Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ KHE HỞ THÀNH BỤNG<br />
BẰNG TÚI SILO TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG<br />
Nguyễn Văn Linh*, Nguyễn Thanh Liêm*, Bùi Đức Hậu*, Trần Minh Điển*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Bệnh lý khe hở thành bụng thường được điều trị bằng đóng bụng ngay thì đầu hoặc đặt túi silo<br />
trong những trường hợp lỗ thoát vị lớn và tạng thoát vị nhiều. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá kết<br />
quả điều trị khe hở thành bụng bằng túi Silo.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu tất cả các bệnh nhân khe hở thành bụng bắt<br />
buộc sử dụng túi Silo. Số liệu thu thập bao gồm: thời gian đặt túi, thời gian đóng bụng, thời gian cho ăn lần đầu<br />
tiên, thời gian cho ăn hoàn toàn, thời gian thở máy, số ngày nằm viện và các biến chứng.<br />
Kết quả: Từ năm 2008 đến nay, có 27 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này, tỷ lệ nam/nữ là<br />
15/12, cân nặng từ 1,5 đến 2,8 kg. 24 bệnh nhân điều trị thành công. Thời gian đặt túi silo trung bình là 17,7 giờ<br />
sau đẻ (từ 7 đến 50 giờ), thời gian đóng cân cơ thành bụng là 4,58 ngày (từ 2 đến 8 ngày), thời gian thở máy<br />
trung bình sau mổ là 5,2 ngày, thời gian cho ăn lần đầu trung bình là 12,8 ngày, thời gian ăn đầy đủ trung bình<br />
là 17,4 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 21,1 ngày. Áp lực bàng quang sau mổ trung bình là 11 mm H2O<br />
(từ 5 đến 20cm H2O). 2 bệnh nhân phải đặt lại túi do tuột túi. 2 bệnh nhân bị thủng dạ dày do hoại tử được điều<br />
trị đóng ngay thì đầu thành công. Nhiễm trùng gặp ở 11 bệnh nhân, trong đó 2 bệnh nhân tử vong do nhiễm<br />
trùng huyết, 1 bệnh nhân là sơ sinh non yếu, cân nặng thấp.<br />
Kết luận: Như vậy, điều trị đặt túi silo cho những trường hợp thoát vị thành bụng nhiều là phương pháp<br />
điều trị hiệu quả, an toàn.<br />
Từ khóa: Bệnh lý khe hở thành bụng, Silo.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INITIAL RESULTS FOR GASTROCHISIS TREATMENT BY USING SILO IN NATIONAL CHILDREN’S<br />
HOSPITAL<br />
Nguyen Van Linh, Nguyen Thanh Liem, Bui Duc Hau, Tran Minh Dien<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 67 - 70<br />
Objective: Gastrochisis is traditionally managed by emergency primary closure, with a temporary silo<br />
reserved for large defects or large viscera unable to be closed primarily. The study was performed to evaluate the<br />
result of using silo in gastrochisis treatment.<br />
Methods: A retrospective review of all patients treated requiredly using silo was performed. The data<br />
collected includes: time of implementation of silo, time of abdominal closure, time to initation of enteral feeding,<br />
time to achievement of full enteral feeding, time of mechanical ventilation, length of stay and complications.<br />
Results: Between 2008 and the present, 27 patients were treated by using silo to cover the herniate viscera,<br />
male/female: 15/12, weight range, 1.5-2.8 kg. Twenty-four of 27 infants were successfully treated by silo closure.<br />
Mean time of Silo insertion is 17.7 hours (7 - 50 hours). Mean times to final fascial closure is 4.58 days (2 - 8<br />
days), mean time of postoperative mechanical ventilation is 5.2 days, mean time of first feed is 12.8 days, mean<br />
time of full feed is 17.4 days, length of hospitalization is 21.1 days. Postoperative bladder presure is 11.0 mm H20<br />
* Bệnh Viện Nhi Trung Ương<br />
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Văn Linh,<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
ĐT: 0928981198<br />
<br />
Email: nhpsurlinh@gmail.com<br />
<br />
67<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
(5 - 20cm H2O). Two patients were needed silo reinsertion. Two patients had stomach perforation were treated by<br />
initial closure succesfully. Infection was found in 11 patients, 2 of them cause death due to untreatable sepsis, one<br />
death due to low birth weight infant.<br />
Conclusions: Silo closure permits safe, gentle and gradual reduction of exposed viscera leading to<br />
permanent abdominal wall closure.<br />
Key words: Gastrochisis, Silo.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khe hở thành bụng là một bệnh lý đã được<br />
biết đến từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên<br />
bởi Aulus Cornelius Celsus. Đến năm 1943,<br />
Watkin báo cáo trường hợp đầu tiên điều trị<br />
thành công bệnh lý này bằng phương pháp<br />
đóng cân cơ thành bụng thì đầu(12). Tuy nhiên,<br />
phương pháp này được cho là không phù hợp vì<br />
sự phát triển không tương xứng của hồi sức, thở<br />
máy sơ sinh và được cho là gây nguy hiểm vì tạo<br />
nên sự chèn ép hô hấp và các mạch máu do tăng<br />
áp lực ổ bụng. Để khắc phục hiện tượng này,<br />
năm 1948 Gross đã sử dụng vạt da bụng che<br />
phủ chỗ thành bụng khuyết. Tuy nhiên tỷ lệ tử<br />
vong vẫn còn cao và tồn tại thoát vị thành bụng<br />
lớn. Năm 1969, Schuster sử dụng “Teflon mesh”<br />
để điều trị thoát vị thành bụng có màng bọc.<br />
Allen và Wrenn đã biến đổi phương pháp này<br />
thành túi silo để điều trị khe hở thành bụng<br />
thành công năm 1969(12, 14). Từ đó, nhiều phương<br />
thức được biến đổi dựa trên phương pháp này<br />
đã được áp dụng thành công.<br />
Năm 1995, Fischer sử dụng túi silo có vòng<br />
xoắn lò xo để che phủ ruột thoát vị tại giường do<br />
đó không cần dùng đến chỉ khâu vào thành<br />
bụng và gây mê(14), từ đó có rất nhiều cải<br />
tiến(8,9,10,13). Tại bệnh viện Nhi Trung Ương,<br />
chúng tôi điều trị khe hở thành bụng theo nhiều<br />
phương pháp: đóng bụng ngay thì đầu và có sử<br />
dụng túi silo. Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br />
tiến hành đánh giá kết quả điều trị đối với<br />
những bệnh nhân dùng kỹ thuật đặt túi silo.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Bệnh lý khe hở thành bụng thường được<br />
điều trị bằng đóng bụng ngay thì đầu hoặc đặt<br />
túi silo trong những trường hợp lỗ thoát vị lớn<br />
và tạng thoát vị nhiều. Nghiên cứu được tiến<br />
<br />
68<br />
<br />
hành nhằm đánh giá kết quả điều trị khe hở<br />
thành bụng bằng túi silo.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2011 chúng tôi<br />
có 27 bệnh nhân khe hở thành bụng phải điều trị<br />
bằng đặt túi silo. Khi đến bệnh viện, tất cả các<br />
bệnh nhân đều được chuyển đến đơn vị hồi sức<br />
sơ sinh: ủ ấm, truyền dịch, tiêm vitamin K, che<br />
phủ bảo vệ tránh làm tổn thương thêm các tạng<br />
thoát vị, làm các xét nghiệm cơ bản… Tất cả các<br />
bệnh nhân đều được đặt ống nội khí quản và<br />
gây mê để đặt túi silo tại phòng mổ. Nếu đường<br />
kính của lỗ thoát vị nhỏ không đủ để ruột chui<br />
vào ổ bụng thì sẽ được mở rộng lên trên theo<br />
đường trắng giữa. Bệnh nhân sau mổ được<br />
chuyển lại khoa hồi sức tích cực để chăm sóc.<br />
Chỗ khe hở giữa thành bụng và túi silo được che<br />
phủ và thay băng hàng ngày bằng gạc tẩm<br />
betadin hoặc mỡ penicillin. Các quai ruột thoát<br />
vị sẽ nhỏ lại và chui dần vào ổ bụng mà không<br />
sử dụng dây buộc hoặc clamp để dồn ruột vào ổ<br />
bụng. Khi các quai ruột đã nằm ở vị trí thuận lợi,<br />
phẫu thuật viên sẽ quyết định thời điểm đóng<br />
cân cơ thành bụng. Sau khi đóng bụng, phẫu<br />
thuật viên sẽ đo áp lực bàng quang và chuyển<br />
bệnh nhân về hồi sức để chăm sóc theo quy<br />
trình hậu phẫu.<br />
Tất cả các thông số và diễn biến trong quá<br />
trình điều trị đều được ghi chép và đánh giá lại,<br />
xử lý theo thống kê y học SPSS.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong tổng số 27 bệnh nhân có 24 bệnh nhân<br />
sống chiếm 88,9%, có 3 bệnh nhân tử vong 2 do<br />
nhiễm trùng huyết, 1 do sơ sinh non yếu, cân<br />
nặng thấp. Cân nặng trung bình là 2,23 (từ 1,5<br />
đến 2,8 kg). Đường kính lỗ thoát vị từ 2 đến 4<br />
cm. Hầu hết các bệnh nhân sau đẻ được chuyển<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
đến viện mà không được đặt sonde dạ dày,<br />
truyền dịch, tạng thoát vị bên ngoài được che<br />
phủ thô sơ bằng gạc ẩm, nhiệt độ trung bình khi<br />
đến viện là 35,7 độ C. Thời gian đặt túi Silo<br />
trung bình là 17,7 ± 8,7 giờ (từ 7 đến 50 giờ).<br />
Trong quá trình đặt túi Silo, có 2 trường hợp bị<br />
hoại tử gây thủng dạ dày do quá trình vận<br />
chuyển đã được tiến hành khâu lại thành dạ dày<br />
thành công, không trường hợp nào tử vong. Có<br />
4 bệnh nhân có ruột quay dở dang điều trị ở thì<br />
mổ đóng bụng. Thời gian đóng bụng trung bình<br />
là 4,6 ± 1,8 ngày (từ 2 đến 8 ngày). Áp lực bàng<br />
quang trung bình sau đóng bụng là 11,0 ± 3,5<br />
cmH2O (từ 5 đến 20cm H2O), 24/27 bệnh nhân<br />
không cần thay đổi áp lưch đường thở sau đóng,<br />
chỉ có 3 bệnh nhân cần thiết phải tăng áp lực<br />
này. Thời gian rút máy thở trung bình là 5,2 ± 3,6<br />
ngày (từ 1 đến 16 ngày). Thời gian cho ăn lần<br />
đầu trung bình là 12,8 ± 4,8 ngày, thời gian cho<br />
ăn hoàn toàn là 17,4 ± 5,5 ngày. Thời gian nằm<br />
viện trung bình là 21,1 ± 7,8 ngày. Trong nghiên<br />
cứu này có 10 trường hợp bị viêm phổi, 1 trường<br />
hợp nhiễm trùng vết mổ, không có trường hợp<br />
nào bị viêm ruột hoại tử.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Mục đích của việc điều trị bệnh lý khe hở<br />
thành bụng bằng túi silo là bảo vệ và đưa dần<br />
nội dung thoát vị vào ổ bụng và đóng cân cơ<br />
thành bụng. Trước đây, có nhiều phương pháp<br />
được sử dụng nhằm đóng thành bụng ngay khi<br />
phát hiện ra bệnh hoặc che phủ các tạng thoát vị<br />
bằng các chuyển vạt da thành bụng. Tuy nhiên<br />
các phương pháp này đều có những hạn chế do<br />
nội dung thoát vị lớn gây nên là tăng áp lực ổ<br />
bụng sau mổ tạo nên hội chứng khoang ổ bụng<br />
mà hậu quả tức thì là chèn ép hạn chế hô hấp,<br />
chèn ép các mạch máu lớn gây tổn thương tiếp<br />
tục đến các quai ruột và các tạng khác như thận,<br />
tim. Năm 1951, Baggot đã mô tả các hậu quả của<br />
việc đóng bụng dưới áp lực gây nên toác thành<br />
bụng, đặc biệt ở các trường hợp tử vong do điều<br />
trị khe hở thành bụng ở trẻ sơ sinh(4). Nhiều tác<br />
giả đã mô tả sự thay đổi của việc điều khe hở<br />
thành bụng bằng túi silo khác biệt chủ yếu là<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
làm giảm áp lực thở, rút máy thở sớm, ít biến<br />
chứng và giảm thời gian nằm viện so với điều trị<br />
bằng đóng bụng ngay thì đầu. Hiện nay, chúng<br />
tôi đã tiến hành đặt túi silo thường quy cho<br />
những bệnh nhân này và cải thiện được kết quả<br />
điều trị.<br />
Điều trị bằng túi silo là phương pháp được<br />
tiến hành đơn giản có thể tiến hành ngay tại<br />
giường điều trị ở hồi sức ngoại, tại phòng<br />
đẻ(6,10,11). Trong nghiên cứu này của chúng tôi,<br />
đặt túi silo được tiến hành tại phòng mổ sau<br />
khi bệnh nhân đã được gây mê. Mặc dù nhiều<br />
nghiên cứu đã chỉ ra rằng gây mê không nhất<br />
thiết phải áp dụng thường quy, tuy nhiên<br />
trong nhóm bệnh nhân của chúng tôi, hầu hết<br />
các bệnh nhân đều đến bệnh viện muộn gây<br />
nên sự thương tổn ở ruột như phù nề, dính cần<br />
được tiến hành bóc tách, chuẩn bị một cách<br />
cẩn thận để có thể đưa vào túi bảo vệ. Mặt<br />
khác, gây mê, giãn cơ và giảm đau tốt cũng<br />
hạn chế tối đa hậu quả do chấn thương và có<br />
thể đưa được một phần ruột thoát vị vào ổ<br />
bụng ngay ở giai đoạn này.<br />
Việc sử dụng túi silo để lùi ngày đóng cân cơ<br />
thành bụng làm giảm các thương tổn về ruột và<br />
phổi do áp lực. Sau khi tổng kết y văn, Jeffrey B<br />
và Marc J.S (năm 2000) chỉ ra mối quan hệ qua<br />
lại giữa hội chứng khoang ổ bụng và sự thương<br />
tổn các tạng như ruột, thận, tim, hệ cơ và thần<br />
kinh(4). Sự thay đổi về thể tích dù nhỏ trong ổ<br />
bụng cũng ảnh hưởng đến hô hấp, thận, các<br />
mạch máu và làm tăng tỷ lệ tử vong(2,3). Trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi, áp lực bàng quang<br />
sau đóng bụng thấp, trung bình là 11,0 ± 3,5<br />
cmH2O (từ 5 đến 20c m H2O), 24/27 bệnh nhân<br />
không cần thay đổi áp lực đường thở sau đóng,<br />
chỉ có 3 bệnh nhân cần thiết phải tăng áp lực<br />
này. Thời gian rút máy thở trung bình là 5,2 ± 3,6<br />
ngày (từ 1 đến 16 ngày). Thời gian cho ăn lần<br />
đầu trung bình là 12,8 ± 4,8 ngày, thời gian cho<br />
ăn hoàn toàn là 17,4 ± 5,5 ngày. Trong phương<br />
pháp phẫu thuật này, chúng tôi không dùng bất<br />
kỳ biện pháp nào để dồn ruột trong giai đoạn<br />
trước khi đóng bụng và treo thành bụng để làm<br />
<br />
69<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
tăng thể tích ổ bụng. Như vậy, ổ bụng không<br />
chịu áp lực nào sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho<br />
mạch máu lưu thông tốt, thể tích hô hấp tốt, các<br />
quai ruột không chịu áp lực trong suốt quá trình<br />
điều trị. Theo chúng tôi, khi áp lực ổ bụng giảm,<br />
mặc dù không làm giảm thời gian thở máy<br />
nhưng sẽ hạn chế ảnh hưởng của hội chứng<br />
khoang, chúng tôi đã giảm được tối đa hiện<br />
tượng này. Điều này cho phép các quai ruột bị<br />
tổn thương trong ổ bụng được phục hồi nhanh<br />
hơn vì không chịu tác động của vòng xoắn bệnh<br />
lý hội chứng khoang ổ bụng và do đó, thời gian<br />
cho bệnh nhân ăn sẽ sớm hơn và rút ngắn được<br />
thời gian nằm viện. Khi nghiên cứu đối chứng<br />
giữa hai nhóm điều trị đóng bụng thì đầu và<br />
đóng bụng sau khi dùng túi silo, nhiều tác giả<br />
cũng đã khẳng định điều này(6,10,13).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm<br />
trùng nói chung còn cao do thời gian bệnh nhân<br />
đến bệnh viện muộn, hạn chế trong quá trình<br />
hồi sức sơ sinh và bảo vệ ruột gây nên thời gian<br />
phơi nhiễm ruột cao trên bệnh nhân sơ sinh non<br />
yếu. Nếu quá trình này được cải tiến tốt hơn,<br />
chúng tôi hy vọng sẽ giảm được tỷ lệ nhiễm<br />
trùng và tỷ lệ tử vong.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Sử dụng túi Silo trong điều trị bệnh lý<br />
khe hở thành bụng là một phương pháp hiệu<br />
quả và an toàn. Tuy nhiên số lượng bệnh<br />
nhân của chúng tôi còn ít, cần tiến hành<br />
nghiên cứu lớn hơn.<br />
<br />
70<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Banyard D, Ramones T, et al (2010). Method to our madness:<br />
an 18-year retrospective analysis on gastroschisis closure. J<br />
Pediatr Surg.45(3):579-84.<br />
Bendahan J, Coetzee CJ, et al (1995). Abdominal compartment<br />
syndrome. J Trauma;38:152-3.<br />
Fietsam Jr R, Villalba M,, et al (1989). Intra-abdominal<br />
compartment syndrome as a complication of ruptured<br />
abdominal aortic aneurysm repair. Am Surg; 55:396-402.<br />
Jeffrey Bailey and Marc J Shapiro (2000). Abdominal<br />
compartment syndrome. Crit Care, 4:23–29.<br />
Jensen AR, Waldhausen JH, (2009). The use of a springloaded silo for gastroschisis: impact on practice patterns and<br />
outcomes. Arch Surg.144(6):516-9.<br />
Lansdale N, Hill R, et al (2009);. Staged reduction of<br />
gastroschisis using preformed silos: practicalities and<br />
problems. J Pediatr Surg. 44(11):2126-9.<br />
Lobo JD, Kim AC, et al (2009). No free ride The hidden costs<br />
of delayed operative management using a spring-loaded silo<br />
for gastroschisis. J Pediatric Surg. X45(7):1426-32.<br />
Machida M, Takamizawa S, Yoshizawa K (2011). Umbilical<br />
cord inverting technique: a simple method to utilize the<br />
umbilical cord as a biologic dressing for sutureless<br />
gastroschisis closure. Pediatr Surg Int. 27(1):95-7.<br />
Minkes RK, Langer JC, et al (2000). Routine insertion of a<br />
silastic spring-loaded silo for infants with gastroschisis.J<br />
Pediatr Surg. 35(6):843-6.<br />
Owen A, Marven S, Jackson L, et al (2006). Experience of<br />
bedside preformed silo staged reduction and closure for<br />
gastroschisis. J Pediatr Surg.;41(11):1830-5.<br />
Pastor AC, Phillips JD, et al (2008). Routine use of a SILASTIC<br />
spring-loaded silo for infants with gastroschisis: a multicenter<br />
randomized controlled trial. J Pediatr Surg. 43(10):1807-12.<br />
Swartz KR, Harrison MW, et al (1986). Selective management<br />
of gastroschisis. Ann Surg. Feb;203(2):214-8.<br />
Tsai MH, Huang HR, et al (2010). Clinical features of<br />
newborns with gastroschisis and outcomes of different initial<br />
interventions: primary closure versus staged repair. Pediatr<br />
Neonatol. 51(6):320-5.<br />
Wu Y, Vogel AM, et al (2003). Primary insertion of a silastic<br />
spring-loaded silo for gastroschisis. Am Surg.69(12):1083-6.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />