T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI<br />
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH<br />
Mai Xuân Khẩn*; Nguyễn Thanh Tùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp ở bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn tính (BPTNMT) sau phẫu thuật giảm thể tích phổi 1 tháng và 3 tháng. Đối tượng và<br />
phương pháp: 16 BN được chẩn đoán xác định BPTNMT có khí phế thũng khu trú, ngoài đợt<br />
bùng phát, được phẫu thuật giảm thể tích phổi. Kết quả: sau phẫu thuật 1 tháng: tỷ lệ BN ho,<br />
khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và TLC giảm không nhiều. FEV1 và PaO2, SaO2 giảm. Sau<br />
phẫu thuật 3 tháng: tỷ lệ BN ho, khạc đờm, khó thở, chỉ số CAT, RV và TLC đều giảm rõ rệt,<br />
RV giảm nhiều hơn TLC. Test đi bộ 6 phút, FEV1, PaO2 và SaO2 tăng rõ rệt. Kết luận: BN<br />
BPTNMT sau phẫu thật giảm thể tích phổi 3 tháng có biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp tốt<br />
hơn sau phẫu thuật 1 tháng.<br />
* Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Khí phế thũng; Phẫu thuật giảm thể tích phổi.<br />
<br />
Assessment of Results of Lung Volume Reduction Surgery in<br />
Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the clinical, respiratory functional changes in patients with chronic<br />
obstructive pulmonary disease (COPD) after lung volume reduction surgery (LVRS) 1 month<br />
and 3 months. Subjects and methods: 16 patients with COPD having focal emphysema and<br />
without acute exacerbations underwent LVRS. Results: After one month LVRS, the proportions<br />
of patients with cough, shortness of breath, sputum production, low CAT-score, RV and TLC<br />
decreased slightly. Forced expiratory volume in one second (FEV1), PaO2 and SaO2 decreased<br />
but no statistical significance was seen. After 3 month LVRS, the proportions of patients with<br />
cough, shortness of breath, sputum production, low CAT-score, RV and TLC decreased<br />
significantly. The rate of patients with decreased RV was higher than patients with decreased<br />
TLC. 6-minute walk distance, FEV1, PaO2, SaO2 increased significantly. Conclusions: Patients<br />
with COPD after 3 month LVRS have more significant improvement than those after 1 month LVRS.<br />
* Key words: Chronic obstructive pulmonary disease; Emphysema; Lung volume reduction surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn<br />
tính đang là gánh nặng toàn cầu. Theo Tổ<br />
chức Y tế Thế giới (2008), ước tính tới<br />
<br />
năm 2020, BPTNMT sẽ là nguyên nhân<br />
tử vong đứng hàng thứ 3 và là bệnh gây<br />
tàn phế đứng hàng thứ 5 trên toàn thế<br />
giới [2]. Điều trị bệnh gồm hai giai đoạn:<br />
<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (hathanhtung103@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 23/02/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 02/05/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 10/05/2017<br />
<br />
97<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
điều trị đợt bùng phát (ĐBP) và điều trị<br />
lâu dài ngoài ĐBP. Kỹ thuật làm giảm thể<br />
tích phổi bằng phẫu thuật là một biện<br />
pháp điều trị lâu dài BPTNMT làm giảm<br />
thể tích phổi giúp cải thiện các triệu<br />
chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống<br />
cho BN [3]. Tại Việt Nam, kỹ thuật giảm<br />
thể tích phổi bằng phẫu thuật mới được<br />
đưa vào nghiên cứu và thực hiện. Với hy<br />
vọng giúp cho lâm sàng có những tiêu chí<br />
so sánh, đánh giá kỹ thuật này với các kỹ<br />
thuật giảm thể tích phổi khác, chúng tôi<br />
tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm: Đánh<br />
giá biến đổi lâm sàng, chức năng hô hấp<br />
ở BN BPTNMT sau phẫu thuật giảm thể<br />
tích phổi 1 tháng và 3 tháng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
16 BN được chẩn đoán xác định<br />
BPTNMT có khí phế thũng khu trú, ngoài<br />
ĐBP, được phẫu thuật giảm thể tích phổi<br />
tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch<br />
(B12), định kỳ kiểm tra và điều trị tại Khoa<br />
Lao và Bệnh phổi (A3), Bệnh viện Quân y<br />
103 từ 10 - 2014 đến 7 - 2016.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn BN:<br />
- Chẩn đoán xác định BPTNMT theo<br />
tiêu chuẩn GOLD 2015 [6]:<br />
+ BN có yếu tố nguy cơ.<br />
+ Ho khạc đờm mạn tính, khó thở.<br />
+ Thông khí phổi: FEV1 < 80%, chỉ số<br />
Gaensler (FEV1/FVC) < 0,7 và test hồi<br />
phục phế quản âm tính.<br />
- Tiêu chuẩn xác định BPTNMT ngoài<br />
ĐBP theo GOLD 2015 [6].<br />
- Tiêu chuẩn lựa chọn BN phẫu thuật<br />
giảm thể tích phổi [1, 3]:<br />
98<br />
<br />
+ BPTNMT ngoài ĐBP.<br />
+ FEV1 từ 20 - 50% và so với SLT.<br />
+ RV > 150% so với SLT, TLC > 100%<br />
so với SLT.<br />
+ Có khí phế thũng khu trú trên CT<br />
lồng ngực.<br />
+ Không có chống chỉ định với phẫu<br />
thuật lồng ngực nói chung.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN BPTNMT đang trong ĐBP.<br />
- BN BPTNMT có kèm theo bệnh hô<br />
hấp khác: bệnh lao phổi, viêm phổi cấp,<br />
áp xe phổi, ung thư phổi.<br />
- BN BPTNMT nhưng mới bị nhồi máu<br />
cơ tim (< 6 tháng), suy tim nặng, suy thận<br />
nặng.<br />
- Dày dính màng phổi liên quan đến<br />
bệnh lý màng phổi hoặc mở lồng ngực<br />
trước đó.<br />
- BN có chống chỉ định với phẫu thuật<br />
lồng ngực nói chung.<br />
- BN không hợp tác [1, 3].<br />
2. Nội dung và phương pháp nghiên<br />
cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu, can thiệp<br />
và theo dõi dọc. Khám lâm sàng và đăng<br />
ký theo một mẫu thống nhất. Thực hiện<br />
test đi bộ 6 phút (6MWD), chụp CT lồng<br />
ngực, đo thông khí phổi, đo thể tích ký<br />
thân, đo khí máu động mạch. Đánh giá:<br />
cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Mức<br />
độ khó thở bằng thang điểm mMRC. Chất<br />
lượng cuộc sống bằng thang điểm CAT.<br />
Test đi bộ 6 phút. Đánh giá cải thiện chức<br />
năng hô hấp, thay đổi các chỉ tiêu chức<br />
năng hô hấp sau phẫu thuật 1 tháng và<br />
3 tháng.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
* Kỹ thuật điều trị giảm thể tích phổi<br />
bằng phẫu thuật:<br />
<br />
cắt giảm thể tích phổi khoảng 20 - 30%<br />
thể tích mỗi bên phổi [1, 5].<br />
<br />
- Vị trí cắt giảm thể tích phổi: phổi phải<br />
93,75% (15/16 BN), phổi trái 6,25% (1/16 BN),<br />
cắt thùy dưới phổi phải 75,00% (12/16 BN)<br />
và cắt 2 thùy phổi 62,5% (10/16 BN).<br />
Phần phổi được cắt giảm là phần khí phế<br />
thũng chiếm ưu thế được xác định trước<br />
mổ qua cắt lớp vi tính lồng ngực độ phân<br />
giải cao, kết hợp với quan sát trong mổ,<br />
<br />
+ Sau khi phẫu thuật, BN được theo<br />
dõi kiểm tra đánh giá tai biến, biến chứng.<br />
+ Điều trị nội khoa sau phẫu thuật:<br />
dùng thuốc giãn phế quản, corticoid,<br />
thuốc long đờm, vận động hô hấp liệu<br />
pháp, hướng dẫn BN tập thở, định kỳ hẹn<br />
BN sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng và<br />
không có ĐBP.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Biến đổi triệu chứng cơ năng hô hấp trước và sau phẫu thuật.<br />
Trước phẫu thuật<br />
(n = 16)<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
đánh giá<br />
<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng<br />
(n = 16)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 3 tháng<br />
(n = 16)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ho<br />
<br />
14<br />
<br />
87,50<br />
<br />
10<br />
<br />
62,50<br />
<br />
5<br />
<br />
31,25<br />
<br />
Khạc đờm<br />
<br />
12<br />
<br />
75,00<br />
<br />
7<br />
<br />
43,75<br />
<br />
3<br />
<br />
18,75<br />
<br />
Khó thở<br />
<br />
16<br />
<br />
100<br />
<br />
14<br />
<br />
87,50<br />
<br />
9<br />
<br />
56,25<br />
<br />
Các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở<br />
đều có thay đổi đáng kể trước và sau<br />
1 tháng và 3 tháng phẫu thuật giảm thể<br />
tích phổi ở BN BPTNMT. Sau phẫu thuật<br />
1 tháng, tỷ lệ BN khó thở giảm còn 87,50%<br />
(14/16 BN), có 2/16 BN hết khó thở. Sau<br />
phẫu thuật 3 tháng, tỷ lệ BN khó thở giảm<br />
<br />
còn 56,25% (9/16 BN), 7/16 BN hết khó<br />
thở cho thấy thấy tỷ lệ ho khạc đờm giảm<br />
rõ rệt, tỷ lệ khó thở cũng giảm đáng kể,<br />
chứng tỏ sau phẫu thuật kết hợp với điều<br />
trị nội khoa bằng các thuốc kiểm soát, duy<br />
trì đã cải thiện các triệu chứng lâm sàng<br />
của bệnh như ho, khạc đờm, khó thở.<br />
<br />
Bảng 2: Biến đổi mức độ khó thở theo thang điểm mMRC trước và sau phẫu thuật.<br />
mMRC<br />
(n = 16)<br />
<br />
Trước phẫu thuật (1)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng (2)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 3 tháng (3)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
12,50<br />
<br />
7<br />
<br />
43,75<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
6,25<br />
<br />
1<br />
<br />
6,25<br />
<br />
2<br />
<br />
12,50<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
43,75<br />
<br />
5<br />
<br />
31,25<br />
<br />
5<br />
<br />
31,25<br />
<br />
3<br />
<br />
8<br />
<br />
50,00<br />
<br />
8<br />
<br />
50,00<br />
<br />
2<br />
<br />
12,50<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
2,44 ± 0,63<br />
<br />
2,41 ± 0,61<br />
<br />
2,06 ± 0,57<br />
<br />
p<br />
<br />
p(2,1) > 0,05<br />
<br />
p(3,2) < 0,05<br />
<br />
p(3,1) < 0,05<br />
<br />
99<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Mức độ khó thở theo mMRC cũng cải<br />
thiện đáng kể, trước phẫu thuật: chủ yếu<br />
khó thở với mức mMRC = 3 với tỷ lệ<br />
50,00% (8/16 BN), mức mMRC = 2 với tỷ<br />
lệ 43,75% (7/16 BN), không có khó thở<br />
mức độ rất nặng (tương đương mMRC = 4).<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng, mức độ khó thở<br />
theo thang điểm mMRC không có sự thay<br />
đổi đáng kể so với trước phẫu thuật (p ><br />
0,05). Còn sau phẫu thuật 3 tháng, hầu<br />
hết BN đều có cải thiện về mức độ khó<br />
thở, khó thở với mMRC = 3 chỉ còn 12,50%<br />
(2/16 BN), khó thở khi gắng sức mạnh với<br />
mMRC = 0 là 43,75% (7/16 BN) và không<br />
có BN nào khó thở nặng (mMRC = 4).<br />
Điểm trung bình mức độ khó thở theo<br />
<br />
mMRC trước phẫu thuật là 2,44 ± 0,63;<br />
sau phẫu thuật 3 tháng giảm còn 2,06 ±<br />
0,57; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
(p < 0,05). Sự biến đổi mức độ khó thở<br />
theo mMRC ở BN BPTNMT sau phẫu<br />
thuật của chúng tôi gần tương đồng với<br />
nghiên cứu của Cooper J. D và CS (1995)<br />
[4], thay đổi điểm trung bình mMRC trước<br />
phẫu thuật là 2,9 và giảm xuống sau phẫu<br />
thuật 3 tháng còn 2,1. Kết quả này cũng<br />
tương đương nghiên cứu của Hamacher.<br />
J và CS (2002) [7] khi đánh giá hiệu quả<br />
của phẫu thuật giảm thể tích phổi ở<br />
39 BN bị khí phế thũng nặng qua 3, 6, 12,<br />
18 và 24 tháng, kết quả cho thấy mức độ<br />
khó thở của BN giảm dần sau phẫu thuật.<br />
<br />
Bảng 3: Biến đổi kết quả test đi bộ 6 phút trước và sau phẫu thuật.<br />
6MWD (m)<br />
<br />
Trước phẫu thuật<br />
<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng<br />
<br />
Sau phẫu thuật 3 tháng<br />
<br />
(n = 16)<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
302,50 ± 80,04<br />
<br />
296,25 ± 64,86<br />
<br />
320,63 ± 74,65<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
197 - 439<br />
<br />
190 - 430<br />
<br />
231 - 467<br />
<br />
p<br />
<br />
p(2,1) > 0,05<br />
<br />
p(3,2) < 0,05<br />
<br />
p(3,1) < 0,05<br />
<br />
Quãng đường trung bình đi được trong<br />
6 phút trước phẫu thuật là 302,50 ±<br />
80,04 m; sau phẫu thuật 1 tháng giảm<br />
còn 296,25 ± 64,86 m và sau phẫu thuật<br />
3 tháng tăng lên 320,63 ± 74,65 m; sự<br />
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với<br />
p < 0,05. Sau phẫu thuật 1 tháng, quãng<br />
đường đi bộ trong 6 phút của một số BN<br />
giảm, khả năng do BN còn đau ngực, hạn<br />
chế cử động thở, kèm theo chưa hồi phục<br />
hoàn toàn sức khỏe sau phẫu thuật nên<br />
khả năng gắng sức còn kém.<br />
Kết quả của chúng tôi cũng tương<br />
đồng với một số nghiên cứu trên thế giới:<br />
100<br />
<br />
nghiên cứu của Cooper J. D và CS (1995)<br />
[4], quãng đường đi bộ trung bình với<br />
20 BN trước phẫu thuật giảm thể tích phổi<br />
là 291,99 m và sau phẫu thuật 3 tháng<br />
tăng lên 371,86 m.<br />
Theo Hamacher J và CS (2002) [7],<br />
giá trị trung bình của 6MWD trước phẫu<br />
thuật là 274 ± 16 m và sau 3 tháng phẫu<br />
thuật 6MWD tăng lên 369 ± 15 m,<br />
chứng tỏ thể lực và khả năng gắng sức<br />
của BN BPTNMT có cải thiện theo<br />
chiều hướng tích cực sau 3 tháng phẫu<br />
thuật.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017<br />
Bảng 4: Biến đổi kết quả thang điểm CAT trước và sau phẫu thuật.<br />
Mức độ<br />
ảnh<br />
hưởng<br />
<br />
CAT<br />
(n = 16)<br />
<br />
Trước phẫu thuật<br />
(1)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 1 tháng<br />
(2)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 3 tháng<br />
(3)<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Ít<br />
<br />
0 - 10<br />
<br />
2<br />
<br />
12,50<br />
<br />
2<br />
<br />
12,50<br />
<br />
3<br />
<br />
18,75<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
11 - 20<br />
<br />
3<br />
<br />
18,75<br />
<br />
5<br />
<br />
31,25<br />
<br />
9<br />
<br />
56,25<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
21 - 30<br />
<br />
11<br />
<br />
68,75<br />
<br />
9<br />
<br />
56,25<br />
<br />
4<br />
<br />
25,00<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
19,44 ± 6,57<br />
<br />
17,94 ± 5,74<br />
<br />
15,88 ± 5,70<br />
<br />
p<br />
<br />
p(2,1) > 0,05<br />
<br />
p(3,2) > 0,05<br />
<br />
p(3,1) < 0,05<br />
<br />
Đánh giá biến đổi mức độ ảnh hưởng<br />
của BPTNMT đến chất lượng cuộc sống<br />
bằng thang điểm CAT cho thấy giá trị<br />
trung bình của điểm CAT giảm có ý<br />
nghĩa tại cả 2 thời điểm sau phẫu thuật<br />
1 tháng và 3 tháng. Điểm CAT trung bình<br />
giảm rõ rệt từ 19,44 ± 6,57 (CAT chủ yếu<br />
từ 21 - 30 điểm với 57,14%) trước thời<br />
điểm phẫu thuật xuống còn 17,94 ± 5,74<br />
(CAT chủ yếu từ 11 - 20 điểm với<br />
60,00%) và 15,88 ± 5,70 (CAT chủ yếu<br />
từ 11 - 20 điểm với 56,25%) tương ứng<br />
sau phẫu thuật 1 và 3 tháng với p < 0,05.<br />
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của<br />
Cooper J.D và CS (1995) [4], sau 3<br />
<br />
tháng phẫu thuật giảm thể tích phổi, CAT<br />
trung bình từ 17,58 giảm xuống 14,32.<br />
Theo Nakano Y và CS (2001), sau phẫu<br />
thuật giảm thể tích phổi 6 tháng, chỉ số<br />
CAT trung bình giảm từ 15,53 xuống còn<br />
13,28. Tuy nhiên, giá trị CAT ban đầu<br />
của BN trước phẫu thuật của các tác giả<br />
nước ngoài thường thấp hơn so với<br />
nghiên cứu của chúng tôi do quá trình<br />
tuân thủ điều trị, tầm soát, quản lý<br />
BPTNMT hiệu quả hơn ở những nước<br />
này. Mức độ ảnh hưởng của BPTNMT<br />
đến chất lượng cuộc sống đã giảm rõ<br />
rệt, do đó chất lượng cuộc sống của BN<br />
cũng cải thiện đáng kể.<br />
<br />
Bảng 5: Biến đổi kết quả các chỉ tiêu chức năng hô hấp trước và sau phẫu thuật.<br />
Chức năng hô hấp<br />
(n = 16)<br />
FVC<br />
<br />
FEV1<br />
FEV1/FVC<br />
<br />
RV<br />
TLC<br />
<br />
Trước phẫu thuật<br />
(1)<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
1 tháng (2)<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
3 tháng (3)<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
84,94 ± 22,48<br />
<br />
87,44 ± 8,07<br />
<br />
90,75 ± 18,80<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
43 - 118<br />
<br />
68 - 113<br />
<br />
67 - 126<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
43,92 ± 7,21<br />
<br />
42,94 ± 7,36<br />
<br />
53,50 ± 9,46<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
23 - 57<br />
<br />
31 - 56<br />
<br />
42 - 68<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
55,56 ± 8,56<br />
<br />
55,04 ± 12,27<br />
<br />
57,44 ± 11,44<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
31 - 66<br />
<br />
32 - 68<br />
<br />
34 - 69<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
224,94 ± 53,02<br />
<br />
180,69 ± 27,49<br />
<br />
165,63 ± 29,23<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
152 - 379<br />
<br />
130 - 253<br />
<br />
113 - 253<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
138,94 ± 13,96<br />
<br />
125,56 ± 10,74<br />
<br />
120,38 ± 10,35<br />
<br />
Min - max<br />
<br />
119 - 227<br />
<br />
110 - 153<br />
<br />
101 - 144<br />
<br />
p<br />
p(2,1) > 0,05<br />
p(3,1) > 0,05<br />
p(2,1) > 0,05<br />
p(3,1) < 0,05<br />
p(2,1) > 0,05<br />
p(3,1) > 0,05<br />
p(2,1) < 0,05<br />
p(3,1) < 0,05<br />
p(2,1) < 0,05<br />
p(3,1) < 0,05<br />
<br />
101<br />
<br />