Đánh giá rủi ro sức khỏe của dư lượng Glyphosate trong các trang trại trồng nho tỉnh Bình Thuận
lượt xem 2
download
Bài viết cho thấy glyphosate chưa gây độc cấp tính đối với người sử dụng, nhưng việc tích tụ glyphosate trong nho, đất và nước vượt giới hạn cho phép của Châu Âu từ 5 – 200 lần. Con đường xâm nhập glyphosate vào cơ thể người dân có khả năng gây ra rủi ro ung thư ở mức cao là qua đường sử dụng nước ngầm, chiếm 98,3 - 99,3% rủi ro tổng cộng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá rủi ro sức khỏe của dư lượng Glyphosate trong các trang trại trồng nho tỉnh Bình Thuận
- ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE CỦA DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG CÁC TRANG TRẠI TRỒNG NHO TỈNH BÌNH THUẬN Thái Văn Nam1, Phan Thị Xuân Thu2 1 Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) 2 Sở Tài nguyên – Môi trường, tỉnh Bình Thuận TÓM TẮT Glyphosate hiện nay đang được xem xét như một chất gây ung thư nhóm 2A. Hoạt chất này sử dụng rất nhiều trong canh tác nông nghiệp ở Việt Nam và chưa có khuyến cáo và nghiên cứu liên quan đến rủi ro sức khỏe. Nghiên cứu này tập trung vào hai mục tiêu chính: (1) Xác định dư lượng glyphosate tồn lưu trong đất, nước ngầm tại các trang trại trồng nho huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; (2) Đánh giá rủi ro sức khỏe của dư lượng glyphosate đến người nông dân canh tác tại khu vực nghiên cứu. Để đạt được các mục tiêu, đề tài đã tiến hành khảo sát, lấy mẫu để đánh giá rủi ro đến sức khỏe của người dân thông qua phân tích dư lượng glyphosate trong các mẫu đất, nước ngầm và mẫu nho bằng phương pháp GC-MS/MS tại 12 trang trại trồng nho. Kết quả khảo sát cho thấy glyphosate chưa gây độc cấp tính đối với người sử dụng, nhưng việc tích tụ glyphosate trong nho, đất và nước vượt giới hạn cho phép của Châu Âu từ 5 – 200 lần. Con đường xâm nhập glyphosate vào cơ thể người dân có khả năng gây ra rủi ro ung thư ở mức cao là qua đường sử dụng nước ngầm, chiếm 98,3 - 99,3% rủi ro tổng cộng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thập niên vừa qua, việc sử dụng chất diệt cỏ glyphosate ngày càng trở nên phổ biến và hiện nay là một trong những thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới [2]. Sau khi được phun tưới, glyphosate nhanh chóng bị hấp thụ trong đất và sau đó đi vào hệ thống nước ngầm và nước bề mặt (sông ngòi) [3]. Việc gia tăng sử dụng glyphosate tràn lan dẫn tới sự biến đổi gen cây trồng kháng glyphosate và gia tăng lượng glyphosate đi vào hệ thống nước [4]. Dư lượng glyphosate giờ đây được tìm thấy trong nhiều loại mẫu bao gồm cả mẫu thực vật [5]. Nồng độ tối đa cho phép của glyphosate trong nước uống tại Mỹ là 0,70 mg/L [6] và 0,1 g/L tại Liên Hiệp Châu Âu [7]. Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm tới vấn đề nông dân lạm dụng thuốc trừ cỏ glyphosate trong sản xuất nông nghiệp. Lượng thuốc trừ cỏ mà nông dân sử dụng tăng 20 - 30% so với 5 năm trước, đáng chú ý là nông dân đang sử dụng nồng độ thuốc tăng 1 - 2 lần so với khuyến cáo. Giữa cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) và cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) về nguy cơ gây ung thư của glyphosate đã có nhiều tranh luận trái ngược nhau trong việc cho phép sử dụng và không cho phép sử dụng [1, 8]. Glyphosate trở thành tâm điểm của dư luận thế giới từ tháng 3/2015, khi mà Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố kết luận phân loại cho glyphosate là nhóm 2A, tức nhóm có khả năng gây ung thư cao [9]. Nghiên cứu cho thấy glyphosate sau khi được phun, sẽ tồn dư trong không khí, nước, thực phẩm và có thể được cơ thể con người hấp thụ thông qua các vi sinh vật trong đường ruột [1]. Báo cáo của Mladinic và cộng sự về các thí nghiệm trên dòng tế bào lympho của người và động vật cho thấy có sự tăng số lượng các tế bào nhân nhỏ (một trong những dấu hiệu phá hủy DNA) [10]. Từ đó các giả thuyết về khả năng gây 915
- đột biến tại đầu mút nhiễm sắc thể đã được các nhà khoa học đặt ra. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm còn đưa ra bằng chứng về nguy cơ gây các bệnh ung thư lạ trên chuột đực như ung thư biểu mô ống thận, ung thư gan dạng hiếm hoặc u các tiểu đảo nội tiết của tuyến tụy...; và khả năng thúc đẩy sự phát triển của dòng tế bào T47D thông qua tác động lên thụ thể estrogen. Trong những năm qua, đã có rất nhiều lời cáo buộc từ các nước về sự nguy hiểm của glyphosate, điển hình là năm 2015, hơn 30.000 bác sĩ và nhân viên y tế trong Nghiệp đoàn ngành y tế Argentina (FESPROSA) đã đề nghị đưa glyphosate vào danh sách cấm sử dụng vì theo họ, hóa chất này đã làm gia tăng tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh, các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp và bệnh thần kinh ở đất nước này [10]. Glyphosate có thể phá vỡ hệ thống nội tiết và gây ra những ảnh hưởng xấu trong các giai đoạn phát triển. Ở Colombia và Ecuado, tỷ lệ biến đổi gen và sẩy thai cao của phụ nữ trong mùa phun glyphosate [11]. Ở Paraguay, những phụ nữ sống trong bán kính 1 km cách cánh đồng phun glyphosate có nguy cơ sinh con bị biến dạng [12]. Gần đây, Ủy ban đặc biệt của EU gồm 30 thành viên được thành lập để đánh giá tiến trình cấp phép gia hạn sử dụng chất glyphosate tại châu Âu. Cục bảo vệ môi trường liên bang Mỹ (EPA) đang hoàn thiện một đánh giá rủi ro của glyphosate đến môi trường để xác định việc có nên tiếp tục sử dụng glyphosate [2]. Tại Việt Nam, nông dân sử dụng glyphosate tăng 20-30% so với 5 năm trước, nồng độ thuốc tăng 1 - 2 lần so với khuyến cáo. Kết quả nghiên cứu của T.V. Nam về hàm lượng glyphosate trong các mẫu lá, thân cây, thực phẩm cho thấy, tất cả các mẫu phân tích đều có hàm lượng glyphosate vượt tiêu chuẩn cho phép theo qui định của Châu Âu từ 10 – 13.790 lần; cao nhất ở mẫu thân cây, lá khô [13]. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu liên quan đến đánh giá rủi ro sức khỏe của glyphosate trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Trong quá trình điều tra thực địa, chúng tôi chọn khu vực trồng Nho tại tỉnh Bình Thuận cho nghiên cứu này. Nho, Thanh long là cây trồng chủ lực của Bình Thuận, với tổng diện tích khoảng 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng 400.000 tấn (chiếm 73,2 % diện tích và 76,9 % sản lượng toàn quốc). Tiến hành khảo sát 12 hộ trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc glyphosate: loại thuốc sử dụng, cách sử dụng, liều lượng… Khảo sát tình hình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc có chứa glyphosate, cách thức xử lý thuốc dư thừa để đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân thông qua phiếu điều tra xã hội học. Sau đó dựa trên các dữ liệu thu thập và kết quả phân tích dư lượng glyphosate trong đất, nước ngầm và trái nho để đánh giá rủi ro sức khỏe theo các hướng dẫn của tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) [14]. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu Khảo sát toàn bộ 12 trang trại trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate bao gồm Grassad 480SL (hiệu đầu trâu) và BN-Kocan 480SL (hiệu khủng long). 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra xã hội học và khảo sát thực địa Sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế liên quan đến thói quen, liều lượng glyphosate sử dụng, cách thức thải bỏ bao bì và lượng glyphosate dư thừa sau phun, lượng đất có thể tiếp xúc, lượng nước ngầm sử dụng và lượng trái nho tiêu thụ. Các ảnh hưởng đến sức khỏe trước, trong và sau khi phun của người nông dân cũng được ghi nhận (ảnh hưởng cấp tính). Đây là những thông tin quan 916
- trọng làm dữ liệu đầu vào cho mô hình đánh giá rủi ro. Đối tượng phỏng vấn là 12 chủ trang trại trồng nho trên toàn huyện Tuy Phong. Đối tượng đánh giá rủi ro bao gồm ba nhóm đối tượng: hai nhóm đối tượng trẻ em (đối tượng mẫn cảm với các chất độc) và người trưởng thành. Khảo sát thực địa: Khảo sát tình hình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc có chứa Glyphosate, thuốc Glyphosate dư thừa. Đánh giá sơ bộ về công tác quản lý và khả năng gây ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường. 2.2.2. Phương pháp lấy, bảo quản mẫu Mẫu đất: lấy mẫu ở độ sâu khoảng 30 cm theo TCVN 7538 – 2:2005; Mẫu nước ngầm: lấy theo TCVN 6663 – 1 : 2011; Mẫu trái nho: Quả dạng chùm sẽ lấy mẫu theo hình zigzag hoặc đường chéo theo TCVN 9017 – 2011. 2.2.3. Phương pháp phân tích glyphosate Xác định glyphosate bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ 3 tứ cực GC-MS/MS, thiết bị được đánh giá rất cao nhờ những ưu điểm về tính đặc hiệu, độ nhạy, độ chọn lọc. Qui trình phân tích glyphosate trong đất, nước và trái nho có độ tin cậy cao, độ chính xác tốt, độ thu hồi, độ lập lại và độ tái lập của phương pháp đạt theo qui định của AOAC Official Methods of Analysis (2016) [13]. 2.2.4. Đánh giá rủi ro sức khỏe do dư lượng glyphosate tại vùng nghiên cứu a. Xây dựng mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe cho vùng nghiên cứu Để xây dựng mô hình đánh giá rủi ro sức khỏe cho vùng nghiên cứu, sử dụng phương pháp do Tổ chức y tế thế giới (WHO, Human health risk assessment toolkit: Chemical hazards) và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ [14] đưa ra. Các giai đoạn được tiến hành như sau: Giai đoạn chuẩn bị Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu thông qua khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, thu thập các dữ liệu báo cáo liên quan; những rủi ro môi trường đáng quan tâm ở khu vực; lập kế hoạch để tiến hành đánh giá rủi ro sức khỏe tại khu vực nghiên cứu… Giai đoạn thực hiện Bƣớc 1: Nhận diện mối nguy hại Mối nguy hại trong nghiên cứu là glyphosate, được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư 2A theo tổ chức ung thư thế giới (IARC). Do đó, công thức để xác định mức rủi ro được trình bày trong công thức: Ri = SF × CDIi (1) i: Tương ứng với 3 con đường có thể xâm nhập glyphosate vào cơ thể người, sử dụng nước ngầm cho ăn uống, tiếp xúc với đất và ăn trái nho. Rủi ro tổng cộng theo các con đường được xác định bằng công thức 2. Rtổng = Rđất + Rnước ngầm + Rtrái nho (2) SF: Hệ số dốc đường cong liều lượng phản ứng (mg/kg/ngày)-1, SFglyphosate = 0,00062 (mg/kg.ngày)-1 qua đường ăn uống [15]. 917
- CDIi là hàm lượng glyphosate xâm nhập vào cơ thể người từ môi trường nước (µg/L), đất (mg/kg) và trái nho (mg/kg). Các giá trị CDI sẽ được ước tính cụ thể ở Bước 3 dựa trên các giá trị C được sử dụng tính cho 2 trường hợp: (1) Cmax - rủi ro lớn nhất, và (2) Ctrung bình – rủi ro trung bình cho khu vực nghiên cứu (12 địa điểm). Bƣớc 2: Xác định các đối tượng và tác động rủi ro diễn ra tại khu vực nghiên cứu: Xây dựng kịch bản phơi nhiễm theo các tuyến phơi nhiễm có thể xảy ra và đánh giá mối tương quan giữa đối tượng bị (3) phơi nhiễm và khả năng gây độc từ tác nhân xem xét. Bƣớc 3: Đánh giá phơi nhiễm Áp dụng công thức tính toán mức độ phơi nhiễm theo tuyến phơi nhiễm qua tiêu hóa cho những đối tượng khác nhau tại khu vực nghiên cứu [14]. Các đối tượng môi trường và tuyến phơi nhiễm và số liệu liên quan được tham khảo từ các nguồn tại liệu đã được công bố và tự kết quả khảo sát trực tiếp của nhóm tác giả. Cụ thể như sau: + Phơi nhiễm ngẫu nhiên với đất/cặn bẩn ô nhiễm qua đường tiêu hóa Công thức 3 đánh giá phơi nhiễm ngẫu nhiên với đất/cặn bẩn ô nhiễm qua đường tiêu hóa. Cs ×SIR×CF×ABSs×EF×ED INGs = (3) BW×AT + Phơi nhiễm qua đường tiêu hóa đối với nguồn nước được dùng trong nấu nướng bị ô nhiễm (sử dụng nước giếng tại khu vực nghiên cứu) (Công thức 4) Cw ×WIR×FI×ABSs×EF×ED INGdw = (4) BW×AT + Phơi nhiễm với sản phẩm từ thực vật bị ô nhiễm qua đường tiêu hóa: phơi nhiễm khi ăn trái nho (Công thức 5). CPz ×PIR z ×FI z ×ABSs×EF×ED ING p = (5) BW×AT Bƣớc 4: Xác định đặc tính rủi ro Đánh giá khả năng gây nguy hại sức khỏe con người thông qua các giá trị tính toán được (công thức tính định lượng). Glyphosate là chất thuộc nhóm 2A nên có thể gây ra rủi ro gây ung thư theo Công thức 1. CDI: Liều lượng hóa chất vào cơ thể liên tục mỗi ngày (mg/(kg.ngày). Trong trường hợp này CDI chính là các giá trị INGs, INGdw và INGp đã trình bày ở Bước 3. Công thức 2 tính tổng rủi ro từ chất gây ung thư theo 3 tuyến phơi nhiễm. Các đặc tính rủi ro được tóm tắt và tổng hợp phơi nhiễm và đánh giá độc tính để định tính và định lượng các mức độ rủi ro. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng sử dụng và ảnh hƣởng đến sức khỏe nông dân của glyphosate Tất cả các nông hộ đều sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa glyphosate và thường phun thuốc diệt cỏ khi cỏ vừa mới phát triển. Người dân cũng cho biết thêm, việc sử dụng thuốc cũng một phần dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm của bản thân nên 100% các hộ đều sử dụng vượt liều lượng so với qui định của nhà sản 918
- xuất. Theo hướng dẫn sử dụng thì cách dùng thuốc trừ có là phun từ 3 – 6 lit/ha, tức là 100ml – 300 ml thuốc trừ cỏ thì ứng với bình phun có dung tích từ 15 – 20 lit. Qua kết quả khảo sát liều lượng thuốc diệt cỏ glyphosate được chọn để pha thêm nhiều nhất là 30 cc (chiếm 45%), thấp nhất là từ 30 – 50 cc chiếm 11% còn liều lượng từ 50-100 cc và 100 cc chiếm 22% tổng số các hộ. Điều này có thể khiến cho sâu bệnh, cây trồng bị lờn thuốc, lâu dài dẫn đến việc gia tăng dư lượng glyphosate đến môi trường và trong sản phẩm nông nghiệp. Thời gian cách ly từ thời điểm phun thuốc cho đến khi thu hoạch dao động từ 2 tuần – 1 tháng là tương đối đảm bảo yêu cầu và theo đúng khuyến cáo. Qua các cuộc tập huấn lớn nhỏ về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật người dân thường ít ghi chép lại các kiến thức được phổ biến. Bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng đã có nơi tập kết chung, rồi sau đó mang đi tiêu hủy. Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy nhiều bao bì chứa thuốc vứt bừa bãi trên bề mặt đất. Người dân tại xã Liên Hương, huyện Tuy Phong đa số đều sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm giặt và dùng để tưới tiêu, pha thuốc chiếm 82% số hộ khảo sát. Lượng nước ngầm tiêu thụ hàng tháng dao dộng trung bình từ 1000m3 – 2000m3/tháng. Lượng nước rửa hóa chất diệt cỏ cũng được đổ ra đất nên nước ngầm có khả năng bị ảnh hưởng là rất lớn. Kết quả khảo sát cho thấy, 92% số hộ khảo sát chưa bao giờ bị ngộ độc cấp tính hay những bệnh về da nào, chỉ có một hộ (8%) từng có biểu hiện ói, mửa, buồn nôn khi ngửi mùi thuốc. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu trên thế giới, glyphosate có thể phá vỡ hệ thống nội tiết và gây ra những ảnh hưởng xấu trong các giai đoạn phát triển, gây đột biến gen và sẩy thai cao đối với phụ nữ tại Colombia và Ecuador [9]. Các nhà khoa học Đan Mạch còn phát hiện ra dư lượng glyphosate trong nước ngầm tại các cánh đồng có phun thuốc diệt cỏ [12]. Cơ chế gây ung thư của nó cũng đã được giải thích thông qua các xét nghiệm miễn dịch và độc tính thần kinh (cấp tính và dưới da) dựa trên 4 nghiên cứu ở chuột cho thấy glyphosate làm tăng tỷ lệ ung thư [3]. Điều này cho thấy mặc dù việc sử dụng glyphosate tại các trang trại trồng nho ở huyện Tuy Phong tuy chưa gây ra các trường hợp ngộ độc cấp tính nhưng việc sử dụng tràn lan và tiếp xúc thường xuyên với hoạt chất này từ môi trường và thực phẩm có thể gây độc mãn tính đối với nông dân. Nội dung tiếp theo sẽ đánh giá chi tiết dư lượng glyphosate trong các môi trường thành phần và trong trái nho. 3.2. Đánh giá rủi ro sức khỏe của glyphosate tại khu vực nghiên cứu Từ kết quả phân tích dư lượng glyphosate trong môi trường và trong trái nho tại 12 trang trại trong nghiên cứu trước của chúng tôi [13, 16], Bảng 1 trình bày tóm tắt các giá trị Cmax và Ctrung bình của glyphosate tại khu vực nghiên cứu. Bảng 1. Hàm lượng glyphosate (Cmax và Ctrung bình) trong đất, nước và trái nho Stt Con đường phơi nhiễm Cmax Ctrung bình SD (Độ lệch chuẩn) 1 Đất (mg/kg) 1,30 0,625 0,339 2 Nước ngầm (mg/L)*10-3 19,1 5,08 6,81 3 Trái nho (mg/kg) 0,14 0,0408 0,0538 3.2.1. Đánh giá phơi nhiễm Áp dụng các Công thức 3 – 5 cho ba nhóm đối tượng đánh giá rủi ro sức khỏe (người lớn, trẻ em 6 – 12 tuổi và 1 – 6 tuổi) với hai trường hợp, rủi ro lớn nhất (Cmax) và rủi ro trung bình trong suốt cuộc đời đối 919
- với chất gây ung thư. Kết quả về nồng độ phơi niễm của glyphosate qua đường tiêu hóa từ môi trường đất, nước ngầm và trái nho được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Nồng độ phơi nhiễm glyphosate qua tiêu hóa từ đất, nước ngầm và trái nho Phơi nhiễm từ Đất (INGs) Nước ngầm (INGdw) Trái nho (INGp) (mg/kg.ngày) (mg/kg.ngày) (mg/kg.ngày) Đối tượng tiếp xúc Cmax Ctrung bình Cmax Ctrung bình Cmax Ctrung bình Trẻ 1 – 6 tuổi 3,83*10-4 1,84*10-4 0,0298 0,00794 1,58*10-5 4,59*10-6 Trẻ 6 – 12 tuổi 1,27*10-4 6,09*10-5 0,0395 0,0105 1,51*10-4 4,39*10-5 Người lớn 3,59*10-4 1,72*10-4 0,223 0,0594 1,05*10-3 3,05*10-4 Kết quả tính toán trong cho thấy: Nồng độ phơi nhiễm glyphosate qua tiêu hóa từ sử dụng nước ngầm ô nhiễm và trái nho cao nhất ở nhóm người lớn và thấp nhất ở nhóm trẻ 1 – 6 tuổi. Cụ thể nồng độ phơi nhiễm ở nhóm người lớn gấp từ 7,48 đến 66,5 lần so với nhóm thấp nhất lần lượt qua việc sử dụng nước ngầm và trái nho. Nồng độ phơi nhiễm qua ba con đường ở nồng độ cực đại cao gấp 2,1 – 3,4 lần so với nồng độ trung bình. Con đường xâm nhập chủ yếu glyphosate vào cơ thể người chủ yếu qua con đường sử dụng nước ngầm, sau đó là qua tiếp xúc với đất ô nhiễm và cuối cùng qua sử dụng trái nho. 3.2.2. Đánh giá rủi ro Kết quả đánh giá rủi ro qua đường tiêu hóa được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Đặc tính rủi ro ung thư của glyphosate qua tiêu hóa có mức rủi ro cao Đối tƣợng R (Risk) - Cmax R (Risk) – Ctrung bình Nhận xét Đặc tính rủi ro của glyphosate khi phơi nhiễm qua tiêu hóa từ nước ngầm (Rnước ngầm) Trẻ 1 – 6 tuổi 1,85*10-5 4,92*10-6 Rủi ro ung thư trung bình, có thể không có quyết định giảm thiểu, cần nghiên Trẻ 6 – 12 tuổi 2,45*10-5 6,52*10-6 cứu thêm Người lớn 1,38*10-4 3,68*10-5 Rủi ro cao, cần có biện pháp Đặc tính rủi ro của glyphosate khi phơi nhiễm qua tiêu hóa từ ba con đường (Rtổng) Trẻ 1 – 6 tuổi 1,87*10-5 5,04*10-6 Rủi ro ung thư trung bình, có thể không có quyết định giảm thiểu, cần Trẻ 6 – 12 tuổi 2,47*10-5 6,58*10-6 nghiên cứu thêm Người lớn 1,39*10-4 3,71*10-5 Rủi ro cao, cần có biện pháp Rủi ro gây ung thư của glyphosate qua tiêu hóa từ đất và trái nho đối với cả 3 đối tượng khảo sát đều thấp, có thể chấp nhận được, ngay cả trong trường hợp các nồng độ cực đại. Rủi ro của glyphosate khi phơi nhiễm qua tiêu hóa từ nước ngầm đối với hai nhóm trẻ trong trường hợp sử dụng nồng độ trung bình cũng có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong trường hợp nồng độ cực đại lại ở mức rủi ro cao, cần có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu. 920
- Con đường xâm nhập glyphosate vào cơ thể người dân có khả năng gây ra rủi ro ung thư ở mức cao là qua đường sử dụng nước ngầm, chiếm 98,3 - 99,3% rủi ro tổng cộng. Qua các kết quả nghiên cứu độc học và dịch tễ học từ các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy người dân ở khu vực nghiên cứu có thể bị ung thư biểu mô ống thận, ung thư gan dạng hiếm do glyphosate phá hủy nhanh chóng DNA và nhiễm sắc thể trên tế bào động vật, u các tiểu đảo nội tiết của tuyến tụy, gây đột biến gen và sẩy thai cao đối với phụ nữ [9, 10, 12]. Rủi ro cao nhất đối với nhóm người lớn và thấp nhất là nhóm trẻ 1 – 6 tuổi. Đối với nhóm người lớn, rủi ro gây ưng thư của glyphosate ở mức cao, cần có biện pháp để giảm thiểu. Đối với nhóm người lớn, glyphosate có thể xâm nhập qua con đường tiếp xúc (quần áo nhiễm, sử dụng tay trần khi mở nắp chai hay tráng rửa bình, tiếp xúc trực tiếp với không khí ô nhiễm,…) và đường hô hấp (không trang bị khẩu trang hoặc hiệu quả ngăn glyphosate qua đường hô hấp kém) có thể làm tăng mức độ rủi ro hiện tại. Kết quả này cung cấp phương pháp đánh giá và những mức rủi ro có thể tham khảo như một giá trị so sánh khi can thiệp bằng các giải pháp khác nhau. 4. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết quả khảo sát 12 trang trại trồng nho tại huyện Tuy Phong thì có 10 trang trại sử dụng thuốc diệt cỏ có hoạt chất glyphosate. Người dân ở đây súc rửa và thải đổ nước pha trực tiếp vào đất. Lượng thuốc sử dụng tăng 1 – 2 lần so với khuyến cáo. Rủi ro gây ung thư của glyphosate qua tiêu hóa từ đất và trái nho đối với cả 3 nhóm đối tượng khảo sát đều thấp, có thể chấp nhận được, ngay cả trong trường hợp các nồng độ cực đại. Con đường xâm nhập glyphosate vào cơ thể người dân có khả năng gây ra rủi ro ung thư ở mức cao là qua đường sử dụng nước ngầm, chiếm 98,3 - 99,3% rủi ro tổng cộng đối với người lớn. Đối tượng trẻ em do ít tiếp xúc với việc làm vườn nên rủi ro chỉ ở mức trung bình, cần nghiên cứu thêm. Cơ quan quản lý của Việt Nam, đặc biệt bộ Tài nguyên & Môi trường cần sớm thiết lập qui chuẩn để kiểm soát glyphosate trong môi trường và thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, thực phẩm và bảo vệ sức khỏe con người. Việc sử dụng nước ngầm cho canh tác nông nghiệp tại đây cần phải được kiểm soát chất lượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Environmental Pollution Agency (2015) Glyphosate and cancer risk: frequently asked questions. Center for food safety. [2] Environmental Pollution Agency (2017) Glyphosate. Draft Human Health Risk Assessment in Support of Registration Review. United States Environmental Protection Agency, Washington D.C. [3] Environmental Pollution Agency (2016) Glyphosate Issue Paper: Evaluation of Carcinogenic Potential EPA‟s Office of Pesticide Programs. US. [4] Environmental Pollution Agency (2017) Glyphosate Issue Paper: Evaluation of Carcinogenic Potential EPA‟s Office of Pesticide Programs. US. [5] EEC Council Directive 98/83/EEC (1998) OJ L 330 12.05.1998, pp 32-54. [6] D. G. Thompson, J. E. Crowell, R. J. Daniels, B. Staznik, L. M. MacDonald (1989) J. Assoc. Off. Anal. Chem. 72, 355. 921
- [7] AOAC Official Method 2000.05 (2000) Determination of Glyphosate and Aminomethylphosphonic Acide (AMPA) in Crop. [8] Vogel G. (2015) Popular herbicide doesn‟t cause cancer. European Union agency says. Science. [9] Nguyễn Cao Luân (2016) Thuốc diệt cỏ gây ung thư – glyphosate & những điều cần hiểu đúng. [10] Đào Ngọc Anh (2016) Tranh cãi về nguy cơ gây ung thư của glyphosate. [11] EU scientists advise higher safety limits on Glyphosateweedkiller. [12] Thongprakaisang S, Thiantanawat A, Rangkadilok N, Suriyo T, Satayavivad J. (2013) Glyphosate induces human breast cancer cells growth via estrogen receptors. Food and Chemical Toxicology; 59:129-136. [13] Thái Văn Nam, Lê Văn Tâm (2018) Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng glyphosate bằng phương pháp GC-MS/MS. Ứng dụng đánh giá tồn dư glyphosate trong môi trường và thực phẩm. Hội nghị “Tác động của môi trường, lao động và dinh dưỡng đối với sức khỏe”. Bộ KH-CN. [14] Lê Thị Hồng Trân (2008) Đánh giá rủi ro sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh thái, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. [15] Health Based Guidance for Water (2017) Toxicological Summary for: Glyphosate. Health Risk Assessment Unit, Environmental Health Division. [16] Thái Văn Nam, Trần Thị Phương Thảo, Phan Thị Xuân Thu (2018) Ảnh hưởng của việc sử dụng và dư lượng Glyphosate trong các trang trại trồng nho tỉnh Bình Thuận. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ 2018 – HUTECH. NXB. Khoa học kỹ thuật. [17] Glyphosate systematic review of open literature. 922
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bước đầu đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động tại cơ sở tái chế nhựa thủ công, gián đoạn
8 p | 29 | 7
-
Điều kiện lao động và nguy cơ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp của người lao động sản xuất bao bì giấy khu vực phía Nam
16 p | 45 | 5
-
Tài liệu dịch Chăm sóc sức khoẻ tích hợp: Phần 2
127 p | 11 | 5
-
Điều kiện lao động và nguy cơ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp của người lao động sản xuất bao bì nhựa dệt khu vực phía Nam
17 p | 72 | 4
-
Xếp loại thức ăn người thiểu số tại Mỹ: đồ ăn Việt Nam tốt hạng thứ ba
4 p | 144 | 4
-
Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và mức sẵn lòng trả giảm thiểu rủi ro sức khỏe trong sản xuất rau - Trường hợp điển hình ở huyện Bình Chánh
10 p | 93 | 4
-
Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro sinh thái: Phần 1
232 p | 11 | 4
-
Phương pháp đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro sinh thái: Phần 2
194 p | 8 | 3
-
Đánh giá rủi ro nhập viện điều trị các bệnh đường hô hấp và bệnh tim mạch do phơi nhiễm ngắn hạn O3 mặt đất tại tỉnh Đồng Nai
18 p | 13 | 3
-
Khảo sát khả năng tích lũy đồng từ đất trồng và nguy cơ rủi ro sức khỏe khi sử dụng một số loại thảo mộc trồng trên đất ô nhiễm
7 p | 9 | 3
-
Khảo sát, đánh giá mức sẵn lòng chi trả giảm thiểu rủi ro môi trường và sức khỏe trong hoạt động sản xuất rau ở địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 22 | 3
-
Thực trạng vận động thể lực của học sinh cấp 3 ở Hà Nội năm 2019
9 p | 96 | 3
-
Trẻ béo phì dễ mắc bệnh tim mạch
3 p | 73 | 3
-
Duy trì sức khỏe tim mạch cho trẻ
4 p | 51 | 2
-
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở trẻ béo phì
3 p | 59 | 2
-
Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương
11 p | 4 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi kiến thức của sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 trường Đại học Yersin Đà Lạt về phòng ngừa té ngã cho người bệnh năm 2020
10 p | 23 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn