intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá khả năng sinh lợi trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết "Đánh giá khả năng sinh lợi trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", nhóm tác giả đi vào tiến hành nghiên cứu 53 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 -2020 nhằm: (1) Đánh giá thực trạng về khả năng sinh lợi của các công ty bất sản; (2) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các công ty bất động sản niêm yết. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá khả năng sinh lợi trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI TRONG CÁC CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM EVALUATE THE PROFITABILITY IN REAL ESTATE COMPANIES LISTED ON THE VIETNAM STOCK MARKET TS. Đoàn Thị Quỳnh Anh; TS. Nguyễn Thị Nga Trường Đại học Lao động - Xã hội Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Khả năng sinh lợi luôn là vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là tiêu chí cao nhất đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghệp. Trong những năm gần đây thị trường bất động sản có nhiều thăng trầm theo đó khả năng sinh lợi cũng có những biến động lên xuống tác động trực tiếp đến các quyết định của nhà quản trị, nhà đầu tư và nhiều đối tượng liên quan khác. Trong bài viết này nhóm tác giả đi vào tiến hành nghiên cứu 53 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2016 -2020 nhằm: (1) Đánh giá thực trạng về khả năng sinh lợi của các công ty bất sản; (2) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các công ty bất động sản niêm yết. Từ khóa: khả năng sinh lợi; bất động sản; hiệu quả kinh doanh ABSTRACT Profitability is always an extremely important issue related to the existence and development of enterprises, is the highest criterion to evaluate the performance of enterprises. In recent years, the real estate market has had many ups and downs, whereby profitability also fluctuates up and down, directly affecting the decisions of managers, investors and many other stakeholders. . In this article, the authors conduct research on 53 real estate companies listed on the Vietnam stock market in the period from 2016 to 2020 in order to: (1) Assess the status of profitability of real estate companies; (2) Propose some solutions and recommendations to improve the profitability of listed real estate companies. Keywords: profitability; real estate; business efficiency 1. Đặt vấn đề Một điều kiện tiên quyết quan trọng cho bất kỳ sự tồn tại lâu dài và thành công của một công ty là khả năng sinh lợi. Khả năng sinh lợi hay khả năng tạo ra lợi nhuận thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu suất hoạt động, tăng khả năng sinh tiền, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Khả năng sinh lợi có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể có hiệu quả kinh doanh nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp và ngược lại hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành bất động sản càng ngày càng 1568
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 chứng tỏ vị thế quan trọng của mình trong công cuộc hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đạt được khả năng sinh lợi cao luôn là mục tiêu hướng đến của các công ty bất động sản. Khi đạt được khả năng sinh lợi cao sẽ thu hút các nhà đầu tư từ đó giúp các công ty bất động sản có khả năng tồn tại trong một thời gian dài (Farah & Nina, 2016). Nhiều công ty phấn đấu để cải thiện khả năng sinh lợi của họ và họ đã dành vô số giờ cho các cuộc họp cố gắng đưa ra một cách giảm chi phí hoạt động cũng như cách tăng doanh số từ đó giúp gia tăng lợi nhuận và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Vấn đề đạt ra là cần có cái nhìn vào thực trạng về khả năng sinh lợi của công ty bất động sản để từ đó giúp cho các nhà quản trị, nhà quản lý, nhà đầu tư nắm rõ được hiệu quả kinh doanh và đưa ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời. Vì vậy, việc thực hiện đánh giá thực trạng khả năng sinh lợi được cho là thực sự cần thiết, trong đó có các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khán Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan Việt Nam. Tuy nhiên số lượng đi vào nghiên cứu đánh giá thực trạng về khả năng sinh lợi của công ty bất động sản niêm yết trên thị chứng khoán chưa nhiều và thông thường là đánh giá cho một số nhóm các công ty bất động sản có sự biến động lớn trong năm cụ thể mà ít nghiên cứu đánh giá tổng quát khả năng sinh lợi cho số lượng lớn các công ty bất động sản trong khoảng thời gian dài gần đây. Trên cơ sở đó bài viết này đi vào nghiên cứu đánh giá khả năng sinh lợi của số lượng lớn các công ty bất động sản niêm yết (gồm 53 công ty) trong thời gian gần đây (2016 -2020) với sự trợ giúp của phần mềm thống kê STATA. Dựa trên kết quả thống kê bài viết sẽ có những nhận định đánh giá khách quan về thực trạng khả năng sinh lợi của các công ty bất động niêm yết và kết quả này có thể được xem là kênh thông tin hữu ích để các nhà quản trị, nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra quyết định phù hợp. 2. Cơ sở lý luận về khả năng sinh lợi Khái niệm về khả năng sinh lợi Kinh doanh là hoạt động được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, tức là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Khả năng sinh lợi là rất quan trọng cho người quản lý công ty cũng như chủ sở hữu và các bên liên quan khác có liên quan hoặc liên kết với công ty vì khả năng sinh lợi cho thấy một dấu hiệu rõ ràng về hiệu quả kinh doanh. Khả năng sinh lợi đề cập đến lượng tiền mà một công ty có thể thu được từ các nguồn lực sẵn có của mình. Vì mục đích của hầu hết các đơn vị là tối đa hóa lợi nhuận Theo Harward & Upton (1961), khả năng sinh lợi là mức lợi nhuận thu được trên số vốn đầu tư vào công ty. Như vậy khả năng sinh lợi không phải là số tuyệt đối mà là số tương đối so sánh giữa lợi nhuận và mức vốn đầu tư để tạo ra số lợi nhuận đó. Trivedi (2010) và Charles, H.G (2011) cho rằng khả năng sinh lợi đó là khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của công ty. Để tạo ra mức lợi nhuận mong muốn thì quá trình hoạt động kinh doanh của công ty rất quan trọng bao gồm từ việc đầu tư vốn, tài sản, điều hành, tạo ra doanh thu,... Vì vậy khả năng sinh lợi là một chỉ tiêu biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Patel, P. (2015) nêu cụ thể hơn về Khả năng sinh lợi đó là khả năng của công ty để tạo ra thu nhập tương đối so với doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu. Như vậy khả năng sinh lợi không chỉ là nêu mức lợi nhuận đạt được trên số vốn đầu tư (tài sản, nguồn vốn) mà còn nêu khả năng lợi 1569
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhuận đạt được trên doanh thu bán hàng. Nguyễn Văn Công (2017), khả năng sinh lợi được định nghĩa là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí, yếu tố đầu vào hoặc một đơn vị đầu ra phản ánh về kết quả sản xuất. Yếu tố đầu vào có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi nhuận, tuy nhiên khi phân tích sức sinh lợi của yếu tố đầu vào thường lấy yếu tố có quan hệ trực tiếp với kết quả kinh doanh như tài sản, vốn chủ sở hữu, vốn vay,…Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất cũng có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh. Thông thường để phân tích khả năng sinh lợi của yếu tố đầu ra, các nhà phân tích thường chọn các chỉ tiêu như doanh thu thuần kinh doanh, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, tổng thu nhập thuần,…Chi phí đầu vào bao gồm nhiều loại nhưng khi phân tích về khả năng sinh lợi của chi phí thường dùng các loại chi phí liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh như giá vốn hàng bán, tổng chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng,…Tuy nhiên theo khái niệm này thì khả năng sinh lợi chỉ xem xét được trên phương diện giá trị sổ sách của công ty chứ không đánh giá được nguồn lực từ thị trường vốn đem lại. Tóm lại, khả năng sinh lợi là khả năng của một công ty sử dụng các nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu vượt quá chi phí. Nói cách khác, đây là khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động của công ty. Trên cơ sở điều kiện vật chất kỹ thuật sẵn có của mình, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để thu được mức lợi nhuận tối đa. Khả năng sinh lợi hay khả năng tạo ra lợi nhuận thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu suất hoạt động, tăng khả năng sinh tiền sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi trong doanh nghiệp Khả năng sinh lợi trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với một chủ doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận và tiếp tục phát triển. Một trong những tỷ lệ mà các chuyên gia kinh doanh sử dụng để phân tích các công ty là tỷ lệ lợi nhuận. Để đo lường khả năng sinh lợi, cần phải xem xét mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một yếu tố đầu vào (tài sản, nguồn vốn) hay chi phí đầu vào (giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh,….) hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh ndoanh (doanh thu thuần, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ,…). Công thức chung để xác định khả năng sinh lợi của từng nguồn lực như sau: Đầu ra phản ánh lợi nhuận Hệ số khả năng sinh lợi == Nguồn lực đầu vào, chi phí đầu vào hay (1) của từng nguồn lực đầu ra phản ánh kết quả sản xuất Hệ số khả năng sinh lợi của từng nguồn lực cho biết một đồng (hay một đơn vị) yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc một đồng (hay đơn vị) đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng (hay mấy đơn vị) lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, khả năng sinh lựi của doanh nghiệp càng cao, kéo theo hiệu quả kkinh doanh càng cao và ngược lại. Tùy thuộc vào mục đích và tài liệu phân tích, lợi nhuận sử dụng để xác định khả năng sinh lợi có thể là lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, v.v. Trong phần này, đề tài chỉ đưa ra các chỉ tiêu mà các nghiên cứu trước đây cho rằng có ý nghĩa trong việc phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và khả năng sinh lợi bao gồm: 1570
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) Khả năng sinh lợi của Lợi nhuận trước thuế = (2) tài sản (ROA) Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản tạo ra mấy đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của ROA càng lớn, khả năng sinh lợi của tài sản càng cao, thể hiện cơ cấu đầu tư, trang bị, quản lý sử dụng và sử dụng tài sản hợp lý hiệu quả và ngược lại - Khả năng sinh lợi của doanh thu thuần: Khả năng sinh lợi của Lợi nhuận trước thuế = (3) doanh thu thuần (ROS) Doanh thu thuần ROS là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế với doanh thu thuần, cho biết một đồng doanh thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. - Hệ số lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp về bán hàng và Hệ số lợi nhuận gộp = cung cấp dịch vụ (4) (GPM) Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần mang về mấy động lợi nhuận gộp về tiêu thụ. 3. Thực trạng khả năng sinh lợi trong các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Bài viết tiến hành thu thập dữ liệu trên các báo cáo tài chính của 53 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chúng khoán (Tiêu chuẩn chọn mẫu là các công ty được phân ngành là các công ty bất động sản theo tiêu chuẩn phân ngành Global Industry Classification Standard (GICS) trên Hsx (theo quy tắc chung, một công ty sẽ được phân loại vào Tiểu ngành nếu doanh thu từ Tiểu ngành đó chiếm tối thiểu 60% cơ cấu doanh thu của công ty) và trên HNX phân nghành theo HaSIC (dựa trên doanh thu để xác định ngành của doanh nghiệp). HaSIC được HNX xây dựng trên cơ sở Hệ thống phân ngành Việt Nam (Vietnam Standard Industrial Classification 2007 – VSIC 2007), và có sự tham khảo từ các phương pháp phân ngành khác). Trên cơ sở các dữ liệu thu thập trên các báo cáo tài chính của 53 công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chúng khoán trong giai đoạn 2016 -2020, nhóm tác giả tiến hành nhập liệu các dữ liệu trên excel và tính toán các chỉ tiêu nhằm đánh giá khả năng sinh lợi (ROA, ROS, GPM), sau đó tiến hành chạy thống kê trên phần mềm STATA. Kết cho thấy ROA bình quân của các công ty bất động sản khá thấp chỉ là 4,4%, ROE là 15.28%, và tỷ suất lợi nhuận gộp là 25,3%. 1571
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 1: Giá trị trung bình KNSL của các công ty BĐS giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Cụ thể giá trị trung bình của từng chỉ tiêu khả năng sinh lợi trong từng năm của các công ty bất động sản niêm yết được thể hiện rõ trong hình sau: Hình 2:Giá trị trung bình khả năng sinh lợi của các công ty BĐS 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả 1572
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 - Khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) Chỉ tiêu ROA trong các công ty bất động sản niêm yết thể hiện mức lợi nhuận các công ty đạt được trên một đơn vị tài sản các công ty đầu tư. Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Từ số liệu BCTC của các công ty bất động sản thu thập được trong giai đoạn 2016-2020, tác giả đã tính được ROA trung bình thể hiện như bảng 1 Bảng 1: ROA trung bình các công ty BĐS giai đoạn 2016-2020 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 ROA (lần) 0.046966 0.035368 0.052234 0.05307 0.032992 Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu BCTC giai đoạn 2016-2020 của các BĐS niêm yết Theo Bảng 1 giai đoạn từ 2016-2020 trị số ROA tăng dần, trị số ROA cao nhất năm 2019. Tuy nhiện đến năm 2020 lại sụt giảm đáng kể so với năm 2019 và đạt giá trị thấp nhất vào năm 2020. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid nền kinh tế bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến khả năng sinh lợi của các công ty bất động sản cũng ảnh hưởng theo. Nhìn chung trị số chỉ tiêu này tương đối thấp trong giai đoạn (2016-2020) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp. Hình 3 làm rõ thêm sức sinh lợi trung bình của tài sản giai đoạn 2016-2020 Hình 3: ROA trung bình giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của tác giả Nghiên cứu ROA của từng BĐS niêm yết, nhóm tác giả nhận thấy giữa các công ty có sự chênh lệch rất lớn. ROA thấp nhất -0,8225, công ty có ROA cao nhất 0,3183 (Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội - NHA năm 2019), độ chênh lệch là 0,0998 lần. ROA thấp nhất của CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay - NVT năm 2017 là -0.8225. 1573
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 4: Giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lêch chuẩn ROA của các công ty BDS giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Trị số ROA giữa các công ty cao và thấp chênh lệch nhau rất lớn. Nhóm công ty có hiệu quả sử dụng tài sản thấp (trị số ROA trung bình âm) nếu không có biện pháp thay đổi chiến lược kinh doanh thì nguy cơ phá sản là rất lớn. - Khả năng sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) Trong doanh nghiệp nếu chỉ đánh giá kết quả đầu ra của sản xuất là doanh thu thuần về số tuyệt đối thì chưa có kết luận chính xác về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì vậy cần phải xem xét mức lợi nhuận mà lượng doanh thu đó tạo ra. Chỉ tiêu ROS thể hiện KNSL của kết quả đầu ra của sản xuất. Trị số chỉ tiêu càng cao thì kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Từ số liệu BCTC của 53 công ty ngành bất động sản niêm yết, tác giả đã tính được ROS trung bình từng năm của các công ty BĐS trong giai đoạn 2016-2020, thể hiện như bảng 2 Bảng 2: ROS trung bình bất động sản giai đoạn 2016-2020 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 ROS (lần) 0.161919 0.151525 0.151896 0.081722 0.218427 Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu BCTC giai đoạn 2016-2020 của các BĐS niêm yết Trị số ROS cao nhất vào năm 2020 (21,84%) và thấp nhất vào năm 2019 (8,17%). Sự biến động của ROS qua các năm không theo quy luật nào. Trị số ROS năm 2019 rất thấp, chứng tỏ trong năm này các Bất động sản niêm yết rất khó khăn. Hình 5 minh họa thêm về sự biến động của ROS. 1574
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Hình 5: ROS trung bình ngành bất động sản giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của tác giả Hình 6: giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lêch chuẩn ROS của các công ty BDS giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả Từ số liệu Bảng 2, hình 5, hình 6 cho thấy giữa các công ty bất động sản niêm yết sức sinh lợi trên doanh thu có sự chênh lệch lớn giữa các công ty. ROS nhỏ nhất -5.7430133 (của công ty DIG năm 2019) Do năm 219 DIG chưa ghi nhận nhiều dự án. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 695.4 tỷ đồng (-32.6% YoY) và 50.5 tỷ đồng (-48.8% YoY) chủ yếu do yếu tố độ trễ của việc hạch toán lợi nhuận bất động sản. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 chủ yếu đến từ (1) Chuyển 1575
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nhượng căn hộ dự án DIC Phoenix và (2) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án Nam Vĩnh Yên., ROS cao nhất là 2.079 (Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng năm 2020). Năm 2020 Doanh thu thuần hợp nhất cả năm 2020 đạt 2.487 tỷ đồng, xấp xỉ kế hoạch đề ra, và tăng 18% so với 2019. Trong đó mảng chuyển nhượng BĐS chiếm 69%, tăng 18,7% cùng kì. Biên lợi nhuận gộp giảm đáng kể do ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu xuống mức 26% , với biên LN của hầu hết các mảng đều sụt giảm 4 – 7%, thấp hơn trung bình ngành 4%. Lợi nhuận sau thuế cải thiện mạnh mẽ nhờ khoản thu nhập bất thường trị giá 590 tỷ đồng, đạt 722 tỷ đồng (+94% yoy, vượt kế hoạch lợi nhuận 38,4%). Nhờ đó, chỉ số ROE và ROA của DIG tăng mạnh lên tới lần lượt là 15% và 6%, cao nhất trong 5 năm trở lại đây, đồng thời xấp xỉ mức sinh lời toàn ngành BĐS năm 2020 - Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) Chỉ tiêu GPM thể hiện KNSL của chi phí trong sản xuất. Để kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao, bắt buộc doanh nghiệp phải kiểm soát chi phí sản xuất tốt. Trị số GPM càng cao thì hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất càng tốt và ngược lại. Từ số liệu BCTC, tác giả đã tính được GPM trung bình của từng năm từ năm 2016-2020. Bảng 3: GPM trung bình ngành Xây dựng giai đoạn 2008-2015 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 GPM (lần) 0.237901 0.269132 0.281625 0.258304 0.217395 Nguồn: Nhớm tác giả tính toán từ số liệu BCTC giai đoạn 2016-2020 của các BĐS niêm yết Trong giai đoạn 2016-2020 GPM không có sự biến động nhiều giữa các năm, Trị số GPM trong giai đoạn 2016-2020 tương đối cao so với ROS, ROA. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất tốt hơn so với ROS và ROA. Hình 7 minh họa thêm về mức biến động của GPM giữa các năm của các công ty BĐS trong giai đoạn 2016-2020. Hình 7: Giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình và độ lêch chuẩn GPM của các công ty BDS giai đoạn 2016-2020 Nguồn: Theo tính toán của nhóm tác giả 1576
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 4. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị Một số giải pháp Hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Vì thế, để có thể thu được khả năng sinh lợi cao, doanh nghiệp nhất định phải áp dụng đồng bộ các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, vật lực trong kinh doanh, nâng cao được hiệu suất, hiệu năng hoạt động. Nâng cao hiệu suất công việc, hiệu năng hoạt động là những điều kiện tiên quyết để nâng cao khả năng sinh lợi của công ty. Thứ nhất, Tăng cường kiểm soát chi phí - Kiểm soát tốt hơn chi phí ngoài sản xuất như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí bán hàng: Tinh giảm bộ máy của doanh nghiệp theo hướng gọn, nhẹ, hiệu quả; tiết kiệm các chi phí văn phòng như chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, điện thoại; hạn chế đầu tư các thiết bị văn phòng khi doanh thu tụt giảm. Đối với việc giảm chi phí tài chính: Trong chi phí tài chính đối với các công ty bất động sản thì chi phí lãi vay chiếm chủ yếu. Các doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp hạn chế chi phí lãi vay. Các bất động sản niêm yết cần cân nhắc các khoản vay tín dụng về thời hạn, lãi suất và số tiền vay để đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả đồng thời toàn bộ chi phí lãi vay được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để phát huy hiệu quả “lá chắn thuế”. - Về mặt kỹ thuật, doanh nghiệp cần nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng để rút ngắn thời gian thi công, để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền khoa học công nghệ, doanh nghiệp có thể ứng dụng các công nghệ tiên tiến đem lại nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ xây dựng truyền thống. Doanh nghiệp có thể tham khảo công nghệ đúc nhà bê tông xốp không tháo cốt pha, hay các công nghệ của nước ngoài như công nghệ sàn rỗng Bubbledeck cải tiến loại C,...So với các công nghệ truyền thống, sử dụng các công nghệ mới này mang đến nhiều ưu việt như tiết kiệm chi phí cũng như giảm bớt nhân lực và đảm bảo tiến độ, chất luợng công trình trong xây dựng. - Trong quá trình triển khai dự án, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có kế hoạch theo dõi, kiểm tra sát sao để tránh thất thoát, phát sinh các chi phí không cần thiết nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư vào dự án, đồng thời, đảm bảo rằng sử dụng các biện pháp giảm giá thành nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Thứ hai, nâng cao hiệu năng sử dụng tài sản Để nâng cao hiệu năng sử dụng tài sản, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp tăng doanh thu, đầu tư tài sản hợp lý. Doanh nghiệp cần tính toán để tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của tài sản. Chính vì vậy khi doanh nghiệp có ý định đầu tư tài sản cần cân nhắc với doanh thu dự kiến thu được. Kiên quyết không đầu tư mua sắm thiết bị tràn lan, kém hiệu quả Vấn đề ở đây là các công ty bất động sản cần tìm cách tăng doanh thu.Các biện pháp cụ thể có thể kể đến như sau: +Xem xét cơ cấu lại sản phẩm, linh động trong phương thức thanh toán của khách hàng + Linh hoạt trong phương thức thanh toán + Linh hoạt trong các chiến lược kinh doanh +Tìm mọi biện pháp để giảm giá thành, tiến tới hạ giá bán sản phẩm. 1577
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 5. Kiến nghị Đối với nhà nước - Cần tạo ra sự minh bạch trong thị trường bất động sản và để làm được điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước cùng các doanh nghiệp thực hiện các dự án phải cung cấp rõ ràng, đầy đủ các thông tin về dự án bất động sản đã quy hoạch, triển khai. - Phát triển các kênh tài chính bất động sản:Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh BĐS cần lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu dài, vì vậy các công ty BĐS cần có nhiều kênh huy động vốn khác nhau nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Xuất phát từ nhu cầu đó, nhà nước cần xem xét hình thành các kênh tài chính sau đây: Kênh tài chính thế chấp:; Trái phiếu bất động sản; Các hiệp hội vay và tiết kiệm, ngân hàng tiết kiệm; - Nhà nước cần thực hiện tốt chính sách lãi suất, vì đây là nút thắt khơi thông dòng tiền đối với thị trường BĐS. - Cần tiếp tục đổi mới chính sách tài chính đất đai, nhằm hạn chế việc đầu cơ bất động sản. Đối với các công ty bất động sản niêm yết và hiệp hội bất động sản - Các công ty BĐS linh hoạt trong việc cơ cấu lại sản phẩm, tái cấu trúc doanh nghiệp - Các công ty BĐS quan tâm nhiều đến vấn đề về huy động vốn, liên doanh liên kết - Hiệp hội BĐS nên có những kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu đề xuất hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự hình thành các định chế tài chính, tín dụng phi ngân hàng như: tổ chức tái cho vay thế chấp nhà ở, trái phiếu dự án, quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư BĐS. Đồng thời, kiến nghị nhà nước dỡ bỏ các rào cản đang hạn chế hoạt động của các DN kinh doanh BĐS và ngân hàng thương mại. - Hiệp hội nên chủ động đề xuất các chính sách, đơn giản thủ tục hành chính để thị trường bất động sản rộng mở hoạt động hiệu quả hơn. - Hiệp hội bất động sản Việt Nam nên có kiến nghị chính phủ có những chính sách ưu đãi hơn nữa cho những DN đầu tư vào bất động sản giá rẻ, trung bình để tạo sự cân bằng cho thị trường. Đối với các tổ chức tín dụng và tiền tệ. Do thị trường BĐS phụ thuộc nhiều vào tín dụng ngân hàng nên rủi ro chéo giữa hai khu vực này rất lớn. Một trong những giải pháp mà ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể xem xét đó là cho các công ty BĐS cơ cấu lại các khoản nợ vay cũ đang chịu lãi suất rất cao để chuyển sang mức lãi suất theo chính sách hiện nay. Ngoài ra ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng cần bắt tay và cùng phối hợp với các công ty BĐS để giải quyết một số vấn đề như: - Cần xem xét cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển BĐS thiết yếu đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển kinh tế. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng chỉ nên hạn chế cho vay đối với những đối tượng mua đi bán lại BĐS kiếm lời làm méo mó thị trường, còn những người có nhu cầu thực sự vẫn cần cho vay để cải thiện nhà ở. - Đối với những dự án đang thực hiện dở dang nhưng thiếu vốn mà có khả năngtiêu thụ cao thì nên tạo điều kiện cho vay vốn với mức lãi suất phù hợp. - Có chính sách cho vay thích hợp đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội cho sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. 1578
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Harward, Upto (1961), Introduction to Business Finance, Mc Graw Hill, New York. [2] Nguyễn Văn Công (2017), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] Niresh & Velnampy (2014), “Firm Size and Profitability: A Study of Listed Manufacturing Firms ed Manufacturing Firms in Sri Lanka”, International Journal of Business and Managemen, issus 3. [4] Patel, B.P (2015), ‘Effects of accouting information system on organizationl profitability’, International Journal of Reaseach and Analytical Reviews, issus 1, pp..72-76. [5] Trivedi, S.M. (2010), An analysis of financial performance of State Road Transport Corporation in Gujarat, thesis PhD, Saurashtra University. 1579
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2