intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025" nhằm góp phần giúp các nhà hoạch định đưa ra phương hướng quản lý bền vững thì việc điều tra thống kê toàn bộ nguồn thải CTR trên địa bàn của tỉnh Sơn La là một nhiệm vụ góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tỉnh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025

  1. HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (ERSD 2022) Đánh giá hiện trạng và dự báo các nguồn thải chất thải rắn không nguy hại từ sản xuất của tỉnh Sơn La đến năm 2025 Nguyễn Mai Hoa1,* 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất TÓM TẮT Hoạt động sản xuất là nguồn phát sinh một lượng lớn chất thải rắn gây ô nhiễm đối với môi trường tỉnh Sơn La. Kết quả điều tra, tổng hợp, thống kê tại 1854 cơ sở sản xuất cho thấy lượng chất thải rắn sản xuất thông thường phát sinh trong toàn tỉnh năm 2020 là 36837,78 tấn/năm, chiếm 29,38% tổng lượng chất thải rắn thông thường phát sinh. Trong đó, 79,83% là phát sinh từ các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp. Lượng chất thải rắn sản xuất phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh, 36,66% phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Sơn La, 17,85% phát sinh ở huyện Mộc Châu, 12,66% từ huyện Mai Sơn. 8 huyện còn lại chỉ chiếm 32,83% lượng chất thải rắn sản xuất thông thường phát sinh. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La mới chỉ có một khu xử lý rác thải là Khu xử lý chất thải rắn TP. Sơn La với công suất 80 tấn rác/ngày. Tại 11 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Sơn La đều đang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công. Dự báo đến năm 2025, lượng chất thải rắn sản xuất thông thường phát sinh mỗi ngày từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ tăng gấp 2,15 lần so với năm 2020. Từ khóa: chất thải rắn; sản xuất; không nguy hại; tỉnh Sơn La. 1. Đặt vấn đề Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ với diện tích 14.123,5 km², chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố [UBND tỉnh Sơn La, 2018]. Những năm gần đây, chất thải rắn (CTR) phát sinh từ các nhà máy, các khu công nghiệp/cụm công nghiệp tập trung, các làng nghề,... đã tạo sức ép đáng kể lên môi trường của tỉnh. Nhiều khu vực, đơn vị sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các nguồn thải này hiện nay đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô. Trong khi đó, tỷ lệ các khu xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường còn thấp, chưa đáp ứng theo mục tiêu đặt ra. Đứng trước yêu cầu thực tiễn trên, đánh giá hiện trạng các nguồn thải là vấn đề cần thiết và phải được ưu tiên của tỉnh. Để các nhà hoạch định đưa ra phương hướng quản lý bền vững thì việc điều tra thống kê toàn bộ nguồn thải CTR trên địa bàn của tỉnh Sơn La là một nhiệm vụ góp phần quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về môi trường tỉnh. 2. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài báo bao gồm: 2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu, tài liệu Tác giả đã tiến hành thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, tài liệu từ: các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, niên giám thống kê tỉnh Sơn La, kết quả thực hiện các đề tài, dự án liên quan khác. Từ các số liệu thu thập được tính ra hệ số phát thải chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại (q0). Hệ số phát thải q0 được tính dựa trên số liệu phát thải chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại khảo sát thực tế và sản lượng sản phẩm từ các cơ sở được điều tra thuộc loại hình công nghiệp tương ứng năm 2020. q0 được tính toán theo công thức sau: (1) Trong đó: Q: Khối lượng chất thải rắn sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh thực tế năm 2020 (kg/đơn vị sản phẩm); G: sản lượng sản phẩm từ các cơ sở được điều tra thuộc loại hình công nghiệp tương ứng năm 2020 (đơn vị sản phẩm). 2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Bài báo là kết quả dựa trên thông tin, số liệu thu được từ 04 mẫu phiếu điều tra: * Tác giả liên hệ Email: nguyenmaihoa@humg.edu.vn 405
  2. - Mẫu số 01: Phiếu điều tra đối với các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN); - Mẫu số 02: Phiếu điều tra đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN/CCN; - Mẫu số 03: Phiếu điều tra đối với Ban quản lý các KCN/CCN; - Mẫu số 04: Phiếu điều tra đối với các dự án khai thác mỏ; Đối tượng được điều tra khảo sát, thống kê gồm 1.854 cơ sở (các cơ sở được lựa chọn từ danh sách 2.447 công ty, doanh nghiệp tại Sơn La) là nguồn thải tại 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, trong đó căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn số 4444/BTNMT-TCMT ngày 17/8/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường chia thành 2 nhóm: - 42 cơ sở thuộc danh mục nhóm 1 (nằm trong KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các cơ sở nằm ngoài KCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao: luyện kim, sản xuất phân bón hóa học, sản xuất clinke); - 1.812 cơ sở thuộc danh mục nhóm 2 (các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp; cơ sở có phát sinh khí thải trong hoạt động; các doanh nghiệp thực hiện thu gom vận chuyển xử lý chất thải rắn thông thường và nước thải). 2.3. Phương pháp dự báo Sử dụng phương pháp dự báo theo “hệ số ô nhiễm” trên cơ sở dữ liệu của quy hoạch tổng thể và các đề án, dự án thực hiện, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các số liệu điều tra, thống kê của tỉnh. Khối lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của một loại hình sản xuất được ước tính như sau: M i = Gi x q 0 (2) Trong đó: Mi: Khối lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh của loại hình i trong năm được xét (tấn) Gi: Sản lượng công nghiệp của loại hình i trong năm được xét (đơn vị sản phẩm) q0: Hệ số phát thải CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của loại hình sản xuất i (kg/đơn vị sản phẩm). Hệ số q0 được sử dụng là kết quả tính toán được theo công thức (1) đã nêu trong mục 2.1. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn (CTR) sản xuất không nguy hại tại các cơ sở được điều tra Tại Sơn La, hiện có 01 KCN; 05 CCN-TTCN đã đi vào hoạt động trên diện tích khoảng 575 ha với hơn 550 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN, CCN [UBND tỉnh Sơn La, 2017]. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu nằm rải rác, thậm chí còn một số các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ nằm gần các khu dân cư tập trung. Đây là nguồn phát sinh CTR công nghiệp chính của tỉnh, đồng thời là nguồn ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo số liệu điều tra tại 1.854 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài các CCN, KCN trên địa bàn tỉnh, tổng lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các cơ sở được khảo sát là 36837,78 tấn/năm, trong đó 79,83% là phát sinh từ các cơ sở sản xuất ngoài KCN, cụ thể như sau: Bảng 1. Tổng lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại từ các cơ sở được điều tra trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020 TT Khu vực sản xuất Khối lượng (tấn/năm) Tỷ lệ (%) 1 KCN Mai Sơn 1444,15 3,92 2 CCN Mường La, Quang Huy, Huy Hạ, Gia Phù (huyện 10,15 Phù Yên) 3737,20 3 CCN Mộc Châu 862,78 2,34 4 CCN Thành phố Sơn La 315,30 0,86 5 Các CCN - TTCN khác 1070,43 2,91 6 Ngoài KCN, CCN 29407,93 79,83 Tổng 36837,78 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán, tổng hợp năm 2020, Sở TN&MT Sơn La Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm ngành cơ khí tạo hình từ kim loại, sản xuất phương tiện giao, dịch vụ sửa chữa và tráng phủ bề mặt kim loại phát sinh lượng CTR công nghiệp và CTNH lớn nhất chiếm khoảng 49,76%, các ngành nghề khác được phân bổ như sau: ngành sản xuất vật liệu xây dựng như khai thác chế biến đá, sản xuất xi măng (6,44 %); nhóm ngành điện, điện tử (29,92 %), nhóm ngành y tế, dược, mỹ phẩm (3,59 %), nhóm ngành dệt nhuộm, may mặc (1,69 %),… Bảng 2. Khối lượng CTR công nghiệp từ một số ngành nghề chính trên địa bàn tỉnh Sơn La 406
  3. CTR công nghiệp không Tỷ lệ Ngành nghề phát sinh TT nguy hại (tấn/năm) (%) Cơ khí tạo hình từ kim loại, sản xuất phương tiện 1 18331,38 49,76 giao thông, sửa chữa và tráng phủ bề mặt kim loại 2 Sản xuất vật liệu xây dựng 2372,93 6,44 3 Điện, điện tử 9180,95 24,92 4 Y tế, dược, mỹ phẩm 1320,38 3,59 5 Dệt nhuộm, may mặc 622,50 1,69 6 Thực phẩm, đồ uống 371,93 1,01 7 Các ngành khác 4637,73 12,59 Tổng 36837,78 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán, tổng hợp năm 2020, Sở TN&MT Sơn La Lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh tập trung chủ yếu tại các cơ sở phân bố ở Thành phố Sơn La (36,66%); Mộc Châu (17,85%) và huyện Mai Sơn (12,66%) - đây cũng là các địa phương chiếm 48,73% số cơ sở được điều tra, khảo sát. Lượng chất thải phát sinh tại 9 huyện còn lại chiếm tỷ lệ 32,83% trong cơ cấu phát sinh CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của tỉnh. Hình 1. Cơ cấu phân bố CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại trên toàn tỉnh Sơn La năm 2020 Dựa vào các kết quả điều tra, đánh giá tại 1.854 cơ sở trên, áp dụng công thức (1) tác giả đã xây dựng được hệ số phát thải CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của các loại hình công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La như trình bày ở bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Hệ số phát thải CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của tỉnh Sơn La TT Ngành nghề Đơn vị Hệ số phát thải (hi) 1 Quần áo may sẵn kg/1000 sản phẩm 25,39 2 Thức ăn gia súc kg/tấn 17,28 3 Thuốc viên các loại kg/1000 viên 0,83 4 Xà phòng các loại kg/tấn 17,28 5 Sơn hóa học các loại kg/ tấn 7,62 6 Gạch, ngói nung các loại kg/1000 viên 32,71 7 Mây, tre đan thủ công mỹ nghệ kg/1000 sản phẩm 20 8 Nông cụ cầm tay kg/1000 cái 70,47 9 Lắp ráp ô tô kg/cái 7,47 10 Sữa, sữa chua kg/tấn 17,28 11 Nước, nước khoáng kg/tấn (1000 lít = 1 tấn) 17,28 12 Miến, bún, mì ăn liền kg/tấn 17,28 13 Rượu, bia các loại kg/1.000 lít 17,28 14 Bánh kẹo các loại kg/tấn 17,28 15 Nước mắm kg/1.000 lít 17,28 16 Sản xuất phụ tùng xe máy kg/1000 sản phẩm 7,05 17 Đá các loại kg/tấn (1 m3 = 1,2 tấn) 11,3 18 Dây dẫn điện xe ô tô kg/1000 bộ 18,92 19 Sợi các loại kg/tấn 25,39 20 Dệt nhuộm kg/1.000 m2 2,54 3.2. Hiện trạng thu gom, quản lý và xử lý CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại 407
  4. Nhìn chung hình thức quản lý CTR công nghiệp không nguy hại hiện nay tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Sơn La là phân loại thu gom, lưu giữ trong kho, khi khối lượng CTR công nghiệp không nguy hại đạt số lượng lớn thì tiến hành thuê đơn vị chức năng vận chuyển, xử lý. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có một số đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý CTR công nghiệp không nguy hại đang hoạt động như: Công ty CP Môi trường Đô thị... Quy trình thu gom CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số doanh nghiệp tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh được thể hiện như sau: - Nguồn Nguồn phát sinh CTR công nghiệp - Lượng - Thành phần Thu gom sơ cấp Thu gom xử lý tại nguồn Thu gom thứ cấp Vận chuyển Tái sử dụng Xử lý trung gian Tiêu hủy, chôn lấp CTR công nghiệp Hình 2: Quy trình thu gom, lưu giữ, vận chuyển xử lý CTR công nghiệp không nguy hại tại Sơn La Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một lượng khá lớn các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là đối với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và hộ gia đình, nhất là tại các làng nghề vẫn đang hoạt động và phát sinh một lượng lớn CTR công nghiệp nhưng chưa thực hiện phân loại và thu gom theo quy định và chưa được điều tra tổng hợp, tính toán. Ðây cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình quản lý các doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý môi trường nói riêng, đặc biệt là đối với công tác quản lý CTR công nghiệp. Hiện tỉnh Sơn La mới chỉ có một khu xử lý rác thải của Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Sơn La là Khu xử lý chất thải rắn TP Sơn La, tại Bản Phiêng Pát, xã Chiềng Ngần, TP Sơn La, tỉnh Sơn La với diện tích 203.555 m2 được xây dựng năm 2012 và đi vào vận hành năm 2014. Khu liên hợp xử lý CTR TP chính thức đi vào hoạt động tháng 11/2014, đảm bảo việc tập kết và xử lý toàn bộ CTR trên địa bàn thành phố. Khu xử lý gồm có: + Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh: diện tích 55.748 m2. Công suất theo thiết kế và công suất thực tế: 600.000 m3. + Nhà máy chế biến rác làm phân hữu cơ: diện tích: 147.807 m2. Công suất theo thiết kế và công suất thực tế: 80 tấn rác/ngày, khoảng 5.600 tấn phân hữu cơ/năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sản phẩm phân vi sinh vẫn chưa được sản xuất thành phẩm, mới dừng lại ở việc tạo mùn. Do vậy, dây chuyền để sản xuất phân vi sinh đã được đầu tư hiện tại chưa phát huy hiệu quả như mục tiêu đã đề ra. Mặt khác, do công nghệ, quy trình xử lý CTR của khu xử lý CTR thành phố Sơn La hiện tại chủ yếu là thực hiện việc chôn lấp là chính, do vậy hiệu quả của việc xử lý hiện tại là chưa cao và không có tính lâu dài. Đồng thời vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai của khu vực lân cận trong tương lai khi lượng rác chôn lấp lớn do địa hình, địa chất khu vực chôn lấp tương đối phức tạp. Ngoài 01 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại thành phố Sơn La, hiện nay, các bãi chôn lấp chất thải rắn tại 11 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Sơn La đều đang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công. Hình 3: Bãi chôn lấp huyện Thuận Châu Hình 4: Bãi chôn lấp huyện Bắc Yên Đánh giá chung về các thách thức trong quản lý CTR công nghiệp tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện tại: - Đội ngũ cán bộ còn thiếu nên chưa đáp ứng được khối lượng công việc cần phải giải quyết. - Hầu hết các doanh nghiệp chưa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường mà là cán bộ kiêm nhiệm như 408
  5. phụ trách hành chính hoặc an toàn lao động. - Chi phí các doanh nghiệp dành cho lĩnh vực xử lý CTR công nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, còn nhiều doanh nghiệp buông lỏng công tác quản lý CTR công nghiệp, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc phải xử lý CTR công nghiệp để giảm thiểu tác động tới ô nhiễm môi trường. 3.3. Dự báo lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh năm 2025 Trên cơ sở quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh và sử dụng hệ số phát thải CTR không nguy hại của các ngành công nghiệp đã tính toán ở bảng 3, dự trên sản lượng sản phẩm công nghiệp theo quy hoạch phát triển đến năm 2025 đã được tỉnh Sơn La phê duyệt, áp dụng công thức (2) bài báo đã ước tính được lượng phát sinh CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại của một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025 như sau: Bảng 4: Dự báo giá trị sản lượng và lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh từ một số ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025 TT Ngành nghề Đơn vị Sản lượng* CTR (tấn/năm) 1 Xà phòng các loại 1.000 tấn 26,789 462,91 2 Dược phẩm các loại 1.000 tấn 22,171 18,40 3 Sơn hóa học các loại Tấn 10.942,2 83,38 4 Nước 1.000 lít 33958 586,79 5 Miến, bún, mì ăn liền Tấn 22,480 388,45 6 Bia các loại 1.000 lít 302,252 5222,91 7 Sữa tiệt trùng 1.000 lít 302,689 5230,47 8 Sữa chua – Yughurt 1.000 lít 60,347 1042,80 9 Rượu trắng 1.000 lít 7,175 123,98 10 Bánh kẹo các loại Tấn 3.389 58561,92 11 Nước mắm 1.000 lít 155,4 2685,31 12 Quần áo may sẵn 1.000 sp 121,785 3092,12 13 Sợi các loại Tấn 42,340 1075,01 14 Dệt nhuộm 1.000 m2 199,615 507 15 Mây tre đan, thủ công mỹ nghệ 1.000 sp 38,154 0,76 16 Nông cụ cầm tay 1.000 sp 119 8.39 17 Sản xuất phụ tùng xe máy 1.000 sp 5,94 41,86 18 Lắp ráp xe vận tải 1.000 xe 23,268 173,81 19 Gạch nung các loại 1.000 viên 645,578 21,12 20 Đá các loại 1.000 tấn 19,885 224,70 21 Dây dẫn điện xe ô tô 1.000 sp 1.130 21,38 22 Thức ăn gia súc 1.000 tấn 2,100 36,29 Tổng 79107,84 Nguồn: * Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, 2010. Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng CTR công nghiệp không nguy hại có xu hướng tăng lên, năm 2025 dự báo tăng gấp khoảng 2,15 lần so với năm 2020. 3.4. Đề xuất giải pháp Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTR công nghiệp không nguy hại tại tỉnh, trong thời gian tới chính quyền, các cơ quan chuyên môn và các cơ sở sản xuất cần phối hợp để thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: - Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thu gom, xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh; - Đẩy mạnh thực hiện sản xuất sạch hơn, thực hiện theo các hệ thống quản lý môi trường (EMS) và Tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000 trong các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. - Hoàn thành quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý CTR giai đoạn 2020 - 2030, trong đó làm rõ quy hoạch về thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTR công nghiệp để làm căn cứ và định hướng cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Ban hành các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng cho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ CTR công nghiệp. - Quy định cụ thể các điều kiện tham gia thu gom, xử lý CTR công nghiệp, bao gồm năng lực về con người, trang thiết bị, cơ sở vật chất, khả năng kiểm soát các chất ô nhiễm thứ cấp, khả năng ứng phó tại chỗ trong những tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo không gây ra các sự cố, ô nhiễm môi trường. - Ban hành khung đơn giá thống nhất cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu huỷ các dạng CTR công nghiệp khác nhau để làm tăng tính cạnh tranh trong các đơn vị cung ứng dịch vụ. - Đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý CTR công nghiệp tập trung của toàn tỉnh để xử lý chất thải công 409
  6. nghiệp. 4. Kết luận Kết quả điều tra 1.854 cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La cho thấy: - Năm 2020, các cơ sở được điều tra trên địa bàn tỉnh Sơn La phát sinh khoảng 36837,78 tấn CTR công nghiệp không nguy hại, chiếm 29,38% tổng lượng CTR không nguy hại phát sinh của tỉnh. Trong đó, 79,83% là phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm ngoài khu công nghiệp. - Lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh, 36,66% phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Sơn La, 17,85% phát sinh ở huyện Mộc Châu, 12,66% từ huyện Mai Sơn. 8 huyện còn lại chỉ chiếm 32,83% lượng CTR sản xuất thông thường phát sinh. - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La mới chỉ có một khu xử lý rác thải là Khu xử lý chất thải rắn TP Sơn La với công suất 80 tấn rác/ngày. Tại 11 huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Sơn La đều đang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công. - Dự báo đến năm 2025, lượng CTR sản xuất công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ tăng gấp 2,15 lần so với năm 2020. Trong tương lai, song song với việc tỉnh Sơn La phấn đấu trở thành khu vực sản xuất công nghiệp trọng điểm là lượng CTR công nghiệp gia tăng vì vậy vấn đề xử lý CTR công nghiệp cần được quan tâm đặc biệt, nếu lượng CTR công nghiệp không được quản lý và xử lý hiệu quả sẽ gây ô nhiễm môi trường. Do đó việc lập kế hoạch quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây dựng nhà máy xử lý CTR công nghiệp tập trung là vấn đề cấp bách là một trong những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết hàng đầu để giải quyết vấn đề ô nhiễm CTR công nghiệp phát sinh từ các ngành nghề sản xuất và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Lời cảm ơn Báo cáo này được hoàn thành dựa trên kết quả điều tra thống kê các nguồn thải hiện có trên địa bàn tỉnh Sơn La do Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường thực hiện, thuộc nhiệm vụ “Điều tra, thống kê toàn bộ nguồn thải trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020” của Sở TN&MT tỉnh Sơn La chủ trì. Tài liệu tham khảo Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, 2010. Nghị quyết số 353/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh Sơn La thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp Sơn La giai đoạn 2011 - 2020 và xét triển vọng đến 2030. Sở TN&MT Sơn La, 2020. Kết quả điều tra thống kê toàn bộ các nguồn thải trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2019 theo quyết định số 3040 ngày 12/12/2019. UBND tỉnh Sơn La, 2017. Quyết định 3184/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025. UBND tỉnh Sơn La, 2018. Quyết định số 2070/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030. ABSTRACT Assessing the current situation and forecasting sources of non- hazardous production solid waste in Son La province by 2025 Nguyen Mai Hoa1,* 1 Hanoi University of Mining and Geology Production activities are the source of a large amount of solid wastes that pollute the environment in Son La province. The results from survey, synthesis and statistics at 1854 production facilities in Son La province showed that in 2020, the volume of non-hazardous production solid waste generated is 36837.78 tons/year, accounting for 29.38% of the total amount of normal solid waste generated. In which, 79.83% is generated from production facilities outside the industrial zone. The amount of ordinary non-hazardous production solid waste is unevenly distributed among localities in the province. Sơn La City is the area having the highest amount of non-hazardous production solid waste with 36.66%, following are Moc Chau district (17.85%) and Mai Son (12.66%). The eight remaining districts account for only 32.83% of the amount of generated non-hazardous production solid waste. Currently, in Son La province, there is 410
  7. only one waste treatment area, Son La Solid Waste Treatment Zone, with a capacity of 80 tons of waste per day. In the remaining eleven districts in Son La province, all are applying the manual landfill method. It is forecasted that by 2025, the amount of non-hazardous production solid waste generated every day from companies operating in Son La province will increase 2.15 times compared to 2020. Keywords: solid waste; non-hazardous; production; Son La province. 411
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2