Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁN SỎI NỘI SOI NGƯỢC CHIỀU <br />
TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN CẤP DO SỎI NIỆU QUẢN <br />
Võ Hữu Chí*, Trần Ngọc Sinh** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Đánh giá kết quả chẩn đoán, chỉ định và điều trị tán sỏi nội soi ngược chiều trên bệnh nhân suy <br />
thận cấp do sỏi niệu quản. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca lâm sàng, những trường hợp chẩn đoán suy thận <br />
cấp sau thận do sỏi niệu quản, lâm sàng có thiểu niệu và vô niệu, creatinin huyết thanh lúc nhập viện ≥ 1,5 <br />
mg/dL và mức độ tăng creatinin huyết thanh > 0,5 mg/dL. Tất cả bệnh nhân được điều trị tán sỏi nội soi ngược <br />
chiều bằng Holmium YAG laser tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân từ tháng 1/ 2012 đến tháng <br />
5/2013. <br />
Kết quả: 27 bệnh nhân, tuổi trung bình 49,19 tuổi (28‐75), 11 nữ (40,7%), 16 nam (59,3%). Nguyên nhân <br />
suy thận cấp do sỏi: sỏi niệu quản 2 bên 40,8%, sỏi niệu quản trên thận độc nhất là 37,0%, sỏi niệu quản trên sỏi <br />
thận đối bên là 7,4%, sỏi niệu quản trên sỏi bể thận là 3,7%, sỏi niệu quản trên hẹp khúc nối bể thận niệu quản <br />
đối bên là 3,7% và sỏi niệu quản trên thận teo là 7,4%. Có 27/27 bệnh nhân thận trướng nước trên siêu âm. <br />
Điều trị tán sỏi nội soi gồm 27 bệnh nhân, thời gian tán sỏi trung bình 27,5 phút (15‐45) với kết quả tán sỏi tốt <br />
22 (81,5%), trung bình 4 (14,8%) và kém 1 (3,7%). Một trường hợp không tiếp cận được sỏi do không tìm được <br />
miệng niệu quản (3,7%) và 26 trường hợp (96,3%) tán sỏi thành công với nồng độ creatinin huyết thanh trở lại <br />
giá trị bình thường, sau 7 ngày xuất viện 7 (26,9%), sau 1 tháng 20 (76,9%) và sau 3 tháng 25 (96,1%). Một <br />
trường hợp sau 3 tháng chức năng thận chưa trở lại giá trị bình thường. Kết quả sau 3 tháng thành công 25 <br />
(92,6%) và thất bại 2 (7,4%). <br />
Kết luận: Tán sỏi nội soi ngược chiều trên bên nhân suy thận cấp do sỏi niệu quản là một phẫu thuật ít xâm <br />
hại, hoàn toàn khả thi với tính an toàn và hiệu quả cao. Đôi khi cần phải lọc máu ngoài thận trước khi tiến hành <br />
tán sỏi giãi quyết nguyên nhân bế tắc. <br />
Từ khoá: tán sỏi nội soi, suy thận cấp, sỏi niệu quản <br />
<br />
ABTRACT <br />
EVALUATE THE RESULT OF RETROGRADE YRETEROSCOPIC LITHTRIPSY FOR TREANING <br />
ACUTE RENAL FAILURE PATIENTS WITH URINARY TRACT CALCULI<br />
Vo Huu Tri, Tran Ngoc Sinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 29 ‐ 38 <br />
Objective: To assess the diagnostic result, the indication and the treatment of retrograde ureteroscopic <br />
lithotripsy for treating acute renal failure patients with urinary tract calculi. <br />
Methods: The case series study. The patients diagnostic acute renal failure with urinary tract calculi,with <br />
anuria and oliguria, creatininemia on admission ≥ 1.5 mg/dL, oncreased mean volume > 0.5 mg/dL. All of <br />
patients underwent uretroscopic lithtripsy by Holmium YAG laser. From january 2012 to may 2013 at Chợ Rẫy <br />
Hospital and Bình Dân Hospital. <br />
Result: A total of 27 patients, mean 49.19 ys (28‐75), 11 female (40.7%), 16 male (59.3%). Causes of acute <br />
renal failure: ureteral calculi bilateral 40.8%, ureteral stones with single kiney 37.0%, ureteral stones plus renal <br />
stones on the other side: 7.4%, ureteral stones plus pyelostones were 3.7%, ureteral calculi plus stricture of pyelo‐<br />
* Bệnh viện Hữu Nghị Đồng Tháp <br />
Tác giả liên lạc. BS Võ Hữu Chí <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
** Đại học Y Dược TPHCM <br />
ĐT: 0918643253 Email: bsvohuuchi@yahoo.com <br />
<br />
29<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
uretr junction on the other side (3.7%) and ureteral plus small kidney (7.4%). 27/27 patients had hydronephrosic <br />
on ultrasounde. 27 patients underwent ureteoscospic lithotripsy. Duration mean of lithtripsy was 27.5 minutes <br />
(15‐45). Assessement of lithotripsy: Good 22 (81.5%), Averrage 4 (14.8%) and poor 1 (3.7%). Of 26 patients <br />
were evaluated the restoration of renal function when creatininemia index returned nomal value after discharge 7 <br />
days 7 (26.9%), after 1 months 20 (92.6%) and failure of 2 (7.4%). <br />
Conlusion: Retrograde ureteroscospic lithotripsy for the patients with acute renal failure by ureteral calculi <br />
were a minimally invasive procedure, it is feasible, safe and high effective techniques. Sometimes, dialysis before <br />
performing lithotripsy to resolve obstructive cause. <br />
Keyword: endoscopic lithotripsy calculi, acute renal failure, stone ureteral <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Sỏi niệu quản thường gây bế tắc và thương <br />
tổn sớm ở đường tiết niệu. Nếu bế tắc xãy ra <br />
trên cả 2 thận kèm theo nhiễm trùng dễ gây <br />
thiểu niệu, vô niệu, suy thận cấp và có thể dẫn <br />
đến tử vong. Suy thận cấp do sỏi là một bệnh <br />
lý cấp cứu ngoại khoa, nguyên nhân thường <br />
gặp là do sỏi niệu quản 2 bên 24 %, sỏi niệu <br />
quản trên thận độc nhất 11,1%, sỏi niệu quản <br />
trên thận teo 20 %(22). <br />
Nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng sỏi niệu <br />
quản hai bên, nhất là sỏi niệu quản trên thận độc <br />
nhất cần phải được điều trị ngoại khoa sớm giải <br />
quyết nguyên nhân bế tắc(16,23,24). Nếu điều trị kịp <br />
thời chức năng thận có thể hồi phục hoàn toàn. <br />
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không <br />
đúng sẽ dẫn đến suy thận mạn tính phải điều trị <br />
thay thế thận. Điều trị suy thận cấp do sỏi, điều <br />
quan trọng nhất là phải kết hơp điều trị nội và <br />
ngoại khoa. Nếu cần thiết phải lọc máu ngoài <br />
thận trước và sau phẫu thuật(21). <br />
Trước đây, điều trị sỏi niệu quản chủ yếu là <br />
mổ mở lấy sỏi. Ngày nay, bên cạnh các phương <br />
pháp can thiệp ít xâm hại: Nội soi lấy sỏi, tán sỏi <br />
ngoài cơ thể, tán sỏi niệu quản nội soi ngược <br />
chiều. Trong đó, tán sỏi niệu quản nội soi ngược <br />
chiều đã thể hiện là một kỹ thuật ưu việt nhất <br />
đem lại hiệu quả tốt hơn và giảm tối đa tác hại <br />
trên đường tiết niệu, là chỉ định hàng đầu cho <br />
tất cả vị trí sỏi niệu quản(6). <br />
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên <br />
cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều trên <br />
bệnh nhân suy thận cấp do sỏi niệu quản với tỷ <br />
lệ thành công từ 93 % đến 100 %(1,7,9,14,15). <br />
<br />
30<br />
<br />
Trong tình hình Việt Nam hiện nay, liệu <br />
chúng ta có thể áp dụng kỹ thuật tán sỏi nội soi <br />
ngược chiều trên bệnh nhân suy thận cấp do sỏi <br />
niệu quản có an toàn và hiệu quả không. Việc <br />
chỉ định tán sỏi nội soi ngược chiều thực hiện <br />
như thế nào khi bệnh nhân có tình trạng suy <br />
thận cấp tiến triển nhanh, kể cả suy thận cấp <br />
nặng và có nhiễm trùng niệu kèm theo. Mức độ <br />
hồi phục chức năng thận như thế nào sau tán sỏi <br />
nội soi. <br />
Hiện nay trong nước chưa có nghiên cứu <br />
đánh giá về kết quả phương pháp điều trị tán <br />
sỏi nội soi ngược chiều trên bệnh nhân suy <br />
thận cấp. Vì vậy, đây là lý do để chúng tôi <br />
thực hiện đề tài:”Đánh giá kết quả tán sỏi nội <br />
soi ngược chiều trên bệnh nhân suy thận cấp <br />
do sỏi niệu quản”. <br />
<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU <br />
Đánh giá kết quả chẩn đoán, chỉ định và <br />
điều trị tán sỏi nội soi ngược chiều trên bệnh <br />
nhân suy thận cấp do sỏi niệu quản. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Gồm 27 bệnh nhân nhập viện tại khoa tiết <br />
niệu Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bình Dân, <br />
được chẩn đoán suy thận cấp do sỏi niệu quản <br />
và được điều trị bằng phương pháp tán sỏi niệu <br />
quản nội soi ngược chiều. <br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là suy thận cấp <br />
do sỏi NQ: Sỏi NQ 2 bên, sỏi NQ trên thận độc <br />
nhất, sỏi NQ một bên và một bên nguyên nhân <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
bế tắc khác (sỏi thận, sỏi bể thận, thận teo...). <br />
Kích thước sỏi ≤ 15mm. <br />
Bệnh nhân suy thận nặng được lọc máu <br />
ngoài thận ổn định (kali máu 8‐ 10 <br />
mg/dL, chưa được lọc máu ngoài thận. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Ab Kader (2009), có 19/19 bệnh nhân (100%) vô <br />
niệu(9). SiXiang Yang, CS (2008), có 45 (91,8%)(13). <br />
Kết quả chúng tôi có 27 bệnh nhân, nhập viện vì <br />
thiểu niệu là 59,3% (16 TH), vô niệu là 40,7% (11 <br />
TH) và đau hông lưng có tỷ lệ 100%. Kết quả <br />
chúng tôi có triệu chứng lâm sàng phù hợp với <br />
kết quả nghiên cứu các tác giả trên. <br />
<br />
Chẩn đoán bế tắc đường tiết niệu <br />
Độ trướng nước thận trên siêu âm: <br />
‐ Độ 1: bên phải 7 (43,8%) và bên trái 8 <br />
(36,4%). <br />
‐ Độ 2: 15 bên phải 8 (50,0%) và bên trái 12 <br />
(54,5%). <br />
‐ Độ 3: 15 bên phải 1 (6,2%) và bên trái 2 <br />
(9,1%). <br />
Giãn niệu quản trên sỏi: <br />
‐ Không giãn: bên phải 6 (37,5%) và bên trái <br />
6 (27,3%). <br />
‐ Có giãn: bên phải 10 (62,5%) và bên trái 16 <br />
(72,2%). <br />
<br />
Thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh <br />
viện Bình Dân. <br />
<br />
Nồng độ Creatinine huyết thanh <br />
‐ Creatinin huyết thanh lúc nhập viện: 2,97 <br />
mg/ dL (1,9‐4,7). <br />
<br />
Thời gian từ tháng 01 năm 2012 đến tháng <br />
05 năm 2013. <br />
<br />
‐ Creatinin huyết thanh trước tán sỏi: 3,85 <br />
mg/ dL (2,6‐5,3). <br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br />
<br />
‐ Mức độ tăng creatinnin huyết thanh trung <br />
bình: 0,88 mg/ dL (0,6‐1,6). <br />
<br />
Mô tả loạt ca lâm sàng. <br />
<br />
‐ Tuổi trung bình: 49,19 tuổi (28‐75). <br />
‐ Nữ 11 (40,7%) và Nam 16 (59,3%). <br />
<br />
Chẩn đoán suy thận cấp sau thận do sỏi <br />
Lâm sàng <br />
‐ Đau lưng do bế tắc đường tiết niệu: 27/27 <br />
(100%), bên phải 10 (37,0%) và bên trái 11 <br />
(40,7%). <br />
‐ Thiểu niệu và vô niệu: 27/27 (100%), thiểu <br />
niệu 16 (59,3%) và vô niệu 11 (47,7%). <br />
Theo Haowen Jiang, CS (2005), có 21 (77,8%) <br />
đau lưng, 24 (88,9%) thiểu niệu và 3 (11,1%) vô <br />
niệu và số ngày thiểu niệu là 2,5 ngày, vô niệu 1 <br />
ngày(7). TANG Zheng‐yan, CS (2006), có 5(38,5%) <br />
thiểu niệu và 8 (61,5%) vô niệu(15). Mohammad S. <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Theo Haowen Jiang, CS (2005), có nồng độ <br />
creatine máu trung bình 4,6 mg/dL (1,6‐7,7)(7). <br />
Mohammad S. Ab Kader (2009), có nồng độ <br />
creatine HT trung bình 3,5 mg/dL (2,0‐5,5)(9). Kết <br />
quả chúng tôi nồng độ creatinine huyết thanh <br />
trước tán sỏi trung bình 3,85 mg/dL (2,6‐5,3), <br />
phù hợp với kết quả nghiên cứu của <br />
Mohammad S. Ab Kader (2009)(9). Chúng tôi <br />
chẩn đoán suy thận cấp sau thận do sỏi, chủ yếu <br />
dựa vào bệnh cảnh lâm sàng cấp cứu với tình <br />
trạng thiểu niệu và vô niệu 100% (27 TH) và <br />
creatinin huyết thanh lúc nhập viện nhỏ nhất là <br />
1,9 mg/dL, mức tăng trung bình creatinin huyết <br />
thanh lúc nhập viện và trước tán sỏi là 0,88 <br />
mg/dL (0,6‐1,6) và Kết quả của chúng tôi phù <br />
<br />
31<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
hợp kết quả nghiên cứu tác giả Mohammad S. <br />
Ab Kader (2009)(9). <br />
<br />
Độ thanh lọc cầu thận <br />
‐ Trước tán sỏi: 20,56 ml/ phút (13,5 – 29,7). <br />
<br />
Chẩn đoán nguyên nhân suy thận cấp sau <br />
thận do sỏi niệu quản <br />
Tiền căn niệu khoa <br />
Sỏi thận: 4 (14,8%), mổ sỏi thận 10 (37,0%). <br />
Cắt thận 5 (18,5%) và thận độc nhất 10 <br />
(37,0%). <br />
<br />
Chẩn đoán hình ảnh <br />
Vị trí sỏi: bên phải 5 (18,6%), bên trái 11 <br />
(40,7%) và hai bên 11 (40,7%). <br />
Kích thước sỏi: Bên phải: ngang: 7,25 mm (5‐<br />
11), dọc: 10,06 mm (6‐15). Bên trái: ngang: 7,59 <br />
mm (5‐12), dọc: 10,09 mm (7‐15). <br />
<br />
Nguyên nhân suy thận cấp <br />
Sỏi niệu quản 2 bên 40,8% (11 TH), sỏi NQ <br />
trên thận độc nhất 37,0% (10 TH), sỏi niệu quản <br />
1 bên và 01 bên là: sỏi thận là 7,4 % (2 TH), sỏi bể <br />
thận đối bên 3,7% (1 TH), hẹp khúc nối bể thận <br />
niệu quản đối bên 3,7% (1 TH) và thận teo đối <br />
bên là 7,4 % (2 TH). Theo TANG Zheng‐yan, CS <br />
(2006), có 9 (69,2%) trường hợp sỏi NQ 2 bên, 2 <br />
(15,4 %) thận độc nhất, 1 (7,7%) thận teo đối bên <br />
và 1 (7,7%) thận móng ngựa đối bên(15). SiXiang <br />
Yang, CS (2008)(13), gặp sỏi NQ 2 bên 73,5 % và <br />
sỏi NQ trên thận độc nhất là 20,4 %. Mohammad <br />
S. Ab‐Kader (2009)(9), gặp sỏi NQ 2 bên 73,7 % và <br />
sỏi NQ trên thận độc nhất là 26,3 %. Nguyên <br />
nhân suy thận cấp do sỏi niệu quản của chúng <br />
tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác <br />
giả trên. <br />
<br />
Các rối loạn sinh hoá do suy thận cấp <br />
Kali máu <br />
‐ Lúc nhập viện: 4,14 mmol/L (3,0‐7,0). <br />
‐ Trước tán sỏi: 3,79 mmol/L (2,5‐5,0). <br />
Dự trữ kiềm trong máu <br />
Thực hiện trên 24 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ <br />
88,8%. <br />
‐ Lúc nhập viện: 21,0 mEq/L (15,0‐26,0). <br />
<br />
32<br />
<br />
Triệu chứng nhiễm trùng niệu <br />
‐ Bạch cầu máu lúc nhập viện: 10,58 G/L (6,3‐<br />
15,5). <br />
‐ Bạch cầu máu trước tán sỏi: 9,74 G/L (6,3‐<br />
12,5). <br />
‐ Bạch cầu niệu âm tính: 12/27 (44,4%). <br />
‐ Bạch cầu niệu dương tính: 11/27 (40,8%). <br />
‐ Cấy nước tiểu: 4/27 TH, dương tính 3 TH, <br />
âm tính 1 TH. <br />
<br />
Điều trị tán sỏi nội soi ngược chiều <br />
Điều trị hỗ trợ nội khoa trước tán sỏi <br />
Theo Haowen Jiang, CS (2005)(7), có chỉ số <br />
kali máu tăng từ 5,6 – 6,3 mmol/L trong 12/27 <br />
bệnh nhân là 44,4 % và lọc máu ngoài thận cấp <br />
cứu cho 3,7% (1/27) bệnh nhân có kali máu trước <br />
tán sỏi là 6,3 mmol/L, sau lọc máu kali máu giảm <br />
xuống 5,6 mmol/. SiXiang Yang, CS (2008)(13) có <br />
kali máu tăng từ 5,6‐6,8 mmol/L gặp 12 bệnh <br />
nhân (44,4%), tác giả chỉ định lọc máu ngoài <br />
thận khi kali máu > 6,5 mmo/L. Chúng tôi lọc <br />
máu ngoài thận cho 1 trường hợp trước tán sỏi <br />
với kali 7,0 mmol/L, chiếm tỷ lệ 3,7 %, creatinine <br />
lúc nhập viện là 3,4 mg/dL tăng lên 4,6 mg/dL <br />
với kali máu 7,0 mg/dL. Sau lọc máu ngoài thận <br />
creatinine huyết thanh trước tán sỏi là 4,1 mg/dL <br />
và nồng độ kali máu là 4,1 mmol/L. Kết quả điều <br />
trị hỗ trợ lọc máu ngoài thận trước tán sỏi nội soi <br />
của chúng tôi, phù hợp với kết quả của các <br />
nghiên cứu trên. Chúng tôi có 01 bệnh nhân toan <br />
máu trước tán sỏi, chiếm tỷ lệ 3,7 %, <br />
creatinine.HT lúc nhập viện 4,0 mg/dL, kali 4,9 <br />
mmol/L và dự trữ kiềm 15 mEq/ L. Bệnh nhân <br />
không có biểu hiện rối loạn hô hấp, chúng tôi chỉ <br />
điều trị nội khoa bằng truyền dịch Natri <br />
bicarbonate 1,4 %. <br />
Điều trị nhiễm trùng niệu <br />
Về đánh giá nhiễm trùng niệu: 05 trường <br />
hợp có triệu chứng sốt chiếm tỷ lệ 18,5 % và 01 <br />
trường hợp tiểu gắt lúc nhập viện 3,7%, tất cả <br />
đều có bạch cầu niệu dương tính (1TH + và 5 TH <br />
++) và bạch cầu máu 11 G/L (3 <br />
TH), > 15 G/L (2 TH). Trong đó cấy nước tiểu 4 <br />
trường hợp, có 03 trường hợp dương tính với vi <br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
khuẩn Proteus Mirabilus (1 TH), Enterobacter <br />
Cloaeaec (2 TH). Chúng tôi dùng kháng sinh <br />
cephalosporin thế hệ III tiêm tỉnh mạch cho tất <br />
cả 27 bệnh nhân, với kết quả sau:Lâm sàng <br />
không có triệu chứng nhiễm trùng niệu: kháng <br />
sinh tỉnh mạch trước tán sỏi 40,7% (11 TH). Lâm <br />
sàng có triệu chứng nhiễm trùng niệu: kháng <br />
sinh tỉnh mạch 12 – 24 giờ trước tán sỏi 44,5% <br />
(12 TH). Nghi ngờ nhiễm trùng niệu + cấy nước <br />
tiểu: vì bệnh cấp cứu không thể chờ kết quả <br />
kháng sinh đồ (3‐4 ngày sau cấy). Nên chúng tôi <br />
dùng kháng sinh theo kinh nghiệm, nhiều tác <br />
giả khuyên dùng phối hợp nhiều loại kháng <br />
sinh phổ rộng có tác dụng tức thì bằng đường <br />
tỉnh mạch, tiến hành tán sỏi nội soi và sau mổ <br />
dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ <br />
14,8% (4 TH). Theo Haowen Jiang, CS (2005), có <br />
7/27 trường hợp bạch cầu niệu dương tính, tỷ lệ <br />
là 25,9 %, tác giả dùng kháng sinh Rocephin <br />
1gram x 2 tiêm tỉnh mạch trước tán sỏi(7). <br />
Nguyễn Văn Học lâm sàng có triệu chứng <br />
nhiễm trùng niệu, dùng kháng sinh trước tán sỏi <br />
ít nhất 12‐24 giờ. Kết quả của chúng tôi, bạch cầu <br />
niệu dương tính là 40,8 % (11 TH) và 1 trường <br />
hợp tiểu gắt lúc nhập viện. Những trường hợp <br />
này chúng tôi đều dùng kháng sinh <br />
Cephalosporin thế hệ III, đường tỉnh mạch trước <br />
tán sỏi 12‐ 24 giờ. Kết quả của chúng tôi phù hợp <br />
với kết quả của Haowen Jiang, CS (2005) và <br />
Nguyễn Văn Học(7,12). Theo Nguyễn văn Học <br />
những trường hợp không có biểu hiện triệu <br />
chứng nhiễm trùng niệu trên lâm sàng, dùng <br />
kháng sinh đường tỉnh mạch một liều trước khi <br />
tán sỏi. Theo SiXiang Yang, CS (2008), tác giả <br />
dùng kháng sinh cefuroxim 1 gram x 2 tiêm tỉnh <br />
mạch trước tán sỏi cho tất cả bệnh nhân trước <br />
tán sỏi(13). Kết quả của chúng có 40,7% (11 TH), <br />
không có triệu chứng lâm sàng nhiễm trùng <br />
niệu, những trường hợp này chúng tôi đều dùng <br />
kháng sinh Cephalosporin thế hệ III trước tán sỏi. <br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của <br />
Nguyễn văn Học và SiXiang Yang, CS(12,13).Trong <br />
nghiên cứu của chúng tôi không thực hiện được <br />
nuôi cấy nước tiểu có hệ thống, tương tự tác giả <br />
Dương văn Trung và Nguyễn Minh Quang(4,11). <br />
<br />
Niệu Khoa <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vì nhiều lý do khách quan bệnh nhân nhập viện <br />
với vô niệu không có nước tiểu hoặc không phát <br />
hiện triệu chứng nhiễm trùng niệu trên lâm sàng <br />
nên chúng tôi không làm xét nghiệm cấy nước <br />
tiểu một cách hệ thống. Tuy nhiên chúng tôi cấy <br />
nước tiểu cho 04 trường hợp trước và trong lúc <br />
tán sỏi, trong đó có 02 trường hợp cấy nước tiểu <br />
dương tính với Enterobacter Cloaeaec và 01 <br />
trường hợp dương tính với Proteus Mirabilis và <br />
01 trường hợp âm tính (sau 7 ngày không mọc vi <br />
khuẩn). Những trường hợp trên chúng tôi dùng <br />
kháng sinh theo kinh nghiệm, nhiều tác giả <br />
khuyên dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh <br />
phổ rộng có tác dụng tức thì bằng đường tỉnh <br />
mạch, tiến hành tán sỏi nội soi và sau mổ dùng <br />
kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ 14,8% (4 <br />
TH). <br />
<br />
Điều trị tán sỏi nội soi <br />
Chỉ định tán sỏi niệu quản nội soi ngược chiều <br />
27 bệnh nhân, mổ cấp cứu chiếm tỷ lệ 88,9 % <br />
(24 TH), mổ bán cấp 11,1 %.(3 TH). Thời gian từ <br />
nhập viện đến phẫu thuật