intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả công cụ ISBAR trong bàn giao người bệnh và các yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

189
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

An toàn cho người bệnh là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, là một phần quan trọng trong bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam do Bộ Y Tế ban hành. Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả công cụ ISBAR trong bàn giao người bệnh của điều dưỡng và các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả công cụ ISBAR trong bàn giao người bệnh và các yếu tố liên quan

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG CỤ ISBAR TRONG BÀN GIAO NGƯỜI BỆNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Nguyễn Thị Hương, Tô Lộc Huyền, Lâm Huy Anh, Lý Thị Phong Vân TÓM TẮT: Đặt vấn đề: An toàn cho người bệnh là ưu tiên hàng đầu của các tổ chức chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, là một phần quan trọng trong bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam do Bộ Y Tế ban hành. Các tổ chức bảo vệ quyền lợi sức khỏe người bệnh cho thấy chất lượng thông tin kém khi bàn giao người bệnh là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp tổn hại sức khỏe mà tổ chức y tế phải bồi thường thường xuyên (15). Bàn giao là vấn đề cốt lõi trung tâm để chăm sóc người bệnh an toàn và hiệu quả (12). Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy hiệu quả vượt trội của việc thực hiện công tác bàn giao tuân theo một công cụ đã được chuẩn hóa, trong đó có khung bàn giao được viết tắt bằng ISBAR (7) Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả công cụ ISBAR trong bàn giao người bệnh của điều dưỡng và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả - cắt ngang trên 51 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2020. Kết quả sử dụng thanh công cụ tại thời điểm: trước sử dụng, sau sử dụng. Bên cạnh đó sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ISBAR của điều dưỡng. Kết quả: Có 51 ĐD được đưa vào nghiên cứu, hiệu quả giảm sự cố y khoa khi sử dụng công cụ ISBAR chung thông qua đánh giá điểm trung bình ở thang điểm 5 tăng lên từ
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Objective: Evaluate the effectiveness of ISBAR tool in hand over the patient and related factors. Research subjects and methods: Descriptive - cross-sectional study of over 50 nurses directly taking care of patients at DKKV Hospital, An Giang province from February to May 2020. Results of using the ISBAR toolbar at the time: before use, after use. Besides, we will evaluate influencing factors as well as attitudes about using ISBAR by nurses. Results: There are 51 nurses included in the study, the effectiveness of medical incident reduction using the general ISBAR tool through the assessment of the average score on a 5-point scale increased from
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 trình tích cực với trọng tâm là an toàn của người bệnh. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định hiệu quả của công tác bàn giao người bệnh giữa điều dưỡng bằng ISBAR. - Xác định các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sử dụng ISBAR. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020. * Thiết kế nghiên cứu: Mô tả - cắt ngang * Cỡ mẫu: 51 điều dưỡng * Đối tượng nghiên cứu: các điều dưỡng viên đang làm việc thường xuyên và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại 3 khoa lâm sàng: Khoa cấp cứu, Nội Tổng Hợp, Nội Tim Mạch tại Bệnh Viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang. * Tiêu chuẩn chọn vào - Các ĐD viên đang làm việc thường xuyên và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại các khoa lâm sàng: Nội Tổng hợp, Nội Tim Mạch, Khoa cấp cứu. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn không chọn vào: - Điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu * Phương pháp thực hiện - Thực hiện lấy thông tin đặc điểm cá nhân từng đối tượng qua bộ câu hỏi soạn sẵn. - Thực hiện lấy mẫu đánh giá hiệu quả trước và sau khi sử dụng công cụ bàn giao ISBAR. - Thực hiện lấy mẫu đánh giá sự hài lòng của điều dưỡng sau khi sử dụng công cụ bàn giao ISBAR - Khảo sát các yếu tố liên quan đến hiệu quả và hài lòng của điều dưỡng đối với công cụ bàn giao ISBAR * Quản lý và phân tích số liệu: nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Tổng cộng có 51 ĐD thỏa tiêu chí chọn mẫu và được đưa vào nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020 tại khoa Nội Tim Mạch, Nội Tổng Hợp, Khoa cấp cứu - BV ĐKKV tỉnh An Giang. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 108
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 * Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Bảng 1: Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo đặc điểm chung nghiên cứu Điều dưỡng Tỷ lệ (n = 51) (%) Trình độ chuyên môn Trung học 41 80,39 Cao đẳng 2 3,92 Đại học 8 15,68 Thâm niên công tác Dưới 3 năm 12 23,52 Từ 3 năm trở lên 39 76,47 Nhận xét: Trình độ chuyên môn của nhóm nghiên cứu gồm Trung cấp và Cao đẳng, Đại học với tỷ lệ trung cấp cao hơn khoảng 5 lần so với Đại học. Thâm niên công tác của nhóm nghiên cứu từ 3 năm trở lên chiếm trên 70 %, cao gấp 3,5 lần so với nhóm đối tượng có thâm niên dưới 3 năm. Đối tượng tham gia nghiên cứu ở 3 khoa lâm sàng về số lượng có mức tương đồng. Cụ thể ở khoa Nội Tim Mạch có tỷ lệ là 34% (n= 17/50), khoa nội tổng hợp 36% (n= 18/50) và khoa cấp cứu có 30% (n= 15/50). Bảng 2: Tuổi và Giới tính của nhóm nghiên cứu Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có sự chênh lệch về giới, tỷ lệ nữ gấp 1,7 lần so với nam, cụ thể nữ chiếm 64% ( 32/ n= 51), nam 36 % ( 19/ n=51). Có đến hơn 50% (27/n=51) điều dưỡng tham gia nghiên cứu ở nhóm tuổi 26 đến 35, trong đó nữ chiếm 42% (21/n= 51). Độ tuổi thấp nhất là 20 -25 chiếm 6% (3/n=51) Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 109
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 * Kết quả về hiệu quả của bảng kiểm ISBAR Bảng 3: Hiệu quả của công tác bàn giao người bệnh trước và sau can thiệp STT Nội dung Khác biệt p TB (KTC 95%) A10 Giảm thiểu sự cố y khoa liên quan đến 2,3 (2,1 – 2,5)
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Nội dung Đánh giá chung sử dụng ISBAR TB ± Chiề (Đã chuyển đổi) ĐLC u Tần số (Tỉ lệ %) 5 4 3 2 1 Nhìn chung, 2 25 18 5 1 3,4 ± + ISBAR đã cải (3,9 (35,3 (9,8) (2,0) 0,8 thiện bàn giao, ) (49,0 ) cải thiện việc ) chăm sóc và an toàn cho người bệnh. ISBAR cải thiện 1 22 20 5 1 3,4 ± + sự tự tin và kỹ (2,0 (43,1 (39,2 (9,8) (2,0) 0,8 năng trong việc ) ) ) bàn giao. Nhận xét: Kết quả phân tích hiệu quả sau so với trước can thiệp cho thấy sự thay đổi đáng kể của điểm tổng hợp toàn thang đo hiệu quả. Điểm hiệu quả tổng hợp đã tăng 1,4 (KTC 95% từ 1,3 – 1,5) điểm sau khi áp dụng ISBAR vào quy trình bàn giao. Điểm hiệu quả chung của việc bàn giao bằng ISBAR là 3.4/ 5 điểm. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 111
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Bảng 5 - Kết quả sự hài lòng của điều dưỡng trước và sau khi sử dụng ISBAR. ST Hài lòng Hiệu số p& T tỉ lệ sau – trước Tỉ lệ % B6 Muốn tiếp tục sử dụng ISBAR 85,1
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Nhận xét: Kết quả cho thấy sự thay đổi rõ rệt hài lòng ở hầu hết các nội dung đánh giá. Điểm hài lòng đã tăng lên 0,627 điểm (KTC 95% từ 0,582 đến 0,672) với p
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Bảng 7- Mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng với điểm hiệu quả sau can thiệp Điểm hiệu quả tổng hợp sau can thiệp p TB ĐLC Nhóm tuổi 26 - 35 3,80 0,30 36 - 45 3,39 0,23
  10. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 Sự hiệu quả về mặt đồng bộ và thống nhất trong bàn giao nhận được sự đồng tình cao của các điều dưỡng tham gia nghiên cứu 1,7 (1,5 – 1,9) với p < 0,001 nhưng không vì thế làm mất đi tính cá nhân hóa người bệnh với kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả về mặt phù hợp với từng người bệnh lên đến 1,5 (1,3 – 1,7) với p < 0,001. So sánh với nghiên cứu của tác giả Stewart năm 2016 về ISBAR- giao tiếp và sự an toàn người bệnh kết luận ISBAR giúp nhân viên y tế thực hiện việc bàn giao có cấu trúc, tập trung và ngắn gọn (5, 13) Trong bảng câu hỏi của nghiên cứu, 95,1% điều dưỡng trả lời rằng việc sử dụng ISBAR giúp ích cho việc chăm sóc người bệnh của họ được cải thiện so với trước sử dụng là 26,7%. Tương tự như các nghiên cứu khác sử dụng công cụ bàn giao ISBAR (16, 17) điều dưỡng đã mô tả sự hài lòng của mình đối với ISBAR, cho thấy sự cải thiện về hiệu quả chăm sóc sau khỉ sử dụng ISBAR. Tương tự như Whitson và các đồng nghiệp, sự hài lòng của điều dưỡng là tương đối tích cực. Trong nghiên cứu này, 91,2% điều dưỡng bày tỏ sự hài lòng khi sử dụng công cụ ISBAR, mặc dù các điều dưỡng xác định một cách định tính các tình huống khó khăn để đưa ra kết quả Số tuổi và năm kinh nghiệm càng cao thì kết quả đánh giá sự hiệu quả và hài lòng với bảng kiểm ISBAR càng thấp. Sự tương quan trùng khớp với kết quả nghiên cứu tại Malaysia với điều dưỡng có số năm kinh nghiệm từ 1-3 năm là đối tượng cảm thấy hài lòng nhất và được giải thích vì những điều dưỡng có số năm kinh nghiệm làm việc cao hơn bị mất thời gian nhiều trong việc sử dụng ISBAR và họ cảm thấy thông tin quan trọng của người bệnh không được gửi đến họ qua ISBAR, kết quả của nghiên cứu này có thể giải thích bằng thói quen làm việc và tư duy không muốn thay đổi. Kết quả này tương đối phù hợp với thực tế vì những điều dưỡng có thời gian công tác càng lâu càng có xu hướng không muốn thay đổi và mong muốn có sự ổn định trong phương pháp làm việc. Mặt khác, phần lớn các điều dưỡng trẻ (
  11. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 KIẾN NGHỊ Xây dựng biểu mẫu công cụ bàn giao người bệnh ISBAR, áp công cụ ISBAR vào mạng quản lý phần mềm Leo-his, toàn bộ thông tin điều trị - chăm sóc được liên thông sau khi nhập, vừa giúp giảm tải công việc hành chánh vừa đảm bảo có sự bàn giao người bệnh rõ ràng thỏa bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Mở rộng huấn luyện cho tất cả các điều dưỡng khoa lâm sàng, đồng thời theo dõi và đánh giá quá trình sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ardoin K B, Broussard L, (2011), "Implementing handoff communication", Journal for Nurses in Professional Development, 27 (3), pp. 128-135. 2. Bộ Y Tế (2016). Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh Viện Việt Nam (phiên bản 2.0). Hà Nội, tháng 11 năm 2016. 3. Bộ Y Tế - Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Bộ Y Tế (2018). Thông tư hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở Khám bệnh, Chữa bệnh. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2018. 5. Buckley S, Ambrose L, Anderson E, Coleman J J, et al, (2016), "Tools for structured team communication in pre-registration health professions education: a Best Evidence Medical Education (BEME) review: BEME Guide No. 41", Medical teacher, 38 (10), pp. 966-980 6. Haig K M, Sutton S, Whittington J, (2006), "ISBAR: a shared mental model for improving communication between clinicians", The joint commission journal on quality and patient safety, 32 (3), pp. 167-175 7. Hohenhaus S, Powell S, Hohenhaus J T, (2006), "Enhancing Patient Safety During Hand-Offs: Standardized communication and teamwork using the ‘SBAR’method", AJN The American Journal of Nursing, 106 (8), pp. 72A-72B. 8. Lee Hua Yik, Rahim R A, Bakar R A. Healthcare workers'satisfaction on SBAR tool for handover in a private hospital. Ice 2019 conference proceedings 2019;90. 9. Lê Hảo (2017) Thiết lập hệ thống bảo đảm an toàn người bệnh. Hội Thảo Tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh. Cục quản lý Khám, Chữa Bệnh (Bộ Y Tế). Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2017. 10. Mikos K, (2017), "Monitoring handoffs for standardization", Nursing management, 38 (12), pp. 16-18 11. Pope;, B.; B, Rodzen; L, Spross; G, (2013), "Raising the SBAR: how better communication improves patient outcomes", Nursing2018, 38 (3), pp. 41-43. 12. Riesenberg L A, Leitzsch J, Little B W, (2013), "Systematic review of handoff mnemonics literature", American Journal of Medical Quality, 24 (3), pp. 196-204. 13. Stewart K R, (2016), "SBAR, communication, and patient safety: an integrated literature review", pp Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 116
  12. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Năm 2020 14. Thompson J E, Collett L W, Langbart M J, Purcell N J, et al, (2011), "Using the ISBAR handover tool in junior medical officer handover: a study in an Australian tertiary hospital", Postgraduate medical journal, 87 (1027), pp. 340-344. 15. ThS.Bs Lê Nguyễn Thùy Khanh, (2017), "Vai trò của bộ công cụ ISBAR và công tác chăm sóc của nhân viên y tế trong bảo đảm an toàn trao đổi thông tin", Kiến Thức Y Khoa, 7 (22), pp. 20-21. 16. Velji K, Baker G R, Fancott C, Andreoli A, et al, (2008), "Effectiveness of an adapted SBAR communication tool for a rehabilitation setting", Healthc Q, 11 (3), pp. 72-79. 17. Whitson H E, Hastings S N, Lekan D A, Sloane R, et al, (2008), "A quality improvement program to enhance after‐ hours telephone communication between nurses and physicians in a long‐ term care facility", Journal of the American Geriatrics Society, 56 (6), pp. 1080-1086. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang Trang 117
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2