Đánh giá hiệu quả áp dụng phiếu tóm tắt thông tin điều trị tại một số khoa Lâm sàng Bệnh viện ĐKTT An Giang năm 2018
lượt xem 31
download
Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phiếu tóm tắt thông tin điều trị tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: 05 khoa được bốc thăm ngẫu nhiên trên tổng số 14 khoa lâm sàng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả áp dụng phiếu tóm tắt thông tin điều trị tại một số khoa Lâm sàng Bệnh viện ĐKTT An Giang năm 2018
- 307 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHIẾU TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ TẠI MỘT SỐ KHOA LÂM SÀNG BỆNH VIỆN ĐKTT AN GIANG NĂM 2018 Phạm Ngọc Trung, Nguyễn Văn Sinh, Phạm Hoàng Nam, Đàm Tấn Sĩ, Nguyễn Thị Thơ, Trần Thị Đào, Bùi Duy Lễ TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phiếu tóm tắt thông tin điều trị tại bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu: 05 khoa được bốc thăm ngẫu nhiên trên tổng số 14 khoa lâm sàng. Các thành phần được khảo sát bao gồm tất cả bác sĩ và điều dưỡng trực tiếp thực hiện phiếu thông tin cũng như nhưng bệnh nhân có nhận phiếu thông tin đúng với bệnh họ đang điều trị tại 5 khoa trên. Kết quả nghiên cứu: Cả bác sĩ và điều dưỡng đều cho rằng phiếu tóm tắt thông tin giúp dễ thông tin cho bệnh nhân 98%, 93,3%, và công nhận phiếu này tiện cho bệnh nhân theo dõi 100%, 94,1%. Nhưng để bệnh nhân hiểu 62% bác sĩ, 28,6% điều dưỡng cho rằng phải tốn nhiều thời gian. Trên 30% Bác sĩ và điều dưỡng có ý kiến đóng góp cho phiếu này chủ yếu là còn dài dòng, nhiều từ chuyên môn bệnh nhân không hiểu. 99% bệnh nhân được nhân viên y tế phát phiếu tóm tắt thông tin tương ứng với bệnh của mình và 95% nhân viên có giải thích về bệnh trạng và phiếu tóm tắt thông tin. 95,2% bệnh nhân theo dõi và hợp tác được trong quá trình điều trị của mình. 78,3% đánh vào phiếu tóm tắt thông tin để theo dõi mỗi ngày. Xét về mức hài lòng cả rất hài lòng và hài lòng là 98,6% trong đó rất hài lòng chiếm 69,6%. Kết luận: Từ nghiên cứu cho thấy bác sĩ, điều dưỡng đều công nhận phiếu thông tin có ích cho bệnh nhân và BS, ĐD dễ thông tin qua phiếu này. Bênh nhân hài lòng vì được phát phiếu thông tin và được giải thích đầy đủ về cách đánh vào phiếu và diễn biến bệnh của họ. I - ĐẶT VẤN ĐỀ: Việc cung cấp thông tin trong quá trình điều trị là quyền chính đáng của người bệnh đã được đưa vào luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009. Tiêu chí này cũng được đưa vào tiêu chí kiểm tra A4.1 trong mục 15, 16, 17, 18, 19, 20 nhằm giúp người bệnh có thể theo dõi và cùng tham gia trong quá trình điều trị. Tại bệnh viện đa khoa TT An Giang đã triển khai được 2 năm ở hầu hết các khoa với 5 bệnh thường gặp của từng khoa. Trong quá trình triển khai chúng tôi sử dụng mẫu tóm tắt phổ biến mà nhiều bệnh viện như: KomTum, bệnh viện Nông Nghiệp đang thực hiện và chỉnh sửa lại cho phù hợp với bệnh viện ĐKTTAn Giang vì hiện tại chưa có biểu mẫu chính thức của Bộ y tế. Trong quá trình thực hiện phiếu tóm tắt thông tin điều trị chúng tôi thấy rằng dường như còn nhiều bất tiện và khó theo dõi với bênh nhân. Vì thế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này trên một số khoa ngẫu nhiên trong bệnh viện với mục tiêu nhận xét, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng, đồng thời
- 308 có hướng điều chỉnh hoàn thiện cho người bệnh dễ hợp tác và theo dõi trong quá trình điều trị. II – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: Bốc thăm ngẫu nhiên 5 khoa trên tổng só 14 khoa lâm sàng. Loại trừ 3 Khoa cấp cứu vì bệnh không ổn định, khoa Lao, Tâm Thần hiện còn đang ở ngoài khu vực bệnh viện Sản nhi. Có 5 khoa trúng thăm thực hiện nghiên cứu là: ICU, Ngoại tổng hợp, Nội tổng hợp, ngoại Thận và khoa Truyên Nhiễm trong năm 2018. Tất cả bác sĩ và điều dưỡng trực tiếp thực hiện phiếu thông tin cũng như nhưng bệnh nhân có nhận phiếu thông tin đúng với bệnh họ đang điều trị tại 5 khoa trên. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang Dùng bộ câu hỏi đã soạn sẵn bao gồm 4 câu cho bác sĩ, 4 câu cho điều dưỡng nội dung: Phiếu thông tin có giúp BS, ĐD dễ thông tin cho bệnh nhân không; Phiếu thông tin có tiện ích cho người bệnh; Có làm mất thời gian của BS, ĐD không; BS, ĐD có ý kiến gì đóng góp cho phiếu này tốt hơn? 5 câu cho bệnh nhân: Nhân viên bệnh viện có phát phiếu tóm tắt thông tin điều trị cho ông bà không? Nhân viên có giải thích về phiếu thông tin cho ông bà không? Phiếu có giúp ông bà dễ theo dõi quá trình điều trị của mình không? Ông bà có đánh dấu theo dõi vào phiếu thông tin điều trị không? Ông bà có hài lòng khi được BS và ĐD thông tin cho ông bà bằng phiếu tóm tắt thông tin điều trị trong quá trình trị bệnh của mình không. Cuối cùng là ý kiến nếu có. Nhóm nghiên cứu phát phiếu phỏng vấn cho nhân viên bao gồm: bác sĩ, điều dưỡng và bệnh nhân tự đánh dấu vào câu trả lời có, không theo nội dung câu hỏi, mức độ hài lòng theo 3 mức: rất hài lòng, hài lòng, không hài lòng. Ghi nhận những ý kiến khác nếu có. Thu thập số liệu: Tất cả các phiếu sẽ được nhập vào Excell và dùng phần mềm SPSS 16.0 phân tích dữ liệu đánh giá mức độ hài lòng.Tính phần trăm, sự khác biệt các chỉ số, mức độ hài lòng, ghi nhận các ý kiến. III – KẾT QUẢ: Tổng số phiếu được phát ra ở 5 khoa bao gồm: Bác sĩ 50 phiếu, điều dưỡng 119 phiếu và bệnh nhân 207 phiếu . Kết quả từ nghiên cứu chúng tôi ghi nhận: Bảng 1: Bác sĩ (50)
- 309 Nội dung Có % Không % Phiếu thông tin có giúp BS dễ thông tin cho bệnh nhân không? 98 2 BS thấy phiếu này có tiện ích cho người bệnh không? 100 0 Có làm mất thời gian của BS không? 62 38 BS có ý kiến gì đóng góp cho phiếu này tốt hơn không 20 80 Bảng 2: Điều dưỡng (119) Nội dung Có % Không % Phiếu thông tin có giúp ĐD dễ thông tin cho bệnh nhânkhông? 93,3 6,7 ĐD thấy phiếu này có tiện ích cho người bệnh không? 94,1 5,9 Có làm mất thời gian của ĐD không? 28,6 71,4 ĐD có ý kiến gì đóng góp cho phiếu này tốt hơn không 10,1 89,9 Từ kết quả bảng 1 và bảng 2 cho thấy cả bác sĩ và điều dưỡng đều cho rằng phiếu tóm tắt thông tin giúp dễ thông tin cho bệnh nhân 98%, 93,3%. Bên cạnh đó bác sĩ và điều dưỡng cũng công nhận phiếu này tiện cho bệnh nhân theo dõi 100%, 94,1%. Nhưng để làm cho bệnh nhân hiểu về phiếu thông tin cũng như bệnh trạng của họ 62% bác sĩ, 28,6% điều dưỡng cho rằng phải tốn rất nhiều thời gian. Trên 30% Bác sĩ và điều dưỡng có ý kiến đóng góp cho phiều này chủ yếu là còn dài dòng, nhiều từ chuyên môn bệnh nhân không hiểu, cũng có những ý kiến nên làm thêm nhiều mặt bệnh hoặc lồng thêm hình thức giáo dục sức khỏe đi kèm. Bảng 3: bệnh nhân (207) Nội dung Có % Không % Nhân viên bệnh viện có phát phiếu tóm tắt thông tin 99 1 điều trị cho ông bà không? Nhân viên có giải thích về phiếu thông tin cho ông 95 4,8 bà không Phiếu có giúp ông bà dễ theo dõi quá trình điều trị 95,2 4,8 của mình không?
- 310 Ông bà có đánh dấu theo dõi vào phiếu thông tin 78,3 21,7 điều trị không? Ông bà có hài lòng khi được BS và ĐD thông tin Rất hài Hài lòng Không cho ông bà bằng phiếu tóm tắt thông tin điều trị lòng 29% Hài trong quá trình trị bệnh của mình không? 69,6% Lòng 1,4% Ý kiến khác 2 98 Nhận xét: Có 99% bệnh nhân ghi nhận được nhân viên y tế phát phiếu tóm tắt thông tin tương ứng với bệnh của mình và 95% nhân viên có giải thích về bệnh trạng và phiếu tóm tắt thông tin cho bệnh nhân. Nhờ vậy mà 95,2% bệnh nhân theo dõi và hợp tác được trong quá trình điều trị của mình. Tuy nhiên chỉ có 78,3% đánh vào phiếu tóm tắt thông tin để theo dõi mỗi ngày. Xét về mức hài lòng cả rất hài lòng và hài lòng là 98,6% trong đó rất hài lòng chiếm 69,6%. Nhưng vẫn còn không hài lòng 1,4%. 98% không có ý kiến gì, 2% đa số ý kiến không hiểu. IV- BÀN LUẬN: Qua kết quả thể hiện ở bảng 1 và 2 cho thấy cả bác sĩ và điều dưỡng đều cho rằng phiếu tóm tắt thông tin giúp dễ thông tin cho bệnh nhân 98%, 93,3%. Bác sĩ và điều dưỡng cũng công nhận phiếu này tiện cho bệnh nhân theo dõi 100%, 94,1%. Điều này cho thấy từ khi triển khai phiếu thông tin, bác sĩ và điều dưỡng đã sử dụng phiếu này để giải thích quá trình điều trị cho bệnh nhân hoặc người nhà dễ dàng hơn. Người bệnh và người nhà cầm phiếu này dễ theo dõi bệnh cũng như diễn biến bệnh của mình hơn. Nhưng để làm cho bệnh nhân hiểu về phiếu thông tin cũng như bệnh trạng của họ phải tốn nhiều thời gian. Kết quả cho thấy để làm được điều đó, 62% bác sĩ và 28,6% điều dưỡng cho rằng tốn rất nhiều thời gian.Trên 30% Bác sĩ và điều dưỡng có ý kiến đóng góp cho phiều này chủ yếu là còn dài dòng, nhiều từ chuyên môn, tên thuốc bệnh nhân không hiểu, cũng có những ý kiến nên làm thêm nhiều mặt bệnh. Thực tế cho thấy trình độ hiểu biết của bệnh nhân và thân nhân chưa đủ để hiểu những từ dùng trong chuyên môn cũng như không biết tên thuốc nào đã dùng trong ngày, chỉ biết có cho thuốc uống, có tiêm thuốc hoặc có lấy máu nhưng không biết đó là kháng sinh hay thuốc thường mặc dù đã được giải thích. Bên cạnh đó 99% bệnh nhân ghi nhận được nhân viên y tế phát phiếu tóm tắt thông tin tương ứng với bệnh của mình và 95% nhân viên có giải thích về bệnh trạng và phiếu tóm tắt thông tin cho bệnh nhân. Như vậy chứng tỏ nhân viên các khoa đã thực hiện đúng qui định của tiêu chí A4.1(mục 16) là: “ Nhân viên y tế in, phát và tư vấn các phiếu tóm tắt thông tin điều trị cho người bệnh
- 311 theo dõi và cùng tham gia vào quá trình điều trị”. Nhờ có phát phiếu thông tin và giải thích mà 95,2% bệnh nhân theo dõi và hợp tác được trong quá trình điều trị của mình. Tuy nhiên chỉ có 78,3% đánh vào phiếu tóm tắt thông tin để theo dõi mỗi ngày. Do trình độ còn hạn chế nên một số người không hiểu, một số cho là điều trị tốt rồi không cần phải đánh, nhân viên y tế tự quyết định. Xét về mức hài lòng cả rất hài lòng và hài lòng là 98,6% trong đó rất hài lòng chiếm 69,6%. Bước đầu thực hiện phiếu thông tin còn đang từ từ hoàn chỉnh nhưng đã nhận được sự hài lòng ở mức 98,6% là điều đáng khích lệ để càng hoàn thiện hơn. Vẫn còn không hài lòng 1,4%. 98% không có ý kiến gì, 2% đa số ý kiến không hiểu. V- KẾT LUẬN: Qua nghiên cứu này cho chúng ta thấy cả bác sĩ và điều dưỡng đều cho rằng phiếu tóm tắt thông tin giúp dễ thông tin cho bệnh nhân 98%, 93,3% và cũng thuận tiên cho bệnh nhân theo dõi 100%, 94,1%. Nhưng để cho bệnh nhân hiểu về phiếu thông tin cũng như bệnh trạng 62% bác sĩ 28,6% điều dưỡng cho rằng tốn nhiều thời gian.Trên 30% Bác sĩ và điều dưỡng có ý kiến đóng góp phiều còn dài dòng, dùng từ cho bệnh dễ hiểu. 99% bệnh nhân được phát phiếu tóm tắt thông tin tương ứng với bệnh của mình và 95% nhân viên có giải thích về bệnh trạng và phiếu tóm tắt thông tin. 95,2% bệnh nhân theo dõi và hợp tác được trong quá trình điều trị. Tuy nhiên chỉ có 78,3% đánh dấu vào phiếu tóm tắt thông tin để theo dõi mỗi ngày. Xét về mức hài lòng và rất hài lòng là 98,6% trong đó rất hài lòng chiếm 69,6%. Nhưng vẫn còn không hài lòng 1,4%. 98% không có ý kiến gì, 2% đa số ý kiến không hiểu. Để đạt được những kết quả trên bệnh viện đã không ngừng cải tiến phiếu thông tin sao cho có sự cộng tác tốt giữa thầy thuốc và bệnh nhân. VI- KIẾN NGHỊ Hiện tại chưa có mẫu tóm tắt thông tin điều trị thống nhất nên cần phải có mẫu thống nhất, đơn giản, dễ theo dõi cho bệnh nhân ở mọi trình độ. Có thể xây dựng phiếu ngắn gọn và lồng thêm phần giáo dục sức khỏe đi kèm. VII- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện đa khoa Kontun phiếu tóm tắt tông tin điều trị. Website http://bvtkontum.com.vn 2. Bộ Y tế Tiêu chí chất lượng bệnh viện năm 2017 tieuchi.chatluongbenhvien.vn 3. Luật khám chữa bệnh. Số 40/2009/QH 12 ngày 23/11/2009. Tiêu chí chất lượng bệnh viện. A4.1; 15-20.
- 312 Phụ Lục CÂU HỎI KHẢO SÁT PHIẾU TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ STT Câu hỏi YES NO Bác sĩ 1 Phiếu thông tin có giúp BS dễ thông tin cho bệnh nhân không? 2 BS thấy phiếu này có tiện ích cho người bệnh không? 3 Có làm mất thời gian của BS không? 4 BS có ý kiến gì đóng góp cho phiếu này tốt hơn không (nếu có ngoài đánh Y-N sẽ ghi ý kiến phía dưới) Điều dưỡng 1 Phiếu thông tin có giúp ĐD dễ thông tin cho bệnh nhân không? 2 ĐD thấy phiếu này có tiện ích cho người bệnh không? 3 Có làm mất thời gian của ĐD không? 4 ĐD có ý kiến gì đóng góp cho phiếu này tốt hơn không (nếu có ngoài đánh Y-N sẽ ghi ý kiến phía dưới) Bệnh nhân Có không 1 Nhân viên bệnh viện có phát phiếu tóm tắt thông
- 313 tin điều trị cho ông bà không? 2 Nhân viên có giải thích về phiếu thông tin cho ông bà không 2 Phiếu có giúp ông bà dễ theo dõi quá trình điều trị của mình không? 3 Ông bà có đánh dấu theo dõi vào phiếu thông tin điều trị không? 4 Ông bà có hài lòng khi được BS và ĐD thông tin Rất hài Hài Không cho ông bà bằng phiếu tóm tắt thông tin điều trị lòng lòng hài trong quá trình trị bệnh của mình không? lòng 5 Ý kiến khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá kết quả áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục trong điều trị sốc nhiễm khuẩn
13 p | 71 | 6
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc gây mê Ketamin phối hợp với Atropin trong thủ thuật bơm hóa chất nội tủy và chọc tủy trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 p | 223 | 5
-
Nghiên cứu hiệu quả áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 tại khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa nội soi Bệnh viện Chợ Rẫy
7 p | 78 | 5
-
Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Thống nhất tỉnh Đồng Nai năm 2020
4 p | 56 | 4
-
Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phối hợp giữa điều dưỡng và bác sĩ trong chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh
5 p | 11 | 4
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả điều trị của Sildenafil trong tăng áp lực động mạch phổi nặng
29 p | 52 | 3
-
Đánh giá kết quả áp dụng quy trình điều dưỡng xử trí bệnh nhân đột quỵ não tại khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
8 p | 54 | 3
-
Đánh giá hiệu quả điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022
9 p | 19 | 3
-
Xây dựng và đánh giá hiệu quả việc áp dụng “Danh mục Tương tác thuốc cần chú ý” tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Vạn Phúc 2
9 p | 6 | 2
-
Đánh giá hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Bến Lức tỉnh Long An
5 p | 14 | 2
-
Đánh giá hiệu quả kiểm soát LDL-c bằng rosuvatatin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ
9 p | 26 | 2
-
Bài giảng Đánh giá hiệu quả và tính tuân thủ điều trị của phối hợp thuốc liều cố định ở bệnh nhân tăng huyết áp độ II và III
36 p | 24 | 2
-
Đánh giá hiệu quả điều trị của Lercanidipine ở bệnh nhân tăng huyết áp biến chứng nhồi máu não bằng huyết áp lưu động 24 giờ
10 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu lâm sàng: Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và khả năng dung nạp của Lercanidipine so với Amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng huyết áp lưu động 24 giờ
8 p | 61 | 2
-
Đánh giá hiệu quả của phương pháp hút áp lực âm (VAC) trong điều trị tổn khuyết phần mềm chi dưới
3 p | 3 | 2
-
Đánh giá hiệu quả phẫu thuật mở góc tiền phòng kèm rửa góc tiền phòng trong glôcôm góc mở thứ phát do corticoid
4 p | 4 | 1
-
Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và khả năng dung nạp của Lercanidipine so với Amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng huyết áp lưu động 24 giờ
8 p | 39 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn