Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN GIẢI LO ÂU<br />
CỦA CAO CHIẾT CỒN LẠC TIÊN TÂY (PASSIFLORA INCARRNATA L.)<br />
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG<br />
Vũ Thị Hiệp*, Nguyễn Phương Dung*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Lạc tiên tây (Passiflora incarnata L.) là một dược liệu an thần, giải lo âu đã được ghi nhận trong<br />
Dược điển Châu Âu và hiện nay đã được trồng thành công ở Việt Nam theo tiêu chuẩn VietGap. Cho đến nay,<br />
chưa có công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý và độc tính của Lạc tiên tây trồng tại Việt Nam.<br />
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng an thần giải lo âu và độc tính của cao chiết Lạc tiên tây trên chuột nhắt trắng.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu độc tính cấp (xác định LD50, D max) và độc tính bán trường diễn của cao chiết Lạc<br />
tiên tây trên chuột nhắt trắng. Đánh giá tác dụng an thần, giải lo âu của chuột nhắt trắng bằng mô hình chữ thập<br />
nâng cao, mô hình hai ngăn sáng tối và tác dụng hiệp đồng với thiopental.<br />
Kết quả: Cao cồn Lạc tiên tây không thể hiện độc tính cấp ở liều 3,2 g/kg. Ở liều 150 mg /kg, cao Lạc Tiên<br />
tây thể hiện tác dụng an thần giải lo âu trên mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình kéo dài thời gian ngủ của<br />
thiopental và chữ thập nâng cao, liều 300 mg/kg có tác dụng an thần, giải lo âu. Nghiên cứu độc tính bán trường<br />
diễn cho thấy cao cồn Lạc tiên tây không làm thay đổi số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb, AST, ALT. Nhưng, làm<br />
thay đổi chỉ số ure, creatinin và hình ảnh mô học gan thận.<br />
Kết luận: Cao cồn Lạc tiên tây có tác dụng an thần giải lo âu trên chuột nhắt trắng ở liều 300 mg/kg trên mô<br />
hình kéo dài thời gian ngủ thiopental. Cả hai liều 150 mg/kg và 300 mg/kg đều thể hiện tác dụng giải lo âu trên<br />
mô hình hai ngăn sáng tối. Trên mô hình chữ thập nâng cao chỉ có liều 150 mg/kg thể hiện tác dụng giải lo âu.<br />
Từ khóa: Passiflora incarnata L., an thần, giải lo âu, thiopental, hộp hai ngăn sáng tối, chuột nhắt trắng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EVALUATE THE SEDATIVE AND ANXIOLYTIC EFECTS<br />
OF THE ALCOHOLIC EXTRACT FROM THE PLANT PASSIFLORA INCARNATA L. IN MICE<br />
Vu Thi Hiep, Nguyen Phuong Dung<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2013: 123 - 129<br />
Background: Passiflora incarnata L., listed in European Pharmacopoeia as a sedative and anxiolytic herb,<br />
has been grown successfully in Vietnam by VietGap standards. However, there has no research so far done on the<br />
toxicity and pharmacological effects of this herb grown in Vietnam.<br />
Objective: To evaluate the toxicity, sedative and anxiolytic effects of Passiflora incarnata L. on mice.<br />
Method: Acute toxicity (LD50, Dmax value) and subacute toxicity of P. incarnata ethanol-extract were<br />
determined. The sedative and anxiolytic effects of Passiflora incarnata L. on mice were examined by 3 model:<br />
synergistic effect with thiopental in increasing mice’s sleeping time, advanced cross and light- dark test box model.<br />
Result: P. incarnata expressed no acute toxicity at the dose of 3.2 g / kg. In light- dark test box model, after<br />
taking 30 minutes, P. incarnata had the effects of sedative and anxiolytic at the dose of 150 mg/ kg. P. incarnata<br />
has also shown the sedative and anxiolytic effects at the dose of 300 mg/kg in synergistic effect with thiopental in<br />
∗ Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Phương Dung ĐT: 0988202625<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Email: phuongdung463@gmail.com<br />
<br />
123<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
increasing mice’s sleeping time and advanced cross models. On subacute toxicity study, P. incarnate did not<br />
change the number of red blood cells, white blood cells, Hb, AST, ALT. but changes of urea, creatinine and<br />
microscopic structure of liver and kidney were noted.<br />
Conclusion: Passiflora incarnata L. exhibited the sedative and anxiolytic effects on mice at the doses of 150<br />
mg / kg and 300 mg/kg in various trials.<br />
Key words: Passiflora incarnata L., sedative, anxiolytic, thiopental, mice, light- dark test box.<br />
kích thước 22 × 34 ×25 cm. Thực phẩm nuôi<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
chuột cám viên tổng hợp (Viện Pasteur Tp.<br />
Ngọn non và lá của Lạc tiên tây (Passiflora<br />
HCM) bổ sung giá đậu xanh, nước uống tự do.<br />
incarnata L., họ Lạc tiên - Passifloraceae) đã<br />
Chuột được mã hóa bằng chữ và số để thuận<br />
được ghi nhận trong Dược điển Châu Âu về<br />
tiện việc phân tích kết quả.<br />
tác dụng an thần giải lo âu. Các tác giả nước<br />
Phương pháp khảo sát độc tính cấp<br />
ngoài đã công bố một số kết quả nghiên cứu<br />
đường uống (6)<br />
về tác dụng an thần giải lo âu của dược liệu<br />
Chia chuột nhắt thành các lô tương tự, mỗi lô<br />
này (1,2) . Hiện nay, Lạc tiên tây đã di thực<br />
6<br />
–<br />
10<br />
chuột. Những chuột trong cùng một lô sẽ<br />
thành công và trồng theo tiêu chuẩn VietGAP<br />
nhận cùng một liều chất khảo sát. Sự đánh giá<br />
tại Tuy Hòa, Việt Nam. Trong phạm vi nghiên<br />
dựa vào phản ứng toàn ứng hay bất ứng (sống<br />
cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát một số<br />
hay chết) nhận thấy ở mỗi chuột trong nhóm sau<br />
tiêu chuẩn lý hóa của dược liệu và cao cồn Lạc<br />
72 giờ. Chuột được tiếp tục theo dõi sau 14 ngày<br />
tiên tây và thử nghiệm tác dụng an thần giải lo<br />
uống để ghi nhận những triệu chứng bất thường<br />
âu trên chuột nhắt trắng của cao cồn Lạc tiên<br />
(nếu có).<br />
tây trồng trại Việt Nam để làm tiền đề cho<br />
những nghiên cứu triển khai tiếp theo.<br />
Xác định liều gây chết 50% súc vật thử<br />
<br />
NGUYÊNLIỆU -PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Nguyên liệu<br />
Cao cồn 60% Lạc tiên tây (Passiflora incarnate<br />
L.) có độ ẩm 17,67%, tro toàn phần 0,22%,<br />
flavonoid toàn phần 2,88%, flavonoid tính theo<br />
vitexin 2,09%.<br />
<br />
Hóa chất<br />
Thiopental (Rotexmedica, Germany) liều<br />
tiêm tĩnh mạch 40 mg/kg, thể tích 0,1 ml/10 g thể<br />
trọng.<br />
Diazepam (V pharma) liều uống 2 mg/kg,<br />
thể tích 0,2 ml/10 g thể trọng.<br />
<br />
Súc vật thử nghiệm<br />
Chuột nhắt trắng chủng Swiss albino, 6 - 7<br />
tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 g<br />
được cung cấp bởi Viện Paster Tp. HCM.<br />
Chuột được nuôi ổn định ít nhất 1 tuần trước<br />
khi tiến hành thử nghiệm. Chuột nuôi từng<br />
nhóm 8 - 10 con trong lồng nhựa trắng đục có<br />
<br />
124<br />
<br />
nghiệm (LD50) theo công thức Karber – Behrens,<br />
hoặc liều dưới liều chết (D0), hoặc liều tương đối<br />
an toàn (Ds), liều lớn nhất đã thử (Dmax) để làm<br />
cơ sở tính liều cho các thử nghiệm dược lý tiếp<br />
theo.<br />
<br />
Phương pháp khảo sát độc tính bán<br />
trường diễn(6)<br />
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 lô,<br />
mỗi lô 10 chuột:<br />
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10g<br />
chuột.<br />
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao chiết Lạc<br />
tiên tây liều 150 mg/kg (tương đương 1/20<br />
Dmax).<br />
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao chiết Lạc<br />
tiên tây liều 300 mg/kg (tương đương 1/10<br />
Dmax).<br />
Thời gian dùng thuốc 60 ngày. Cuối thử<br />
nghiệm, lấy máu xác định các thông số.<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
- Huyết học: Số lượng hồng cầu, số lượng<br />
bạch cầu, Hct, Hb.<br />
- Chức năng gan: Transaminase (AST,<br />
ALT).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thời gian ở vùng sáng. Chuột được xem là ra<br />
vùng sáng khi cả 4 chân vượt qua lằn phân cách<br />
giữa 2 vùng.<br />
Chuột được chia làm 4 lô, mỗi lô 10 chuột:<br />
<br />
- Chức năng thận: Creatinin và ure trong<br />
máu.<br />
<br />
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10 g<br />
chuột.<br />
<br />
Giải phẫu chuột, quan sát sự thay đổi về<br />
hình thái đại thể các cơ quan nội tạng và vi thể<br />
gan, thận.<br />
<br />
- Lô đối chiếu (DZP): Uống Diazepam<br />
liều 2 mg/kg chuột.<br />
<br />
Mô hình đánh giá tính hợp đồng với<br />
thiopental (3,4,5)<br />
Chuột được chia ngẫu nhiên thành 3 lô,<br />
mỗi lô 10 chuột:<br />
- Lô chứng: Uống nước cất (0,2 ml/10 g<br />
chuột).<br />
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao cồn Lạc<br />
tiên tây liều 150 mg/kg chuột<br />
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao cồn Lạc<br />
tiên tây liều 300 mg/kg chuột.<br />
Sau 60 phút, tiêm tĩnh mạch thiopental liều<br />
40 mg/kg cho cả 3 lô chuột. Theo dõi và so<br />
sánh thời gian ngủ mê của chuột trong 2 lô thử<br />
với lô chứng.<br />
Thời gian chuột ngủ mê được tính từ lúc<br />
chuột mất phản xạ thăng bằng cho tới khi chuột<br />
có lại phản xạ thăng bằng.<br />
<br />
Mô hình hai ngăn sáng tối (3,4,5)<br />
Bộ dụng cụ gồm 1 hộp bằng plexiglas, có 2<br />
ngăn, mỗi ngăn có kích thước 40 × 20 cm. Trong<br />
đó 1 ngăn được chiếu sáng với cường độ 400 lux,<br />
gọi là ngăn sáng. Ngăn còn lại được sơn đen để<br />
giữ tối với cường độ ánh sáng không quá 5 lux,<br />
gọi là ngăn tối. Hai ngăn này thông với nhau<br />
bằng một cửa có kích thước 8 × 8cm.<br />
Chuột thử nghiệm được cho uống 60 phút<br />
trước khi tiến hành thử nghiệm. Chuột được<br />
đặt ở cửa ngăn vùng sáng, tối, hướng ra ngăn<br />
sáng. Sau đó chuột được tự do khám phá<br />
trong 5 phút, được ghi lại bằng một camera<br />
gắn bên trong.<br />
Ghi nhận số lần ra vùng sáng của chuột và<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
- Lô thử LTT150: Uống cao chiết Lạc tiên<br />
tây liều 150 mg/kg chuột.<br />
- Lô thử LTT300: Uống cao chiết Lạc tiên<br />
tây liều 300 mg/kg chuột.<br />
<br />
Mô hình chữ thập nâng cao (3,4,5)<br />
Mô hình chữ thập nâng cao gồm hai nhánh<br />
mở (25 ×5 cm) vuông góc với hai nhánh đóng (25<br />
× 5 × 10 cm) được nối với nhau bằng một vùng<br />
trung tâm (5×5 cm) và nâng cao 80 cm so với mặt<br />
đất và được chiếu sáng 100 lux. Ngoài rìa của<br />
nhánh mở có gờ cao 0,25cm để giảm khả năng<br />
chuột rơi khỏi mô hình.<br />
Chuột được chia ngẫu nhiên 4 lô, mỗi lô 10<br />
chuột:<br />
- Lô chứng: Uống nước cất 0,2 ml/10 g<br />
chuột.<br />
- Lô đối chiếu: Uống Diazepam liều 2<br />
mg/kg chuột.<br />
- Lô thử 1 (LTT150): Uống cao chiết Lạc<br />
tiên tây liều 150 mg/kg chuột<br />
- Lô thử 2 (LTT300): Uống cao chiết Lạc<br />
tiên tây liều 300 mg/kg chuột<br />
30 phút hoặc 60 phút sau khi cho uống thuốc,<br />
chuột được đặt nhẹ nhàng vào trung tâm mô<br />
hình hướng đầu vào cánh tay mở trong 5 phút<br />
để theo dõi thời gian chuột ở từng ngăn. So sánh<br />
số lần chuột ra cánh tay mở, cánh tay đóng và<br />
tổng thời gian chuột ở cánh tay mở, cánh tay<br />
đóng. Sau mỗi thử nghiệm, mô hình được lau<br />
chùi sạch và 5 phút sau tiếp tục thử tiếp.<br />
<br />
Xử lý số liệu thực nghiệm<br />
Số liệu thực nghiệm được biểu diễn dưới<br />
dạng trung bình ± sai số chuẩn (M ± SD).<br />
<br />
125<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Dùng phép kiểm T-test và anova một yếu tố<br />
với phần mềm Minitab 15.0 để so sánh ý nghĩa<br />
thống kê. Vẽ đồ thị bằng chương trình<br />
Microsoft Excel 2007.<br />
<br />
suất tử vong là 0%. Do đó, không thể xác định<br />
được LD50 đường uống.<br />
Dựa vào liều lớn nhất đã thử, chúng tôi xác<br />
định Dmax = 3,2 g cao/kg. Dựa vào Dmax, chúng tôi<br />
chọn 2 liều cao Lạc tiên tây cho các thử nghiệm<br />
dược lý tiếp theo là 150 mg/kg (tương đương<br />
1/20 Dmax, ký hiệu LT150) và 300 mg/kg (tương<br />
đương 1/10 Dmax, ký hiệu LT300).<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Độc tính cấp đường uống<br />
Theo dõi sau 72 giờ thử nghiệm, với liều tối<br />
đa có thể cho uống cao Lạc tiên tây trên chuột<br />
nhắt trắng là 3,2 g cao/kg thể trọng chuột, phân<br />
<br />
Tác dụng hợp đồng với thiopental<br />
Bảng 1: Thời gian ngủ mê của chuột nhắt<br />
Lô<br />
Chứng<br />
LTT 150<br />
LTT 300<br />
<br />
Chất thử<br />
Nước cất + thiopental<br />
LTT150 + thiopental<br />
LTT300 + thipental<br />
<br />
Thời gian ngủ mê (phút)<br />
4,4 ± 5,3<br />
5,46 ± 2,5<br />
8,13 ± 9,7*<br />
<br />
% so với lô chứng<br />
100%<br />
124,09 %<br />
184,72%<br />
<br />
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Ở liều uống 150 mg/kg, cao cồn Lạc tiên tây<br />
kéo dài thời gian ngủ mê của chuột nhắt 24,09 so<br />
với lô chứng (chỉ tiêm liều duy nhất thiopental<br />
40 mg/kg), chưa đạt ý nghĩ thống kê (P > 0,05). Ở<br />
liều cao gấp đôi (300 mg/kg), cao cồn Lạc tiên<br />
kéo dài thời gian ngủ mê đến 84,72% khác biệt có<br />
<br />
ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Kết quả thực<br />
nghiệm này cho thấy cao cồn Lạc tiên tây thể<br />
hiện khuynh hướng hợp đồng với thiopental ở<br />
liều thấp (150 mg/kg) và tác dụng hợp đồng với<br />
thiopental ở liều cao (300 mg/kg). Như vậy, Lạc<br />
tiên tây trồng ở Việt Nam có tác dụng an thần<br />
trên chuột nhắt thực nghiệm.<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm trên mô hình hai ngăn sáng tối<br />
Bảng 2: Số lần chuột ra ngăn sáng và thời gian chuột lưu tại ngăn sáng<br />
Lô<br />
Chứng<br />
DZPP<br />
LTT150<br />
LTT300<br />
<br />
Số lần chuột ra ngăn Tỷ lệ số lần chuột ra<br />
sáng (lần)<br />
ngăn sáng (%)<br />
5,77 ± 1,09<br />
32,22% ± 1,68<br />
8,37 ± 3,9 *<br />
33,38 % ± 3,5<br />
7,28 ± 3,7<br />
33,64% ± 2,7<br />
6,17 ± 1,73<br />
32,72% ± 9,5<br />
<br />
Thời gian chuột lưu lại<br />
ngăn sáng (giây)<br />
105 ±0,02<br />
154 ± 0,02*<br />
164 ± 0,03*<br />
126 ±0,03<br />
<br />
Tỷ lệ thời gian chuột lưu lại<br />
ngăn sáng (%)<br />
35,11% ± 11<br />
51,63 % ± 8,25<br />
54,69 % ± 13,9<br />
42% ± 18,6<br />
<br />
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Thử nghiệm mô hình hai ngăn sáng tối<br />
dựa trên đặc tính của loài gặm nhấm có xu<br />
hướng ở vùng tối hơn là ra ngăn sáng. Do vậy,<br />
thời gian ở vùng sáng và số lần ra vùng sáng<br />
của chuột nhắt tỉ lệ thuận với mức độ giải lo<br />
âu của thuốc nghiên cứu. Những thuốc có tác<br />
dụng giải lo âu có khả năng làm tăng số lần ra<br />
vùng sáng và thời gian chuột lưu tại vùng<br />
sáng của động vật thí nghiệm. Ở lô đối chiếu<br />
(uống diazepam 2 mg/kg), số lần chuột ra<br />
<br />
126<br />
<br />
ngăn sáng tăng 45,06% và thời gian chuột lưu<br />
tại ngăn sáng tăng 46,67% so với lô chứng (P <<br />
0,05). Kết quả này tương tự với các nghiên cứu<br />
trước đây và phù hợp với tác dụng dược lý<br />
vốn có của diazepam (Holbrook, 2000). Trong<br />
khi đó, cả 2 liều thử nghiệm của cao Lạc tiên<br />
tây (150 mg/kg và 300 mg/kg) số lần chuột ra<br />
ngăn sáng mặc dù có tăng (19,58% và 6,89%)<br />
nhưng không đạt ý nghĩa thống kê so với lô<br />
chứng (P > 0,05). Thời gian lưu lại ngăn sáng<br />
của chuột uống cao Lạc tiên tây liều 150 mg/kg<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
và 300 mg/kg đều tăng (56,19% và 20%) so với<br />
lô chứng, nhưng không tỉ lệ thuận với liều<br />
dùng. Sự gia tăng thời gian lưu lại ngăn sáng<br />
của chuột uống cao Lạc tiên liều 150 mg/kg<br />
tăng khác biệt ý nghĩa thống kê so với lô<br />
chứng (P < 0,05). Như vậy, cao cồn Lạc tiên tây<br />
thể hiện tác dụng giải lo âu trên chuột nhắt ở<br />
liều uống 150 mg/kg.<br />
<br />
Kết quả thử nghiệm trên mô hình chữ thập<br />
nâng cao<br />
Bảng 3: Số lần chuột ra nhánh mở và thời gian chuột<br />
lưu lại nhánh mở<br />
Lô<br />
<br />
Sau 30 phút uống thuốc Sau 60 phút uống thuốc<br />
Thời gian<br />
Thời gian<br />
Số lần ra<br />
Số lần ra<br />
lưu lại<br />
lưu lại<br />
nhánh mở<br />
nhánh mở (<br />
nhánh mở<br />
nhánh mở<br />
lần )<br />
(lần)<br />
(phút)<br />
(phút)<br />
<br />
Chứng 0,38 ± 0,37 0,27 ± 0,06 0,37 ± 0,26 0,23 ± 0,06<br />
DZP<br />
<br />
2 ± 0,46*<br />
<br />
0,63 ± 0,14 1,75 ± 0,45* 0,61 ± 0,14<br />
<br />
LTT150 3,38±0,62** 0,32 ± 0,15 2,25 ± 0,49* 0,55 ± 0,25<br />
LTT300 2,5 ± 0,57* 0,32 ± 0,05 3,88±0,64** 1,67 ± 0,36<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Mô hình chữ thập nâng cao được xây dựng<br />
trên sự tương phản nhu cầu khám phá vùng<br />
lãnh thổ mới của chuột và bản năng tránh xa<br />
vùng có nguy cơ (không gian mở và độ cao so<br />
với nền nhà của cánh tay mở). Số lần ra vùng<br />
cánh tay mở và thời gian ở vùng cánh tay mở<br />
của động vật được xem là hành vi thể hiện<br />
mức độ lo âu của chúng ở môi trường mới.<br />
Những thuốc có tác dụng giải lo âu có khả<br />
năng làm tăng thời gian và số lần ra cánh tay<br />
mở của động vật. Kết quả thực nghiệm cho<br />
thấy cả 2 nhóm uống cao Lạc tiên tây (liều 150<br />
mg/kg và 300 mg/kg) đều có số lần chuột ra<br />
nhánh mở và thời gian lưu tại nhánh mở tăng<br />
có ý nghĩa thống kê so với lô chứng và tương<br />
đương với nhóm đối chứng (uống diazepam 2<br />
mg/kg). Kết quả này cho thấy, cao cồn Lạc tiên<br />
tây liều 150 mg/kg và 300 mg/kg đều thể hiện<br />
tác dụng giải lo âu trên mô hình chữ thập<br />
nâng cao tương tự diazepam 2 mg/kg.<br />
<br />
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05). **<br />
Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,01).<br />
<br />
Độc tính bán trường diễn<br />
Bảng 4: Chỉ số huyết học, sinh hóa của chuột nhắt sau 60 ngày dùng cao Lạc tiên tây<br />
Chỉ số<br />
Hồng cầu (triệu/mm3)<br />
Bạch cầu (triệu/mm3)<br />
Hb (%)<br />
Ure (mg/dL)<br />
Creatin (mg/dL)<br />
AST (U/L)<br />
ALT (U/L)<br />
<br />
Lô chứng<br />
9,19 ± 2,1<br />
9,55 ± 0,4<br />
152 ± 11,2<br />
11,64 ±2,0<br />
67,0 ± 4,3<br />
132,67± 41,5<br />
94,11 ± 38,9<br />
<br />
Lô LTT150<br />
6,99 ± 2,7 (76,06%)<br />
9,41 ± 2,0 (98,53%)<br />
146,56 ± 32,4 (96,42%)<br />
13,99 ± 2,4* (120,2%)<br />
74,67 ± 8* (111,4%)<br />
113,22 ± 17,0 (85,33%)<br />
76,00 ± 12,0 (80,76%)<br />
<br />
Lô LTT300<br />
7,46 ±2,4 (81,17%)<br />
9,46 ± 2,0 (99,05%)<br />
142,11 ± 32,8 (93,49%)<br />
14,54 ± 2,4* (124,9%)<br />
68,11 ± 3,9 (101,6%)<br />
117,33 ± 23,0 (88,43%)<br />
77,67 ± 16,0 (82,53%)<br />
<br />
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (P < 0,05).<br />
<br />
Nhận xét:<br />
Trong suốt thời gian thí nghiệm, chuột cả 3 lô<br />
đều hoạt động bình thường, nhanh nhẹn, lông<br />
mượt, mắt sáng, ăn uống tốt, phân khô, không<br />
thấy bất kỳ biểu hiện gì đặc biệt ở cả 3 lô chuột<br />
trong suốt 8 tuần nghiên cứu.<br />
Sau 8 tuần uống cao chiết Lạc tiên tây 2 liều<br />
150 mg/kg chuột và 300 mg/kg chuột, tất cả các<br />
xét nghiệm đánh giá chức năng tạo máu (số<br />
lượng hồng cầu, hàm lượng hemoglobin, số<br />
<br />
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền<br />
<br />
lượng bạch cầu) không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê so với lô chứng và giữa các thời điểm<br />
trước và sau khi uống thuốc (p > 0,05). Quan sát<br />
đại thể sau 8 tuần uống cao chiết Lạc tiên tây liều<br />
300mg/kg chuột và liều 600mg/kg chuột: Giải<br />
phẫu tất cả các lô để quan sát đại thể các tạng<br />
phủ của chuột, không thấy bất kỳ thay đổi bệnh<br />
lý nào về hình thái đại thể của các cơ quan tim,<br />
gan, thận, bàng quang và hệ tiêu hóa.<br />
Chỉ số ure và creatin của lô uống 150<br />
<br />
127<br />
<br />