intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của nghiên cứu "Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là kiểm tra thực nghiệm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp (DN) công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây, các DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015-2021. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Th.s Vũ Thị Việt Thanh1 TS. Nguyễn Thị Thanh Nga2 Tóm tắt Mục đích chính của nghiên cứu này là kiểm tra thực nghiệm khả năng sinh lời của các doanh nghiệp (DN) công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây, các DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2015- 2021. Với mục đích này, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng biến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) để đo lường khả năng sinh lời của DN công nghệ viễn thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của các DN công nghệ viễn thông còn một số hạn chế. Do đó, các nhà quản lý có thể nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp bằng các biện pháp cụ thể như: (i) tăng doanh thu và (ii) giảm chi phí. Nghiên cứu này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp công nghệ viễn thông trong việc cải thiện khả năng sinh lời. Từ khóa: Khả năng sinh lời, chỉ số tài chính, tài chính, kế toán, doanh nghiệp công nghệ viễn thông 1. Giới thiệu Theo tiêu chí phân ngành của Hệ thống phân loại ngành kinh tế Việt Nam (VSIC) 2007, ngành công nghệ viễn thông là ngành cung cấp dịch vụ viễn thông và các dịch vụ liên quan như truyền giọng nói, âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, ký tự, sản xuất phần mềm vi tính, dịch vụ phần mềm và gia công phần mềm, dịch vụ tích hợp hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin, sản xuất, lắp ráp, phân phối máy tính... Hệ thống truyền dẫn thực hiện các hoạt động trên có thể sử dụng công nghệ đơn hoặc kết hợp nhiều công nghệ (Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam - VSIC, 2007). Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông gắn với thị trường bao gồm các yếu tố cơ bản: nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng sử dụng dịch vụ, giá cả dịch vụ cung cấp trên thị trường, chất lượng của dịch vụ viễn thông cung cấp cho khách hàng… Do đó, nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh hoạt động viễn thông cũng cần được bảo toàn và ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế, cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng khốc liệt. Mỗi ngành đều có những đặc thù riêng, cấu trúc vốn đặc trưng riêng và để tồn tại các doanh nghiệp trong 1 Trường Đại học Mở Hà Nội 2 Trường Đại học Lao động - Xã hội; Email. ngantt1409@gmail.com 726
  2. ngành phải có khả năng tạo ra lợi nhuận. Bên cạnh đó, với đặc điểm là ngành thiết yếu và có mối quan hệ sâu rộng với các ngành nghề khác, vấn đề gia tăng khả năng sinh lời là bài toán hóc búa đối với nhà quản lý và nhận được nhiều đòi hỏi, sự quan tâm rất lớn đối với các cổ đông. Khả năng sinh lời là khả năng của một sự đầu tư nhất định có thể tạo ra lợi nhuận (Harward & Upto, 1961). Khả năng sinh lời cho thấy tính hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực sẵn có trên thị trường để có thể tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận có một vai trò to lớn đối với sự sống còn của một doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh. Đạt được lợi nhuận, hoặc có thể gọi là sinh lời, là mục tiêu chính của tất cả các doanh nghiệp. Đo lường khả năng sinh lời trong quá khứ và hiện tại là rất quan trọng. Đồng thời việc dự đoán khả năng sinh lời trong tương lai cũng là việc thiết yếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp (Shosha, 2014). Khả năng sinh lời có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Khả năng sinh lời gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ ra hướng phát triển của các doanh nghiệp, khả năng sinh lời là cơ sở để các doanh nghiệp ra quyết định kinh doanh. Khả năng sinh lời là khả năng tạo được lợi nhuận và là một yếu tố quan trọng đóng góp cho sự tồn tại của doanh nghiệp Velmathi (2015). Các doanh nghiệp là một trong những thành phần quan trọng của nền kinh tế. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp là động lực, là đòn bẩy kinh tế của xã hội. Do vậy, nếu các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tài chính ổn định và luôn tăng trưởng, có khả năng sinh lời cao sẽ là một trong các yếu tố thúc đẩy khu vực tài chính lành mạnh hóa, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Từ những lý do trên, đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông là cần thiết và có ý nghĩa. 2. Tổng quan nghiên cứu Khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu không thể thiếu đối với những doanh nghiệp đang hoạt động, khả năng sinh lời của DN đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước quan tâm, tiêu biểu như: Abbasali và Esfandiar (2012), Đàm Thanh Tú (2015) lựa chọn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 2 chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Agha (2014), Iqbal và Zhuquan (2015) cho rằng ROA phản ánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Khả năng sinh lời của DN được Nguyễn Thị Phương Hoa và cộng sự (2016) đo lường bằng ROE. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2011) khẳng định, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp bao gồm: (i) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) còn 727
  3. được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế TNDN và nguồn gốc kinh doanh; (ii) ROA; (iii) ROE; (iv) ROS và (v) Lãi trên cổ phiếu (EPS): phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phiếu phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Trần Thị Thu Huyền & Nguyễn Thị Kim Hướng (2019) đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN (khả năng sinh lời) bằng ba chỉ tiêu ROA, ROE và ROS… Kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đánh giá và đo lường khả năng sinh lời của DN xây dựng niêm yết tại HNX với 5 chỉ tiêu tại như sau: Code Scale Sources PA1 ROA (Return on assets) Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2011), Agha (2014), Iqbal và Zhuquan (2015), Abbasali và Esfandiar (2012), Đàm Thanh Tú (2015), Trần Thị Thu Huyền & Nguyễn Thị Kim Hướng (2019) PA2 ROE (Return on equity) Vũ Duy Hào (2011), Abbasali và Esfandiar (2012), Đàm Thanh Tú (2015), Nguyễn Thị Phương Hoa và cộng sự (2016), Trần Thị Thu Huyền & Nguyễn Thị Kim Hướng (2019) PA3 ROS (Return on sales) Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2011), Trần Thị Thu Huyền & Nguyễn Thị Kim Hướng (2019) 3. Phương pháp nghiên cứu Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu của nghiên cứu này là 22 doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX) (cophieu68.vn). Với 5 chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trong 7 năm; chúng tôi đã thu thập được 154 quan sát cho mỗi chỉ tiêu. Sau đó chúng tôi đánh giá, phân tích. Phương pháp nghiên cứu định tính: Chúng tôi sử dụng kỹ thuật tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu để đánh giá khả năng sinh lời của DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh việc thu thập các công trình nghiên cứu trước đây chúng tôi thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia là những giảng viên hàng đầu về tài chính, kế toán; giám đốc tài chính tại các DN công nghệ viễn thông. Phương pháp nghiên cứu định tính định hướng và sàng lọc kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây; từ đó, nghiên cứu này kế thừa và áp dụng. Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu bảng, dữ liệu được tổng hợp trong 7 năm, từ năm 2015 đến năm 2021. Căn cứ vào dữ liệu được cung cấp bởi công ty Dịch vụ Dữ liệu Toàn cầu, các trang web có uy tín như http://cafef.vn; 728
  4. https://financevietstock.vn, ... chúng tôi thu thập dữ liệu các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của DN như ROA, ROE, ROS, EPS, BPE. 4. Kết quả nghiên cứu Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HSX và HNX) thể hiện bởi: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA); Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn CSH (ROE), tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (ROS). Bảng 1 cho biết khả năng sinh lời khi xét riêng từng DN công nghệ viễn thông trong từng năm, bên cạnh những DN có khả năng sinh lời tốt thì vẫn còn những DN có khả năng sinh lời hạn chế nhất định; có những DN không có khả năng sinh lời, lợi nhuận bị âm (nhìn bảng 1). Bảng 1. Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2021 Mã Năm ROA ROE ROS Mã CK Năm ROA ROE ROS CK ADC 2021 7,4% 15,5% 3,5% SMT 2021 1,0% 3,1% 0,6% ADC 2020 9,3% 19,5% 3,2% SMT 2020 1,9% 5,5% 1,1% ADC 2019 9,0% 19,2% 2,9% SMT 2019 -4,0% -11,7% -3,7% ADC 2018 8,8% 18,9% 2,9% SMT 2018 6,1% 14,5% 2,7% ADC 2017 9,3% 19,2% 3,1% SMT 2017 6,4% 14,5% 3,6% ADC 2016 8,4% 16,0% 3,0% SMT 2016 7,8% 15,6% 4,0% ADC 2015 8,8% 19,7% 3,3% SMT 2015 11,0% 21,4% 5,0% CKV 2021 1,2% 2,5% 0,4% SRA 2021 11,7% 10,3% 49,7% CKV 2020 0,3% 0,5% 0,1% SRA 2020 6,4% 7,5% 13,6% CKV 2019 2,7% 6,1% 1,4% SRA 2019 26,4% 20,1% 25,0% CKV 2018 2,2% 5,5% 1,8% SRA 2018 82,9% 79,4% 26,8% CKV 2017 2,0% 4,8% 2,3% SRA 2017 23,1% 42,3% 29,3% CKV 2016 2,1% 5,0% 2,1% SRA 2016 12,3% 18,0% 22,0% CKV 2015 1,9% 5,2% 2,2% SRA 2015 -2,2% -4,1% -10,2% CMG 2021 1,8% 3,9% 7,0% ST8 2021 2,9% 4,4% 1,8% CMG 2020 5,0% 10,4% 4,7% ST8 2020 3,2% 4,9% 1,4% CMG 2019 5,0% 9,3% 4,3% ST8 2019 5,4% 7,2% 1,5% CMG 2018 6,4% 15,7% 4,1% ST8 2018 9,6% 13,3% 2,3% CMG 2017 6,6% 14,4% 3,7% ST8 2017 6,5% 8,4% 1,7% CMG 2016 6,9% 13,4% 3,6% ST8 2016 15,2% 19,2% 4,1% CMG 2015 8,3% 14,8% 4,4% ST8 2015 17,7% 19,7% 5,5% ELC 2021 3,8% 5,8% 7,6% SVT 2021 18,7% 18,3% 30,9% ELC 2020 2,1% 3,7% 3,9% SVT 2020 19,9% 18,2% 36,0% 729
  5. ELC 2019 2,5% 3,7% 3,5% SVT 2019 7,6% 7,3% 12,0% ELC 2018 0,9% 1,1% 2,2% SVT 2018 3,2% 3,2% 22,1% ELC 2017 4,1% 5,7% 8,0% SVT 2017 2,6% 2,8% 10,1% ELC 2016 8,2% 12,0% 7,2% SVT 2016 0,6% 0,7% 1,8% ELC 2015 6,6% 10,1% 10,1% SVT 2015 6,2% 7,1% 8,6% FPT 2021 11,2% 25,0% 15,0% TST 2021 0,2% 0,6% 0,7% FPT 2020 11,8% 23,8% 14,8% TST 2020 0,1% 0,2% 0,2% FPT 2019 12,4% 23,3% 14,1% TST 2019 0,3% 0,7% 0,8% FPT 2018 11,8% 21,9% 13,9% TST 2018 0,9% 2,5% 2,1% FPT 2017 12,9% 26,7% 8,3% TST 2017 1,4% 3,2% 1,5% FPT 2016 9,2% 22,5% 6,5% TST 2016 3,2% 6,1% 5,8% FPT 2015 12,1% 28,9% 7,8% TST 2015 1,9% 3,4% 4,7% ITD 2021 -1,7% -2,9% -22,4% TTZ 2021 -0,2% -0,2% -2,4% ITD TTZ - 2020 9,5% 15,5% 8,8% 2020 -6,9% -8,7% 1.932,1% ITD 2019 4,9% 7,5% 6,1% TTZ 2019 -3,7% -4,6% -30,4% ITD 2018 9,3% 13,9% 10,1% TTZ 2018 0,2% 0,2% 0,1% ITD 2017 9,9% 15,8% 13,2% TTZ 2017 0,2% 0,2% 0,4% ITD 2016 14,4% 27,2% 9,5% TTZ 2016 4,0% 4,5% 3,9% ITD 2015 11,8% 22,6% 10,7% TTZ 2015 3,4% 3,8% 2,9% KST 2021 3,0% 5,9% 4,5% UNI 2021 0,0% 0,0% 2,2% KST 2020 5,0% 12,3% 3,6% UNI 2020 0,3% 0,4% 15,8% KST 2019 6,0% 14,7% 5,3% UNI 2019 0,0% 0,0% 0,1% KST 2018 3,6% 9,8% 3,0% UNI 2018 0,1% 0,1% 2,3% KST 2017 4,6% 13,1% 2,8% UNI 2017 0,5% 0,6% 5,7% KST 2016 4,5% 10,6% 2,5% UNI 2016 0,4% 0,4% 1,9% KST 2015 4,1% 7,6% 3,5% UNI 2015 8,0% 8,8% 18,0% ONE 2021 1,2% 6,2% 0,9% VAT 2021 0,7% 1,7% 1,0% ONE 2020 1,5% 6,2% 1,0% VAT 2020 0,7% 1,7% 0,8% ONE 2019 1,2% 4,2% 1,1% VAT 2019 -1,1% -2,6% -92,6% ONE 2018 1,6% 6,1% 1,6% VAT 2018 0,1% 0,3% 0,2% ONE 2017 2,2% 8,1% 1,8% VAT 2017 0,7% 1,7% 1,0% ONE 2016 2,6% 10,5% 1,7% VAT 2016 0,7% 1,7% 0,8% ONE 2015 3,0% 13,0% 1,7% VAT 2015 6,7% 11,3% 5,9% POT 2021 0,6% 4,0% 1,2% VIE 2021 7,0% 12,0% 8,4% POT 2020 0,8% 5,5% 1,7% VIE 2020 0,3% 0,5% 0,2% POT 2019 0,8% 5,5% 1,5% VIE 2019 0,8% 1,6% 0,4% POT 2018 1,6% 10,0% 2,0% VIE 2018 5,3% 10,4% 6,3% POT 2017 2,2% 9,7% 1,8% VIE 2017 8,6% 19,1% 12,8% 730
  6. POT VIE - 2016 2,0% 8,0% 2,0% 2016 17,0% -42,5% -23,0% POT 2015 2,5% 8,9% 1,7% VIE 2015 1,1% 2,3% 1,5% SAM 2021 2,4% 3,5% 8,5% VLA 2021 27,6% 27,3% 39,2% SAM 2020 1,9% 2,9% 5,3% VLA 2020 0,1% 0,1% 0,2% SAM 2019 2,0% 3,5% 3,6% VLA 2019 6,2% 6,7% 11,3% SAM 2018 2,4% 4,1% 4,3% VLA 2018 6,1% 6,5% 8,5% SAM 2017 2,8% 4,3% 5,1% VLA 2017 10,5% 11,4% 20,9% SAM 2016 0,7% 1,0% 1,3% VLA 2016 9,6% 10,5% 15,9% SAM 2015 1,6% 2,1% 2,4% VLA 2015 10,8% 11,6% 20,5% SGT 2021 2,0% 6,5% 9,6% VTC 2021 0,2% 0,6% 0,4% SGT 2020 0,6% 1,5% 2,7% VTC 2020 2,5% 11,6% 2,7% SGT 2019 0,6% 1,5% 1,6% VTC 2019 2,3% 11,9% 1,8% SGT 2018 6,6% 16,3% 17,9% VTC 2018 2,4% 11,7% 2,2% SGT 2017 5,9% 17,9% 13,9% VTC 2017 4,2% 14,6% 3,1% SGT 2016 2,5% 10,0% 7,2% VTC 2016 6,4% 12,0% 3,5% SGT 2015 1,1% 4,9% 4,1% VTC 2015 8,7% 14,7% 10,7% (Nguồn: Công ty Dữ liệu Dịch vụ Toàn cầu; https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn, và các tác giả tổng hợp) ROA ROA được tổng hợp và phân tích cụ thể theo bảng 2 và bảng 3 như sau: Bảng 2: Chỉ tiêu ROA bình quân qua các năm của các DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chỉ 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Bình tiêu quân 2015- 2021 ROA 6,1 4,7 5,8 7,8 4,0 3,5 4,7 5,2 (%) (Nguồn: Công ty Dữ liệu Dịch vụ Toàn cầu; https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn, và các tác giả tổng hợp) 731
  7. Bảng 3. Chỉ tiêu ROA bình quân qua các năm (2015-2021) của từng DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam STT ROA
  8. Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Bình quân 2015-2019 ROE (%) 10,8 8,3 11,7 12,1 6,1 6,5 7,0 8,9 (Nguồn: Công ty Dữ liệu Dịch vụ Toàn cầu; https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn, và các tác giả tổng hợp) Bảng 5. Chỉ tiêu ROE bình quân qua các năm (2015-2019) của từng DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam STT ROE
  9. Bảng 1, bảng 5 và các chuyên gia tài chính cho rằng, DN có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15% trong 3 năm liên tiếp (ADC, ITD); ROE từ 20% trở lên và kéo dài ít nhất 3 năm khi đó DN có vị trí trên thương trường (FPT, SRA). ROS ROS được tổng hợp và phân tích cụ thể theo bảng 6 và bảng 7 như sau: Bảng 6. Chỉ tiêu ROS bình quân qua các năm của các DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Bình quân 2015-2021 ROS (%) 5,7 4,0 7,0 6,3 -1,3 -82,3 7,6 -7,6 (Nguồn: Công ty Dữ liệu Dịch vụ Toàn cầu; https://finance.vietstock.vn/; http://cafef.vn, và các tác giả tổng hợp) Bảng 7. Chỉ tiêu ROS bình quân qua các năm (2015-2021) của từng DN công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam STT ROS
  10. xuống còn 4,0%, tăng tiếp vào năm 2017 với 7,0%, giảm xuống còn 6,3% năm 2018, giảm mạnh vào năm 2019 với -1,3%, giảm rất mạnh vào năm 2020 với -82,3%, và tăng vào năm 2021 với 7,6%. Trong giai đoạn 2015-2021, bình quân toàn ngành có ROS đạt -7,4%. Điều này cho biết, 100 đồng doanh thu thuần không tạo ra mà còn làm lỗ 7,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, nếu xét trong phạm vi toàn ngành thì ROS của các DN công nghệ viễn thông đạt mức từ 4,0% trong các năm 2015-2018 và 2021; còn trong hai năm 2019-2020, ROS âm. Bảng 1, bảng 6 và các chuyên gia tài chính cho rằng, DN có ROS > 10% liên tục trong thời gian 3-5 năm thì DN đó mạnh, kết quả kinh doanh khả quan (FPT, SRA, SVT, VLA). 5. Thảo luận và hàm ý quản trị Từ kết quả và những phân tích tại mục 4, chứng tỏ các nhà đầu tư khi đầu tư vào ngành này có cơ hội sinh lời chưa cao. So với các ngành trong thị trường chứng khoán, thì ROA, ROE, ROS của ngành này còn khá thấp. Điều này cho thấy, các mã cổ phiếu của ngành chưa có tiềm năng sinh lời cho các cổ đông, nhà đầu tư. Điều này cũng cho thấy, các DN công nghệ viễn thông có khả năng sinh lời ở mức trung bình. Các DN với chỉ tiêu ROA
  11. Một trong những giải pháp nhằm cải thiện khả năng sinh lời của DN đó là (i) tăng doanh thu và (ii) giảm chi phí: Việc gia tăng doanh thu là nhiệm vụ sống còn của các doanh nghiệp trong bối cảnh ngày càng cạnh tranh khốc liệt của ngành ngày một đa dạng về sản phẩm và chất lượng sản phẩm. Do đó, các DN xây dựng phải nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thiết lập cơ chế tự kiểm tra – giám sát các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, công trình phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải thiện liên tục. Ngoài ra, các DN cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng và có chiến lược phát triển hệ thống bán hàng phù hợp. Giảm chi phí là một trong các biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện khả năng sinh lời của DN. Doanh nghiệp xây dựng cần có các biện pháp cụ thể như việc tinh giảm bộ máy quản lý, những việc có thể để cùng một người kiêm nhiệm mà vẫn đạt được hiệu quả thì nên tinh giảm; DN cần cơ cấu lại tổ chức nhân sự, đặc biệt cần xét đến vấn đề thu nhập của đội ngũ nhân viên bán hàng và quản lý để thúc đẩy tăng năng suất lao động. Vì khi tăng năng suất lao động trong khi bộ máy nhân sự được tinh gọn và cấu trúc lương thưởng hợp lý sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch sử dụng tiết kiệm, hợp lý những tài sản được đầu tư để phục vụ cho việc bán hàng và quản lý. Ngoài ra, DN cần đổi mới trang thiết bị sản xuất, dây chuyền sản xuất đồng thời với việc đào tạo cho được nguồn nhân lực để có thể đủ khả năng kiểm soát được các thiết bị đổi mới, từ đó mới có thể sử dụng hiệu quả các tài sản đổi mới nhằm cải thiện khả sinh lời của DN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbasali, P., & Esfandiar, M. (2012). The Relationship between Capital Structure and Firm Performance Evaluation Measures: Evidence from the Tehran Stock Exchange. International Journal of Business and Commerce, 1(9), 166-181. 2. Agha, H. (2014). Impact of working capital management on profitability. European Scientific Journal (ESJ), 10(1), 374-341. https://doi.org/10.19044/esj.2014.v10n1p%25p. 3. Đàm Thanh Tú (2015). Vận dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Tài chính kế toán, 11(148), 38-41 [Vietnamese]. 4. Harward, M. & Upto, K. (1961). Introduction to Business Finance. NewYork:Mc Graw Hill. 5. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam - VSIC (2007). Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. 736
  12. 6. Iqbal, A., & Zhuquan, W. (2015). Working Capital Management and Profitability Evidence from Firms Listed on Karachi Stock Exchange. International Journal of Business and Management, 10(2), 231-235. DOI:10.5539/Ijbm.v10n2p231. 7. Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2011). Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân [Vietnamese]. 8. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thiên Trang, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2016), Ứng dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của các nhân tố tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dệt may thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học, ĐH Kinh tế Quốc dân 9. Trần Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Kim Hướng (2019). Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 540, 70-72. 10. Shosha, B. (2014). Profitability of Small and Medium Enterprise in Albania (Focusing in the City of Tirana). Journal of Educational and Social Research, 4(6), 546- 554,Retrievedfrom https://www.richtmann.org/journal/index.php/jesr/article/view/4483. 11. Velmathi, N. (2015). A study on Profitability Analysis of Britannia Industries Ltd, 1 12. Websites: cophieu68.vn; cafef.vn; https://vietstock.vn [Vietnamese]. 737
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2