ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT LẤY THỂ THỦY TINH BẰNG NHŨ TƯƠNG HÓA ĐẶT<br />
KÍNH NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG TẠI KHOA MẮT BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
NGÔ VĂN HỒNG, NGUYỄN HỮU CHỨC<br />
Khoa Mắt - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu:<br />
- Đánh giá đặc điểm lâm sàng trên mắt bệnh nhân<br />
cận thị nặng.<br />
- Đánh giá hiệu quả về chức năng thị giác, các tai<br />
biến, biến chứng của phẫu thuật.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân<br />
cận thị nặng, đến khám, điều trị và được theo dõi tại<br />
khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2008 đến<br />
tháng 12/2012.<br />
Kết quả:<br />
Với 35 mắt của 18 bệnh nhân đủ điều kiện đưa vào<br />
nhóm nghiên cứu.<br />
Tỷ lệ thị lực sau mổ chưa chỉnh kính >5/10 là 32<br />
trường hợp (91%). Thị lực trung bình có chỉnh kính sau<br />
phẫu thuật 24 tháng là 0,71±0,14. Chỉ số hiệu quả =<br />
1,02. Chỉ số an toàn = 1,11. Độ cầu tương đương (SE)<br />
trung bình trước phẫu thuật là -13±4,67D và sau 24<br />
tháng là - 0,52±0,45D.<br />
Kết luận:<br />
- Phẫu thuật nhũ tương hóa thể thủy tinh đặt kính<br />
nội nhãn điều trị cận thị nặng đem lại kết quả thị lực<br />
khá tốt cho bệnh nhân, khúc xạ được điều chỉnh một<br />
cách hiệu quả.<br />
- Phẫu thuật an toàn, sau phẫu thuật bệnh nhân<br />
không phải mang kính cận, sự hài lòng của bệnh nhân<br />
cao.<br />
Từ khoá: Phaco điều trị cận thị nặng.<br />
SUMMARY<br />
EFFICACY OF PHACOEMULSIFICATION IN<br />
EYES WITH SEVERE<br />
MYOPIA AT<br />
THE<br />
OPHTHALMOLOGY DEPARTMENT OF CHO RAY<br />
HOSPITAL<br />
Objectives: To discuss the safety and efficacy of<br />
phacoemulsification in the treatment of severe myopia<br />
at the eye department of Cho Ray Hospital.<br />
Subjects and methods: This non-randomised<br />
interventional study comprised of 18 patients with a<br />
total of 35 highly myopic eyes. They were treated by<br />
phacoemulsification with either phaco Chip & flip or<br />
Chop & Stop technique by one surgeon. The IOL that<br />
was inserted was a monofocus lens. The visual acuity,<br />
refractive error, and complications were recorded preoperatively, during operatively and post-operatively at<br />
1 day, 1 month, 3 months and 6 months, 12 months,<br />
24 months.<br />
Results: The mean visual acuity pre-operatively<br />
was 0,02±0.01. The mean visual acuity 1 month postoperatively was 0.64±0.11, at 6 months was<br />
0.65±0.12, at 12 months 0.65±0.13 and at the last<br />
examination(24 months) was 0.65±0.13. The mean<br />
refractive error pre-operatively was -13±4.67D. The<br />
mean refractive error post-operatively at 1 month was 0.47±0.46, at 6 months was -0.49±0.46D, at 12 month<br />
was -0.54±0.46, and at 24 month was -0.52±0.45. No<br />
<br />
164<br />
<br />
complications were recorded during the operation.<br />
There are 4 complications recored post operatively:<br />
rise IOP, uveitis, cataracte posterior capsular, and<br />
hemorrhage vitreous, Overall, there was good patient<br />
satisfaction with the procedure.<br />
Conclusion: Phacoemulsification has been proven<br />
as a safe and effective treatment for severe myopia in<br />
clinical results and almost of patients satisfaction. No<br />
severe complications recorded.<br />
Keywords: Phaco for severe myopia.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Những năm gần đây, điều trị tật khúc xạ là vấn đề<br />
được quan tâm của xã hội và các nhà nhãn khoa, đặc<br />
biệt là với những người bị cận thị nặng hay còn gọi là<br />
bệnh cận thị, cận thị ác tính[1][2],[4],[5]. Những phương<br />
pháp điều trị cận thị hiện nay như phẫu thuật bằng<br />
laser excimer đặt kính tiếp xúc nội nhãn (Intra Contact<br />
Lens ICL, hay Phakic IOL), phẫu thuật lấy thể thủy tinh<br />
đã được nhiều nhà nhãn khoa thực hiện, song mỗi<br />
phương pháp đều có những ưu điểm và nhược<br />
điểm[3][4][5],[6,[7].<br />
Với những bệnh nhân có độ cận thị cao, giác mạc<br />
quá mỏng, phẳng hoặc quá dốc, sẽ chống chỉ định can<br />
thiệp trên bề mặt giác mạc. Phương pháp nhũ tương<br />
hóa lấy thể thủy tinh (Phaco) và đặt kính nội nhãn với<br />
công suất phù hợp đặc biệt được quan tâm và là một<br />
lựa chọn có nhiều lợi thế, do không phải can thiệp trên<br />
bề mặt giác mạc, nguy cơ tái phát không cao, giác<br />
mạc không bị dãn, đục. Mặt khác đục thể thủy tinh là<br />
bệnh lý thường rất hay xảy ra ở những bệnh nhân cận<br />
thị nặng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và báo<br />
cáo[2],[3],[4][5],[6],[7].<br />
Tại Việt Nam, có một số cơ sở nhãn khoa đã thực<br />
hiện, song chưa có nghiên cứu nào có hệ thống để<br />
đánh giá hiệu quả của phương pháp này. Vì vậy, đề<br />
tài: “Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật lấy thể thủy tinh<br />
bằng phương pháp nhũ tương hóa đặt kính nội nhãn<br />
trong điều trị cận thị nặng tại khoa Mắt Bệnh viện Chợ<br />
Rẫy” được thực hiện, với các mục tiêu:<br />
Đánh giá đặc điểm lâm sàng trên mắt bệnh nhân<br />
cận thị nặng.<br />
Đánh giá hiệu quả về chức năng thị giác, các tai<br />
biến, biến chứng của phẫu thuật.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, lấy loạt ca lâm<br />
sàng không có nhóm chứng.<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân cận thị nặng, đến khám, điều trị và<br />
được theo dõi tại khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy từ<br />
tháng 12/2008 đến tháng 12/2012.<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
- Bệnh nhân có độ cận cao tương đương cầu ≤ 8.00D.<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
- Giác mạc mỏng, độ dốc lớn không cho phép phẫu<br />
thuật bằng phương pháp can thiệp trên bề mặt giác<br />
mạc.<br />
- Cận thị nặng có hay không kèm đục thể thủy tinh.<br />
- Thị lực chỉnh kính trước phẫu thuật tối thiểu ≥<br />
2/10.<br />
- Có nhu cầu và tự nguyện.<br />
- Có điều kiện theo dõi hậu phẫu 24 tháng.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
- Mắt cận thị nặng có kèm loạn thị >1,0D.<br />
- Mắt độc nhất.<br />
- Lệch hoặc bán lệch thể thủy tinh.<br />
- Bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào, bệnh lý<br />
giác mạc.<br />
- Thoái hóa giậu có nguy cơ gây bong võng mạc<br />
trên mắt cận thị nặng<br />
- Bệnh lý thị thần kinh<br />
Phương tiện nghiên cứu<br />
- Hệ thống đo khúc xạ, thử kính, máy siêu âm mắt<br />
- Máy phẫu thuật Phaco<br />
- Bộ dụng cụ phẫu thuật<br />
- Kính nội nhãn mềm<br />
Định nghĩa biến số trong nghiên cứu<br />
- Thị lực nhìn xa: Thị lực nhìn xa là khả năng nhìn<br />
rõ của mắt khi vật ở khoảng cách 5,0 m so với mắt. Thị<br />
lực nhìn xa của bệnh nhân đo bằng bảng thị lực<br />
Snellen sau đó đổi ra số thập phân để làm thống kê.<br />
- Khúc xạ cầu tương đương (SE): Tổng của khúc<br />
xạ cầu với 1/2 giá trị tuyệt đối của độ loạn[2].<br />
Bảng 1. Bảng quy đổi thị lực ra số thập phân<br />
Snellen<br />
Thập phân<br />
10/10<br />
1<br />
9/10<br />
0,9<br />
8/10<br />
0,8<br />
7/10<br />
0,7<br />
6/10<br />
0,6<br />
5/10<br />
0,5<br />
4/10<br />
0,4<br />
3/10<br />
0,3<br />
2/10<br />
0,2<br />
1/10<br />
0,1<br />
ĐNT 4,5m<br />
0,09<br />
ĐNT 4,0m<br />
0,08<br />
ĐNT 3,5m<br />
0,07<br />
ĐNT 3,0m<br />
0,06<br />
ĐNT 2,5m<br />
0,05<br />
ĐNT 2,0m<br />
0,04<br />
ĐNT 1,5m<br />
0,03<br />
ĐNT 1,0m<br />
0,02<br />
ĐNT 0,5m<br />
0,01<br />
- Đục nhân thể thủy tinh<br />
+ Đục nhân độ 1: Nhân mềm màu xám nhạt.<br />
+ Đục nhân độ 2: Nhân hơi cứng màu vàng nhạt.<br />
+ Đục nhân độ 3: Nhân cứng vừa, màu vàng ở<br />
bệnh nhân > 60 tuổi.<br />
+ Đục nhân độ 4: Nhân cứng nhiều, màu vàng hổ<br />
phách (hoặc trắng sửa).<br />
+ Đục nhân độ 5: Nhân rất cứng màu nâu và nâu<br />
đen.<br />
- Tăng nhãn áp: Đo bằng nhãn áp kế Goldmann<br />
>19mmHg.<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu<br />
Số liệu được xử lý dựa vào phần mềm spss<br />
version16.0 và Microsoft excel 2010.<br />
KẾT QUẢ<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Với 35 mắt của 18 bệnh nhân đủ điều kiện đưa vào<br />
nhóm nghiên cứu. Trong đó có 17 bệnh nhân được<br />
phẫu thuật 2 mắt và 1 bệnh nhân được phẫu thuật 1<br />
mắt. Có 18 mắt phải, và có 17 mắt trái. Do một phẫu<br />
thuật viên thực hiện tại khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Tuổi: Tuổi trung bình 45 7,09 (từ 33 đến 56 tuổi).<br />
Giới: Nữ: 16 bệnh nhân (88,82%), nam: 2 bệnh<br />
nhân (11,18%).<br />
Nghề nghiệp: 06 công nhân viên (35%), 11 nội trợ<br />
và buôn bán (65%).<br />
Tình trạng đáy mắt: 100% đáy mắt có liềm cận thị<br />
rộng, thoái hóa hắc võng mạc.<br />
Chiều dài trục nhãn cầu trung bình là 28,24 <br />
1,33mm (từ 26,5mm đến 33mm).<br />
Tình trạng thể thủy tinh: Trong 35 trường hợp có<br />
21 trường hợp thể thủy tinh còn trong và có 14 trường<br />
hợp có đục thể thủy tinh, chủ yếu là đục nhân và nhân<br />
mềm độ 1-2.<br />
Công suất thể thủy tinh nhân tạo được thay vào có<br />
độ cầu từ -9,00D đến+12,00D.<br />
100% mắt có giãn lồi củng mạc và vẩn đục dịch<br />
kính nhẹ trên siêu âm. Không trường hợp nào phát<br />
hiện tổn thương thoái hóa võng mạc chu biên cần điều<br />
trị quang đông dự phòng.<br />
Kết quả phẫu thuật<br />
Thị lực:<br />
Bảng 2. Kết quả thị lực trung bình không kính trước<br />
và sau phẫu thuật (n=35)<br />
Độ<br />
Trung Thấp Cao<br />
Thị Lực<br />
lệch<br />
bình<br />
nhất nhất<br />
chuẩn<br />
Trước phẫu thuật<br />
0,02<br />
0,01 0,06 0,01<br />
Sau phẫu thuật 1 ngày<br />
0,61<br />
0,3<br />
0,8<br />
0,13<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng 0,64<br />
0,4<br />
0,8<br />
0,11<br />
Sau phẫu thuật 6 tháng 0,65<br />
0,4<br />
0,9<br />
0,12<br />
Sau phẫu thuật 12 tháng 0,65<br />
0,4<br />
0,9<br />
0,13<br />
Sau phẫu thuật 24 tháng 0,65<br />
0,4<br />
0,9<br />
0,13<br />
Tỷ lệ thị lực sau phẫu thuật chưa chỉnh kính >5/10<br />
là 32 trường hợp (91,0%).<br />
Thị lực không kính (TLKK) trước phẫu thuật và lần<br />
khám cuối cùng sau phẫu thuật 24 tháng.<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê (p