ y tế giữa những người sống ở những khu vực khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2009.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Lập ma trận ñánh giá công bằng y tế tại thành phố Hồ Chí Minh dựa vào chỉ số<br /> ñược lựa chọn ñánh giá công bằng y tế, và ñưa ra các công cụ ñáp ứng.<br /> Kết quả nghiên cứu: Các vấn ñề sức khoẻ cho thấy có sự khác biệt ngay trong thành phố Hồ Chí Minh về<br /> các loại bệnh cần quan tâm. Ở quận 5, nơi người dân có thu thập bình quân ñầu người cao hơn so với trung bình<br /> quốc gia, các nhóm bệnh chủ yếu cần quan tâm là tâm thần, tỉ lệ thừa cân béo phì trẻ em. Trong khi ñó tại các<br /> quận như quận 4, quận 8, huyện Củ chi các bệnh do nhiễm trùng vẫn còn chủ yếu và các vấn ñề cơ sở hạ tầng<br /> như nước sạch và xử lý rác vẫn còn là vấn ñề y tế công cộng quan trọng. Tỉ lệ phần trăm ngân sách dành cho y tế<br /> cũng như tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại Quận 5 cao hơn các quận quận 4, quận 8, huyện Củ Chi. Quận 5 và quận<br /> 8 là hai quận nội thành nhưng tỉ lệ mắc bệnh SXH, tỉ lệ tử vong do AIDS cao hơn so với quận 4, và huyện Củ Chi.<br /> Quận 8, quận 4 và huyện Củ Chi là các quận huyện nghèo nên tỉ lệ mắc lao còn cao và chưa khống chế tốt như<br /> quận 5.<br /> Kết luận: Những công cụ ñáp ứng là hướng dẫn hữu dụng cho các nhà hoạch ñịnh chính sách ñưa ra các<br /> chiến lược can thiệp quận/huyện.<br /> Từ khoá: Urban HEART, công bằng y tế, thành thị.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> URBAN HEART PILOT TESTING IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM 2009<br /> Le Hoang Ninh, Phung Duc Nhat<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 – 2010: 67 - 70<br /> Background: There is a gap in health care service supply and health outcome in urban and sub-urban areas.<br /> Objectives: To determine and analyze the gap in health status and accessibility with health care service<br /> between different regional stratification in Ho Chi Minh City, Vietnam, in 2009.<br /> Methodology: The matrix of health equity in Ho Chi Minh City base on selected indicators of Urban HEART<br /> and give the response phases.<br /> Result: There are differences between urban and sub-urban areas in Ho Chi Minh City in some diseases<br /> which need to be interested. In district 5, per capita GDP is above national average, the health matters of great<br /> interest are health mental, rate of overweight and obesity in under five years of age. Mean while in district 4, 8<br /> and Cu Chi: infected disease, in physical environment and infrastructure, proportion of population with access to<br /> improved water source and proportion of households served by municipal solid waste management system are the<br /> important public health issues. Percentage of government spending allocated to health in district 5 is higher than<br /> these other ones. Dengue fever and mortality rate of HIV/AIDS in central district 5, 8 are more than two other<br /> ones. District 4 and Cu Chi, which are still poor, rate of tuberculosis is the priority.<br /> Conclusion: Response phase is the effective tools to help policy makers, local authorities, program managers<br /> in their policy making process to decide healthy policies.<br /> Keywords: Urban HEART, health equity, city.<br /> *<br /> <br /> Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh<br /> Địa chỉ liên lạc: ThSPhùng Đức Nhật<br /> ĐT: 0918103404<br /> <br /> Email: phungducnhat@ihph.org.vn<br /> <br /> Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br /> <br /> 67<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Urban HEART (công cụ ñánh giá công bằng y tế thành thị và công cụ ñáp ứng) là một bộ hướng<br /> dẫn hữu dụng cho các nhà hoạch ñịnh chính sách và ñưa ra quyết ñịnh ở mức ñộ quốc gia và cấp<br /> thành phố. Đây là một phương tiện giúp ñơn vị sử dụng có thể xác ñịnh và phân tích sự khác biệt về<br /> tình trạng sức khỏe và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế giữa những người sống ở những khu vực khác<br /> nhau của thành phố thuộc các nhóm kinh tế xã hội khác nhau.<br /> Việt Nam với dân số ước tính 85.154.900 người (2009), mật ñộ dân số 260 người/ km2 và gần<br /> 72,6% dân số sống vùng nông thôn. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế phía Nam, với tổng<br /> số dân khoảng 6.105.800 người, 85,95% dân số sống ở thành thị(4). Trong những năm qua, thành phố<br /> Hồ Chí Minh thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiếp tục triển khai khám chữa bệnh<br /> miễn phí cho trẻ em, bảo ñảm công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cao tuổi. Nhóm<br /> nghiên cứu quyết ñịnh chọn thành phố Hồ Chí Minh ñể triển khai ñánh giá công bằng y tế và công cụ<br /> ñáp ứng năm 2009.<br /> Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh ñã triển khai hoạt ñộng hợp tác với Tổ<br /> chức Y tế thế giới thực hiện nghiên cứu thử nghiệm ñánh giá công bằng y tế và công cụ ñáp ứng<br /> tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu ñược triển khai từ tháng 3 ñến tháng 9 năm 2009 trên ñịa<br /> bàn quận 4, quận 5, quận 8 và huyện Củ Chi với sự tham gia của các ñơn vị Trung tâm y tế dự<br /> phòng, Phòng y tế và các chuyên viên từ Ủy ban Nhân dân.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> So sánh sự khác biệt giữa 4 quận huyện trong thành phố Hồ Chí Minh về các chỉ số quyết ñịnh<br /> sức khỏe (cơ sở hạ tầng và môi trường, phát triển con người và xã hội, kinh tế, và quản trị).<br /> Hỗ trợ 4 quận huyện xác ñịnh mặt mạnh và mặt yếu và ñưa ra các công cụ ñáp ứng tương<br /> ứng.<br /> Hỗ trợ các nhà hoạch ñịnh chính sách và các bên liên quan hiểu ñược các yếu tố xã hội ảnh hưởng<br /> sức khỏe.<br /> <br /> ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU<br /> Địa ñiểm<br /> Huyện Củ Chi, Quận 5, Quận8, Quận 4 của Tp Hồ Chí Minh.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Các chỉ số ñánh giá công bằng y tế.<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Nghiên cứu cắt ngang có phân tích<br /> - Lập nhóm làm việc gồm các chuyên gia<br /> - Thông qua các chỉ số quyết ñịnh sức khỏe trong 4 lĩnh vực (cơ sở hạ tầng và môi trường, phát<br /> triển con người và xã hội, kinh tế, quản trị)<br /> - Các chỉ số ñã ñược thống nhất tại hội thảo ñược chia thành 4 nhóm theo ñơn vị phụ trách thu<br /> thập số liệu: Ủy ban nhân dân; Phòng Y tế; Trung tâm y tế quận/huyện, Phòng Lao ñộng Thương binh<br /> và Xã hội (bảng thu thập số liệu ñính kèm).<br /> - Các bảng ma trận sau ñó ñược trình bày trong hoạt ñộng thảo luận nhóm tại bốn ñịa phương ñể<br /> nhận ñược góp ý của các chuyên gia.<br /> - Hướng dẫn các chuyên gia tại quận huyện cách ñánh giá dữ kiện trên bảng ma trận nhằm xác<br /> ñịnh khỏang trống trong chăm sóc sức khỏe và chênh lệch về sức khỏe tại các quận huyện khác nhau.<br /> <br /> Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br /> <br /> 68<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> - Trình bày kết quả bảng ma trận ñánh giá công bằng y tế.<br /> - Đề xuất các công cụ ñáp ứng cho những chỉ số chưa ñạt như mong muốn (tương ứng với ñiểm<br /> ñỏ) trên bảng ma trận.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu<br /> Các vấn ñề sức khoẻ cho thấy có sự khác biệt ngay trong thành phố Hồ Chí Minh về các loại bệnh<br /> cần quan tâm. Ở quận 5, nơi người dân có thu thập bình quân ñầu người cao hơn so với trung bình<br /> quốc gia(6), các nhóm bệnh chủ yếu cần quan tâm là tâm thần, tỉ lệ thừa cân béo phì trẻ em. Trong khi<br /> ñó tại các quận như quận 4, quận 8, huyện Củ chi các bệnh do nhiễm trùng vẫn còn chủ yếu và các<br /> vấn ñề cơ sở hạ tầng như nước sạch và xử lý rác vẫn còn là vấn ñề y tế công cộng quan trọng(7). Tỉ lệ<br /> phần trăm ngân sách dành cho y tế cũng như tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tại Quận 5 cao hơn các quận<br /> quận 4, quận 8, huyện Củ Chi. Quận 5 và quận 8 là hai quận nội thành nhưng tỉ lệ mắc bệnh SXH, tỉ lệ<br /> tử vong do AIDS cao hơn so với quận 4, và huyện Củ Chi. Quận 8, quận 4 và huyện Củ Chi là các<br /> quận huyện nghèo nên tỉ lệ mắc lao còn cao và chưa khống chế tốt như quận 5, cần ñược ñầu tư hơn<br /> nữa (Xem bảng 1).<br /> Bảng 1: Ma trận ñánh giá công bằng y tế tại Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam, năm 2008<br /> Các chỉ<br /> số<br /> <br /> Đầu ra<br /> sức khỏe<br /> <br /> Quận 4 Quận 5 Quận 8 Huyện<br /> Củ Chi<br /> Tỉ suất chết trẻ em<br /> dưới 1 tuổi<br /> Tỷ số chết mẹ<br /> Số ca mới mắc<br /> Lao/100.000dân<br /> Số ca mới phát<br /> hiện Tâm<br /> thần/100.000dân<br /> <br /> Số ca mới nhiễm<br /> HIV/AIDS<br /> /100.000dân<br /> Số ca tử vong<br /> HIV/AIDS<br /> /100.000dân<br /> Số ca mắc<br /> SXH/100.000dân<br /> Tỉ lệ dân số sử<br /> dụng nước sạch<br /> Tỉ lệ dân số sử<br /> dụng cầu tiêu hợp<br /> vệ sinh<br /> Cơ sở hạ<br /> tầng và Tỉ lệ hộ gia ñình xử<br /> môi<br /> lý rác ñúng quy<br /> trường<br /> ñịnh<br /> Tỉ lệ trạm y tế ñạt<br /> chuẩn quốc gia về<br /> y tế xã(1) (%)<br /> Tỉ lệ phổ cập trung<br /> học cơ sở(2) (%)<br /> Sự phát Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi<br /> triển con suy dinh dưỡng<br /> người và<br /> (%)<br /> xã hội<br /> Tỉ lệ trẻ em dưới 1<br /> tuổi tiêm phòng ñủ<br /> 7 loại vắc-xin (%)<br /> <br /> Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br /> <br /> 69<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010<br /> Các chỉ<br /> số<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Quận 4 Quận 5 Quận 8 Huyện<br /> Củ Chi<br /> <br /> Tỉ lệ hiện mắc thừa<br /> cân béo phì khối<br /> mầm non. mẫu<br /> giáo (%)<br /> Tỷ lệ thất nghiệp<br /> trên ñịa bàn (%)<br /> Kinh tế<br /> Tỉ lệ hộ nghèo(5)<br /> (%)<br /> Tỉ lệ ngân sách<br /> dành cho y tế (%)<br /> Tỉ lệ tham gia bầu<br /> cử ở ñịa phương<br /> Quản trị /bầu cử quốc gia<br /> (%)<br /> Tỷ lệ tham gia bảo<br /> hiểm y tế (%)<br /> <br /> Quy ñịnh màu sắc bảng ma trận:<br /> mức trung bình<br /> <br /> : ñạt vượt mức trung bình<br /> <br /> : giữa mức trung bình<br /> <br /> : thấp hơn<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi có một số ñề xuất sau. Đầu tiên về các chỉ số ñầu ra sức khỏe,<br /> cần phấn ñấu thực hiện các giải pháp quốc gia về phòng chống lao, tâm thần, HIV/AIDS, sốt xuất<br /> huyết và các bệnh khác chủ yếu tác ñộng và tập trung vào nhóm dân nghèo thành thị. Về cơ sở hạ tầng<br /> và môi trường, cần tổ chức hệ thống thu gom rác thải, rác thải rắn, rác thải y tế. Thường xuyên tổ chức<br /> chiến dịch tổng vệ sinh môi trường. Giáo dục cộng ñồng xử lý, phân loại rác tại nhà, cộng ñồng. Đồng<br /> thời, thiết lập mạng lưới cung cấp nước sạch cho người dân, sử dụng hỗ trợ từ các nguồn nhà nước và<br /> tư nhân cùng tham gia cung cấp.<br /> Về sự phát triển con người và xã hội, do tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi ñược tiêm phòng ñủ 7 loại vắcxin<br /> còn thấp và tỉ lệ thừa cân béo phì ở khối mầm non mẫu giao cao nên cần có những giải pháp về tiêm<br /> chủng mở rộng như: tăng cường tuyên truyền về lợi ích của TCMR và các tác dụng phụ gặp phải khi<br /> tiêm vắc xin, nhân viên y tế tăng cường cập nhật quản lý trẻ và tổ chức tiêm vét. Giải pháp chống béo<br /> phì như: thực hiện các chương trình dinh dưỡng nhằm thay ñổi thói quen ăn uống, tăng cường hoạt<br /> ñộng thể lực cho học sinh, phối hợp phòng giáo dục thực hiện chương trình ñiểm tại 01 trường mầm<br /> non về chống béo phì.<br /> Về quản trị cần tăng tỷ lệ ngân sách ñầu tư cho y tế trên ñịa bàn huyện: ñầu tư cơ sở vật chất, ñầu<br /> tư trang thiết bị từ bệnh viện ñến trạm y tế phường xã. Đồng thời tổ chức vận ñộng tham gia bảo hiểm<br /> toàn dân ưu tiên hỗ trợ chính sách cho người nghèo(3), nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng cách<br /> ñào tạo ñội ngũ y bác sĩ giỏi trình ñộ chuyên môn, ñầu tư các trang thiệt bị chẩn ñoán cận lâm sàng.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> 6.<br /> 7.<br /> <br /> Bộ Y tế (2002), Quyết ñịnh số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/20/2002 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành “ chuẩn quốc gia về y tế xã<br /> giai ñoạn 2001-2010”<br /> Bộ giáo dục và ñào tạo (2000), Nghị quyết số 41/2000/QH10 về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở,<br /> http://www.moet.gov.vn/?page=1.10&view=15993 ngày truy cập 27/7/2009<br /> Bộ Lao ñộng thương binh xã hội (2009), Hội nghị tổng kết công tác bảo trợ xã hội năm 2008 và triển khai nhiệm vụ năm 2009,<br /> http://www.molisa.gov.vn/details.asp?mbien2=&mbien4=13481&ambien3=(6286568C-1DED-482C-865B-80AC6BEAEC3E>&td<br /> ngày truy cập 27/7/2009<br /> Công báo số 01-01-01-2009, Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2009, Hội ñồng nhân dân thành phố Hố Chí Minh<br /> Sở kế hoạch và ñầu tư thành phố thành phố Hồ Chí Minh, 2008, báo cáo tình hình Kinh tế xã hội năm 2008<br /> Thủ Tướng chính phủ (2006), Quyết ñịnh số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch<br /> tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai ñoạn ñến năm 2010 và tầm nhìn ñến năm 2020<br /> WHO representative in Viet Nam, Ministry of Health in Viet Nam 2007, Country health information profiles<br /> <br /> Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Viện Y Tế Công Cộng năm 2009 - 2010<br /> <br /> 70<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2