intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá rủi ro môi trường do khí thải công nghiệp từ Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của nghiên cứu "Đánh giá rủi ro môi trường do khí thải công nghiệp từ Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu" là đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do các Nhà máy hoạt động trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 tạo ra và đồng thời đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với cộng đồng trong khu vực lân cận. Dựa trên dữ liệu khí thải quan trắc định kỳ thu thập từ một số nhà máy trong KCN Phú Mỹ 1, kết quả quan trắc môi trường và điều tra khảo sát 68 hộ dân sống trong phường Phú Mỹ, nghiên cứu đã đạt được những kết quả quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá rủi ro môi trường do khí thải công nghiệp từ Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. ĐÁNH GIÁ RỦI RO MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP TỪ KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ MỸ 1, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Đinh Đức Hoà1, Trịnh Trọng Nguyễn2, Võ Thanh Huy2, Thái Văn Nam2,* 1 Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Viện Khoa học Ứng dụng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ, Email: tv.nam@hutech.edu.vn. TÓM TẮT Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá mức độ ô nhiễm không khí do các Nhà máy hoạt động trong Khu công nghiệp Phú Mỹ 1 tạo ra và đồng thời đánh giá rủi ro về sức khỏe đối với cộng đồng trong khu vực lân cận. Dựa trên dữ liệu khí thải quan trắc định kỳ thu thập từ một số nhà máy trong KCN Phú Mỹ 1, kết quả quan trắc môi trường và điều tra khảo sát 68 hộ dân sống trong phường Phú Mỹ, nghiên cứu đã đạt được những kết quả quan trọng. Cụ thể, các kết quả quan trắc không khí xung quanh khu vực KCN Phú Mỹ 1 đều đều nằm trong giới hạn cho phép (GHCP) theo QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Tại tất cả các vị trí lấy mẫu, không phát hiện nồng độ bụi PM10 trong không khí và nồng độ bụi tổng duy trì ở mức thấp hơn 2,1 – 2,7 lần so với GHCP. Ý kiến của cộng đồng được khảo sát tại phường Phú Mỹ cho thấy tỷ lệ cao nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm bụi chiếm 44,1%, theo sau là bệnh do ô nhiễm SO2 (17,6%), bệnh do ô nhiễm CO (13,2%), và cuối cùng là do ô nhiễm NO2 (8,8%). Những số liệu này có thể được giải thích bằng tình trạng hoạt động của nhiều nhà máy luyện phôi thép tại KCN Phú Mỹ 1, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm bụi. Kết quả đánh giá rủi ro môi trường chỉ ra rằng rủi ro môi trường do ô nhiễm không khí xung quanh KCN Phú Mỹ 1 có mức độ trung bình, với tất cả các hệ số rủi ro RQ đều dưới 1. Từ khoá: Khí thải công nghiệp; Khu công nghiệp; Ô nhiễm không khí; Rủi ro môi trường; Rủi ro sức khoẻ. 1. Đặt vấn đề Tại Việt Nam, theo báo cáo tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) 9 tháng năm 2021 thì Việt Nam hiện có khoảng 397 KCN, riêng địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 17 KCN với diện tích hơn 9.000 ha, trong đó có 13 KCN đã và đang đầu tư hạ tầng, 2 KCN đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, 2 KCN đang chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư [1]. Các KCN đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp (DN), nhà máy (NM) trong KCN được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ, năng lượng và tài nguyên dùng chung,… Tuy nhiên, hoạt động của các Nhà máy trong KCN có nguy cơ phát thải rất nhiều các chất ô nhiễm có thể đe dọa đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh [2]. Do đó, việc quản lý và kiểm soát rủi ro môi trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với các KCN, đặc biệt là các KCN nặng. Hiện nay trên thế giới đã có một số nghiên cứu về tác động sức khỏe, đánh giá rủi ro sức khỏe do khí thải công nghiệp. Năm 2022, Hong Chen và cộng sự đã nghiên cứu đặc điểm và đánh giá rủi ro sức khỏe con người của kim loại nặng trong bụi đường phố từ một khu công nghiệp điển hình ở thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Chỉ số rủi ro không gây ung thư của kim loại nặng đối với trẻ em và người lớn được xếp hạng là Cr > Cu > Ni > Cd > Zn. Rủi ro về sức khỏe đối với trẻ em thông qua các con đường phơi nhiễm khác nhau cao 79
  2. hơn so với người lớn. Ăn qua đường miệng là con đường phơi nhiễm nguy hiểm nhất đối với nguy cơ không gây ung thư. Ngoài ra, Cr, Ni và Cd không gây nguy cơ gây ung thư cho người dân [3]. Năm 2020, Na Zheng và cộng sự đã đánh giá rủi ro sức khỏe của kim loại nặng trong bụi đường xung quanh nhà máy luyện kẽm ở Trung Quốc dựa trên sinh khả dụng và khả năng tiếp cận sinh học. Thứ tự xếp hạng về khả năng tiếp cận sinh học trong giai đoạn dạ dày và ruột lần lượt là Cd (58,13%) > Pb (50,00%) > Cu (19,19%) và Cd (20,36%) > Cu (15,67%) > Pb (5,08%). Việc lây nhiễm từ tay đi vào trong cơ thể qua miệng có nguy cơ phơi nhiễm không gây ung thư lớn nhất so với các con đường phơi nhiễm khác. Khi tính đến sinh khả dụng, trẻ em có nguy cơ tiếp xúc với bụi không gây ung thư và gây ung thư cao hơn so với người lớn và các hạt < 63 μm gây ra rủi ro lớn hơn các hạt
  3. Xác định các chất ô nhiễm không khí Đánh giá được Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; chính và đánh giá mức độ ô nhiễm của mức độ ô CO, NOx, SO2 và bụi có trong khí thải nhiễm môi Phương pháp so sánh với từ hoạt động của các NM trong KCN trường không tiêu chuẩn/quy chuẩn Phú Mỹ 1. khí từ hoạt động của các Nhà máy trong Đo đạc, phân tích chất lượng môi KCN Phú Mỹ 1 Phương pháp quan trắc, lấy mẫu, bảo quản mẫu trường không khí xung quanh tại khu và phân tích mẫu; vực Phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ và Đánh giá được Phương pháp so sánh với khảo sát (bằng phiếu phỏng vấn) thực rủi ro về sức tiêu chuẩn/quy chuẩn trạng sức khoẻ hộ gia đình người dân. khoẻ đối với cộng đồng khu vực xung quanh KCN Phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi Phú Mỹ 1 Đánh giá rủi ro môi trường sinh thái và trường do tác động đồng rủi ro sức khoẻ do ô nhiễm khôngkhí bởi thời của nhiều yếu tố; CO, NOx, SO2 và bụi. Đề xuất được Phương pháp thống kê, các giải pháp xử lý số liệu giảm thiểu rủi ro môi trường do hoạt động Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường thải công Phương pháp chuyên gia không khí bởi khí thải đến sức khỏe nghiệp từ KCN người dân. Phú Mỹ 1 Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.2.1 Phương pháp phỏng vấn Phương pháp phỏng vấn người dân nhằm thu thập thông tin và các số liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm do khí thải công nghiệp từ KCN Phú Mỹ 1 đến khu vực dân cư xung quanh theo hướng gió chủ đạo. Với hướng gió chủ đạo là Tây Nam thì một phần của phường Phú Mỹ gồm các Khu phố Tân Ngọc, KP.Ngọc Hà và KP.Tân Phú là các khu vực chịu ảnh hưởng lớn của ô nhiễm do khí thải từ KCN Phú Mỹ 1. Số lượng mẫu ước tính đạt 4,5% tỷ lệ số hộ dân tại khu vực này.  Công thức tính cỡ mẫu cần thiết cho khảo sát như sau: (1) Trong đó:  n là cỡ mẫu cần thiết;  Z là giá trị tương ứng với mức tin cậy mong muốn (thường chọn 1,645 cho mức tin cậy 90%);  p là Tỷ lệ dự kiến của biến quan trong tất cả dân số (p = 0,5)  d là sai số chấp nhận (chọn 0,1 tương đương 10%); Cỡ mẫu cần thiết “n” = 67,8 (làm tròn thành 68). 81
  4.  Khu vực khảo sát: Bảng 1. mô tả số phiếu khảo sát cho từng cụm địa điểm lấy mẫu quan trắc và số người được khảo sát. Tổng số phiếu khảo sát tại 3 địa điểm là 68 phiếu. Bảng 1. Số lượng phiếu khảo sát Số phiếu Số người TT Khu vực khảo sát khảo sát khảo sát 1 Khu phố Tân Ngọc, P. Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ 26 26 2 Khu phố Ngọc Hà, P. Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ 22 22 3 Khu phố Tân Phú, P. Phú Mỹ, TX. Phú Mỹ 20 20 Tổng 68 68 2.2.2 Phương pháp quan trắc, lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu 05 mẫu không khí xung quanh được lấy tại khu vực tập trung dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn thải của các NM trong KCN theo hướng gió Tây Nam. Vị trí lấy mẫu gồm 02 điểm tại Khu phố Tân Ngọc (KK1 và KK2), 02 điểm tại Khu phố Ngọc Hà (KK3 và KK4) và 01 điểm tại Khu phố Tân Phú (KK5). Hình 2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực nghiên cứu Phương pháp lấy mẫu hiện trường và bảo quản mẫu được trình bày trong Bảng 2: Bảng 2. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, bảo quản mẫu và đo mẫu Thành phần Phương pháp Phương pháp Giới hạn Dải đo TT Ghi chú môi lấy mẫu đo phát hiện (mg/Nm3) trường TCVN HD78-PPDN- 1 CO - 0 - 11.400 7242:2003 CO US.EPA Method Đo tại hiện 2 SO2 HD-PPDN-SO2 - 0 - 13.100 6 trường US.EPA Method HD77-PPDN- 3 NOx - 0 - 2.068 7 NOX US.EPA Method US EPA Method 0,2 Phân tích 4 Bụi - 5 5 (mg/Nm3) trong PTN 2.2.3 Phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do tác động đồng thời của nhiều yếu tố [9] - Xác định tỷ lệ ảnh hưởng (a) (Xác định bằng cảm nhận của người được khảo sát) của các yếu tố mối trường và mức độ tác động (R). - Xác định trọng lượng ô nhiễm của các yếu tố gây ô nhiễm, Gi = ai ×Ri - Tính trọng lượng ô nhiễm dư ∆G, ∆G = ∑G - Gc 82
  5. - Xác định trị số R của phần dư đó so với tổng tỷ lệ ảnh hưởng thành phần (trừ tỷ lệ ảnh hưởng của yếu tố chính), Rdư = ∆G/∑ai - Xác định trị số R tổng hợp của tất cả các yếu tố tác động, Rtổng = Rc + Rdư 2.2.4 Phương pháp đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro môi trường [10]: RQ = PEC (MEC)/PNEC (3) Trong đó: - PEC: nồng độ môi trường dự báo (Predicted Environmental Concentration) - MEC: nồng độ môi trường đo được (Monitored Environmental Concentration) - PNEC: nồng độ không gây ảnh hưởng dự báo (Predicted No effect Environmental Concentration). (PNEC lấy các giá trị ngưỡng ghi trong các quy chuẩn môi trường. Trong nghiên cứu này lấy QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh). - RQ từ 0,01 đến 0,1: rủi ro thấp; RQ từ 0,1 đến 1: rủi ro trung bình; RQ ≥ 1: rủi ro cao Đánh giá rủi ro sức khoẻ [11]: HQ = CDI/RfD (4) Trong đó: - HQ là tỷ số rủi ro (HQ < 1: không có ảnh hưởng; HQ > 1: ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ khi phơi nhiễm) - CDI: liều lượng đi vào cơ thể hằng ngày (mg.kg/ngày) - RfD: liều lượng tham chiếu (mg.kg/ngày) - HQ > 1: có rủi ro đến sức khoẻ; HQ < 1: không có rủi ro đến sức khoẻ 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1 Chất lượng không khí xung quanh KCN Phú Mỹ 1 Kết quả phân tích nồng độ bụi, bụi PM10, SO2, NO2 và CO trong không khí xung quanh KCN Phú Mỹ 1 (Bảng 3). Bảng 3. Kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh tại khu vực Phường Phú Mỹ Vị trí đo Ký Tọa độ Bụi và hơi khí hiệu Tổng bụi NO2 SO2 CO PM10 lơ lửng (TSP) mg/Nm3 mg/Nm3 mg/Nm3 mg/Nm3 mg/Nm3 Không khí xung quanh KK1 10.60580N; 0,11 0,062 0,060
  6. Hơi khí tại tất cả các vị trí lấy mẫu có mật độ dân cư sinh sống đông đúc xung quanh khu vực KCN Phú Mỹ 1 đều nằm trong GHCP của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Trong đó, tại tất cả các vị trí lấy mẫu đều có nồng độ CO < 9 mg/Nm3; nồng độ NO2 dao động từ 0,06 – 0,067 mg/Nm3, thấp hơn GHCP 3 – 3,3 lần; nồng độ SO2 trong không khí dao động từ 0,06 – 0,065 mg/Nm3, thấp hơn GHCP 5,4 – 5,8 lần. Tại tất cả vị trí lấy mẫu đều không phát hiện nồng độ bụi PM10 trong không khí. Nồng độ bụi tổng dao động từ 0,11 – 0,14 mg/Nm3, thấp hơn GHCP 2,1 – 2,7 lần. 3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do tác động đồng thời của nhiều yếu tố 3.2.1 Kết quả khảo sát và phỏng vấn Bảng 4 cho thấy kết quả khảo sát nhóm bệnh do ô nhiễm bụi chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,1%. Tiếp đến là bệnh do ô nhiễm SO2 (17,6%), bệnh do ô nhiễm CO (13,2%) và cuối cùng là do ô nhiễm NO2 (8,8%). Điều này có thể lý giải do tình trạng hoạt động của nhiều nhà máy luyện phôi thép tại KCN Phú Mỹ 1 là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm bụi tại đây. Bảng 4. Thống kê số liệu từ khảo sát và phỏng vấn (tỷ lệ ảnh hưởng, ai %) Số Số Số Số % % % % Số người người người người mắc mắc mắc mắc người mắc mắc mắc mắc bệnh bệnh bệnh bệnh Địa điểm được bệnh bệnh bệnh bệnh do ô do ô do ô do ô khảo do ô do ô do ô do ô nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm sát nhiễm nhiễm nhiễm nhiễm CO SO2 bụi NO2 CO SO2 bụi NO2 Khu phố Tân Ngọc, P. Phú Mỹ, TX. Phú 26 4 15,4 4 15,4 12 46,2 3 11,5 Mỹ Khu phố Ngọc Hà, P. Phú Mỹ, TX. Phú 22 5 22,7 3 13,6 11 50,0 2 9,1 Mỹ Khu phố Tân Phú, P. Phú Mỹ, TX. Phú 20 2 10,0 5 25,0 7 35,0 1 5,0 Mỹ Tổng cộng 68 11 16,2 12 17,6 30 44,1 6 8,8 Khu vực khảo sát có nhận thức về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ. Trong đó, khoảng 60/68 (88,2%) ý kiến cá nhân cho rằng hoạt động của các Nhà máy trong KCN Phú Mỹ 1 ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh. Có 88,2% ý kiến của người dân cho răng nguồn gây ô nhiễm không khí là do bụi, 66,2% do khói và 20,6% là do mùi từ các nhà máy trong KCN Phú Mỹ 1 nhưng không thể phân biệt xuất phát từ nhà máy nào và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư lân cận. 3.2.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường Bảng 5 cho thấy mức độ ô nhiễm tại các khu vực khảo sát đều là ô nhiễm ít. Cụ thể, Khu phố Tân Ngọc với Rtổng = 1,478, trong đó thông số gây ô nhiễm chính là bụi, tiếp theo là SO2 và CO, cuối cùng là NO2. Mức độ ô nhiễm tại Khu phố Ngọc Hà với Rtổng = 1,476), trong đó thông số gây ô nhiễm chính là bụi, tiếp theo là khí CO, SO2 và NO2. Mức độ ô nhiễm tại Khu phố Tân Phú với Rtổng = 1,533, trong đó thông số gây ô nhiễm chính là bụi, tiếp theo là khí SO2, CO và NO2. Như vậy, môi trường xung quanh nhà máy có mức độ ô nhiễm ít, thông số gây ô nhiễm chính là bụi. Bảng 5. Mức độ ô nhiễm môi trường do tác động đồng thời của nhiều yếu tố Thông Khu QCVN Tỷ lệ Xét Mức Tỷ lệ Trọn Gmax Tổng ∆G Xét Tổng Rdư R Rtổng số phố 05:200 Ri độ ô ảnh g Gi ∆G ai c Tân 9 nhiễ hưởn lượng Ngọc m g (ai) ô nhiễ (Ci/L (Ci) (Li) m i) (Gi) TSP 115 300 0.38 1 HVS 0.462 0.462 0.462 0.885 0.423 >0 0.885 0.478 1 1.478 84
  7. 3 0.17 SO2 61 350 1 HVS 0.154 0.154 4 0.31 NO2 63.5 200 1 HVS 0.115 0.115 8 0.30 CO 9000 30000 1 HVS 0.154 0.154 0 Bụi KPH - - - - - - PM10 Thông Khu QCVN Tỷ lệ Xét Mức Tỷ lệ Trọng Gmax Tổng ∆G Xét Tổng Rdư Rc Rtổng số phố 05:200 Ri độ ô ảnh lượng Gi ∆G ai Ngọc 9 nhiễm hưởng ô Hà (ai) nhiễm (Ci/L (Gi) (Ci) (Li) i) 0.41 TSP 125 300 1 HVS 0.5 0.5 7 0.18 SO2 64 350 1 HVS 0.136 0.136 3 0.31 NO2 63.5 200 1 HVS 0.091 0.091 0.5 0.954 0.454 >0 0.954 0.476 1 1.476 8 0.30 CO 9000 30000 1 HVS 0.227 0.227 0 Bụi KPH - - - - - - PM10 Thông Khu QCVN Tỷ lệ Xét Mức Tỷ lệ Trọng Gmax Tổng ∆G Xét Tổng Rdư Rc Rtổng số phố 05:200 Ri độ ô ảnh lượng Gi ∆G ai Tân 9 nhiễm hưởng ô Phú (ai) nhiễm (Ci/L (Gi) (Ci) (Li) i) 0.46 TSP 140 300 1 HVS 0.35 0.35 7 0.18 SO2 64 350 1 HVS 0.25 0.25 3 0.30 NO2 61 200 1 HVS 0.05 0.05 0.35 0.75 0.4 >0 0.75 0.533 1 1.533 5 0.30 CO 9000 30000 1 HVS 0.1 0.1 0 Bụi KPH - - - - - - PM10 HVS: Hợp vệ sinh Chú thích: HVS: Hợp vệ sinh; Ri: Mức độ tác động ; Ai: Tỷ lệ ảnh hưởng; Gi: Trọng lượng ô nhiễm của yếu tố gây ô nhiễm; Gmax: Trọng lượng ô nhiễm có giá trị lớn nhất trong các Gi; ∆G: Trọng lượng ô nhiễm dư; Rdư: Trị số R của phàn dư các yếu tố tác động; Rtổng: Trị số R tổng hợp của tất cả các yếu tố tác động; 3.3 Đánh giá rủi ro môi trường và rủi ro sức khoẻ người dân sinh sống khu vực lân cận 3.3.1 Rủi ro môi trường Kết quả đánh giá rủi ro môi trường theo công thức (9) cho thấy, rủi ro môi trường do ô nhiễm không khí xung quanh KCN Phú Mỹ 1 có mức độ rủi ro trung bình, tất cả các hệ số rủi ro RQ đều < 1. Tuy nhiên, rủi ro môi trường do ô nhiễm bụi có giá trị cao hơn so với khí SO2, NO2 và CO. Bảng 6. Hệ số rủi ro môi trường (RQ) Địa điểm quan trắc RQ Bụi RQ SO2 RQ NO2 RQ CO Khu phố Tân Ngọc 0.383 0.174 0.318 0.300 Đánh giá RQ 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 Rủi ro Rủi ro trung Rủi ro trung Rủi ro trung Kết luận trung bình bình bình bình Khu phố Ngọc Hà 0.417 0.183 0.318 0.300 Đánh giá RQ 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 85
  8. Rủi ro Rủi ro trung Rủi ro trung Rủi ro trung Kết luận trung bình bình bình bình Khu phố Tân Phú 0.467 0.183 0.305 0.300 Đánh giá RQ 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 0,1 - 1 Kết luận Rủi ro Rủi ro trung Rủi ro trung Rủi ro trung trung bình bình bình bình 3.3.2 Rủi ro sức khoẻ Kết quả đánh giá rủi ro sức khoẻ do ô nhiễm không khí cho thấy, hệ số rủi ro của bụi, NO2 và CO tại 3 khu vực quan trắc đều > 1, trong đó hệ số rủi ro của bụi là cao nhất. Các hệ số rủi ro của bụi tại Khu phố Tân Phú > Khu phố Ngọc Hà > Khu phố Tân Ngọc điều này chứng tỏ người dân sinh sống lân cận khu vực xung quanh KCN Phú Mỹ 1 đặc biệt là trẻ em (từ 1 - 5 tuổi) với hệ số rủi ro cao nhất, có gặp rủi ro sức khoẻ do tiếp xúc với bụi thường xuyên. Các hệ số rủi ro của NO2 và CO tại 3 khu vực đều như nhau, trong đó trẻ em (từ 1 - 5 tuổi) với hệ số rủi ro cao nhất. Tương tự, đối với chỉ số rủi ro của SO2 của trẻ em (từ 1 - 5 tuổi) tại 3 khu vực quan trắc luôn lớn hơn 1, một lần nữa chứng tỏ rằng trẻ em là đối tượng có rủi ro sức khoẻ nhiều nhất. Đối với thiếu niên và người lớn chỉ số rủi ro của SO2 luôn < 1, nên không có rủi ro sức khoẻ khi tiếp xúc với SO2. Từ kết quả nghiên cứu được cho thấy các hệ số rủi ro tại các điểm quan trắc hầu như đều lớn hơn 1, đặc biệt là đối với bụi và NO2, chứng tỏ có rủi ro sức khoẻ đối với dân cư sinh sống lân cận khu vực KCN Phú Mỹ 1. Bảng 7. Chỉ số rủi ro sức khoẻ (HQ) HQ Bụi HQ SO2 HQ NO2 HQ CO Địa điểm Trẻ Trẻ Thiếu Người Trẻ Trẻ Thiếu Người Trẻ Trẻ Thiếu Người Trẻ Trẻ Thiếu Người quan em em niên lớn em em niên lớn em em niên lớn em em niên lớn trắc (1-5 ) (6-11) (12- (1-5 ) (6-11) (12- (1-5 ) (6-11) (12- (1-5 ) (6-11) (12- tuổi tuổi 19) tuổi tuổi 19) tuổi tuổi 19) tuổi tuổi 19) tuổi tuổi tuổi tuổi Khu phố 5,828 2,842 1,624 1,624 2,650 1,292 0,738 0,738 4,827 2,354 1,345 1,345 4,561 2,224 1,271 1,271 Tân Ngọc Khu phố 6,334 3,089 1,765 1,765 2,780 1,356 0,775 0,775 4,827 2,354 1,345 1,345 4,561 2,224 1,271 1,271 Ngọc Hà Khu phố 7,094 3,459 1,977 1,977 2,780 1,356 0,775 0,775 4,637 2,261 1,292 1,292 4,561 2,224 1,271 1,271 Tân Phú 4. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài, dựa trên kết quả lấy mẫu đo đạc thực tế, kết quả khảo sát ý kiến của người dân, nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau: (1) - Kết quả quan trắc khí thải định kỳ của 3 nhà máy bao gồm Nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy phân bón BACONCO và Nhà máy Thép Miền Nam, chỉ ra rằng tất cả các chỉ số quan trắc như bụi tổng, NO x, SO2 và CO đều đều nằm trong GHCP theo QCVN 19:2009/BTNMT, QCVN 21:2009/BTNM và QCVN 51:2013/BTNMT; (2) - Kết quả quan trắc không khí xung quanh khu vực KCN Phú Mỹ 1 đều nằm trong GHCP của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Cụ thể, nồng độ CO dưới 9 mg/Nm3; nồng độ NO2 dao động từ 0,06 – 0,067 mg/Nm3, thấp hơn GHCP 3 – 3,3 lần; nồng độ SO2 trong không khí dao động từ 0,06 – 0,065 mg/Nm3, thấp hơn GHCP 5,4 – 5,8 lần. Tại tất cả các vị trí lấy mẫu, không phát hiện nồng độ bụi PM10 trong không khí và nồng độ bụi tổng duy trì ở mức thấp hơn 2,1 – 2,7 lần so với GHCP; (3) - Ý kiến của người dân được khảo sát tại phường Phú Mỹ cho thấy tỷ lệ cao nhất về các vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm bụi chiếm 44,1%, theo sau là bệnh do ô nhiễm SO2 (17,6%), bệnh do ô nhiễm CO (13,2%), và cuối cùng là do ô nhiễm NO2 (8,8%). Điều này có thể được giải thích bởi tình trạng hoạt động của nhiều nhà máy luyện phôi thép tại KCN Phú Mỹ 1, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm bụi tại đây; (4) - Kết quả đánh giá rủi ro môi trường cho thấy, rủi ro môi trường do ô nhiễm không khí xung quanh KCN Phú Mỹ 1 có mức độ rủi ro trung bình, tất cả các hệ số rủi ro RQ đều < 1. 86
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình thành lập và phát triển KCN, KKT 9 tháng năm 2021. , accessed: 14/01/2024. 2. Hệ lụy của thảm họa tai biến môi trường. , accessed: 14/01/2024. 3. Chen H., Zhan C., Liu S. và cộng sự. (2022). Pollution Characteristics and Human Health Risk Assessment of Heavy Metals in Street Dust from a Typical Industrial Zone in Wuhan City, Central China. International Journal of Environmental Research and Public Health, 19(17), 10970. 4. Zheng N., Hou S., Wang S. và cộng sự. (2020). Health risk assessment of heavy metals in street dust around a zinc smelting plant in China based on bioavailability and bioaccessibility. Ecotoxicology and Environmental Safety, 197, 110617. 5. Shurong Han (2017). Evaluation of industrial exhaust so2 on health risk of population. Chemical Engineering Transactions, 59, 1129–1134. 6. Lê Thị Hồng Trân và Trần Thị Tuyết Giang (2009). Nghiên cứu bước đầu đánh gía rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Science & Technology Development, 12, 6, 48–59. 7. Huỳnh Thị Tình, Đinh Đức Hoà, Trịnh Trọng Nguyễn và Thái Văn Nam (2023). Đánh giá rủi ro môi trường do không khí ô nhiễm từ nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Tạp chí Công thương, 1–8. 8. Phu My 1 Industrial Park – Management Board of Industrial Parks of Ba Ria – Vung Tau province. , accessed: 14/01/2024. 9. Thái Văn Nam (2021). Bài giảng môn Đánh giá rủi ro sức khoẻ và môi trường, Chuyên đề 5: Đánh giá rủi ro môi trường hồi cố. Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro môi trường. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 11. Lê Thị Hồng Trân (2008). Đánh giá rủi ro sức khoẻ và rủi ro sinh thái. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 87
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0