ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI
lượt xem 19
download
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI
- ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI Võ Đại Hải, Trương Tất Đơ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng là một trong những hướng đi quan trọng của Lâm trường Văn Chấn nhằm sản xuất kinh doanh hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, vấn đề QLRBV của Lâm trường đang còn gặp rất nhiều trở ngại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn về QLRBV của FSC Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được tác động qua lại giữa các hoạt động quản lý rừng của Lâm trường với các yếu tố kinh tế - xã hội của địa phương. Những ưu tiên được đề xuất trên cơ sở của những đánh giá mức độ đáp ứng của từng chỉ số nhằm hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn mặt xã hội. Từ khoá: Tác động xã hội, Lâm trường Văn Chấn, Quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, Quản lý và phát triển bền vững - là một trong 5 chương trình trọng điểm quốc gia về lâm nghiệp. QLRBV đòi hỏi phải đáp ứng được các yêu cầu trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó yếu tố xã hội được đặc biệt quan tâm vì nó gắn liền với đời sống hàng chục triệu người dân miền núi, với chủ trương xóa đói giảm nghèo của Chính phủ. Lâm trường Văn Chấn được thành lập từ năm 1964, sau nhiều lần thay đổi tên, trụ sở và chức năng nhiệm vụ, năm 2007 được chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Văn Chấn. Hiện nay Lâm trường đang xây dựng phương án QLRBV và hướng tới chứng chỉ rừng. Nghiên cứu này được thực hiện dưới sự tài trợ của dự án GTZ nhằm giúp Lâm trường Văn Chấn nói riêng và các Lâm trường có điều kiện tương tự, đánh giá được những tác động xã hội trong quản lý rừng để tiếp cận và dần đáp ứng được các tiêu chí xã hội của Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV trong điều kiện và bối cảnh mới. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Mục tiêu - Đánh giá được tác động xã hội của công tác quản lí rừng tại Lâm trường Văn Chấn và mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn xã hội trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV đối với công tác quản lý rừng ở Lâm trường Văn Chấn. - Đề xuất được một số giải pháp và các công việc ưu tiên nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV ở Lâm trường Văn Chấn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động sản xuất kinh doanh và mối quan hệ qua lại về mặt xã hội giữa Lâm trường Văn Chấn với người dân địa phương. - Phạm vi: đánh giá tác động mặt xã hội của Lâm trường đến địa phương thông qua các chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn về mặt xã hội (tiêu chuẩn 2, 3 và 4) trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam (phiên bản 9C). Nội dung nghiên cứu 34
- - Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn. - Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương. - Đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn xã hội trong công tác quản lý rừng. - Đề xuất một số giải pháp và các công việc ưu tiên nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và bền vững về mặt xã hội ở Lâm trường Văn Chấn. PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận - Đánh giá tác động xã hội của các hoạt động sản xuất của Lâm trường tới địa phương phải được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau trên quan điểm lịch sử, trong đó chú trọng cả khía cạnh kinh tế và kỹ thuật. - Đánh giá tác động xã hội là một vấn đề phức tạp nên cần thiết phải tiếp cận có sự tham gia của cá nhân và các đơn vị khác nhau. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu - Thu thập thông tin thứ cấp: Bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV phiên bản 9C, các báo cáo đánh giá tác động xã hội của GTZ đã được tiến hành ở một số địa điểm, tài liệu hướng dẫn về QLRBV và chứng chỉ rừng, bản đồ và số liệu tài nguyên rừng,... Làm việc với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương để thu thập các thông tin cần thiết. - Thu thập thông tin sơ cấp: Điều tra, phỏng vấn bán cấu trúc theo mẫu phiếu điều tra với những câu hỏi mở. Đối tượng phỏng vấn được chia thành 3 nhóm: cán bộ Lâm trường, UBND các xã và các hộ gia đình. Sử dụng phương pháp PRA để đánh giá những tác động của các hoạt động sản xuất của Lâm trường trên địa bàn các xã. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) để phân tích và đánh giá vấn đề. - Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí về xã hội thực hiện cho từng chỉ số và được chia thành 3 mức độ: Đã phù hợp, phù hợp một phần và chưa phù hợp. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Lâm trường Văn Chấn Tình hình sản xuất kinh doanh Tình hình sản xuất kinh doanh của Lâm trường Văn Chấn giai đoạn 2004-2007 thể hiện ở bảng 1; Bảng 1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2004 - 2007 2004 2005 2006 2007 T K.phí K.phí K.phí K.phí Nội dung công việc D.tích D.tích D.tích D.tích T (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (ha) (ha) (ha) (ha) 1 Bảo vệ rừng tự nhiên 7.010 210,3 7.010 210,3 7.010 210,3 7.010 210,3 2 Bảo vệ rừng trồng phòng hộ 1.017 30,3 1.187 33,6 1.967,6 59,0 2.942,9 88,29 3 Bảo vệ rừng khoanh nuôi 6.563 196,9 7.563 226,9 9.063 271,9 9.063 271,89 4 Khoanh nuôi mới 1.000 40,0 1.500 60,0 - - - - 5 Chăm sóc rừng năm 2, 3, 4 1.154, 1.301, 1.976,3 2.606,2 2.969,3 1.529,6 2.759,3 1375,5 2 9 6 Trồng mới rừng phòng hộ 2.000, 800 1.200 3.000 770 1.925 - - 0 35
- 7 Hỗ trợ trồng mới rừng SX - - - - 250 500,0 500 850,0 8 Hợp tác trồng chè 50 125,0 50 125,0 50 125,0 50 125,0 9 Hỗ trợ xây dựng vườn ươm - 110,0 - 90,0 50,0 - - 10 Vốn sự nghiệp quản lý - 225,4 - 297,6 239,7 223,68 Tổng cộng: 4.092, 5.828, 4.910,6 3.244,6 3 5 (Nguồn: Lâm trường Văn Chấn năm 2007) Tổng nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường từ 2004 - 2007 khoảng 3,2 - 5,8 tỷ đồng/năm, gồm: trồng rừng phòng hộ 1,9 - 3 tỷ đồng/năm, chiếm từ 38,8 đến 51,7%; chăm sóc rừng từ 22,4 - 45,4%; bảo vệ rừng 437,5 - 570,5 triệu đồng/năm; hỗ trợ trồng rừng sản xuất 250 - 500 ha/năm; khoanh nuôi trên 1.000 - 1.500 ha rừng; hỗ trợ xây dựng vườn ươm 50 - 110 triệu đồng; hỗ trợ các hộ gia đình trồng 50 ha chè/năm. Tổng doanh thu hàng năm của Lâm trường thấp, năm 2004 chỉ đạt 155,8 triệu đồng và cao nhất năm 2003 đạt 2,8 tỷ đồng, nộp ngân sách từ 252- 662 triệu đồng/năm. Lợi nhuận kinh doanh cũng rất thấp, năm 2003 còn khai thác rừng tự nhiên là 60,5 triệu đồng, các năm 2004 - 2006 chỉ đạt từ 2,4 - 5,7 triệu đồng. Lương bình quân Dao động từ 0,69 - 1,54 triệu đồng/tháng. Các chế độ chính sách của người lao động được thực hiện nghiêm túc. Tình hình quản lí bảo vệ rừng Hàng năm Lâm trường phối hợp với địa phương xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), coi trọng công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân. Tuy nhiên, từ 2005 - 2007, trên địa bàn vẫn xảy ra từ 4 - 8 vụ/năm, diện tích cháy từ 19,023 - 32,1 ha/năm, nguyên nhân chủ yếu là do đốt nương làm rẫy. Các vụ cháy đều được phát hiện và chữa cháy kịp thời, trung bình mỗi vụ có đến hàng trăm người tham gia chữa cháy. Trong giai đoạn 2004-2007 trên địa bàn Lâm trường đã xảy ra 62 vụ vi phạm lâm luật, nhiều nhất là năm 2006 với 51 vụ, ít nhất là năm 2007 với 2 vụ. Các vụ vi phạm lâm luật chủ yếu tập trung vào phá rừng làm nương rẫy với tổng diện tích 33,1 ha, tàng trữ vận chuyển gỗ trái phép 5,05 m3 gỗ. Các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lí kịp thời. Đánh giá cơ hội tạo thu nhập từ các hoạt động quản lý rừng Mặc dù chỉ áp dụng mức 27.000 đồng/ha/năm nhưng kinh phí khoán bảo vệ rừng cho 4 xã năm 2004 - 2006 từ 328,503 - 354,507 triệu đồng/năm. Từ năm 2007 định mức sẽ là 100.000 đồng/ha/năm. Người dân được tận thu các lâm sản phụ, hưởng các sản phẩm trồng xen trên diện tích nhận khoán, được khai thác cây phù trợ và toàn bộ sản phẩm nếu cây cho sản phẩm là hoa, quả, nhựa; được phép chăn nuôi như nuôi ong, nhím, lợn rừng,... trên diện tích rừng nhận bảo vệ. Trên địa bàn 4 xã sẽ có 3.000 ha thuộc diện hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Chính phủ với suất đầu tư trung bình từ 3 -5 triệu đồng/ha, sau 7 - 10 năm mỗi ha cho thu nhập xấp xỉ 100 triệu đồng. Hoạt động khai thác rừng tự nhiên trước năm 2004, hoạt động của xưởng chế biến lâm sản, khai thác rừng trồng đã thu hút hàng ngàn công lao động địa phương mỗi năm. Hàng năm công tác PCCCR cần một lực lượng khá lớn nhân công địa phương. Năm 2007 kinh phí cho dọn đường băng cản lửa là 81,4 triệu đồng với 2.714 ngày công lao động. Dự án chè được triển khai từ năm 2002 đã thu hút được 600 lao động gia đình vào trồng, chăm sóc và thu hái chè. Năm 2007 diện tích chè bắt đầu cho thu hoạch đạt doanh thu trên 32 triệu/ha/năm, giúp nhiều hộ gia đình xoá đói, giảm nghèo. 36
- Một số các hoạt động khác như xây dựng nhà xưởng, vận chuyển, ươm cây giống,…. cũng nhận khoảng 3.500 công lao động/năm làm theo thời vụ hoặc hợp đồng công việc. Đánh giá tác động qua lại giữa Lâm trường Văn Chấn và địa phương Tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường tới địa phương Tác động tích cực: Dự án chè của Lâm trường đã trồng được 281,5 ha/321 hộ, kế hoạch đến 2010 sẽ trồng 450 ha, hiện có khoảng 100 ha cho thu hoạch, doanh thu khoảng 32 triệu/ha/năm, Lâm trường thu mua chè với giá cao giúp người trồng chè yên tâm phát triển cây chè. Khi toàn bộ diện tích cho thu hoạch sẽ tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 800 lao động trên địa bàn. Với kinh phí giao khoán bảo vệ rừng hàng năm từ 328,503 - 354,507 triệu đồng/năm, 735 hợp đồng lao động chăm sóc 3.766,1 ha rừng trồng; 258 hợp đồng lao động trồng mới 1.500 ha rừng phòng hộ và trồng rừng kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của địa phương. Đã quyên góp ủng hộ các quỹ vì người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, thiên tai, lũ lụt,.... mỗi năm khoảng 5 - 6 triệu đồng. Tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao, văn nghệ, phát động công tác bảo vệ rừng và PCCCR ở địa phương. Bằng các nguồn vốn 327 và 661, Lâm trường đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, cho vay vốn không lấy lãi để chăn nuôi đại gia súc, vay vốn trồng và chăm sóc quế, hỗ trợ di dân tránh lũ, làm đường lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao kỹ thuật, tập huấn PCCCR, dịch vụ cây giống; khoán trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Lâm trường đã hỗ trợ các quỹ từ thiện ở địa phương từ 2004 - 2007 với kinh phí 15.754.000 đồng, thu hút được nhân công, giải quyết công ăn việc làm cho địa phương. Tác động tiêu cực: Hoạt động sản xuất của Lâm trường trên hầu hết diện tích rừng và đất rừng tại địa phương trong khi người dân ở các xã đang thiếu đất canh tác nông nghiệp và phát triển kinh tế. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Lâm trường chặt chẽ kết hợp với chính sách cấm khai thác rừng tự nhiên của UBND tỉnh Yên Bái đã làm hạn chế việc lấy củi phục vụ sinh hoạt, lấy gỗ phục vụ nhu cầu xây dựng mới và sửa nhà của người dân địa phương. Phát triển trồng rừng trên địa bàn, quản lí tốt các diện tích rừng và đất rừng của Lâm trường sẽ làm mất đi những đồng cỏ, làm hạn chế phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc của địa phương, đây là nguồn thu quan trọng của các xã. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường có thể xảy ra một số tranh chấp và xung đột về mặt quyền lợi giữa Lâm trường với cộng đồng và ở bên trong cộng đồng, nếu không được giải quyết thoả đáng dễ gây những mâu thuẫn ảnh hưởng xấu đến mặt xã hội. Tác động của địa phương tới Lâm trường Tác động tích cực: ủng hộ và tích cực tham gia tổ chức thực hiện PCCCR, huy động lực lượng cần thiết khi cháy rừng xảy ra, thành lập các tổ đội bảo vệ rừng vào mùa khô,.... Ba năm liên tục trên địa bàn địa Lâm trường không có vụ cháy lớn gây thiệt hại đáng kể cho Lâm trường. Tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo các chương trình, dự án và làm công theo mùa vụ các hoạt động sản xuất của Lâm trường. ủng hộ và tham gia dự án chè của Lâm trường, kinh tế hộ gia đình đồng hành cùng sự phát triển của Lâm trường trong giai đoạn sắp xếp, đổi mới. 37
- 100% số thôn đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng, góp phần hạn chế các vụ vi phạm lâm luật. Hàng năm các hộ sống gần rừng đều ký cam kết không đốt nương làm rẫy, không phá rừng. Tác động tiêu cực: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp và đốt nương làm rẫy của người dân địa phương làm ảnh hưởng đến vốn rừng của Lâm trường. Một số diện tích canh tác xen canh với đất rừng của Lâm trường chưa được bóc tách là trở ngại rất lớn trong bảo vệ rừng. Phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng của Lâm trường. Tập quán làm nhà gỗ và sử dụng củi đốt là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác gỗ trái phép tại những khu rừng tự nhiên của Lâm trường. Hoạt động khai thác gỗ trái phép của một số hộ dân nghèo bán cho tư thương không những không cải thiện được nhiều sinh kế của chính họ mà còn làm tổn hại đến vốn rừng của Lâm trường. Một số hộ gia đình nhận hỗ trợ trồng chè của Lâm trường nhưng không chăm sóc đúng kỹ thuật hoặc khi có sản phẩm lại bán chè cho tư thương với giá cao nhằm thu lợi trước mắt đã gây những khó khăn trở ngại cho hoạt động của nhà máy chế biến chè. Hoạt động khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác đá xây dựng, đất và chuyển đổi mục đích sử dụng ở một số nơi cũng góp phần làm ảnh hưởng đến vốn rừng của Lâm trường. Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn xã hội trong QLRBV ở Lâm trường Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chuẩn về mặt xã hội trong Bộ tiêu chuẩn QLRBV (tiêu chuẩn 2, 3 và 4) được thể hiện tại bảng 2; Bảng 2. Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số xã hội của Lâm trường Tiêu Tiêu chí Chỉ số chuẩn Tiêu 2.1. Có bằng chứng rõ ràng + Lâm trường chưa có giấy chứng nhận quyền sử chuẩn 2: về quyền sử dụng lâu dài dụng đất. Hiện tại đang xác định lại ranh giới để Quyền và đối với đất (nghĩa là tên làm thủ tục giao đất (chưa phù hợp). trách thửa đất, những quyền theo + Diện tích và ranh giới đang xác định lại trên bản nhiệm sử phong tục, hoặc các hợp đồ và ngoài thực địa, chưa đóng cọc mốc ngoài thực dụng đất đồng thuê đất) địa (chưa phù hợp). Quyền và trách 2.2. Cộng đồng địa phương, + Lâm trường đang tiến hành bàn giao rừng lại cho nhiệm sử với những quyền sở hữu dụng lâu địa phương, trong đó có rừng cộng đồng. Diện tích hoặc sử dụng hợp pháp đang được khoanh vẽ trên bản đồ và ngoài thực địa dài đất và hoặc theo phong tục, sẽ duy (chưa phù hợp). tài nguyên trì việc quản lý các hoạt rừng được + Lâm trường chưa có cam kết bằng văn bản tôn động lâm nghiệp, ở mức độ xác lập rõ cần thiết, để bảo vệ những trọng quyền quản lý các khu rừng nói trên của cộng ràng, tài đồng địa phương (chưa phù hợp). quyền lợi hoặc tài nguyên liệu hoá và của mình, trừ khi họ uỷ được cấp + Lâm trường chưa có thoả thuận bằng văn bản với quyền cho những tổ chức cộng đồng địa phương về thu hái lâm sản trên đất giấy chứng khác một cách tự nguyện. nhận của chủ rừng (chưa phù hợp). 38
- quyền sử dụng đất. 2.3. áp dụng những cơ chế + Lâm trường chưa có thoả thuận bằng văn bản với thích hợp để giải quyết cộng đồng địa phương về cơ chế giải quyết các mâu những mâu thuẫn về quyền thuẫn về quyền sở hữu, sử dụng đất và rừng (chưa sở hữu và sử dụng. Mọi tình phù hợp). huống nảy sinh và các mâu + Hiện tại không có tranh chấp lớn xảy ra, các thuẫn lớn sẽ được xem xét tranh chấp trước đây đã được giải quyết và có đầy cẩn thận trong quá trình đủ hồ sơ lưu trữ về vấn đề đã giải quyết (đã phù đánh giá để cấp chứng chỉ. hợp). Những mâu thuẫn lớn liên quan đến lợi ích của nhiều + Giữa Lâm trường và địa phương không tồn tại người thông thường được những mâu thuẫn lớn làm tổn hại đến lợi ích của xem là không đạt yêu cầu nhiều bên hoặc nhiều người (đã phù hợp). cấp chứng chỉ. 3.1. Người dân sở tại sẽ + Lâm trường quản lí theo sự thỏa thuận đối với đất Tiêu thực hiện quản lý rừng trên được người dân sở tại ủy quyền (đã phù hợp). chuẩn 3: những diện tích đất của họ Quyền của + Lâm trường không được thực hiện hoạt động gì trừ khi họ tự nguyện uỷ người dân trên đất của người dân sở tại nếu không được họ quyền cho cá nhân hay tổ sở tại đồng ý (đã phù hợp). chức khác. Quyền hợp pháp và theo phong + Lâm trường đã thỏa thuận việc quản lý và bảo vệ tục của 3.2. Việc sản xuất kinh rừng, quyền sử dụng đất và sở hữu các nguồn tài doanh rừng không tác động nguyên rừng khác với người dân sở tại. Quy ước người dân sở tại về xấu hoặc làm giảm, trực này được các bên thông qua, tôn trọng và thực hiện quản lý, sử tiếp hoặc gián tiếp, đến (đã phù hợp). quyền sử dụng đất và sở dụng rừng + Lâm trường đã thỏa thuận với người dân sở tại về và đất của hữu tài nguyên của người những ảnh hưởng mà hoạt động sản xuất của họ tạo dân sở tại họ được ra. Nếu gây thiệt hại cho người dân sở tại thì chủ công nhận rừng phải đền bù thỏa đáng (đã phù hợp). và tôn trọng 3.3. Những nơi có ý nghĩa + Trên địa bàn Lâm trường không có những địa đặc biệt về văn hoá, sinh danh có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, sinh thái, kinh thái, kinh tế, hoặc tôn giáo tế hoặc tôn giáo (đã phù hợp). đối với dân sở tại sẽ được xác định rõ ràng với sự hợp + Lâm trường không xâm phạm hoặc sử dụng sai tác của họ, và được công quy ước bảo vệ các khu rừng trên, được cộng đồng nhận và bảo vệ bởi những địa phương ghi nhận (đã phù hợp). người quản lý rừng. 3.4. Người dân sở tại được + Lâm trường chưa lập được danh mục các kiến chi trả (tự nguyện nhất trí) thức truyền thống của người dân sở tại với sự tham cho việc áp dụng những gia tự nguyện của họ (chưa phù hợp). kiến thức truyền thống của họ đối với việc sử dụng các + Lâm trường chưa thoả thuận với người dân sở tại loài cây rừng hoặc các hệ về việc sử dụng và cơ chế chi trả (nếu được sử dụng thống quản lý rừng. vào mục đích thương mại) những kiến thức trên, có 39
- chứng từ tài chính chi trả (chưa phù hợp). Tiêu 4.1. Những cộng đồng sinh + Lâm trường đã sử dụng tối đa lao động tại địa chuẩn 4: sống ở trong hoặc gần diện phương vào các hoạt động quản lý, kinh doanh rừng Quan hệ tích rừng quản lý được tạo và đảm bảo quyền lợi của người lao động theo quy cộng đồng cơ hội về việc làm, đào tạo định của pháp luật. Có các tài liệu về hợp đồng lao và quyền và những dịch vụ khác. động và chứng từ tài chính trả công cho người lao của công động địa phương (đã phù hợp). dân + Lâm trường đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo Những phù hợp với nhu cầu sử dụng để nâng cao trình độ hoạt động nghề nghiệp cho người lao động. Có các tài liệu lưu quản lý trữ về tập huấn và đào tạo (đã phù hợp). kinh doanh + Lâm trường đã đóng góp vào phát triển các dịch rừng có tác vụ cho sản xuất và đời sống trên địa bàn và được dụng duy thể hiện bằng các công trình, các dịch vụ cụ thể (đã trì hoặc phù hợp). tăng cường phúc lợi + Lâm trường chưa có đề nghị bằng văn bản với kinh tế xã chính quyền địa phương giao đất thổ cư, đất nông hội lâu dài nghiệp cho công nhân viên thuộc đơn vị quản lý để của công bảo đảm tính công bằng so với người dân địa nhân lâm phương (chưa phù hợp). nghiệp và các cộng 4.2. Chủ rừng thực hiện đồng địa đúng hoặc vượt những tiêu + Lâm trường đóng bảo hiểm xã hội, y tế theo luật phương. chuẩn hiện hành của luật cho người lao động và tạo điều kiện cho họ tiếp cận pháp về bảo vệ sức khoẻ, an với các phúc lợi xã hội khác (đã phù hợp). toàn lao động cho người lao + Lâm trường đã cập nhật và phổ biến cho người động và gia đình họ. lao động các quy định hiện hành của nhà nước về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ của người lao động lâm nghiệp (đã phù hợp). + Lâm trường chưa cung cấp đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động kèm theo quy trình vận hành cho người lao động (chưa phù hợp). + Lâm trường đã có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động; hướng dẫn bảo quản và sử dụng công cụ dễ gây tai nạn (đã phù hợp). 4.3. Công nhân được đảm bảo quyền đề đạt ý kiến và + Lâm trường chưa lưu giữ các Công ước 87 và 98 thương thảo tự nguyện với của ILO và chưa phổ biến cho người lao động trong người sử dụng lao động như đơn vị (chưa phù hợp). đã ghi trong Công ước 87 + Lâm trường đã xây dựng và thực hiện đầy đủ các và 98 của Tổ Chức lao động quy định về dân chủ ở cơ sở, lấy ý kiến của người Quốc tế (ILO). lao động (đã phù hợp). 40
- 4.4. Kế hoạch quản lý và thực thi phải bao gồm + Hàng năm Lâm trường chưa có tổng kết đánh giá những kết quả đánh giá về tác động xã hội về hoạt động của đơn vị (chưa phù mặt tác động xã hội. Việc hợp). tham khảo ý kiến của người dân và những nhóm người + Do chưa có kết quả đánh giá tác động xã hội của chịu tác động trực tiếp của QLR nên chưa phổ biến đến người dân và chưa hoạt động quản lý rừng phải được sử dụng trong việc xây dựng và điều chỉnh kế được duy trì. hoạch quản lý rừng (chưa phù hợp). + Hàng năm Lâm trường tổ chức các cuộc họp để tham khảo ý kiến của nhân dân và nhóm người chịu tác động trực tiếp của các hoạt động quản lý rừng của đơn vị (đã phù hợp). + Kế hoạch của Lâm trường được xây dựng không mâu thuẫn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đã phù hợp). 4.5. Có cơ chế giải quyết những khiếu nại và thực + Trong kế hoạch quản lý rừng Lâm trường đã lường trước những tác động xấu đến quyền lợi, tài hiện đền bù công bằng trong trường hợp làm mất sản của người dân, có giải pháp ngăn ngừa và khắc phục hậu quả (đã phù hợp). hoặc gây thiệt hại đến những quyền lợi hợp pháp + Lâm trường đã xây dựng và thống nhất với người hoặc theo phong tục, đến tài dân địa phương về cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh sản, tài nguyên, hoặc cuộc chấp và đền bù những thiệt hại do hoạt động quản lý sống của người dân địa rừng của đơn vị gây ra (đã phù hợp). phương. Phải có những biện + Những thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp, tài sản pháp phòng ngừa những tác và tài nguyên hoặc cuộc sống của người dân địa hại như vậy. phương đã được đền bù thoả đáng. Chưa có tài liệu lưu trữ minh chứng việc này (phù hợp một phần). Như vậy, có 20/33 chỉ số đã đáp ứng, 12/33 chỉ số chưa đáp ứng và 1/33 chỉ số chỉ phù hợp một phần. Các tiêu chí, chỉ số đã đáp ứng hoặc đáp ứng một phần hiện đang được tiếp tục duy trì, củng cố và hoàn thiện. Những chỉ số chưa phù hợp đang được Lâm trường triển khai và dần khắc phục trong tiến trình hướng tới QLRBV và cấp chứng chỉ rừng. Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn Bảng 3. Phân tích SWOT về tác động xã hội ở Lâm trường Văn Chấn Điểm mạnh Điểm yếu - Có quá trình lịch sử hình thành và phát triển - Địa bàn rộng, độ dốc lớn, địa hình phức tạp. lâu dài với nhiều kinh nghiệm trong SXKD Chủ yếu là rừng tự nhiên nghèo kiệt, diện tích rừng, nhất là rừng phòng hộ. rừng trồng ít và chất lượng kém. - Dự án trồng chè shan bước đầu mang lại hiệu - Đời sống và trình độ dân trí khu vực còn 41
- quả cho Lâm trường và hộ tham gia thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Dân sống xen kẽ với rừng gây khó khăn cho công tác quản lý. - Đã hoàn thành phương án chuyển đổi thành công ty lâm nghiệp tự hạch toán độc lập. - Lực lượng cán bộ còn khá mỏng, phần lớn cán bộ trẻ và đang được đào tạo lại. - Đang tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đóng mốc ranh giới - Kinh phí hoạt động ít, phụ thuộc vào bao ngoài thực địa. cấp của nhà nước theo dự án 661. - Có mối quan hệ hợp tác tốt với địa phương - Quản lý thông tin, dữ liệu còn yếu, chưa trong nhiều năm qua. được tin học hóa và lưu giữ đầy đủ. - Đã hình thành các tổ, nhóm QLBVR ở các - Thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp thấp, thôn, xóm rất có hiệu quả, công tác PCCCR trồng rừng kinh tế còn kém phát triển. được làm tốt, tài nguyên rừng được bảo vệ. - Công nghệ chế biến còn lạc hậu, xưởng xẻ - Bước đầu đã triển khai hỗ trợ trồng rừng sản của Lâm trường có quy mô rất nhỏ. xuất cho một số xã từ năm 2006. - Trên địa bàn vẫn xảy ra các hiện tượng cháy rừng và vi phạm lâm luật. Cơ hội Thách thức - QLRBV và CCR đang được ưu tiên ở nước - Địa bàn chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình ta. độ và đời sống, cơ sở hạ tầng ở mức thấp. Tỷ lệ tăng dân số cao gây áp lực vào rừng. - Có dự án GTZ hỗ trợ Lâm trường QLRBV. - Giai đoạn chuyển đổi thành công ty, nguồn - Chuyển đổi thành công ty sẽ đem lại nhiều quyền tự chủ trong kinh doanh. vốn hoạt động ban đầu không có. - Một số diện tích đã được chuyển đổi sang sản - Bộ máy của công ty chưa ổn định và thiếu kinh nghiệm trong tự hạch toán kinh doanh. xuất sau khi quy hoạch 3 loại rừng. - Nhu cầu sử dụng gỗ, củi tại địa phương vẫn - Được sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương. ở mức cao gây áp lực lên rừng. - Nhiều giống cây có giá trị kinh tế cao, có thể - Giá cả gỗ và lâm sản tăng nhanh trong khi áp dụng vào địa bàn Lâm trường. đời sống người dân thấp là thách thức không nhỏ đến công tác QLBVR. - Sản phẩm được tự do lưu thông trên thị trường thế giới nếu có chứng chỉ. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững về mặt xã hội tại Lâm trường Văn Chấn. Biện pháp hoàn thiện các tiêu chuẩn về mặt xã hội theo các tiêu chuẩn của FSC Tiêu chuẩn 2: "Quyền và trách nhiệm sử dụng đất". Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên Biện pháp giảm thiểu tắc và tiêu chí FSC 1. Chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng - Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đất. quyền sử dụng đất. 2. Diện tích chưa được xác định ngoài thực - Hoàn thành việc xác định gianh giới và đóng địa, ranh giới chưa đóng cọc mốc cọc mốc ngoài thực địa cho các diện tích đất. 3. Rừng cộng đồng chưa được xác định trên - Xác định gianh giới trên bản đồ và ngoài 42
- bản đồ và thực địa thực địa diện tích rừng cộng đồng. 4. Chưa có cam kết bằng văn bản tôn trọng - Xây dựng cam kết bằng văn bản tôn trọng quyền quản lí rừng cộng đồng quyền quản lý rừng cộng đồng. 5. Chưa có văn bản thỏa thuận với cộng - Thỏa thuận với cộng đồng bằng văn bản các đồng về thu hái lâm sản thỏa thuận về thu hái lâm sản. 6. Chưa có thỏa thuận bằng văn bản về cơ - Xây dựng thỏa thuận bằng văn bản về cơ chế chế giải quyết các mâu thuẫn quyền sở hữu, giải quyết các mâu thuẫn quyền sở hữu, sử sử dụng rừng và đất rừng dụng rừng và đất rừng. Tiêu chuẩn 3: "Quyền của người dân sở tại" Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên Biện pháp giảm thiểu tắc và tiêu chí FSC 1. Chưa lập được danh mục các kiến thức - Tiến hành các thu thập và lập danh mục các truyền thống của người dân sở tại với sự kiến thức truyền thống của người dân sở tại tham gia tự nguyện của họ. với sự tham gia tự nguyện của họ. 2. Chưa thoả thuận với người dân sở tại về - Thỏa thuận và chi trả nếu có (có chứng từ tài việc sử dụng và cơ chế chi trả (nếu được sử chính được lưu trữ) về việc sử dụng các kiến dụng vào mục đích thương mại) những kiến thức trên. thức trên, có chứng từ tài chính chi trả Tiêu chuẩn 4: "Quan hệ cộng đồng và quyền của công dân" Vấn đề còn tồn tại dựa theo các nguyên Biện pháp giảm thiểu tắc và tiêu chí FSC 1. Chưa có đề nghị bằng văn bản với chính - Đề nghị bằng văn bản với chính quyền địa quyền địa phương về việc giao đất thổ cư, phương giao đất thổ cư và đất nông nghiệp đất nông nghiệp cho công nhân viên đơn vị. cho cán bộ, công nhân viên của công ty. 2. Chưa cung cấp đầy đủ trang thiết bị an - Cung cấp đầy đủ trang thiết bị an toàn lao toàn lao động kèm theo quy trình vận hành động kèm theo quy trình vận hành cho người cho người lao động. lao động là yêu cầu trong mọi kế hoạch hoạt động sản xuất của công ty. - Lưu trữ và phổ biến cho người lao động các 3. Chưa lưu trữ và phổ biến cho người lao động công ước 87 và 98 của ILO. công ước 87 và 98 của ILO. 4. Chưa có định kỳ đánh giá tác động xã hội - Định kỳ 3 - 5 năm tiến hành đánh giá tác động xã hội. Kết quả đánh giá được phổ biến về hoạt động của đơn vị. đến người dân và sử dụng trong việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch quản lý rừng. 5. Chưa có tài liệu lưu trữ minh chứng việc - Đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà đơn vị đền bù thỏa đáng những thiệt hại mà Lâm gây ra với người dân địa phương và có tài liệu trường gây ra đối với người dân địa phương. minh chứng rõ ràng được lưu trữ kèm theo. Đề xuất các công việc ưu tiên - Nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy và đi vào hoạt động ổn định. 43
- - Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và cắm mốc ranh giới của Lâm trường. Hoàn thiện hệ thống bản đồ, xác định ranh giới nương rẫy của dân địa phương. - Hoàn thiện các chỉ số, các tiêu chí xã hội chưa đáp ứng hoặc mới chỉ đáp ứng một phần. - Xây dựng phương án điều chế rừng cho Lâm trường, xin phép Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Yên Bái cho thử nghiệm phương án điều chế rừng tự nhiên. - Đầu tư kinh phí để nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống hóa các cơ sở dữ liệu, đặc biệt là các văn bản, giấy tờ có liên quan để minh chứng các chỉ số xã hội. - Tiếp tục đầu tư vào sản xuất, sản xuất chè, QLBVR hiện có, chăm sóc diện tích rừng trồng chuyển sang rừng sản xuất và trồng rừng kinh tế ưu tiên các loài cây mọc nhanh. KẾT LUẬN Tổng doanh thu hàng năm của Lâm trường khá thấp, nguồn vốn trong những năm gần đây chủ yếu là từ dự án 661. Trung bình hàng năm nộp ngân sách từ 252 - 662 triệu đồng. Lương bình quân dao động từ 0,69 - 1,54 triệu đồng/tháng. Công tác QLBVR và PCCCR đã đạt được kết quả khá tốt trong những năm qua. Tuy nhiên, trong 3 năm từ 2005-2007 vẫn xảy ra 19 vụ làm cháy 74,3 ha rừng gây nên những thiệt hại đối với tài nguyên rừng, từ 2004 -2005 đã xẩy ra 62 vụ vi phạm lâm luật, phá 33,1ha rừng làm nương rẫy, tịch thu trên 5 m3 gỗ khai thác trái phép. Giữa Lâm trường và địa phương có mối quan hệ qua lại khá chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong nhiều năm qua. Lâm trường hỗ trợ địa phương phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ngược lại địa phương cùng với Lâm trường quản lý và phát triển rừng, PCCCR,... Về cơ bản Lâm trường mới đáp ứng được 20/33 chỉ số và 1/33 chỉ số đáp ứng một phần, 12/33 chỉ số chưa đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí về mặt xã hội. Các tiêu chí, chỉ số đã đáp ứng hoặc đáp ứng được một phần được tiếp tục duy trì, củng cố. Những chỉ số chưa phù hợp đang dần được Lâm trường hoàn thiện trong thời gian tới. Những ưu tiên được đề xuất nhằm phát triển sản xuất và hoàn thiện từng chỉ số mặt xã hội theo nguyên tắc của Bộ tiêu chuẩn QLRBV quốc gia và cấp chứng chỉ rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các năm 2005, 2006 và 2007 của UBND xã Nậm Búng, Nậm Lành, Gia Hội và Sơn Lương. Lâm trường Văn Chấn, 2006. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ bảo vệ phát triển vốn rừng trong vùng dự án Lâm trường Văn Chấn. Nguyễn Ngọc Lung, 2007. Hiện trạng quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam, Tạp chí NN&PTNT, Viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng – SFMI, 2007. Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững (dự thảo 9C tháng 7/2007). SOCIAL IMPACT ASESSMENT IN VAN CHAN STATE FOREST ENTERPRISE – YEN BAI PROVINCE Vo Dai Hai, Truong Tat Do 44
- Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Sustainable forest managerment (SFM) and forest certification is one of important trends of Van Chan State Forest Enterprise aiming at effective and sustainable production. However, SFM problems of this enterprise is meetting with difficulties. This assessments amiming at supporting Van Chan State Forest Enterprise to be like with and gradually meet the requirement of SFM criterias of Vietnam FSC. The study has evaluated interaction between forest managerment activities of the enterprise and local social economic development factors. Priorities has proposed from bases of assessments level of satisfatory each individual indicators in order to improving social criterias. Keywords: Social impact, Van Chan State Forest Enterprise, Sustainable forest managerment (SFM), forest certification. 45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm
123 p | 748 | 235
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 p | 558 | 131
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Vinh Tân
47 p | 293 | 94
-
Dự án: Đánh giá tác động môi trường của dự án khu du lịch sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương, Côn Đảo
125 p | 382 | 83
-
Bài thuyết trình: Đánh giá tác động môi trường - Dự án tổ hợp bauxit Tân Rai
33 p | 429 | 82
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư chăn nuôi heo nái sinh sản và heo thịt theo mô hình trại lạnh
71 p | 493 | 72
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư khai thác chế biến đá xây dựng
83 p | 231 | 64
-
Hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án sản xuất giấy và bột giấy
105 p | 241 | 56
-
Báo cáo: Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sấy Hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
78 p | 102 | 20
-
Dự thảo Báo cáo Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO
156 p | 136 | 19
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Việt Nam và phát triển bền vững (nhóm 1)
16 p | 149 | 17
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án "Đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long thuộc đường vành đai 3 - Thành phố Hà Nội"
216 p | 109 | 17
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án thành phần nâng cấp QL39 đoạn Vô Hối - Diêm Điền (Km91+000-Km107+522) thuộc hợp phần C của dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam
221 p | 77 | 14
-
ỨNG DỤNG CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG DỰ ÁN QUẢN LÝ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO VÀ VÙNG ĐỆM ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
6 p | 107 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường: Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư Đồng Hộ xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
84 p | 42 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững (nhóm 2)
9 p | 118 | 10
-
Báo cáo đánh giá tác động xã hội: Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (VIAIP)
73 p | 72 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng tại lâm trường Văn Chấn tỉnh Yên Bái
214 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn