TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÂN MẢNH ADN TINH TRÙNG VÀ<br />
CÁC CHỈ SỐ TINH DỊCH ĐỒ NAM GIỚI VÔ SINH<br />
CÓ GI N TĨNH MẠCH TINH<br />
Nguyễn Thị Trang*; Lương Thị Lan Anh*;<br />
Nguyễn Hoài Bắc*; Bùi Thị Huyền My*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh (TMT) lên tỷ lệ phân mảnh ADN tinh<br />
trùng và các chỉ số tinh dịch đồ (TDĐ). Đối tượng và phương pháp: nhóm bệnh gồm 179 nam<br />
giới có tiền sử vô sinh ít nhất 1 năm và bị giãn TMT. Phân loại chỉ số TDĐ được theo Hướng<br />
dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (2010). Sử dụng phương pháp SCD (kít Halosperm, Halotech,<br />
Tây Ban Nha) để đánh giá chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng (DFI). Nhóm chứng gồm 179 nam<br />
giới tiền sử khỏe mạnh, trong độ tuổi sinh sản. Kết quả: các chỉ số TDĐ ở nhóm bệnh nhân<br />
(BN) giãn TMT thấp hơn đáng kể so với nhóm nam giới bình thường. Trong khi đó các chỉ số<br />
DFI của nhóm BN cao hơn đáng kể so với nhóm chứng (DFI < 15%: 21,2 - 14,4%, 15% ≤ DFI%<br />
≥ 30%: 63,2 - 40,1% và DFI > 30%: 45,5 - 15,7%). Tốc độ di động của tinh trùng tỷ lệ nghịch với<br />
chỉ số DFI ở nhóm giãn TMT. Không có sự khác biệt về chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng ở 3<br />
nhóm giãn TMT. Kết luận: giãn TMTcó liên quan đến mức độ tổn thương ADN cao trong tinh<br />
trùng và ảnh hưởng đến các chỉ số TDĐ. Phân mảnh AND là xét nghiệm chẩn đoán bổ sung<br />
cần thiết cho BN bị giãn TMT.<br />
* Từ khóa: Phân mảnh ADN tinh trùng; Nam giới vô sinh; Giãn tĩnh mạch tinh; Chỉ số tinh<br />
dịch đồ.<br />
<br />
Evaluation of Sperm DNA Fragmentation Index and Semen<br />
Parameters from Infertile Men with Varicocele<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the effect of varicocele on DNA fragmentation index and semen<br />
parameters in infertile patients. Subjects and methods: 179 men with at least 1-year history of<br />
infertility, varicocele were examined. Varicocele sperm samples were classified as normal or<br />
pathological according to the 2010 World Health Organization guidelines. The SCD test<br />
(Halosperm test) was used to assess the sperm DNA fragmentation index (DFI). A group of<br />
healthy fertile volunteers (n = 179) who had initiated a natural pregnancy within the past<br />
12 months and had a normal genital examination was included as a control group. Results:<br />
Semen parameters in infertile men with varicocele was significantly lower than that in the fertile control<br />
group. Patients with varicoceles had significantly higher percentage of DFI than controls group (DFI < 15%,<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Trang (trangtrang1182@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 27/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/97/2017<br />
<br />
284<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
range: 21.2 - 14 4%; 15% ≤ DFI% ≥ 30%, range: 63 2 - 40.1% and DFI > 30%, range: 45.5 15.7%). In addition, an inverse correlation was found between spermatic motility and the degree<br />
of spermatic DNA fragmentation in patients with clinical varicocele. There was no difference in<br />
sperm DNA fragmentation index in 3 groups of varicoceles. Conclusion: Varicocele is<br />
associated with high levels of DNA-damage in spermatozoa. Moreover, in subjects with<br />
varicocele, abnormal spermatozoa motility is correlated to higher levels of sperm DNA<br />
fragmentation. Therefore, DNA fragmentation may be an essential additional diagnostic test<br />
that should be recommended for patients with clinical varicocele.<br />
* Keywords: DNA fragmentation; Male infertility; Varicocele; Semen parameters.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho rằng<br />
TMT là tình trạng giãn một cách bất<br />
thường của đám rối TMT nằm trong bìu,<br />
thường do trào ngược máu từ tĩnh mạch<br />
thận ở bên trái và tĩnh mạch chủ ở bên<br />
phải về TMT trong. Đây là một bệnh<br />
thường gặp ở nam giới, chủ yếu ở bên<br />
trái, (80 - 90%). Ở thanh thiếu niên, tỷ lệ<br />
giãn TMT ước tính khoảng 15%. Tuy<br />
nhiên, bệnh hiếm gặp ở nam trước tuổi<br />
dậy thì, chủ yếu gặp ở lứa tuổi 15 - 25, là<br />
giai đoạn tinh hoàn phát triển mạnh nhất<br />
[1].<br />
Giãn TMT là nguyên nhân chủ yếu gây<br />
ra tình trạng vô sinh ở nam giới, làm suy<br />
giảm quá trình sinh tinh và chất lượng<br />
tinh dịch, đặc biệt giãn độ 2 và 3. Các<br />
nghiên cứu trên thế giới cho thấy giãn<br />
TMT là nguyên nhân gây ra 15 - 25% các<br />
trường hợp vô sinh nam nguyên phát và<br />
75 - 81% vô sinh nam thứ phát [2, 3]. Tuy<br />
nhiên, giãn TMT chẩn đoán rất dễ và điều<br />
trị tốt, cải thiện khả năng sinh sản.<br />
Trong giãn TMT, mất cân bằng oxy<br />
hoá là nguyên nhân phổ biến gây nên<br />
phân mảnh ADN tinh trùng. Mất cân bằng<br />
phản ứng oxy hoá là mất cân bằng giữa<br />
hình thành các chất gây phản ứng oxy<br />
hoá (ROS: Reactive oxygen species) và<br />
<br />
khả năng điều hoà, hạn chế ROS của<br />
chất chống oxy hoá. ROS là sản phẩm<br />
chuyển hoá bình thường trong tế bào, có<br />
thể làm biến đổi hoặc mất base, gây trao<br />
đổi chéo đoạn ADN, bất thường nhiễm<br />
sắc thể (NST), phân mảnh mạch đơn<br />
hoặc mạch đôi ADN và đột biến gen [4,<br />
5]. Bạch cầu và tinh trùng là 2 nguồn sản<br />
sinh ROS trong tinh dịch. Bạch cầu sản<br />
xuất ROS là một trong các cơ chế tiêu<br />
diệt mầm bệnh. Tinh trùng sản xuất ROS<br />
liên quan đến sự trưởng thành của tinh<br />
trùng. Tinh tử trước khi phát triển thành<br />
tinh trùng phải loại bỏ các túi bào tương<br />
thừa để trưởng thành về hình thái, ROS<br />
được tạo thành khi quá trình này diễn ra,<br />
do đó tinh trùng dị dạng hoặc chưa hoàn<br />
toàn trưởng thành có những túi bào<br />
tương thừa vùng cổ.<br />
Cơ thể người sản xuất hàng loạt chất<br />
chống oxy hoá như superoxid dismutas,<br />
glutathion peroxidas và các chất chống<br />
oxy hoá không phải là enzym như axít<br />
ascorbic<br />
(vitamin<br />
C),<br />
α-tocopherol<br />
(vitamin E), glutathion, axít amino (taurin,<br />
hypotaurin), albumin, carotennoid… Các<br />
chất này điều hoà hoạt động gốc oxy hoá<br />
tự do bằng phản ứng hoá học trực tiếp.<br />
Từ khi có bằng chứng cho thấy mức<br />
độ cao của mất cân bằng oxy hóa là trung<br />
285<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
gian của quá trình phân mảnh ADN tinh<br />
trùng ở nam giới vô sinh, [6, 7] có thể kết<br />
luận tổn thương ADN tinh trùng của BN<br />
giãn TMT có liên quan đến vai trò của mất<br />
cân bằng oxy hóa như là trung gian gây<br />
ra tổn thương này. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu này nhằm: Phân tích<br />
đ c điểm TDĐ, mức độ phân mảnh ADN<br />
tinh trùng ở BN giãn TMT và đánh giá mối<br />
liên quan giữa phân mảnh ADN tinh trùng<br />
và giãn TMT.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- Nhóm bệnh: 179 BNđược chẩn đoán<br />
giãn TMT đến khám tại Bệnh viện Đại học<br />
Y Hà Nội từ tháng 1 - 2014 đến12 - 2015.<br />
- Nhóm chứng: 179 người khỏe mạnh<br />
trong độ tuổi sinh sản.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Lựa chọn BN:<br />
+ Nam giới trong độ tuổi sinh sản,<br />
chẩn đoán xác định có giãn TMTtại Bệnh<br />
viện Đại học Y Hà Nội.<br />
+ Có kết quả xét nghiệm TDĐ và kết<br />
quả phân mảnh ADN tinh trùng đánh giá<br />
theo phương pháp SCD (Sperm chromatin<br />
dispertion - đánh giá sự phân tán chất<br />
nhiễm sắc) sử dụng bộ kít HaloSperm.<br />
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
- Lựa chọn nhóm chứng:<br />
+ Nam giới trong độ tuổi sinh sản,<br />
thăm khám lâm sàng bình thường,không<br />
phát hiện bệnh lý thuộc cơ quan sinh dục,<br />
không có chẩn đoán vô sinh, các thông số<br />
TDĐ và mức độ phân mảnh ADN tinh<br />
trùng bình thường.<br />
286<br />
<br />
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Loại trừ BN:<br />
+ Không có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn<br />
BN.<br />
- Loại trừ nhóm chứng:<br />
+ Không đủ các tiêu chuẩn lựa chọn<br />
nhóm chứng.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, sử dụng phương<br />
pháp thống kê để mô tả đặc điểm TDĐ và<br />
phân mảnh AND tinh trùng của nhóm giãn<br />
TMT và nhóm chứng. Số liệu thu thập từ<br />
bệnh án đến khám tại Bệnh viện Đại học<br />
Y từ tháng 1 - 2016 đến 5 - 2017.<br />
* Chẩn đoán giãn TMT:<br />
- Lâm sàng:<br />
+ Khám lâm sàng:<br />
Điều kiện: phòng khám đủ ánh sáng,<br />
nhiệt độ, kín đáo. Có thể có 1 người đi<br />
kèm ngoài BN.<br />
Cách thức: BN được khám ở tư thế<br />
đứng đối diện thầy thuốc. 70% trường<br />
hợp có thể chẩn đoán xác định thông qua<br />
khám lâm sàng. Một số trường hợp có<br />
thể yêu cầu BN làm nghiệm pháp<br />
Valsalva để quan sát rõ hơn.<br />
+ Phân độ giãn TMT cổ điển theo<br />
Dubin và Amelar.<br />
Độ 1: giãn TMT sờ thấy sau khi làm<br />
nghiệm pháp Valsalva.<br />
Độ 2: giãn TMT sờ thấy khi không cần<br />
làm nghiệm pháp Valsalva.<br />
Độ 3: giãn TMT có thể nhìn thấy bằng<br />
mắt thường.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
- Siêu âm:<br />
Đây là phương pháp đơn giản, không<br />
xâm lấn, chính xác. Chẩn đoán giãn TMT<br />
khi siêu âm thấy đường kính tĩnh mạch ><br />
2,5 mm. Dòng trào ngược.<br />
* Đánh giá phân mảnh AND:<br />
<br />
- Nhập và quản lý số liệu bằng phần<br />
mềm Microsoft Excel 2007.<br />
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS<br />
v.23.0 với các phép kiểm định, so sánh có<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
<br />
Sử dụng phương pháp SCD để đo độ<br />
phân mảnh ADN của tinh trùng bằng bộ<br />
kít Halosperm (Halosperm, Mỹ) tại Bộ<br />
môn Di truyền, Đại học Y Hà Nội.<br />
* Xử lý số liệu:<br />
- Xử lý, phân tích số liệu theo phương<br />
pháp thống kê y học.<br />
<br />
- Giữ bí mật tất cả thông tin về đối<br />
tượng nghiên cứu và chỉ phân tích để<br />
phục vụ tư vấn sinh sản cho BN nghiên<br />
cứu và cho nghiên cứu này, không sử<br />
dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.<br />
- Không công bố các thông tin cá nhân<br />
của đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm TDĐ và đ ph n mảnh ADN tinh trùng ở BNgiãn TMT.<br />
179 BNgiãn TMT được làm xét nghiệm TDĐ và đánh giá độ phân mảnh ADN tinh<br />
trùng, sau đóso sánh với kết quả của nhóm chứng gồm 179nam giới có tiền sử khỏe<br />
mạnh, không có giãn TMT.<br />
Bảng 1: Đặc điểm các thông số TDĐ.<br />
Nhóm giãn TMT<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
(n = 179)<br />
<br />
(n = 179)<br />
<br />
Mật độ tinh trùng (triệu/ml)<br />
<br />
65,8 ± 53,3<br />
<br />
75,3 ± 46,6<br />
<br />
0,05<br />
<br />
Độ di động tiến tới (%)<br />
<br />
37,9 ± 18,1<br />
<br />
52,4 ± 10,4<br />
<br />
0,01<br />
<br />
Tốc độ di chuyển (µm/s)<br />
<br />
37,5 ± 11,6<br />
<br />
42,9 ± 8,6<br />
<br />
0,05<br />
<br />
13 ± 8,9<br />
<br />
12,9 ± 4,9<br />
<br />
0,91<br />
<br />
12,1 ± 3,3<br />
<br />
14,7 ± 4,1<br />
<br />
0,04<br />
<br />
Thông số TDĐ<br />
<br />
Tỷ lệ tinh trùng bình thường(%)<br />
Thế tích tinh hoàn (ml)<br />
<br />
p<br />
<br />
Mật độ tinh trùng, độ di động tiến tới, tốc độ di truyền và thể tích tinh hoàn của<br />
nhóm giãn TMT thấp hơn của nhóm chứng. Khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống<br />
kê (p < 0,05). Tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường của 2 nhóm không khác nhau<br />
nhiều (13 và 12,9%).<br />
287<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ-2017<br />
<br />
Biểu đồ1: Đặc điểm phân mảnh AND tinh trùng của nhóm giãn TMT và nhóm chứng.<br />
Nhóm BN có giãn TMT, 45,5% BN có chỉ số phân mảnh ADN tinh trùng (DFI - ADN<br />
fragmentation index) mức cao, tỷ lệ BN có DFI mức trung bình thấp hơn (40,1%),<br />
14,4% BN có DFI mức thấp. Trong khi đó, ở nhóm chứng, tỷ lệ BN có chỉ số DFI mức<br />
trung bình lớn nhất (63,2%), 15,7% BN có chỉ số DFI mức cao và 21,1% BN có chỉ số<br />
DFI mức thấp. Khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
Biểu đồ 2: So sánh DFI trung bình giữa nhóm giãn TMT và nhóm chứng.<br />
Độ phân mảnh ADN tinh trùng trung bình của nhóm giãn TMT (32,5 ± 18,7 (%)) cao<br />
hơn nhóm chứng (21,7 ± 8,5 (%)). Khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
2. Mối liên quan giữa đ ph n mảnh ADN tinh trùng v i mức đ giãn TMT.<br />
Chia 179 BN thành các nhóm theo mức độ giãn độ 1, độ 2 và độ 3.<br />
Bảng 2: Liên quan mức độ phân mảnh ADN với độ giãn TMT.<br />
DFI (%)<br />
<br />
Nhóm giãn<br />
<br />
p<br />
<br />
< 15<br />
<br />
15 - 30<br />
<br />
> 30<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
1 (11,1%)<br />
<br />
5 (55,6%)<br />
<br />
3 (33,3%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
4 (11,1%)<br />
<br />
14 (38,9%)<br />
<br />
18 (50%)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
22 (16,4%)<br />
<br />
53 (39,6%)<br />
<br />
59 (44%)<br />
<br />
0,7<br />
<br />
Nhóm giãn độ 1, BN có chỉ số DFI mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (55,6%),<br />
33,3% BN có chỉ số DFI mức cao và 11,1% BN có chỉ số DFI mức thấp.<br />
288<br />
<br />