intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích hệ thống môi trường, phương pháp định lượng xác định liều lượng đi vào cơ thể và chỉ số rủi ro đối với sức khỏe để đánh giá chất lượng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An – tỉnh Bình Dương

  1. ĐÁNH GIÁ RỦI RO SỨC KHỎE TRONG SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ DĨ AN – TỈNH BÌNH DƯƠNG Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Các thành phần trong nước dưới đất tương đối đa dạng khác nhau do quá trình phong hóa cũng như chịu sự ảnh hưởng từ các hoạt động của con người nên vì thế việc khai thác và sử dụng nước dưới đất gây ra hậu quả khá lớn đến sức khỏe của người dân cũng như môi trường xung quanh. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phân tích hệ thống môi trường, phương pháp định lượng xác định liều lượng đi vào cơ thể và chỉ số rủi ro đối với sức khỏe để đánh giá chất lượng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An. Nghiên cứu đã tính toán chỉ số rủi ro sức khỏe đối với Clorua cho 4 đối tượng bao gồm nam giới, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên. Kết quả cho thấy phụ nữ và nam giới là 2 đối tượng có chỉ số độc cao nhất trong 4 đối tượng ở 4 giai đoạn của năm 2019 trong đó quý I chỉ số độc là 22,77 cao hơn quý II khoảng 1,79 lần, ở giai đoạn quý III chỉ số này tăng khoảng 2,73 lần và ở giai đoạn quý IV tăng thêm 1,27 lần so với quý III. Điều này cho thấy, mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng đối với Clorua khi sử dụng nguồn nước dưới đất ngày càng tăng cao. Từ đó, tác giả đã tiến hành xây dựng chương trình quản lý rủi ro khi sử dụng nước ngầm tại thành phố Dĩ An. Từ khóa: đánh giá rủi ro sức khỏe, chỉ số rủi ro, chỉ số độc, clorua, nước dưới đất 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các thành phần trong nước dưới đất tương đối đa dạng khác nhau do quá trình phong hóa cũng như chịu sự ảnh hưởng từ các hoạt đến từ con người nên vì thế việc khai thác và sử dụng nước dưới đất gây ra hậu quả khá lớn đến sức khỏe của con người cũng như môi trường xung quanh, việc khai thác nước dưới đất quá mức gây ra hiện tượng sụt lún, cạn kiệt nguồn nước và các vấn đề về xâm nhập mặn. Đối với sức khỏe, vi sinh vật, hóa chất tổng hợp có khả năng lây nhiễm. Nước uống có chứa vi khuẩn và có thể gây ra các bệnh như viêm gan, bệnh tả, hoặc bệnh giardia. Methemo- bệnh thiếu máu cầu hay "hội chứng em bé xanh" ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh do uống nước có hàm lượng nitrat cao. Chì gây khuyết tật ở trẻ em, thần kinh, thận và gan và rủi ro khi mang thai. Hàng trăm các hóa chất khác gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe của con người nhưng chưa được biết rõ hoặc chưa ngăn ngừa được chất gây ô nhiễm xâm nhập nguồn nước dưới đất gây nguy hiểm đến sức khỏe.[10] Đánh giá rủi ro sức khỏe là tiến trình nghiên cứu tìm kiếm để ước lượng khả năng xảy ra các tác động bất lợi từ sự phơi nhiễm của con người và sự vật phơi nhiễm với sự hiện diện của các yếu tố hóa học, lý học, sinh học tồn tại trong môi trường.[6] Thành phố Dĩ An là một thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương do sự phát triển về kinh tế nên thu hút một lượng lớn dân nhập cư đến sinh sống và làm việc chính vì thế việc sử dụng nước dưới đất làm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt rất phổ biến. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân khi phơi nhiễm với Clorua trong nước dưới đất dựa vào chỉ số rủi ro. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng khi phơi nhiễm với Clorua trong nước dưới đất của người dân thuộc phường Dĩ An. - Xây dựng khung chương trình quản lý rủi ro cho việc sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An. 61
  2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính như:  Phương pháp định lượng Trong bài nghiên cứu phương pháp này được sử dụng các số liệu thu thập được từ các tài liệu, báo cáo về các công thức tính toán để áp dụng cho bài nghiên cứu này. Tính toán liều lượng vào cơ thể của các hóa chất liên tục trong 1 ngày C * CR * EF * ED * RR * ABS CDI  (công thức 1) BW * AT Nguồn : [6] Bảng 1. Mô tả các thông số tính toán Đối tượng Nguồn Thông số Nam Thiếu Phụ nữ Trẻ em giới niên CR : lượng nước sử dụng trong 1 ngày (Lít/ngày) 2,5 2,5 0,78 2 [9]; [10] EF : số ngày uống nước (ngày/năm) 365 ---------- ED : Thời gian tiếp xúc 24 24 6 13 [9]; [10] AT : Tuổi thọ trung bình của 1 người (Ngày) 25.550 ---------- BW : Trọng lượng trung bình (Kg) 58 45 29 50 [6] RR: Tỷ lệ lưu giữ 100% [6] ABS: Tỷ lệ hấp thụ vào máu 100% [6] Ghi chú : Đối tượng là nam giới, phụ nữ dữ liệu được truy xuất tại nguồn [10] Đối tượng là trẻ em, thiếu niên dữ liệu được truy xuất tại nguồn [9] Tính toán rủi ro của chất không gây ung thư Do Clorua không có khả năng gây ung thư nên bài nghiên cứu sẽ sử dụng công thức tính toán rủi ro dành cho chất không gây ung thư: HI = CDI / RfD (công thức 2) Nguồn :[6] Trong đó HI : chỉ số độc CDI : Liều lượng hóa chất vào cơ thể mỗi ngày RfD : liều lượng tham chiếu Ghi chú : Dữ liệu RfD (liều lượng tham chiếu) của 2 chất Clorua là 0,1 mg/kg.ngày và được tra trong cơ sở dữ liệu của tổ chức IRIS [8] Bảng 2. Mức đánh giá rủi ro theo IRIS Chỉ số độc (HI) Nguy cơ ảnh hưởng Chất không gây ung thư đang xét có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức HI >1 khỏe khi phơi nhiễm với nó HI < 1 Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe Nguồn : [6] 62
  3.  Phương pháp phân tích nguyên nhân bằng sơ đồ xương cá Từ những dữ liệu, số liệu thu thập được cũng như khảo sát thực tế đã và đang xảy ra với nước dưới đất tại thành phố Dĩ An tác giả tiến hành phân tích xác định những nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng khi sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An và thể hiện trên biểu đồ xương cá, các nhóm nguyên nhân được chia theo công thức PEM PEM: People: nhóm nguyên nhân thuộc về con người; Equipment: nhóm nguyên nhân thuộc về trang thiết bị; Mesthods: nhóm nguyên nhân thuộc về phương pháp; Plant: nhóm nguyên thuộc vể nhà máy (hay cách khác là công nghiệp); Environment: nhóm nguyên nhân do môi trường; Machine: nhóm nguyên nhân do máy móc. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp so sánh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu này sử dụng kết quả đo đạc nồng độ Clorua từ báo cáo quan trắc môi trường của thành phố Dĩ An năm 2019 để làm cơ sở đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng. Kết quả được đo đạc theo 4 quý trong năm tại 15 vị trí lấy mẫu phân bố trên toàn thành phố Dĩ An. 3.1. Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng khi phơi nhiễm với Clorua trong nước dưới đất của người dân tại thành phố Dĩ An Dựa vào báo cáo quan trắc môi trường định kỳ của thành phố Dĩ An về tài nguyên nước dưới đất của thành phố Dĩ An ta có thể ước tính hàm lượng Clorua trung bình mỗi quý tại thành phố Dĩ An như sau: Bảng 3. Giá trị nồng độ Clorua tại thành phố Dĩ An ở giai đoạn 2019 Nồng độ (mg/L) Khu vực Vị trí quan trắc Ký hiệu Quý I Quý II Quý III Quý IV Nhà dân khu phố Thống Nhất 2 N6 14,6 23 27,2 25,1 Dĩ An Khu vực gần bàu ông Cuộn N7 12,3 17,1 19,8 21,3 Khu vực mã 35 N1 20,4 15,3 18,7 20,1 Khu vực bãi trung chuyển chất thải rắn Tân Tân Bình N2 14,3 18 19,4 21,2 Bình Hộ dân gần suối Bừng N5 30,7 33,7 37,6 36,1 Bình An Khu vực gần núi Châu Thới N13 17,5 22,4 25,3 27,4 Khu vực gần suối Lồ Ồ N12 20,9 15,9 18,6 15,6 Bình Thắng Khu vực gần giáo xứ Nghĩa Sơn N14 15,2 15,9 18,4 19,2 Nước ngầm khu vực Đình Bình Thắng N15 31,5 37,6 40,5 43,8 Đông Hòa Khu vực gần chợ Đông Hòa N10 29,5 32,5 35,7 36,5 Hộ dân KDC Minh Nhật Huy N11 15,3 17,7 20,1 23,7 Hộ dân gần nghĩa trang Hải Nam N3 20,7 25,3 28,1 22,6 An Bình Hộ dân gần nghĩa trang chùa Bảo Thắng N4 40,8 35,4 42,5 44,8 Khu vực Đài Hỏa Táng N8 14,4 22,6 26,4 23,3 Tân Động Hiệp Khu vực chợ Tân Long N9 25,5 28,4 31,9 35,4 Nguồn: [1] Từ số liệu thu thập được về lượng nước sử dụng, thời gian tiếp xúc, tuổi thọ trung bình, trọng lượng trung bình và nồng độ Clorua trung bình thì liều lượng hấp thụ vào cơ thể con người CDI được xác định bằng công thức 1 và chỉ số độc HI được tính theo công thức 2, kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 4, bảng 5, bảng 6, bảng 7. 63
  4. Bảng 4. Liều lượng tiếp nhận và chỉ số độ Clorua vào cơ thể trong quý I/2019 tại thành phố Dĩ An (theo các đối tượng) Liều lượng tiếp nhận CDI (mg/kg.ngày) Chỉ số độc HI Khu vực Vị trí quan trắc Ký hiệu Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nhà dân khu phố Thống Nhất 2 N6 0,2158 0,2781 0,0337 0,1085 2,1576 2,781 0,3366 1,0846 Dĩ An Khu vực gần bàu ông Cuộn N7 0,1818 0,2343 0,0284 0,0914 1,8177 2,3429 0,2836 0,9137 Khu vực mã 35 N1 0,3015 0,3886 0,0470 0,1515 3,0148 3,8857 0,4703 1,5154 Khu vực bãi trung chuyển chất thải rắn Tân Bình N2 0,2113 0,2724 0,0330 0,1062 2,1133 2,7238 0,3297 1,0623 Tân Bình Hộ dân gần suối Bừng N5 0,4537 0,5848 0,0708 0,2281 4,5369 5,8476 0,7078 2,2806 Bình An Khu vực gần núi Châu Thới N13 0,2586 0,3333 0,0403 0,1300 2,5862 3,3333 0,4034 1,3 Khu vực gần suối Lồ Ồ N12 0,3089 0,3981 0,0482 0,1553 3,0887 3,981 0,4818 1,5526 Bình Thắng Khu vực gần giáo xứ Nghĩa Sơn N14 0,2246 0,2895 0,0350 0,1129 2,2463 2,8952 0,3504 1,1291 Nước ngầm khu vực Đình Bình Thắng N15 0,4655 0,6000 0,0726 0,2340 4,6552 6 0,7262 2,34 Đông Hòa Khu vực gần chợ Đông Hòa N10 0,4360 0,5619 0,0680 0,2191 4,3596 5,619 0,6801 2,1914 Hộ dân KDC Minh Nhật Huy N11 0,2261 0,2914 0,0353 0,1137 2,2611 2,9143 0,3527 1,1366 Hộ dân gần nghĩa trang Hải Nam N3 0,3059 0,3943 0,0477 0,1538 3,0591 3,9429 0,4772 1,5377 An Bình Hộ dân gần nghĩa trang chùa Bảo Thắng N4 0,6030 0,7771 0,0941 0,3031 6,0296 7,7714 0,9406 3,0309 Khu vực Đài Hỏa Táng N8 0,2128 0,2743 0,0332 0,1070 2,1281 2,7429 0,332 1,0697 Tân Động Hiệp Khu vực chợ Tân Long N9 0,3768 0,4857 0,0588 0,1894 3,7685 4,8571 0,5879 1,8943 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CLORUA KHI PHƠI NHIỄM Ở QUÝ I TẠI GIAI ĐOẠN 2019 Hình 1. Biểu đồ chỉ số độc khi phơi nhiễm Clorua trong nước dưới đất ở quý I/2019 Qua kết quả tính toán liều lượng trung bình 1 ngày ở quý I giai đoạn năm 2019 tại thành phố Dĩ An cho thấy, hàm lượng trung bình ngày cao nhất dao động ở mức 0,777 mg/kg.ngày và hàm lượng thấp nhất rơi vào khoảng 0,028 mg/kg.ngày. 64
  5. Trong đó, nhóm đối tượng là phụ nữ có liều lượng hấp thụ trung bình trong 1 ngày cao nhất với liều lượng cao nhất rơi vào khoảng 0,777 mg/kg.ngày và hàm lượng thấp nhất rơi vào khoảng 0,234 mg/kg.ngày. Nam giới với liều lượng cao nhất khoảng 0,603 mg/kg.ngày, kế tiếp là nhóm đối tượng thiếu niên và trẻ em với liều lượng trung bình 1 ngày rơi vào khoảng 0,303 mg/kg.ngày và 0,094 mg/kg.ngày Tại giai đoạn quý I năm 2019, chỉ số độc HI của tất cả 3/4 đối tượng đều vượt ngưỡng an toàn của quy chuẩn rủi ro tức là chất đang xét có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe với giá trị cao nhất dao động khoảng 7,771 và chỉ số thấp nhất dao động ở mức 0,284. Đối tượng là phụ nữ có chỉ số độc cao nhất trong số 4 đối tượng đánh giá với chỉ số độc cao nhất rơi vào khoảng 7,771 và chỉ số thấp nhất rơi khoảng 2,343. Đối tượng nam giới là đối tượng có chỉ số độc (HI) cao thứ 2 với chỉ số độc là 6,029, đối như thanh niên với chỉ số độc cao nhất khoảng 3,031. Trẻ em là đối tượng không có ảnh hưởng khi phơi nhiễm với Clorua tại thành phổ Dĩ An chỉ số độc cao nhất chỉ dao động khoảng 0,941. Bảng 5. Liều lượng tiếp nhận và chỉ số độ Clorua vào cơ thể trong quý II/2019 tại thành phố Dĩ An (theo các đối tượng) Liều lượng tiếp nhận CDI (mg/kg.ngày) Chỉ số độc HI Khu vực Vị trí quan trắc Ký hiệu Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nhà dân khu phố Thống N6 0,3399 0,4381 0,053 0,1709 3,399 4,381 0,5302 1,7086 Nhất 2 Dĩ An Khu vực gần bàu ông Cuộn N7 0,2527 0,3257 0,0394 0,127 2,5271 3,2571 0,3942 1,2703 Khu vực mã 35 N1 0,2261 0,2914 0,0353 0,1137 2,2611 2,9143 0,3527 1,1366 Khu vực bãi trung chuyển Tân Bình N2 0,266 0,3429 0,0415 0,1337 2,6601 3,4286 0,415 1,3371 chất thải rắn Tân Bình Hộ dân gần suối Bừng N5 0,498 0,6419 0,0777 0,2503 4,9803 6,419 0,7769 2,5034 Bình An Khu vực gần núi Châu Thới N13 0,331 0,4267 0,0516 0,1664 3,3103 4,2667 0,5164 1,664 Khu vực gần suối Lồ Ồ N12 0,235 0,3029 0,0367 0,1181 2,3498 3,0286 0,3666 1,1811 Bình Thắng Khu vực gần giáo xứ Nghĩa N14 0,235 0,3029 0,0367 0,1181 2,3498 3,0286 0,3666 1,1811 Sơn Nước ngầm khu vực Đình N15 0,5557 0,7162 0,0867 0,2793 5,5567 7,1619 0,8668 2,7931 Bình Thắng Đông Hòa Khu vực gần chợ Đông Hòa N10 0,4803 0,619 0,0749 0,2414 4,803 6,1905 0,7493 2,4143 Hộ dân KDC Minh Nhật N11 0,2616 0,3371 0,0408 0,1315 2,6158 3,3714 0,4081 1,3149 Huy Hộ dân gần nghĩa trang Hải N3 0,3739 0,4819 0,0583 0,1879 3,7389 4,819 0,5833 1,8794 Nam An Bình Hộ dân gần nghĩa trang chùa N4 0,5232 0,6743 0,0816 0,263 5,2315 6,7429 0,8161 2,6297 Bảo Thắng Khu vực Đài Hỏa Táng N8 0,334 0,4305 0,0521 0,1679 3,3399 4,3048 0,521 1,6789 Tân Động Hiệp Khu vực chợ Tân Long N9 0,4197 0,541 0,0655 0,211 4,197 5,4095 0,6547 2,1097 65
  6. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CLORUA KHI PHƠI NHIỄM Ở QUÝ II TẠI GIAI ĐOẠN 2019 Hình 2. Biểu đồ chỉ số độc khi phơi nhiễm Clorua trong nước dưới đất ở quý II/2019 Kết quả tính toán liều lượng hấp thụ trung bình tại quý II cho thấy rằng, giá trị hấp thụ của các đồi tượng vẫn tương đối cao trong đó giá trị cao nhất dao động khoảng 0.716 mg/kg.ngày và giá trị thấp nhất rơi vào khoảng 0,035 mg/kg.ngày. Tương tự như quý I thì đối tượng là nữ giới có liều lượng trung bình cao nhất vào khoảng 0,716 mg/kg.ngày và chỉ số thấp nhất vào khoảng 0,291mg/kg.ngày trong đó liều lượng cao nhất và thấp nhất tại quý II so với giai đoạn quý I nam 2019 lần lượt là 0,061 lần và 0,057 lần. Các đối tượng là nam giới và thiếu niên cũng có chỉ số tương đối cao lần lượt là 0,556 mg/kg.ngày và 0,279 mg/kg.ngày, trẻ em là đối tượng có liều lượng tiếp nhận tương đối thấp tại quý II với liều lượng chỉ khoảng 0,087 mg/kg.ngày. Từ kết quả tính toán trên ta có thể thấy rằng, cả 3/4 đối tượng đánh giá đều có chỉ số độc vượt ngưỡng của quy chuẩn rủi ro tức là khi phơi nhiễm với Clorua giá trị cao nhất dao động khoảng 7,162 đến 0,353. Trong đó phụ nữ là đối tượng có chỉ số độc tương đối cao với chỉ số cao nhất dao động khoảng từ 2,914 đến 7,162; đối tượng nam giới là nhóm đối tượng có chỉ số độc cao thứ hai với chỉ số độc cao nhất dao động khoảng 5,557. Thiếu niên có chỉ số độc tương đối thấp hơn so với 2 đối tượng còn lại với chỉ số độc cao nhất rơi vào lần lượt khoảng 2,793. Trẻ em là đối tượng có chỉ số độc thấp hơn so với quy chuẩn rủi ro với chỉ số cao nhất dao động khoảng 0,867 nên vì thế trẻ em khi phơi nhiễm với Clorua trong nước ngầm sẽ ít bị ảnh hưởng hơn các đối tượng còn lại. 66
  7. Bảng 6. Liều lượng tiếp nhận và chỉ số độ Clorua vào cơ thể trong quý III/2019 tại thành phố Dĩ An (theo các đối tượng) Liều lượng tiếp nhận CDI (mg/kg.ngày) Chỉ số độc HI Khu vực Vị trí quan trắc Ký hiệu Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nhà dân khu phố Thống Nhất N6 0,402 0,5181 0,0627 0,2021 4,0197 5,1810 0,6271 2,0206 2 Dĩ An Khu vực gần bàu ông Cuộn N7 0,2926 0,3771 0,0456 0,1471 2,9261 3,7714 0,4565 1,4709 Khu vực mã 35 N1 0,2764 0,3562 0,0431 0,1389 2,7635 3,5619 0,4311 1,3891 Khu vực bãi trung chuyển chất Tân Bình N2 0,2867 0,3695 0,0447 0,1441 2,8670 3,6952 0,4473 1,4411 thải rắn Tân Bình Hộ dân gần suối Bừng N5 0,5557 0,7162 0,0867 0,2793 5,5567 7,1619 0,8668 2,7931 Bình An Khu vực gần núi Châu Thới N13 0,3739 0,4819 0,0583 0,1879 3,7389 4,8190 0,5833 1,8794 Khu vực gần suối Lồ Ồ N12 0,2749 0,3543 0,0429 0,1382 2,7488 3,5429 0,4288 1,3817 Bình Thắng Khu vực gần giáo xứ Nghĩa N14 0,2719 0,3505 0,0424 0,1367 2,7192 3,5048 0,4242 1,3669 Sơn Nước ngầm khu vực Đình N15 0,5985 0,7714 0,0934 0,3009 5,9852 7,7143 0,9337 3,0086 Bình Thắng Đông Hòa Khu vực gần chợ Đông Hòa N10 0,5276 0,68 0,0823 0,2652 5,2759 6,8000 0,8230 2,6520 Hộ dân KDC Minh Nhật Huy N11 0,297 0,3829 0,0463 0,1493 2,9704 3,8286 0,4634 1,4931 Hộ dân gần nghĩa trang Hải N3 0,4153 0,5352 0,0648 0,2087 4,1527 5,3524 0,6478 2,0874 Nam An Bình Hộ dân gần nghĩa trang chùa N4 0,6281 0,8095 0,098 0,3157 6,2808 8,0952 0,9798 3,1571 Bảo Thắng Khu vực Đài Hỏa Táng N8 0,3901 0,5029 0,0609 0,1961 3,9015 5,0286 0,6086 1,9611 Tân Động Hiệp Khu vực chợ Tân Long N9 0,4714 0,6076 0,0735 0,237 4,7143 6,0762 0,7354 2,3697 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CLORUA KHI PHƠI NHIỄM Ở QUÝ III TẠI GIAI ĐOẠN 2019 Hình 3. Biểu đồ chỉ số độc khi phơi nhiễm Clorua trong nước dưới đất ở quý III/2019 Như các quý I và II của giai đoạn năm 2019 thì ở quý III giá trị liều lượng tiếp nhận cao nhất ở giai đoạn quý III rơi vào khoảng 0,810 mg/kg.ngày, giá trị thấp nhất dao động khoảng 0,042 mg/kg.ngày. So với quý II 2019 thì liều lượng tiếp nhận cao nhất tăng so với giai đoạn trước là 0,634 lần, trong khi đó chỉ số liều lượng thấp nhất có xu hướng giảm so với quý II năm 2019 khoảng 0,007 lần. 67
  8. Phụ nữ là nhóm đối tượng có liều lượng tiếp nhận cao nhất trong 4 đối tượng đánh giá với giá trị hấp thụ cao nhất khoảng 0,810 mg/kg.ngày và giá trị thấp nhất rơivào khoảng 0,350 mg/kg.ngày. Nam giới là đối tượng có chỉ số liều lượng tiếp nhận cao hơn trẻ em và thiếu niên với chỉ số cao nhất dao động khoảng 0,628 mg/kg.ngày. Các đối tượng là trẻ em và thiếu niên là 2 đối tượng có chỉ số tương đối thấp hơn 2 đối tượng là nam và nữ với chỉ số lần lượt là 0,098 mg/kg.ngày và 0,316 mg/kg.ngày Kết quả tính toán cho thấy, hầu như tất cả chỉ số độc của các đối tượng đều vượt ngưỡng của quy chuẩn rủi ro tại thời điểm quý III giai đoạn 2019. Vậy có thể đánh giá rằng tại thời điểm chất đang xét có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người khi phơi nhiễm với chúng, trong đó chỉ số tại quý III dao động khoảng 0,424 đến 8,095. Phụ nữ là đối tượng có chỉ số độc cao nhất rơi vào khoảng 8,095 và chỉ số thấp nhất rơi vào khoảng 3,505, kế tiếp là nam giới với chỉ số độc cao nhất dao động khoảng 6,281 sau đó là đối tượng thiếu niên với chỉ số là 3,157. Trẻ em là đối tượng có chỉ số độc thấp nhất trong 4 đối tượng và quy chuẩn rủi ro với chỉ số cao nhất là 0,980. Bảng 7. Liều lượng tiếp nhận và chỉ số độ Clorua vào cơ thể trong quý IV/2019 tại thành phố Dĩ An (theo các đối tượng) Liều lượng tiếp nhận CDI (mg/kg.ngày) Chỉ số độc HI Khu vực Vị trí quan trắc Ký hiệu Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nam giới Phụ nữ Trẻ em Thiếu niên Nhà dân khu phố Thống Nhất 2 N6 0,3709 0,4781 0,0579 0,1865 3,7094 4,781 0,5787 1,8646 Dĩ An Khu vực gần bàu ông Cuộn N7 0,3148 0,4057 0,0491 0,1582 3,1478 4,0571 0,4911 1,5823 Khu vực mã 35 N1 0,297 0,3829 0,0463 0,1493 2,9704 3,8286 0,4634 1,4931 Khu vực bãi trung chuyển chất Tân Bình N2 0,3133 0,4038 0,0489 0,1575 3,133 4,0381 0,4887 1,5749 thải rắn Tân Bình Hộ dân gần suối Bừng N5 0,5335 0,6876 0,0832 0,2682 5,335 6,8762 0,8323 2,6817 Bình An Khu vực gần núi Châu Thới N13 0,4049 0,5219 0,0632 0,2035 4,0493 5,219 0,6317 2,0354 Khu vực gần suối Lồ Ồ N12 0,2305 0,2971 0,036 0,1159 2,3054 2,9714 0,3596 1,1589 Bình Thắng Khu vực gần giáo xứ Nghĩa Sơn N14 0,2837 0,3657 0,0443 0,1426 2,8374 3,6571 0,4426 1,4263 Nước ngầm khu vực Đình Bình N15 0,6473 0,8343 0,101 0,3254 6,4729 8,3429 1,0098 3,2537 Thắng Đông Hòa Khu vực gần chợ Đông Hòa N10 0,5394 0,6952 0,0841 0,2711 5,3941 6,9524 0,8415 2,7114 Hộ dân KDC Minh Nhật Huy N11 0,3502 0,4514 0,0546 0,1761 3,5025 4,5143 0,5464 1,7606 Hộ dân gần nghĩa trang Hải Nam N3 0,334 0,4305 0,0521 0,1679 3,3399 4,3048 0,521 1,6789 An Bình Hộ dân gần nghĩa trang chùa Bảo N4 0,6621 0,8533 0,1033 0,3328 6,6207 8,5333 1,0328 3,328 Thắng Khu vực Đài Hỏa Táng N8 0,3443 0,4438 0,0537 0,1731 3,4433 4,4381 0,5372 1,7309 Tân Động Hiệp Khu vực chợ Tân Long N9 0,5232 0,6743 0,0816 0,263 5,2315 6,7429 0,8161 2,6297 68
  9. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CLORUA KHI PHƠI NHIỄM Ở QUÝ IV TẠI GIAI ĐOẠN 2019 Hình 4. Biểu đồ chỉ số độc khi phơi nhiễm Clorua trong nước dưới đất ở quý IV/2019 Kết quả tính toán về liều lượng tiếp nhận tại quý IV giai đoạn 2019 cho thấy, so với giai đoạn quý III thì liều lượng tiếp nhận của quý IV năm 2019 dao động khoảng 0,835 mg/kg.ngày cao hơn khoảng 0,025 lần, trong khi đó giá trị thấp nhất của giai quý IV đoạn 2019 lại thấp hơn quý III khoảng 0,318 lần (0,36mg/kg.ngày). Tương tự như 3 quý đầu, thì phụ nữ là đối tượng có liều lượng tiếp nhận cao nhất trong số 4 đối tượng đánh giá với liều lượng cao nhất dao động ở mức 0,853 mg/kg.ngày và chỉ số thấp nhất khoảng 0,297 mg/kg.ngày. Tiếp đó là các đối tượng như nam giới, thiếu niên với chỉ số liều lượng cao nhất lần lượt khoảng 0,662 mg/kg.ngày, 0,333 mg/kg.ngày, đối tượng là trẻ em là đối tượng có liều lượng tiếp nhận thấp nhất trong 4 đối tượng là 0,103 mg/kg.ngày Kết quả tính toán và biều đồ chỉ số độc cho thấy, chỉ số độc của 3/4 đối tượng vượt ngưỡng của quy chuẩn rủi ro, tức là tại thời điểm quý IV năm 2019 khi phơi nhiễm với Clorua chúng có thề gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với chỉ số độc dao động khoảng từ 0,360 đến 8,533 Phụ nữ là đối tượng là có chỉ số độc cao nhất dao động khoảng từ 2,971 đến 8,533, đối tượng là nam giới với chỉ số độc dao động khoảng 2,305 đến 6,620. Đối tượng thiếu niên có chỉ số tương đối thấp so với 2 đối tượng còn lại với chỉ số cao nhất dao động khoảng 3,328. Trẻ em là đối tượng có chỉ số độc đa phần đều dưới ngưỡng quy chuẩn rủi ro với chỉ số cao nhất khoảng 1,033. 3.2. Xây dựng khung chương trình quản lý rủi ro cho việc sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An Mục tiêu của các chương trình quản lý rủi ro : Là đảm bảo phúc lợi và an toàn cho cộng đồng, lựa chọn hoạt động thích hợp và hiệu chỉnh chi phí - hiệu quả đáp ứng các chiến lược và thỏa mãn các mục tiêu sẽ phụ thuộc vào việc đánh giá thận trọng về những rủi ro. Bằng cách sử dụng phương pháp “Khung chương trình quản lý rủi ro” để Đánh giá rủi ro sức khỏe trong sử dụng nước dưới đất tại thành phố Dĩ An” 69
  10. Bảng 8. Chương trình quản lý rủi ro khi sử dụng nước dưới đất tại Dĩ An Nhận diện rủi ro Xác định phạm vi quan tâm : Thành phố Dĩ An. Nhận diện nguồn gây ô nhiễm : Do các hoạt động sinh hoạt cũng như phát triển công nghiệp của người dân trong khu vực. Phân tích mối nguy hại Mô tả những nguồn gây ô nhiễm: tỷ lệ đấu nối vào hệ thống thoát nước tại thành phố Dĩ An chưa cao và sử dụng bể tự hoại khá nhiều từ đó chất thải bị rò rỉ ảnh hưởng đến chất lượng nước, chất thải rắn sinh hoạt lưu trữ, bảo quản không hợp lý làm rò rỉ gây ảnh hưởng đến nước ngầm, chất thải của công nghiệp làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm. Đánh giá tiếp xúc Nhận diện con đường di chuyển : Các chất trong môi trường nước dưới đất được tích lũy và phoi nhiễm với con người qua các con đường như: Ăn uống (tiêu hóa) : nước dưới đất được con người khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh như ăn uống, vệ sinh, chế biến,…nhờ quá trình ăn uống của con người các chất trong nước đi vào cơ thể thông qua ăn uống và đi đến các cơ quan thông qua hệ tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cơ thể. Da : các chất trong nước ngầm thẩm thấu qua da thông qua cơ chế tắm tuy nhiên con đường phơi nhiễm không chủ yếu bằng tiêu hóa Đánh giá kết quả Đánh giá những độc chất ô nhiễm : các chất độc đáng quan tâm trong môi trường nước dưới đất tại thành phố Dĩ An là chỉ tiêu Clorua . Mô tả sức khỏe Sau khi đánh giá liều lượng hấp thụ và chỉ số HI tại 4 quý thuộc thời điểm năm 2019 cho thấy, khi phơi nhiễm với Clorua chỉ số HI tương đối cao nên vì thế phơi nhiễm với Clorua có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là các đối tượng phụ nữ , nam giới và thiếu niên, đối tượng là trẻ em không bị ảnh hưởng. Cụ thể chỉ số độc cao nhất của các đối tượng phụ nữ, nam giới, thiếu niên và trẻ em qua các quý như sau  Quý I chỉ số độc cao nhất của các đối tượng là 7,7714, 6,0296,3,031,0,941  Quý II chỉ số độc cao nhất của các đối tượng là 7,1619,5,5567,2,7931,0,867  Quý III chỉ số độc cao nhất của các đối tượng 8,0952,6,2808,3,1571,0,9798  Quý IV chỉ số độc cao nhất của các đối tượng 8,35333,6,6207,3,3280,1,0328 Đánh giá kinh tế - xã hội Tăng nguy cơ tỷ lệ mắc các bệnh có liên quan đến tiêu hóa và các vấn đề khác về sức khỏe, giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên, suy giảm lượng lao động từ đó tác động đến quá trình phát triển kinh tế Dự án giảm thiểu rủi ro Vấn đề là hạn chế sử dụng nước dưới đất chưa qua xử lý tại thành phố Dĩ An  Khuyến khích người dân tham gia hệ thống cấp nước, giảm hoặc miễn phí tiền dụng cụ và công 70
  11. tác đấu nối mạng lưới sử dụng nước  Tuyên truyền về sự ảnh hưởng của nước ngầm đến sức khỏe cho người dân tại khu vực thành phố Dĩ An nhằm góp phần giảm tỷ lệ khai thác nước dưới đất  Thăm dò và xây dựng bản đồ nước dưới đất từ đó bước đầu hạn chế một số khu vực không được khai thác nước dưới đất. Đặc biệt là các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như các bãi tập kết chất thải rắn, nghĩa trang,...  Khuyến khích người dân trang bị máy lọc nước trong gia đình để xử lý nguồn nước hoặc xử lý nước theo các phương pháp pháp truyền thống như đun, lọc,…nhằm hạn chế được các chất tồn tại trong môi trường nước dưới đất 4. KẾT LUẬN Đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng khi phơi nhiễm với Clorua cho thấy Clorua có khả năng gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người đặc biệt trong các đối tượng đánh giá là phụ nữ và nam giới là 2 đối tượng có chỉ độc cao hơn các đối tượng còn lại. Quý I chỉ số độc cao nhất của 2 đối tượng lần lượt là 7,771 và 3,031, tại quý II thì chỉ số độc của 2 đối tượng có phần biến thiên so với quý I với chỉ số lần lượt là 7,162 và 5,557, ở quý III và IV chỉ số độc của 2 đối tượng vẫn tương đối cao lần lượt là 8,095 và 6,281, quý IV 8,533 và 6,620. Trong 4 quý của năm 2019 thì phường An Bình là khu vực có chỉ số độc trung bình của 4 đối tượng cao nhất. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành xây dựng chương trình quản lý rủi ro khi sử dụng nước dưới đất cho thành phố Dĩ An góp phần xác định phạm vi, tuyến phơi nhiễm, ảnh hưởng và để xuất một số biện pháp giảm thiểu hiện trạng này tại khu vực nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo quan trắc môi trường tại thành phố Dĩ An giai đoạn (2019) 2. Báo cáo dân số thành phố Dĩ An giai đoạn 2020 3. Hoàng Văn Bính (2007). Độc học chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật 4. Trần Thị Huệ, N.D, Một số thông tin về tài nguyên nước - các bên liên quan và tình hình quản lý tài nguyên nước ngầm tại Việt Nam 5. Nguyễn Đức Huê, (2010), Giáo trình độc học môi trường. Trường đại học Khoa Học Tự Nhiên 6. Lê Thị Hồng Trân (2008).Giáo trình đánh giá rủi ro môi trường. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật. 7. Dương Công Vinh và cộng sự (2018). Nồng độ Nitrat trong nước ngầm nông tại thành phố Pleiku, Gia Lai. Trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh 8. IRIS (N.D). Chemical Assessment Summary 9. Mohammad Rezvani Ghalhari and Partner (2021). Assessment of non-carcinogenic health risk of Nitrate of groundwater in Kashan, Central Iran 10. Soma Giri and Partner (2021). Non-carcinogenic health risk assessment for fluoride and Nitrate in the groundwater of the mica belt of Jharkhand, India 11. US EPA Seminar Publication (N.D). Ground Water Contamination, WHO Guidelines for Drinking-water Quality (N.D). Clorua in Drinking-water 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2