Đánh giá khả năng áp dụng phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm xác định đồng thời paracetamol và codeine phosphate trong thuốc hai thành phần
lượt xem 1
download
Trong bài tham luận này, phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm bậc 1 được sử dụng để xác định hàm lượng Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc Efferalgan Codeine. Kết quả nghiên cứu cho thấy Paracetamol và Codeine Phosphate hấp thụ tốt trong khoảng bước sóng 200 ÷ 300 nm. với giới hạn phát hiện LOD (Paracetamol 0,72µg/mL; Codeine Phosphate 0,06µg/mL) và giới hạn định lượng LOQ (Paracetamol 2,4µg/mL; Codeine Phosphate 0,19µg/mL).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá khả năng áp dụng phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm xác định đồng thời paracetamol và codeine phosphate trong thuốc hai thành phần
- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG KẾT HỢP PHỔ ĐẠO HÀM XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI PARACETAMOL VÀ CODEINE PHOSPHATE TRONG THUỐC HAI THÀNH PHẦN Huỳnh Tuấn Hòa1, Nguyễn Thanh Phong1 1. Viện Phát triển Ứng dụng. Email: 1924401120066@student.tdmu.edu.vn. TÓM TẮT Trong bài tham luận này, phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm bậc 1 được sử dụng để xác định hàm lượng Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc Efferalgan Codeine. Kết quả nghiên cứu cho thấy Paracetamol và Codeine Phosphate hấp thụ tốt trong khoảng bước sóng 200 ÷ 300 nm. với giới hạn phát hiện LOD (Paracetamol 0,72µg/mL; Codeine Phosphate 0,06µg/mL) và giới hạn định lượng LOQ (Paracetamol 2,4µg/mL; Codeine Phosphate 0,19µg/mL). Kết quả xác định về hàm lượng cho thấy hàm lượng Paracetamol và Codeine Phosphate được xác định nằm trong khoảng cho phép của Bộ Y tế. Phương pháp này được so sánh với phương pháp HPLC và cho kết quả là phương pháp quang phổ đạo hàm và phương pháp HPLC là như nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ khóa: Paracetamol, Codeine Phosphate, Efferalgan Codeine. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Paracetamol (hay Acetaminophen) là hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau. So với các thuốc chống viêm không steroit. Codeine là một loại chất thuốc phiện. Điều này cũng hàm nghĩa đây là một loại thuốc có nguồn gốc từ cây thuốc phiện. Thuốc này quan trọng trong việc điều trị các triệu chứng đau, trị ho và tiêu chảy. Codeine Phosphate là hoạt chất làm giảm đau thuộc nhóm Opioid (V.Maslarska, J.Tencheva 2013). Ở Việt Nam, thuốc chứa 2 thành phần Paracetamol và Codeine Phosphate được sử dụng khá phổ biến như Epfepara Codeine, Efferalgan Codeine, Hapacol Codein 30, Biragan Codein, Eftimol 30. Nhiều lợi ích rõ rệt khi có thể phối hợp các chế phẩm đa thành phần trong cùng một loại thuốc. Tuy nhiên, ta lại gặp phải một số khó khăn trong quá trình bào chế cũng như việc xây dựng quy trình kiểm nghiệm cho từng loại thuốc (Trần Quốc Chính 2015). Có nhiều phương pháp xác định đồng thời hoạt chất trong thuốc như phương pháp HPLC, phương pháp điện hóa (Kiểm nghiệm Dược phẩm 2005). Cùng với một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước như nghiên cứu của Trần Quốc Chính (2015), Dương Thị Thúy An và Vũ Đặng Hoàng (2009), V.Maslarska and J. Tencheva (2013) và nghiên cứu của Ahmed Mahdi Saeed and Noor Qasim Ahmed (2018). Theo (Dược điển Việt Nam V 2017), phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) được ứng dụng để xác định đồng thời các hoạt chất với độ lặp lại cao. Nhưng quy trình xác định này đòi hỏi thực hiện với những quy trình phân tích phức tạp (Y.V.Kazakevich, R.L.Bruto 2007). 515
- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử hay còn gọi là phương pháp trắc quang được đánh giá có tiềm năng ứng dụng cao (Nguyễn Thị Mai Dung 2018; Phạm Luận 2006; A.M.Saeed, N.Q.Ahmed 2018) khi các yêu cầu về trang thiết bị phân tích đơn giản, hóa chất phổ biến, với thời gian phân tích nhanh, ít độc hại và có thể tiến hành đồng loạt trên nhiều thành phần của mẫu. Tuy nhiên trong phân tích quang phổ hấp thụ phân tử ta thường gặp các hỗn hợp mà phổ hấp thụ của các cấu tử xen phủ nhau (K.P.Rao, M.C.Rao 2016). Phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm nhằm phân tích các chất có phổ hấp thụ xen phủ nhau, bước sóng hấp thụ cực đại chỉ cách nhau vài nm đã được đưa vào nghiên cứu và trình bày trong bài tham luận này đồng thời so sánh với phương pháp HPLC dựa theo Dược điển Việt Nam V (2017) với đối tượng phân tích hai hoạt chất Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc Efferalgan Codeine. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết bị, hóa chất Thiết bị: Máy UV-Vis Jasco 630 (Mỹ); Hệ thống HPLC Shimazu (Nhật). Chất chuẩn: Paracetamol (Viện Kiểm nghiệm Dược TP.HCM) 99,6%; Codeine Phosphate (Viện Kiểm nghiệm Dược TP.HCM) 97,5%. Hóa chất: Kali Dihydrogen Phosphate; Methanol; Acid Phosphoric; Acid Hydrochloric; nước cất hai lần. Mẫu thuốc dùng trong nghiên cứu: Efferalgan Codeine (500mg Paracetamol, 30mg Codeine Phosphate), số lô sx 9167, HSD: 19/09/2023. 2.2. Phương pháp phân tích Phương pháp quang phổ đạo hàm: xác định Paracetamol (ký hiệu là PAR) và Codeine Phosphate (ký hiệu là COD) dựa trên nguyên tắc phổ hấp thụ phân tử kết hợp phổ đạo hàm của các chất là hàm của bước sóng ánh sáng (A = f(λ), A’ = f’(λ)) (Trần Tứ Hiếu 2003). Quy trình định lượng PAR và COD gồm 3 bước: Bước 1: Chuẩn bị các dung dịch (dung dịch chuẩn và dung dịch phân tích) riêng từng chất và hỗn hợp của chúng; Bước 2: Ghi phổ hấp thụ và phổ đạo hàm bậc 1, tìm bước sóng đo thích hợp mà tại đó giá trị phổ đạo hàm của chất cần phân tích khác 0, còn giá trị phổ đạo hàm của chất kia bằng 0; Bước 3: Sau khi xác định được bước sóng đo, tiến hành định lượng các chất theo phương pháp đường chuẩn hoặc thêm chuẩn. Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được áp dụng để xử lý số liệu thực nghiệm, phân tích hồi quy tuyến tính và đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát khoảng phổ hấp thụ của Paracetamol (PAR) và Codeine Phosphate (COD) Quét phổ hấp thụ của PAR và COD trong khoảng bước sóng 190 ÷ 400 nm thu được dãy phổ như Hình 1. 516
- COD.jws PAR.jws ( ( 1) 2) Hình 1. Phổ hấp thụ của COD 5 μg/mL (1) và PAR 5 μg/mL (2) Khoảng bước sóng hấp thụ được lựa chọn từ 200 ÷ 300 nm. Độ hấp thụ của PAR và COD trong nước cất lớn hơn trong môi trường HCl 0,1 N hay trong nước cất thì PAR và COD tan tốt hơn trong HCl 0,1 N. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn nước cất làm dung môi hòa tan cho nghiên cứu này. 0.1 COD.jws Giá trị đạo hàm bậc 1 PAR.jws 210 nm 0.05 Abs 243 nm 0 -0.025 200 220 240 260 280 300 Wavelength [nm] Hình 2. Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn PAR 5 μg/mL và COD 5 μg/m trong dung môi nước cất Kết quả cho thấy: tại λ = 210nm, giá trị đạo hàm bậc 1 (dA/dλ) của COD = 0, PAR ≠ 0 và tại λ = 243nm, dA/dλ của PAR = 0, COD ≠ 0. Vì vậy, chọn bước sóng để định lượng PAR là 210,0nm và COD là 243,0nm. 3.2. Xây dựng đường chuẩn, giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ). 0.0020 0.2000 Giá trị đạo hàm bậc Giá trị đạo hàm bậc 0.0015 0.1500 0.0010 0.1000 (dA/dλ) (dA/dλ) y = 0.0059x + 0.0046 1 1 0.0005 y = 0.0005x + 0.0002 0.0500 R² = 0.9997 0.0000 R² = 0.9996 0.0000 0 1 2 3 0 10 20 30 40 Nồng độ Codeine phosphat (µg/mL) Nồng độ Paracetamol (µg/mL) Hình 3. Đường chuẩn của PAR và COD Chuẩn bị 2 dãy dung dịch chuẩn: dãy thứ nhất cố định COD 3,0µg/mL và thêm PAR để có nồng độ tăng dần từ 0,4 đến 30,0µg/mL; dãy thứ 2 cố định PAR 3,0µg/mL và thêm COD để 517
- có nồng độ tăng dần từ 0,1 đến 3,0µg/mL. Ghi phổ đạo hàm bậc 1 của các dung dịch trong khoảng bước sóng 200 ÷ 300 nm. Sự phụ thuộc giá trị đạo hàm bậc 1 vào nồng độ Paracetamol (tại λ = 210,0nm) và Codeine Phosphate (tại λ = 243,0nm) được trình bày ở Hình 3. Giữa giá trị đạo hàm bậc 1 của độ hấp thụ và nồng độ của các chất có mối tương quan tuyến tính tốt tại bước sóng đo với hệ số tương quan r > 0,999. Dựa vào đường chuẩn ta có thể xác định giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng. Bảng 1. Kết quả LOD, LOQ của PAR và COD Hoạt chất LOD (μg/mL) LOQ (μg/mL) Paracetamol 0,72 2,4 Codeine Phosphate 0,06 0,19 3.3. Phân tích mẫu thuốc và đánh giá độ tin cậy của phương pháp 3.3.1. Quy trình phân tích mẫu thuốc Cân 20 viên thuốc, tính KLTB viên ̅𝑀 Nghiền mịn, trộn đều ̅ M Cân gam mẫu vào bình định mức 100 mL (~50 mg PAR) 10 Lọc, tráng dụng cụ Hòa tan trong 70 mL nước cất, lắc đều 15 phút, định mức đến vạch Dịch lọc Dung dịch 1 Hút 10 mL dịch lọc định Hút 10 mL (dd 2) định mức 100 mL Dung dịch 2 (dd 2) mức 25 mL Quét phổ đạo hàm bậc 1 (λ = 200 ÷ 300 nm, Δλ = 0,2 nm) Định lượng bằng phương pháp đường chuẩn Hình 4. Quy trình xử lý mẫu thuốc 3.3.2. Định lượng Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc Efferalgan Codeine ̅ Thuốc Efferalgan Codeine (𝑀 = 3,2240 g, m = 0,3224 g) được xử lý theo quy trình ở mục 3.3.1. Sau đó, ghi phổ hấp thụ và phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch mẫu trong khoảng bước sóng 200 ÷ 300 nm. khoảng cách bước sóng ghi giá trị phổ là 0,2 nm. Paracetamol được định lượng tại bước sóng 210 nm và Codeine Phosphate ở 243 nm theo phương pháp đường chuẩn. Tiến hành định lượng PAR và COD trong mẫu thuốc 3 lần (ký hiệu M1 – M3) để đánh giá độ lặp lại của quy trình phân tích. Kết quả trình bày ở Bảng 2. 518
- Bảng 2. Kết quả xác định PAR và COD trong mẫu thuốc Efferalgan Codeine Paracetamol Codeine Phosphate MẪU C Hàm lượng C Hàm lượng (µg/mL) (mg/viên) (µg/mL) (mg/viên) M1 19,80 494,94 1,173 29,33 M2 19,83 495,76 1,182 29,54 M3 19,83 495,69 1,174 29,34 TB 19,82 495,46 1,176 29,40 SD 0,45457 0,1185 RSD(%) 0,09 0,40 RSDH 1,28 1,95 Hàm lượng 495,46 ± 1,13 29,40 ± 0,29 (mg/viên) TB: giá trị trung bình (n = 3); SD: độ lệch chuẩn; RSD: độ lệch chuẩn tương đối; RSDH: độ lệch chuẩn tương đối tính theo hàm Horwitz (RSDH = 21-0,5logC), TB ± : khoảng tin cậy với = t(0,95,4).SD/(n)1/2. Nhận xét: Từ kết quả được trình bày ở Bảng 2 cho thấy: RSDTN < ½ RSDH. Vì vậy phương pháp phân tích có độ lặp lại tốt với cả 2 thành phần Paracetamol và Codeine Phosphate trong mẫu thuốc Efferalgan Codeine. Kết quả này phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế (Kiểm nghiệm Dược phẩm 2005) cho phép hàm lượng của các thành phần trong loại thuốc viên nén: PAR: 500 mg ± 5% (475 mg – 525mg) COD: 30 mg ± 7% (27,9 mg – 32,1 mg) 3.3.3. Độ tin cậy của phương pháp Độ lặp lại: Độ lặp lại của phương pháp phân tích được đánh giá dựa vào độ lệch chuẩn tương đối (RSD) khi phân tích lặp lại (3 lần) mẫu thuốc Efferalgan Codeine. Kết quả ở Bảng 2 cho thấy: Paracetamol có RSD = 0,09% và Codeine Phosphate có RSD = 0,40%. So với độ lệch chuẩn tương đối tối đa cho phép trong nội bộ phòng thí nghiệm tính theo hàm Horwitz (J.N.Miller, T.C.Miller 2005), thì RSD < ½ RSDH nên độ lặp lại của phương pháp phân tích Paracetamol và Codeine Phosphate nằm trong giới hạn cho phép. Độ đúng: Độ đúng của phương pháp phân tích được đánh giá qua độ thu hồi khi phân tích mẫu thuốc có thêm chuẩn và so sánh với phương pháp chuẩn HPLC. Độ thu hồi: Tiến hành phân tích lặp lại 3 lần trên mẫu thuốc Efferalgan Codeine đã được thêm chuẩn PAR và COD và 01 mẫu thuốc không thêm chuẩn theo quy trình nêu ở mục 3.3.1. Độ thu hồi (Rev) đối với mỗi chất phân tích được tính toán theo công thức: x2 − x0 Rev (%)= × 100 x1 Trong đó: xo: là nồng độ chất phân tích trong mẫu; x1: là nồng độ chất phân tích thêm chuẩn vào mẫu; x2: là nồng độ chất phân tích trong mẫu đã thêm chuẩn. 519
- Bảng 3. Kết quả xác định độ thu hồi Paracetamol Codeine Phosphate Lần đo x0 x1 x2 Rev x0 x1 x2 Rev (μg/mL) (μg/mL) (μg/mL) (%) (μg/mL) (μg/mL) (μg/mL) (%) 1 23,77 97,97 1,670 99,35 2 19,85 4 23,81 98,86 1,173 0,5 1,678 100,95 3 23,82 99,07 1,676 100,55 TB 98,63 100,28 So sánh với phương pháp theo nghiên cứu của Vũ Đặng Hoàng (2009) đã thu được đồ thu hồi của PAR và COD lần lượt là 100.74±0.53 và 100.61±0.68. 3.3.4. Đánh giá khả năng áp dụng phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm để xác định Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc hai thành phần So sánh với phương pháp HPLC: tiến hành phân tích lặp lại 3 lần trên cùng một mẫu thuốc Efferalgan Codeine bằng 2 phương pháp khác nhau: phương pháp quang phổ đạo hàm bậc 1 và phương pháp HPLC. Kết quả trình bày ở Bảng 4. Bảng 4. Đánh giá khả năng áp dụng phương pháp quang phổ đạo hàm để xác định Paracetamol và Codeine Phosphate trong thuốc hai thành phần Xác định PAR Xác định COD Mẫu UV-Vis HPLC UV-Vis HPLC 1 494,94 503,99 29,54 29,30 2 495,76 509,58 29,34 29,65 3 495,69 495,04 29,33 30,30 TB 495,46 502,87 29,40 29,75 SD 0,45457 7,3344 0,1185 0,5074 TN T 1,75 1,15 LT T 4,3 2,78 Kiểm tra giá trị thực nghiệm T TN 0,05). Do vậy, kết quả phân tích Paracetamol và Codeine Phosphate trong mẫu thuốc bằng phương pháp quang phổ đạo hàm bậc 1 là đáng tin cậy có ý nghĩa về mặt thống kê. 4. KẾT LUẬN (1) Đã khảo sát và chọn nước cất làm dung môi để xác định đồng thời Paracetamol và Codeine Phosphate bằng phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm bậc 1; Hỗn hợp chứa Paracetamol và Codeine Phosphate có tính cộng tính độ hấp thụ quang trong khoảng bước sóng từ 200 ÷ 300 nm, sai số tương đối từ -4,42% ÷ 6,00%; Bước sóng định lượng Paracetamol tại 210,0 nm và Codeine Phosphate tại 243,0 nm; Paracetamol tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 3,0 ÷ 30,0 μg/mL; có giới hạn phát hiện: 0,72 μg/mL; giới hạn định lượng: 2,4 μg/mL; Còn Codeine Phosphate tuyến tính trong khoảng nồng độ từ 0,2 ÷ 2,5 μg/mL; có giới hạn phát hiện: 0,06 μg/mL; giới hạn định lượng: 0,19 μg/mL. 520
- (2) Đã áp dụng thực tế xác định PAR và COD trong thuốc viên sủi Efferalgan Codeine, kết quả cho thấy rằng: Phương pháp có độ lặp lại tốt (RSDTN < ½ RSDH ); Phương pháp cũng cho độ thu hồi tốt, độ thu hồi trung bình của Paracetamol là 98,63% và độ thu hồi trung bình của Codeine Phosphate là 100,28%; Hàm lượng của PAR xác định được: 495,46 ± 1,13 mg/viên; và COD: 29,40 ± 0,29 mg/viên. (3) Độ lặp lại của hai phương pháp trắc quang kết hợp phổ đạo hàm và phương pháp HPLC là như nhau có ý nghĩa về mặt thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Y tế, (2017). Dược điển Việt Nam V. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2. Bộ Y Tế (2005). Kiểm nghiệm Dược phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 3. Phạm Luận (2006). Phép đo phổ hấp thụ UV-Vis. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Trần Tứ Hiếu (2003). Phân tích trắc quang. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Mai Dung (2018). Định Lượng Đồng Thời Paracetamol, Ibuprofen, Cafein Trong Thuốc Cadiltamol F, Bidi-Ipalvic Bằng Phương Pháp Sắc Kí Lỏng Hiệu Năng Cao Và Quang Phổ Hấp Thụ Phân Tử. Luận văn thạc sĩ Hóa học, Đại học Sư Phạm. Thái Nguyên. 6. Trần Quốc Chính (2015). Định Lượng Đồng Thời Acetaminophen Và Codein Photphat Trong Thuốc Actadol Codein Bằng Phương Pháp Sắc Ký Lỏng Hiệu Năng Cao Hplc Va Phương Pháp Quang Phổ Hấp Thụ Phân Tử UV-Vis. Luận văn thạc sĩ, Khoa Hóa học, Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên. Tiếng Anh 7. James N.Miller and Tane C. Miller (2005). Statistics and chemometrics for analytical chemistry. 5th Ed, Pearson Education Limited. England: Pearson Education Limited. 8. Yuri V. Kazakevich and Rosario LoBrutto (2007). HPLC for Pharmaceutical Scientists. New Jersey: Wiley-Interscience. 9. Ahmed Mahdi Saeed and Noor Qasim Ahmed (2018). Simultaneous Spectrophotometric Determination Of Paracetamol And Codeine. European Journal Of Pharmaceutical And Medical Research, 5(4), 11-15. 10. Duong Thi Thuy An and Vu Dang Hoang (2009). Simultaneous Determination of Paracetamol and Codeine Phosphate in Combined Tablets by First-Order Derivative and Ratio Spectra First-Order Derivative UV Spectrophotometry. Asian J. Research Chem, 2(2), 143-147. 11. K. Parameswara Rao And M. C. Rao (2016). Spectrophotometric Methods In The Analysis Of Drugs In Pure And Dosage Forms. Int. J. Chem. Sci, 14(4), 2389-2396. 12. V.Maslarska and J. Tencheva (2013). Simultaneous Determination And Validation Of Paracetamol And Codeine Phosphate In Pharmaceutical Preparation By Rp-Hplc. Academic Sciences, 5(2), 417-419. 521
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu áp dụng bộ câu hỏi SF - 36 trong đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
9 p | 500 | 30
-
PHƯƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN QUA DA TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
30 p | 197 | 13
-
Trị liệu ngôn ngữ: Tăng khả năng giao tiếp (AAC) - Phạm Thùy Giang
25 p | 55 | 6
-
So sánh hiệu quả và các biến chứng giữa bệnh nhân mổ lần đầu và bệnh nhân có tiền căn mổ hở lấy sỏi thận trong phương pháp lấy sỏi thận qua da tại Bệnh viện Bình Dân
12 p | 66 | 6
-
Nghiên cứu chuyển ngữ thang đo FLACC sang tiếng Việt trong đánh giá đau sau mổ cho trẻ dưới 3 tuổi
6 p | 39 | 5
-
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải và đại tràng chậu hông qua một vết rạch da
6 p | 74 | 4
-
Giá trị của siêu âm tim 3D trong đánh giá chức năng thất phải ở bệnh nhân tăng áp phổi
5 p | 12 | 4
-
Đánh giá kết quả ban đầu về điều trị dự phòng đột tử bằng máy chuyển nhịp phá rung tự động cấy (ICD) tại Viện Tim mạch Việt Nam
6 p | 48 | 3
-
Phân tích đồng phân quang học amlodipin bằng HPLC sử dụng cột sắc kí lux cellulose
12 p | 8 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị ung thư cổ tử cung tái phát tại chỗ tại vùng bằng kỹ thuật xạ trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng
7 p | 16 | 3
-
Tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi giấc ngủ trẻ em PSQ phiên bản tiếng Việt
9 p | 3 | 2
-
Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh lý viêm túi mật hoại tử ở người cao tuổi
7 p | 4 | 2
-
Bài giảng Nhân tố ảnh hưởng hài lòng và khả năng áp dụng trong đào tạo quản lý chất lượng an toàn người bệnh
41 p | 32 | 2
-
Đánh giá vi kẽ của Clearfil AP-X composite khi sử dụng hai kỹ thuật đặt chất dán khác nhau
4 p | 19 | 2
-
Nghiên cứu lâm sàng: Đánh giá hiệu quả hạ huyết áp và khả năng dung nạp của Lercanidipine so với Amlodipine ở bệnh nhân nhồi máu não có tăng huyết áp bằng huyết áp lưu động 24 giờ
8 p | 61 | 2
-
Hiệu quả giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (Erector spinae plane block) cho phẫu thuật tim hở
9 p | 34 | 1
-
Chẩn đoán và điều trị thuyên tắc phổi tại bệnh viện Chợ Rẫy
19 p | 57 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn