Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)
lượt xem 8
download
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ "Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan nghiên cứu về đánh giá tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tới sự phát triển kinh tế xã hội; Cơ sở lý luận về đánh giá tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tới phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Phương pháp nghiên cứu về đánh giá tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tới phát triển kinh tế xã hội;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)
- BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÕ HẢI QUANG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA NGHỆ AN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI - 2023
- BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HỌC VIỆN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÕ HẢI QUANG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ CỦA NGHỆ AN) Ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số: 9340412 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH 2. TS. NGUYỄN HỮU XUYÊN HÀ NỘI - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã nghiên cứu và hiểu rõ các hành vi vi phạm về sự trung thực trong học thuật. Với danh dự cá nhân, tôi cam kết rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Đình Bình và TS. Nguyễn Hữu Xuyên, đồng thời không vi phạm về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 TÁC GIẢ Võ Hải Quang
- ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu và học tập nghiêm túc, tác giả đã hoàn thành luận án: “Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương” (Nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An). Để hoàn thành được bản luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đình Bình và TS. Nguyễn Hữu Xuyên đã hỗ trợ và hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, thầy cô và các nhà khoa học của Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo (Viện Chiến lược, Chính sách KH&CN Việt Nam trước đây), đặc biệt là các thầy, cô Khoa Quốc tế và Đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tác giả hoàn thành luận án đúng tiến độ. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở KH&CN Nghệ An cùng toàn thể anh, chị, em Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học Nghệ An đã tạo điệu kiện về thời gian, cùng những người đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ và động viên để tác giả hoàn thành luận án. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng, nỗ lực, cầu tiến. Tuy nhiên, luận án khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót, tác giả mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, nhà khoa học và đồng nghiệp để tác giả có cơ sở tiếp tục hoàn thiện luận án một cách tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii MỤC LỤC.............................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. xii MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án..................................................................... 1 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................... 4 2.1 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu:....................................................................... 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................... 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 5. Những đóng góp mới của luận án................................................................... 6 6. Kết cấu của luận án.......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ........................................................ 8 1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở ngoài nước..................................... 8 1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, mục tiêu đánh giá tác động............................ 8 1.1.2. Các nghiên cứu về phương pháp, tiêu chí, quy trình đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ............................ 11 1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước...................................... 17 1.2.1. Các nghiên cứu về khái niệm, mục tiêu đánh giá tác động.......................... 17
- iv 1.2.2. Các nghiên cứu về phương pháp, quy trình, tiêu chí và các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ............................................. 19 1.3. Khoảng trống nghiên cứu........................................................................... 23 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG .......................26 2.1. Nhiệm vụ và đánh giá tác động của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh tới phát triển kinh tế xã hội....................................................................... 26 2.1.1. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh................................................ 26 2.1.2. Nội hàm khái niệm khoa học và công nghệ............................................... 27 2.1.3. Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương.................................................................... 29 2.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh................................................................................................ 32 2.2.1. Vai trò đánh giá tác động nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh............................... 32 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh........................................................................................................... 35 2.3. Kinh nghiệm đánh giá tác động nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam....................40 2.3.1. Kinh nghiệm đánh giá tác động của một số quốc gia trên thế giới...............40 2.3.2. Kinh nghiệm đánh giá tác động của một số tỉnh/thành Việt Nam................44 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An về đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ................................................................................ 47 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 49 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG ................................ 50
- v 3.1. Khung lý thuyết, giả thuyết và quy trình nghiên cứu.............................. 50 3.1.1. Khung lý thuyết nghiên cứu..................................................................... 50 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................. 52 3.1.3. Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 52 3.2. Nghiên cứu sơ bộ và xây dựng phiếu điều tra........................................... 53 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính...................................................................... 53 3.2.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng................................................................... 56 3.2.3. Xây dựng phiếu điều tra và thang đo các biến........................................... 57 3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức............................................................ 66 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu........................................................................... 66 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu................................................................. 68 Tiểu kết chương 3................................................................................................. 71 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG............................................................................. 72 4.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, khoa học và công nghệ của Nghệ An......................................................................................................................... 72 4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An........................................ 72 4.1.2. Tình hình phát triển khoa học và công nghệ của Nghệ An.......................... 76 4.2. Thực trạng kết quả của các nhiệm vụ KH&CN của Nghệ An giai đoạn 2005-2015............................................................................................................ 78 4.2.1. Các nhiệm vụ KH&CN của Nghệ An giai đoạn 2005-2015.......................78 4.2.2. Các nhiệm vụ KH&CN của Nghệ An được phổ biến ứng dụng..................79 4.3. Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ Nghệ An giai đoạn 2005-2015 tới phát triển kinh tế, xã hội........................................... 80 4.3.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha .................................... 80 4.3.2. Thống kê mô tả theo tiêu chí tác động và mục tiêu tác động ...................... 82 4.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các biến độc lập............................... 87 4.3.4. Đánh giá tác động bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính.............88
- vi 4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu................................................. 99 4.5. Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tác động các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2005-2015............................. 99 4.5.1. Đánh giá tác động của yếu tố chính quyền địa phương............................... 99 4.5.2. Đánh giá tác động của yếu tố cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.............................................................................................................. 101 4.5.3. Đánh giá tác động của yếu tố mức độ cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ............................................................... 102 4.5.4. Đánh giá tác động của yếu tố mức độ sẵn sàng cơ sở vật chất và con người ..................................................................................................................... 104 4.6. Phân tích trường hợp điển hình (Case Study)........................................ 106 4.6.1. Phân tích một nhiệm vụ có tác động rất tích cực (Được đánh giá, nghiệm thu xuất sắc)........................................................................................................ 106 4.6.2. Phân tích một nhiệm vụ có tác động không tích cực (Được đánh giá, nghiệm thu xuất sắc).................................................................................................. 109 4.6.3. Bài học rút ra từ nghiên cứu điển hình (Case Study)................................ 113 Tiểu kết chương 4............................................................................................... 115 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỚI PHÁT TRIỂN ................................... 116 KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN .................................................... 116 5.1. Quan điểm và định hướng cải thiện tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau nghiệm thu của tỉnh Nghệ An............................................ 116 5.1.1. Quan điểm............................................................................................ 116 5.1.2. Định hướng.......................................................................................... 117 5.2. Các giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu...................................................................................................................... 118 5.2.1. Giải pháp cải thiện tác động về kinh tế.................................................... 118 5.2.2. Giải pháp cải thiện tác động về xã hội..................................................... 119 5.2.3 Giải pháp cải thiện tác động về môi trường ............................................. 121
- vii 5.2.4. Một số giải pháp khác........................................................................... 121 5.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp....................................................... 128 5.3.1. Từ phía UBND tỉnh.............................................................................. 128 5.3.2. Từ phía Sở Khoa học và Công nghệ....................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ............................................................................. 132 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 133 CÁC PHỤ LỤC................................................................................................... 144
- viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải CNTT Công nghệ Thông tin CN-XD Công nghiệp Xây dựng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CQNN Cơ quan Nhà nước CSVC Cơ sở vật chất ĐMST Đổi mới Sáng tạo ĐTDA Đề tài dự án EU Ủy ban châu Âu GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn HQUD Hiệu quả ứng dụng HTX Hợp tác xã IAIA Hiê hội Quốc tế đánh giá tác động KH&CN Khoa học công nghệ KH-XH Khoa học xã hội KHXH&N Khoa học xã hội và nhân văn V Là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) KTXH Kinh tế xã hội NCCB Nghiên cứu cơ bản NCKH Nghiên cứu khoa học NCTK Nghiên cứu triển khai NCUD Nghiên cứu ứng dụng NLN-TS Nông lâm ngư – Thủy sản NN&TS Nông nghiệp Thủy sản OCOP Mỗi xã một sản phẩm (One commune, one product) OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Program Assessment Rating Tool (Bộ công cụ để đánh giá hiệu PART quả/tác động của các chương trình liên bang) QLNN Quản lý Nhà nước R&D Nghiên cứu phát triển SFC Hội đồng tài trợ Scotland (Scottish Funding Council)
- ix Viết tắt Diễn giải SFI Tổ chức Khoa học Ireland UBND Ủy ban nhân dân UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm YT Y tế
- x DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Giá trị thang đo Likert 5 tương ứng các mức đánh giá từ 1-5 ............ 58 Bảng 3.2. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo về kinh tế............................................ 59 Bảng 3.3. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo về xã hội............................................. 60 Bảng 3.4. Nguồn gốc, chỉ tiêu thang đo về môi trường...................................... 60 Bảng 3.5. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo yếu tố chính quyền địa phương ............62 Bảng 3.6. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo yếu tố cơ quan chủ trì nhiệm vụ ..........62 Bảng 3.7. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo yếu tố ảnh hưởng mức độ cạnh tranh sản phẩm tạo ra từ nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu............................................ 64 Bảng 3.8. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo yếu tố ảnh hưởng mức độ sẵn sàng về cơ sở vật chất và con người........................................................................................ 65 Bảng 3.9. Nguồn gốc chỉ tiêu, thang đo đánh giá chung về các nhiệm vụ ..........66 Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân các ngành từ 2011-2020 (%)..............73 Bảng 4.2. Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh ở Nghệ An giai đoạn 2005-2015 ...........78 Bảng 4.3. Các hình thức phổ biến kết quả nhiệm vụ KH&CN ........................... 79 Bảng 4.4 Kiểm định thang đo đối với các biến tác động về kinh tế .................... 80 Bảng 4.5 Kiểm định thang đo đối với các biến tác động về xã hội ..................... 81 Bảng 4.6 Kiểm định thang đo đối với các biến tác động về môi trường .............82 Bảng 4.7 Thống kê mô tả tác động về kinh tế .................................................. 82 Bảng 4.8 Thống kê mô tả tác động về xã hội..................................................... 83 Bảng 4.9 Thống kê mô tả tác động về môi trường............................................. 85 Bảng 4.10. Thống kê mô tả theo mục tiêu tác động........................................... 86 Bảng 4.11 Kiểm định KMO.............................................................................. 87 Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tác động về kinh tế xã hội....................................... 88 Bảng 4.13. Kiểm định hồi quy và hệ số hồi quy tác động về kinh tế xã hội .......89 Bảng 4.14 Kết quả hồi quy tác động về kinh tế ................................................ 91
- xi Bảng 4.15 Kiểm định hồi quy và hệ số hồi quy về tác động kinh tế ................... 91 Bảng 4.16 Tổng quan về kết quả hồi quy tác động về xã hội............................. 94 Bảng 4.17 Kiểm định hồi quy và hệ số hồi quy tác động về xã hội.................... 94 Bảng 4.18 Kết quả hồi quy tác động về môi trường.......................................... 96 Bảng 4.19 Kiểm định hồi quy và hệ số hồi quy tác động về môi trường............97 Bảng 4.20 Thống kê mô tả tác động của yếu tố ảnh hưởng về chính quyền địa phương............................................................................................................. 99 Bảng 4.21 Thống kê mô tả tác động của yếu tố ảnh hưởng về cơ quan chủ trì . 102 Bảng 4.22 Thống kê mô tả tác động của mức độ cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ...................................................... 103 Bảng 4.23 Thống kê mô tả tác động của yếu tố mức độ sẵn sàng CSVC và con người.............................................................................................................. 105
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Quy trình đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu . 31 Hình 3.1 Khung lý thuyết về đánh giá tác động các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh 51 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án...................................................... 52 Hình 3.3 Quy trình xây dựng phiếu điều tra...................................................... 57 Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch qua các năm (%).................................... 74 Hình 4.2. Thu chi ngân sách nhà nước hàng năm.............................................. 75
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đánh giá tác động của KH&CN có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát KTXH. Điều này đã được nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và nhiều quốc gia trên thế giới khẳng định. Tuy nhiên, với mỗi quốc gia hay địa phương cụ thể, KH&CN được thể hiện dưới dạng các nhiệm vụ hoặc các chương trình, dự án KH&CN. Với mỗi lĩnh vực KH&CN khác nhau thường có câu hỏi: KH&CN đã có đóng góp, hay đã có những tác động như thế nào tới phát triển KTXH cho quốc gia, địa phương, hay cho lĩnh vực đó? Việc đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN đối với sự phát triển KTXH của các quốc gia, địa phương hay lĩnh vực là quan trọng không chỉ có ý nghĩa về khoa học, mà còn có ý nghĩa đối với nhà nước và chính quyền các cấp, các doanh nghiệp. Đánh giá tác động là một công cụ quan trọng để hỗ trợ việc hình thành, triển khai các chương trình, dự án mới về KH&CN dựa trên các thành tựu mà chúng đã đạt được ở giai đoạn trước đó nhằm phục vụ cho phát triển bền vững (WB, 2010). Đến nay, trên thế giới đã hình thành một số cách tiếp cận, phương pháp, tiêu chí về đánh giá tác động của các nhiệm vụ, chương trình KH&CN đối với phát triển KTXH. Trong đó, các nghiên cứu đã cố gắng lượng hóa các tác động của chương trình, nhiệm vụ KH&CN tới phát triển KTXH theo các giác độ khác nhau (Thomas E. Clarke, 1986, 2015; IDB, 2011; UNIDO, 2018). Tuy nhiên, phương pháp, tiêu chí đánh giá nhiệm vụ KH&CN còn chưa nhất quán, đặc biệt chưa có một phương pháp phù hợp để đo lường, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến phát triển KTXH của địa phương. Tại Việt Nam, việc thực hiện các nhiệm vụ, chương trình KH&CN luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và thúc đẩy sự đóng góp của các nhiệm vụ, chương trình KH&CN vào phát triển KTXH trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đến nay, Đảng đã có các chủ trương và ban hành một số văn bản chỉ đạo như ban hành tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ sáu, khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày 01/11/2012; về việc tiếp tục thực hiện Nghị
- 2 Quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương sáu, khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày 30/5/2019. Cùng với đó, Chính phủ và các địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, nhiệm vụ KH&CN nhằm thúc đẩy ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển KTXH. Việc đánh giá các chương trình, nhiệm vụ KH&CN cũng nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu. Đến nay đã có những nghiên cứu về phương pháp, tiêu chí đánh giá chương trình KH&CN quốc gia, ví như đã thử nghiệm đánh giá chương trình KH&CN KC.05, KC.10 giai đoạn 2011-2015 (VISTEC, 2019). Bên cạnh đó, đã có một số địa phương nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh như tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Bình Định, tỉnh Bắc Kạn, ... Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa làm rõ được các nhóm tiêu chí, chỉ tiêu tác động về kinh tế, về xã hội và về môi trường theo cách tiếp cận đánh giá dựa trên sự phản hồi cảm nhận của hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể với tư cách là đối tượng thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu. Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng nhất cả nước, có đầy đủ các đặc điểm của vùng đồng bằng, miền núi, miền biển, trung du và hải đảo, có cảng nước sâu, sân bay nội địa và quốc tế, có nhiều cửa khẩu quốc tế; đồng thời luôn coi việc đánh giá và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đối với phát triển KTXH của địa phương. Tại Nghệ An hoạt động KH&CN trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến rõ nét, từng bước khẳng định được vai trò, vị thế đối với phát triển KTXH. Yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) năm 2020 đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 30%. Tuy nhiên, với các kết quả hoạt động KH&CN của tỉnh, TFP đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh giai đoạn 2016-2019 đạt 49,47%, trong khi đó bình quân cả nước là 45,2% . Bên cạnh đó, việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh Nghệ An, điều này thể hiện tại Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND ngày 27/01/2015 về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tính đến năm 2030 (tiếp tục được điều chỉnh tại Quyết định số 1408/QĐ-UBND của UBND ngày 4/4/2016); Dự thảo chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030 có tính đến
- 3 2050 theo tinh thần Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030. KH&CN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển KTXH của Nghệ An. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước sau nghiệm thu của Nghệ An còn hạn chế, chưa được thực hiện một cách thường xuyên với phương pháp đánh giá khoa học nên chưa đạt được sự kỳ vọng của các cấp chính quyền cũng như người dân trong việc lan tỏa các kết quả của các nhiệm vụ KH&CN. Do vậy, việc đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN là cần thiết để phát huy hơn nữa các chính sách thúc đẩy ứng dụng thành tựu KH&CN vào phát triển KTXH của tỉnh Nghệ An, để dần từng bước hoàn thiện theo hướng gắn kết trực tiếp KH&CN với tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, được thể hiện tại Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 14/01/2021 thực hiện Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An về quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Kế hoạch số 683/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh Nghệ An về việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2030. Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Nghiên cứu trường hợp cụ thể của Nghệ An)” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Qua đó, làm rõ được cách tiếp cận, khung lý thuyết đánh giá về các yếu tố có ảnh hưởng tới tác động của kết quả nghiên cứu đối với phát triển KTXH của địa phương như các yếu tố thuộc về kết quả nghiên cứu, chính quyền địa phương, cơ quan chủ trì, cơ sở vật chất và còn người; đồng thời làm rõ mức độ tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu giai đoạn 2005-2015 tới phát triển KTXH địa phương đến năm 2020 thông qua tác động về kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN đối với phát triển KTXH địa phương tới năm 2025.
- 4 2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu: Đánh giá được tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của tỉnh Nghệ An. Để thực hiện mục tiêu trên, luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH là gì và bằng tiêu chí nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng tới đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương? - Tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của Nghệ An giai đoạn 2005-2015 tới phát triển KTXH ra sao? - Tỉnh Nghệ An nên làm gì để cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu trong thời gian tới? 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan được các công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN tới phát triển KTXH ở trong và ngoài nước. - Làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh tới phát triển KTXH của địa phương. - Xác định được phương pháp nghiên cứu về đánh giá tác động của nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu tới phát triển KTXH của địa phương. - Làm rõ được kết quả đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh của Nghệ An giai đoạn 2005-2015 tới phát triển KTXH của địa phương. - Đề xuất được giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN tới phát triển KTXH của tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu giai đoạn 2005-2015 tới phát triển KTXH của địa phương.
- 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đối với sự phát triển KTXH của địa phương có phạm vi rộng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong luận án này nhiệm vụ KH&CN bao gồm các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước sau nghiệm thu; đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu là đo lường mức độ ảnh hưởng trong quá trình ứng dụng kết quả nghiên cứu sau nghiệm thu của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tới phát triển kinh tế, xã hội của địa phương thông qua tác động về kinh tế, về xã hội và về môi trường. Đối tượng điều tra xã hội học gồm hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp. - Phạm vi về không gian: Chủ yếu nghiên cứu ở tỉnh Nghệ An vì Nghệ An là tỉnh có đầy đủ các đặc điểm về phát triển KHXH chung của cả nước như miền biển, trung du, đồng bằng, miền núi, hải đảo, cảng nước sâu, cửa khẩu quốc tế, cảng hàng không quốc nội và quốc tế, … Ngoài ra có tham khảo một số thông tin về đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN tại một số quốc gia và các tỉnh, thành của Việt Nam để so sánh, đối chiếu và học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó các hoạt động KH&CN của tỉnh Nghệ An chịu sự ảnh hưởng, không tách rời các chính sách của trung ương và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. - Phạm vi về thời gian: Giới hạn các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh là các đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu giai đoạn 2005-2015 và các tác động của chúng đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu1 Cách thức đo lường, đánh giá tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đối với sự phát triển KTXH của địa phương được tiếp cận thông qua sự phản hồi, cảm nhận của 3 đối tượng, đó là hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính trên cơ sở sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. Đối với dữ liệu thứ cấp tác giả tiến hành tìm kiếm, đánh giá, sàng lọc và sử dụng các số liệu thông qua các công trình đã được nghiên cứu ở trong nước và quốc tế dưới dạng bản cứng hoặc bản online. Đối với dữ 1 Chi tiết được thể hiện trong Chương 3.
- 6 liệu sơ cấp, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia, cán bộ quản lý để kiểm chứng kết quả phân tích số liệu; điều tra xã hội học 3 đối tượng là hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp trên 21 huyện, thành phố Vinh và các thị xã với 420 phiếu hỏi về các chỉ tiêu mà các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu tác động tới phát triển KTXH. Đồng thời, tiến hành nghiên cứu một số nhiệm vụ KH&CN điển hình (Case Study) để làm rõ hơn thành công, thất bại đến tác động của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau nghiệm thu. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, góp phần làm rõ cơ sở lý luận về đánh giá tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến tác động của nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển KTXH trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước để đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu của luận án. Thứ hai, xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng tới tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu vào phát triển KTXH (6 chỉ tiêu đánh giá thuộc về triển khai nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của chính quyền địa phương; 4 chỉ tiêu đánh giá thuộc về cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu; 6 chỉ tiêu đánh giá thuộc về mức độ cạnh tranh của sản phẩm tạo ra từ các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu; 8 chỉ tiêu thuộc về mức độ sẵn sàng về CSVC và con người để ứng dụng kết quả các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu). Thứ ba, đưa ra được 3 nhóm tiêu chí đánh giá tác động về kinh tế; về xã hội; về môi trường (6 chỉ tiêu đánh giá tác động về kinh tế; 6 chỉ tiêu đánh giá tác động về xã hội; 4 chỉ tiêu đánh giá tác động về môi trường). Thứ tư, đưa ra mức độ tác động của các nhiệm vụ KH&CN sau nghiệm thu của Nghệ An giai đoạn 2005-2015 tới phát triển KTXH của địa phương trên cơ sở kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS. Thứ năm, trên cơ sở tác động về kinh tế, về xã hội, về môi trường (tác động mạnh nhất về xã hội và yếu nhất về môi trường), luận án đề xuất giải pháp cải thiện tác động của các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh sau nghiệm thu tới phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An tới năm 2025. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, lời cam đoan, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận án gồm 5 chương sau:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 31 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 50 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 20 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 69 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 19 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 19 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 13 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay
246 p | 12 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
220 p | 12 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn tại vùng Đồng bằng sông Hồng
215 p | 7 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Áp dụng bộ tiêu chuẩn UPM nhằm đánh giá mức độ thích ứng với đổi mới sáng tạo của các trường đại học tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
226 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu chức năng quản lý trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam
189 p | 9 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 11 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý sự thay đổi trong đào tạo theo tiếp cận CDIO tại các trường Đại học trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam
353 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn