t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ VÔ SINH DO TẮC VÒI TỬ CUNG<br />
Vũ Văn Du*; Đ Văn Cân**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp phẫu thuật nội soi (PTNS) trong điều trị vô<br />
sinh do tắc vòi tử cung (VTC). Đối tượng: 230 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán vô sinh do VTC.<br />
Kết quả: sau phẫu thuật, tỷ lệ tắc giảm ở cả hai VTC so với thời điểm chụp X quang trước phẫu<br />
thuật. Tỷ lệ này còn 68,7% đối với VTC phải và 67,0% đối với VTC trái; tập trung chủ yếu ở<br />
nhóm không dính VTC và dính VTC mức độ nhẹ. Tỷ lệ có thai tự nhiên sau phẫu thuật 13,0%.<br />
Tỷ lệ này cao nhất ở nhóm không dính VTC, giảm dần khi mức độ dính càng nhiều và không có<br />
trường hợp nào có thai trong nhóm BN có dính VTC mức độ nặng. Phần lớn BN không có tai<br />
biến hay biến chứng sau phẫu thuật. Kết luận: nghiên cứu cho thấy hiệu quả của phương pháp<br />
PTNS bao gồm giảm tắc VTC, khả năng có thai tự nhiên sau phẫu thuật và an toàn.<br />
* Từ khóa: Vô sinh; Tắc vòi tử cung; Dính vòi tử cung; Phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Evaluate the Effectiveness of Endoscopic Surgery in Treatment for<br />
Infertility due to Fallopian Tubes Occlusion<br />
¬<br />
<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the effectiveness of endoscopic surgery in treatment for infertility<br />
due to fallopian tubes occlusion. Subjects: 230 patients who were diagnosed with infertility due<br />
to fallopian tubes. Results: The proportion of fallopian tubes occlusion decreased post-surgery<br />
compared with the image of X-ray before surgery; reduced to 68.7% and 67.0% with right fallopian<br />
tube and left fallopian tube, respectively. These decreases mostly occurred in the groups with<br />
non-sticky or mildly sticky fallopian tubes. The proportion of natural pregnancy post-surgery was<br />
13.0%. This proportion was the highest in the group with non-sticky fallopian tubes and decreased<br />
as the sticky severity increased. No patients with severe sticky fallopian tubes were found to have<br />
natural pregnancy. The vast majority of cases had no complication post-surgery. Conclusion:<br />
The study showed the effectiveness of endoscopic surgery in treatment for infertility, including<br />
the safety, the decrease of fallopian occlusion and having natural pregnancy post-surgery.<br />
* Key words: Infertility; Fallopian tubes occlusion; Sticky fallopian tubes; Endoscopic surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sinh sản là một nhu cầu tất yếu của<br />
cuộc sống, không chỉ vì mục đích duy trì<br />
giống nòi mà còn vì sự tồn tại và phát<br />
triển của xã hội. Chính vì thế những cặp<br />
vợ chồng vô sinh thường chịu áp lực tâm<br />
<br />
lý nặng nề do định kiến xã hội, tôn giáo,<br />
cũng như nhu cầu về tình cảm giữa cha<br />
mẹ và con cái. Vấn đề này đã trở thành<br />
động lực thúc đẩy các nhà khoa học không<br />
ngừng tìm tòi, nghiên cứu các phương<br />
pháp chẩn đoán và điều trị vô sinh hiệu<br />
quả nhất.<br />
<br />
* BÖnh viÖn Phô s¶n Trung −¬ng<br />
** §¹i häc Y Hµ Néi<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Vò V¨n Du (dutruongson@gmail.com)<br />
Ngày nh n bài: 05/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 14/11/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 25/11/2016<br />
<br />
161<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
Trong số những trường hợp vô sinh,<br />
vô sinh do VTC chiếm khoảng 30 - 40%<br />
nguyên nhân vô sinh nữ [1]. Các phương<br />
pháp điều trị vô sinh do VTC bao gồm:<br />
phẫu thuật và phương pháp hỗ trợ sinh<br />
sản hay cả hai. Tuy nhiên, các phương<br />
pháp hỗ trợ sinh sản chỉ mang tính tạm<br />
thời, không điều trị được nguyên nhân.<br />
Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng hiện nay<br />
cho thấy hiệu quả của phẫu thuật VTC<br />
tương đương hay cao hơn thụ tinh trong<br />
ống nghiệm trong những trường hợp<br />
dính nhẹ, tắc VTC đoạn xa mức độ nhẹ<br />
và tắc VTC đoạn gần [2], phẫu thuật tái<br />
tạo VTC thành công sẽ giúp cho BN có<br />
cơ hội mang thai nhiều lần mà không<br />
cần can thiệp thêm [3]. Ngoài ra, có thai<br />
sau phẫu thuật làm cho cặp vợ chồng<br />
có cảm giác về mặt tâm lý là có thai<br />
tự nhiên [1].<br />
Để góp phần cung cấp thêm các bằng<br />
chứng trong chẩn đoán và điều trị vô sinh<br />
nói chung và vô sinh do VTC nói riêng,<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với<br />
mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương<br />
pháp PTNS điều trị vô sinh do tắc VTC.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
* Đối tượng nghiên cứu:<br />
BN nữ được chẩn đoán vô sinh do VTC,<br />
trong độ tuổi sinh sản đến đủ 40 tuổi; có<br />
chu kỳ kinh nguyệt đều; không mắc các<br />
bệnh lý kèm theo như: viêm sinh dục<br />
đang tiến triển, polýp nội mạc tử cung, dị<br />
dạng bẩm sinh VTC, tổn thương VTC<br />
đoạn gần; đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu:<br />
Nghiên cứu can thiệp so sánh trước<br />
sau, không có nhóm chứng.<br />
2<br />
<br />
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: n = Z(1−α / 2)<br />
<br />
pq<br />
d2<br />
<br />
Trong đó, n: cỡ mẫu trong nghiên cứu.<br />
Chọn Z(1 - α/2) = 1,96 tương ứng với α = 0,05.<br />
p: tỷ lệ có thai sau phẫu thuật theo nghiên<br />
cứu của Bùi Thị Phương Nga (2000)<br />
(p = 0,1745) [4]; q = 1 - p; d = ε x p (d: độ<br />
chính xác tuyệt đối và ε: độ chính xác<br />
tương đối); ε: tỷ lệ sai lệch nghiên cứu so<br />
với thực tế (ε = 0,05).<br />
Thay vào công thức trên ta có:<br />
n = 221,3 BN. Như vậy, số BN tối thiểu<br />
cần cho nghiên cứu là 222 BN. Thực tế<br />
nghiên cứu này tiến hành trên 230 BN.<br />
Cách chọn mẫu: thuận tiện, không xác<br />
suất.<br />
* Phương pháp thu thập số liệu:<br />
<br />
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br />
<br />
Số liệu được thu thập thông qua các<br />
chỉ số theo giai đoạn bằng phiếu thu thập<br />
số liệu đã thiết kế sẵn.<br />
<br />
Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh<br />
viện Phụ sản Trung ương, thời gian thu<br />
thập số liệu từ tháng 01 - 2012 đến<br />
06 - 2012. Thời gian theo dõi tình trạng<br />
mang thai từ tháng 01 - 2012 đến 10 - 2012.<br />
<br />
* Xử lý và phân tích số liệu: số liệu sau<br />
khi thu thập sẽ được làm sạch và nhập<br />
vào máy tính bằng phần mềm Epi.info<br />
2002, sau đó phân tích trên phần mềm<br />
SPSS 13.0.<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
162<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Tình trạng tắc VTC theo mức độ dính VTC trước và sau phẫu thuật.<br />
Tình trạng tắc VTC<br />
Mức độ dính<br />
<br />
Hình ảnh X quang trước phẫu thuật<br />
VTC phải<br />
<br />
Kết quả bơm xanh methylen sau phẫu thuật<br />
<br />
VTC trái<br />
<br />
VTC phải<br />
<br />
VTC trái<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Không dính<br />
<br />
71<br />
<br />
30,9<br />
<br />
67<br />
<br />
29,1<br />
<br />
15<br />
<br />
6,5<br />
<br />
12<br />
<br />
5,2<br />
<br />
Dính nhẹ<br />
<br />
102<br />
<br />
44,3<br />
<br />
94<br />
<br />
40,9<br />
<br />
86<br />
<br />
37,4<br />
<br />
76<br />
<br />
33,0<br />
<br />
Dính vừa<br />
<br />
52<br />
<br />
22,6<br />
<br />
61<br />
<br />
26,5<br />
<br />
52<br />
<br />
22,6<br />
<br />
58<br />
<br />
25,2<br />
<br />
Dính nặng<br />
<br />
5<br />
<br />
2,2<br />
<br />
8<br />
<br />
3,5<br />
<br />
5<br />
<br />
2,2<br />
<br />
8<br />
<br />
3,5<br />
<br />
230<br />
<br />
100<br />
<br />
230<br />
<br />
100<br />
<br />
158<br />
<br />
68,7<br />
<br />
154<br />
<br />
67,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tỷ lệ tắc VTV ở nhóm không dính VTC sau bơm xanh methylen sau phẫu thuật<br />
giảm rõ rệt ở cả VTC phải và VTC trái khi so sánh với hình ảnh X quang trước phẫu<br />
thuật. Cụ thể, tỷ lệ tắc VTC phải trước và sau phẫu thuật lần lượt là 30,9% và 6,5%;<br />
đối với VTC trái, tỷ lệ này lần lượt là 29,1% và 5,2%. Tỷ lệ tắc VTC phải sau phẫu<br />
thuật đối với nhóm dính nhẹ cũng giảm từ 44,3% còn 37,4%; tỷ lệ tắc VTC trái giảm từ<br />
40,9% còn 33,0%.<br />
Đối với nhóm VTC ở mức độ vừa và nặng, không có thay đổi về tỷ lệ tắc đối với<br />
VTC phải) hay giảm đáng kể đối với nhóm tắc VTC trái ở mức độ vừa khi giảm từ<br />
26,5% còn 25,2%. Như vậy, mức độ dính càng nặng, khả năng tắc VTC thực sự sau<br />
phẫu thuật càng cao.<br />
13,0%<br />
Có thai<br />
Không có thai<br />
<br />
87,0%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tình trạng thai nghén sau mổ.<br />
Trong thời gian theo dõi, 30/230 BN (13,0%) có thai tự nhiên sau phẫu thuật. Trong<br />
các nghiên cứu khác, tỷ lệ có thai dao động khoảng 8,0 - 25,7% [4, 5, 6, 7]. Sự khác<br />
nhau này phụ thuộc vào nhiều lý do, trong đó phải kể đến khoảng thời gian theo dõi<br />
163<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sô sè 9-2016<br />
sau phẫu thuật khác nhau giữa các nghiên cứu. Ví dụ, thời gian theo dõi tình trạng thai<br />
nghén trong nghiên cứu này dao động từ 4 - 10 tháng; trong khi thời gian theo dõi<br />
trong nghiên cứu của Trịnh Hồng Hạnh (2000) là 6 tháng và tỷ lệ có thai 8% [5]. Theo<br />
Đinh Bích Thủy (2008), tỷ lệ có thai 18,2% trong thời gian theo dõi 12 tháng sau phẫu<br />
thuật [6].<br />
Bảng 2: Mối liên quan giữa mức độ dính VTC bên phải và tình trạng thai nghén.<br />
Tính trạng<br />
thai nghén<br />
<br />
Mức độ dính VTC phải n (%)<br />
<br />
Tổng n (%)<br />
<br />
Không dính<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Có thai<br />
<br />
15 (21,1)<br />
<br />
9 (8,8)<br />
<br />
6 (11,5)<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
30 (13,0)<br />
<br />
Không có thai<br />
<br />
56 (78,9)<br />
<br />
93 (91,1)<br />
<br />
46 (88,5)<br />
<br />
5 (100)<br />
<br />
200 (87,0)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
71 (100)<br />
<br />
102 (100)<br />
<br />
52 (100)<br />
<br />
5 (100)<br />
<br />
230 (100)<br />
<br />
p<br />
<br />
*<br />
<br />
0,115<br />
<br />
(p*: Fisher’s exact test)<br />
Ở VTC bên phải, tỷ lệ BN có thai trong nhóm không dính cao nhất (21,1%). Tỷ lệ có<br />
thai ở nhóm dính VTC ở mức độ nhẹ và mức độ vừa lần lượt là 8,8% và 11,5%. Không<br />
có BN nào có thai trong nhóm dính VTC mức độ nặng. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ<br />
có thai giữa các nhóm mức độ dính VTC trên không có ý nghĩa thống kê (p = 0,115).<br />
Đối với VTC bên trái, tỷ lệ BN có thai ở nhóm không dính VTC cao nhất (22,4%);<br />
tiếp theo là nhóm dính VTC mức độ vừa (15,1%), dính mức độ nhẹ (7,4%), không có<br />
BN nào trong nhóm dính VTC mức độ nặng có thai. Sự khác biệt giữa các nhóm có<br />
ý nghĩa thống kê, p = 0,040.<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa mức độ dính VTC bên trái và tình trạng thai nghén.<br />
Tính trạng<br />
thai nghén<br />
<br />
Mức độ dính VTC trái n (%)<br />
<br />
Tổng n (%)<br />
<br />
Không dính<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
Nặng<br />
<br />
Có thai<br />
<br />
15 (22,4)<br />
<br />
7 (7,4)<br />
<br />
8 (15,1)<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
30 (13,0)<br />
<br />
Không có thai<br />
<br />
52 (77,6)<br />
<br />
87 (92,6)<br />
<br />
53 (86,9)<br />
<br />
8 (100)<br />
<br />
200 (87,0)<br />
<br />
67 (100)<br />
<br />
94 (100)<br />
<br />
61 (100)<br />
<br />
8 (100)<br />
<br />
230 (100)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p*<br />
<br />
0,040<br />
<br />
(p*: Fisher’s exact test)<br />
Mức độ dính càng trầm trọng, tỷ lệ có thai càng giảm; đặc biệt, nếu VTC dính ở<br />
mức độ nặng, tỷ lệ có thai là 0%. Kết quả này cũng khá tương đồng với nghiên cứu<br />
của Trịnh Hùng Dũng (2008): tỷ lệ có thai ở các nhóm không dính, dính nhẹ, dính vừa<br />
và dính nặng lần lượt là 56,2%; 29,2%; 6,2% và 0% [7].<br />
* Tai biến và biến chứng sau mổ:<br />
Không có tai biến: 186 BN (80,9%): đau hai bên vai: 15 BN (6,5%); sốt sau mổ:<br />
11 BN (4,8%); tràn khí dưới da: 9 BN (3,9%): yêu cầu đặt dẫn lưu ổ bụng: 5 BN (2,2%);<br />
dị ứng: 3 BN (1,3%): tụ máu vết trọc trocar: 1 BN (0,4%).<br />
164<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2016<br />
Kết quả của nghiên cứu này cũng tương<br />
tự như nghiên cứu của Trịnh Hồng Hạnh<br />
và một số tác giả khác khi cho rằng PTNS<br />
điều trị vô sinh do tắc VTC an toàn và<br />
không có tai biến nặng; các tai biến này<br />
thường ở mức độ nhẹ và tự khỏi hoặc chỉ<br />
yêu cầu can thiệp ở mức độ tối thiểu<br />
trong thời gian nằm tại bệnh viện [5, 8].<br />
KẾT LUẬN<br />
- Tình trạng tắc VTC sau phẫu thuật<br />
giảm so với trước phẫu thuật ở cả VTC<br />
phải (còn 68,7%) và VTC trái (còn 67,0%);<br />
tập trung chủ yếu ở nhóm không dính<br />
hoặc dính VTC ở mức độ nhẹ.<br />
- Tỷ lệ có thai tự nhiên trong quá trình<br />
theo dõi sau phẫu thuật 13,0%.<br />
- Số BN có thai cao nhất trong nhóm<br />
không dính VTC, mức độ dính càng nhiều,<br />
tỷ lệ có thai càng giảm. Không có trường<br />
hợp nào có thai trong nhóm dính VTC<br />
mức độ nặng.<br />
- Phần lớn BN không có tai biến hay<br />
biến chứng sau phẫu thuật.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Cao Ngọc Thành. Vô sinh do VTC - phúc<br />
mạc. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2011.<br />
<br />
2. Nguyễn Đức Hinh. Tổng kết chặng đường<br />
10 năm áp dụng nội soi ổ bụng của Bệnh viện<br />
Phụ sản TW. Nội san Sản phụ khoa. 2005,<br />
số đặc biệt, tr.107-114.<br />
3. Trần Thị Phương Mai. Tình hình điều trị<br />
vô sinh bằng kỹ thuật cao. Báo cáo tại Hội<br />
thảo “Tình hình điều trị vô sinh và thụ tinh ống<br />
nghiệm”. Đà Nẵng. 2005.<br />
4. Bùi Thị Phương Nga. Nghiên cứu PTNS<br />
điều trị vô sinh do vòi trứng - dính phúc mạc.<br />
Luận văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2000.<br />
5. Trịnh Hồng Hạnh. Nghiên cứu ứng dụng<br />
phương pháp PTNS trong chẩn đoán và điều<br />
trị vô sinh do tắc vòi trứng, Luận văn Thạc sỹ<br />
Y học. Học viện Quân y. 2000.<br />
6. Đinh Bích Thủy. Nghiên cứu một số yếu<br />
tố liên quan đến vô sinh do tắc VTC và nhận<br />
xét kết quả những phương pháp can thiệp<br />
phẫu thuật làm thông VTC. Luận án Tiến sỹ<br />
Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2009.<br />
7. Trịnh Hùng Dũng. Nghiên cứu ứng dụng<br />
PTNS với cần nâng tử cung M - 79 trong điều trị<br />
vô sinh do tắc VTC. Luận án Tiến sỹ Y học.<br />
Học viện Quân y. 2008<br />
8. Rock, John A.Diagnostic and operative<br />
laparoscopy. Te Linde's Operative Gynecology.<br />
10th Edition. Lippincott Williams & Wilkins<br />
Publishers. 2008, pp.320-335.<br />
<br />
165<br />
<br />