TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN<br />
“TB-15” TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU NGUYÊN PHÁT<br />
Hà Thị Nga*; Trần Quốc Bảo**; Đỗ Viết Phương**<br />
Dương Quang Hiến**; Huỳnh Nguyễn Lộc*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị và tác dụng không mong muốn của bài thuốc “TB-15” trên<br />
bệnh nhân (BN) bị rối loạn lipid máu (RLLM) nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: nghiên<br />
cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang, so sánh trước và sau điều trị 41 BN bị RLLM, được dùng bài<br />
thuốc y học cổ truyền TB-15 trong 21 ngày liên tục. Kết quả và kết luận: sau điều trị, tất cả triệu<br />
chứng lâm sàng đều cải thiện rõ rệt (loại khá và tốt đạt 95,1%); nồng độ trung bình cholesterol,<br />
tryglycerid, LDL-C và HDL-C đều thay đổi theo hướng có lợi cho cơ thể có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.<br />
Kết quả điều trị chung đạt 90,2%, trong đó tốt 26,8%, khá 43,9%. Trong quá trình sử dụng<br />
bài thuốc TB-15 cho BN, không thấy xuất hiện triệu chứng bất thường về lâm sàng; thay đổi chỉ<br />
số về huyết học, sinh hóa máu trước và sau điều trị không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
* Từ khóa: Rối loạn lipid máu; Đàm trệ huyết ứ; Bài thuốc TB-15.<br />
<br />
Evaluation of the Effect of the Traditional Remedy “TB-15” on Patients<br />
with Primary Dyslipidemia<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate treatment effects and adverse effects of TB-15 on patients with<br />
primary dyslipidemia. Subjects and methods: A prospective, descriptive and comparative study<br />
was conducted on 41 patients with dyslipidemia, using traditional medicine TB -15 for 21<br />
consecutive days. Results and conclusion: After treatment, all clinical symptoms improved<br />
significantly (good and excellent outcomes reached 95.1%); Average cholesterol concentration;<br />
triglycerides, LDL-C and HDL-C were statistically positive to the body (p < 0.05). The overall<br />
evaluation of the treatment was good in 90.2%, in which excellent effect was seen in 26.8%,<br />
good effect was 43.9%. In the course of using TB-15 postmenopausal regimen, no clinical<br />
manifestations or changes in hematologic index were observed. The biochemistry of blood<br />
before and after treatment was not statistically significant (p > 0.05).<br />
* Keywords: Dyslipidemia; Blood stasis; TB-15 remedy.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là yếu<br />
tố nguy cơ chủ yếu phát sinh và thúc đẩy<br />
nhanh quá trình gây xơ vữa động mạch,<br />
<br />
từ đó làm tăng tỷ lệ bệnh tim mạch và đột<br />
quỵ não. Điều trị hiệu quả chứng RLLM,<br />
nhằm hạn chế phát triển của bệnh vữa xơ<br />
động mạch và ngăn ngừa các biến chứng<br />
có thể xảy ra do RLLM [1].<br />
<br />
* Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Dương Quang Hiến (bshien3012@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 02/12/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 30/01/2018<br />
Ngày bài báo được đăng: 02/03/2018<br />
<br />
59<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
Quan niệm của Y học Cổ truyền (YHCT)<br />
cho rằng hội chứng RLLM của Y học<br />
Hiện đại (YHHĐ) thuộc phàm trù chứng<br />
“Đàm trệ”, nguyên nhân chủ yếu do rối<br />
loạn chức năng các tạng phủ trong cơ thể,<br />
đặc biệt là tạng tỳ, phế, thận gây ra.<br />
Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên<br />
nhân và cơ chế bệnh sinh với pháp đồ<br />
điều trị chính là kiện tỳ, dưỡng phế,<br />
ích thận, tiêu đàm từ thấp. Trên thực tế,<br />
nhiều vị thuốc, bài thuốc có tác dụng điều<br />
chỉnh RLLM ở mức độ khác nhau, cải thiện<br />
các triệu chứng lâm sàng và ít tác dụng<br />
phụ không mong muốn [2]. Để có thêm<br />
lựa chọn điều trị cho người bệnh RLLM,<br />
chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tác dụng<br />
không mong muốn của bài thuốc TB-15<br />
trên BN bị RLLM nguyên phát.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
- 41 BN tuổi từ 30 - 70 không phân biệt<br />
giới tính, đến khám và điều trị tại Viện Y<br />
Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh<br />
từ 11 - 2016 đến 6 - 2017, đáp ứng đủ<br />
tiêu chuẩn chọn BN (tăng lipid máu mức<br />
độ nhẹ và vừa).<br />
- Chất liệu nghiên cứu:<br />
+ Thành phần và liều lượng bài thuốc<br />
TB-15 do nhóm nghiên cứu xây dựng gồm:<br />
Trạch tả 30 g, Đại hoàng 08 g, Sơn tra 12 g,<br />
Bạch truật 20 g, Phá cố chỉ 10 g, Đan sâm<br />
30 g, Chỉ xác 20 g, Qua lâu nhân 15 g.<br />
+ Dạng thuốc: các vị thuốc trong bài<br />
thuốc TB-15 do Khoa Dược, Viện Y Dược<br />
học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh cung<br />
cấp, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn<br />
60<br />
<br />
dược liệu của Bộ Y tế [3]; chiết xuất và<br />
đóng túi tự động bằng máy, ở nhiệt độ<br />
120oC, áp suất 1,5 AT, duy trì sôi trong<br />
4 giờ, mỗi túi 145 ml (tỷ lệ 1:1).<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh<br />
trước và sau điều trị.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- YHHĐ: BN được chẩn đoán RLLM<br />
theo tiêu chuẩn của Hội Tim mạch học<br />
Việt Nam (2010) (TC > 5,2 mmol/l,<br />
TG > 2,3 mmol/l, HDL-C < 0,9 mmol/l,<br />
LDL-C > 3,4 mmol/l).<br />
- YHCT: BN được khám (vọng, văn,<br />
vấn, thiết), chẩn đoán thể bệnh “đàm trệ<br />
huyết ứ” theo tiêu chuẩn chẩn đoán của<br />
“Nguyên tắc chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng<br />
thuốc Trung dược và tân dược” của Cục<br />
Tổ chức Pháp chế Giám sát quản lý chất<br />
lượng thuốc Quốc gia, Bộ Y tế Trung Quốc<br />
(2002) [7].<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- BN bị bệnh tiểu đường, tăng huyết<br />
áp, tăng lipid máu mức độ nặng.<br />
- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú,<br />
BN dị ứng với thuốc nghiên cứu.<br />
- Trong vòng nửa năm trở lại đây mắc<br />
các bệnh cấp tính nguy hiểm như đột quỵ<br />
não, chấn thương nghiêm trọng phải đại<br />
phẫu thuật, nhiễm trùng cấp tính, suy gan,<br />
thận cấp.<br />
- Rối loạn chuyển hóa lipid máu thứ<br />
phát hoặc đang dùng thuốc có ảnh hưởng<br />
đến nồng độ lipid máu: corticoid, thuốc lợi<br />
tiểu, thuốc chẹn giao cảm…<br />
- BN không dùng thuốc đúng liều, đúng<br />
thời gian, không làm xét nghiệm theo quy<br />
định, không hợp tác trong điều trị.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
* Phương pháp điều trị:<br />
- BN tham gia nghiên cứu được khám<br />
lâm sàng, làm xét nghiệm đầy đủ 2 lần<br />
(trước và sau đợt dùng thuốc nghiên cứu),<br />
ghi các số liệu thu thập theo mẫu phiếu<br />
nghiên cứu thống nhất phù hợp với mục<br />
tiêu nghiên cứu.<br />
- BN được uống nước sắc của bài<br />
thuốc TB-15 145 ml/ngày chia 2 lần, vào<br />
lúc 8 giờ sáng và 3 giờ chiều.<br />
- Liệu trình điều trị liên tục 21 ngày.<br />
Trong thời gian điều trị, BN không dùng<br />
thêm thuốc khác có ảnh hưởng đến nồng<br />
độ lipid máu.<br />
* Chỉ tiêu theo dõi:<br />
- Một số chỉ tiêu đánh giá tác dụng<br />
không mong muốn của thuốc (choáng,<br />
tăng hoặc hạ huyết áp, đau bụng, buồn<br />
nôn, nôn, đi ngoài lỏng, dị ứng thuốc).<br />
Thay đổi bất thường kết quả xét nghiệm<br />
một số chỉ tiêu về công thức máu, hóa<br />
sinh máu (ure, creatinin, glucose, protein,<br />
AST, ALT, GGT, bilirubin) sau đợt điều trị.<br />
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả điều trị:<br />
+ Cải thiện các triệu chứng lâm sàng:<br />
đau đầu cảm giác như đội mũ chật, hoa<br />
mắt chóng mặt, ngũ tâm phiền nhiệt, mất<br />
ngủ, tức ngực, chân tay tê bì.<br />
+ Thay đổi các thành phần lipid máu<br />
trước và sau điều trị: CT, TG, LDL-C, HDL-C.<br />
* Nhận định và đánh giá kết quả:<br />
- Lâm sàng: thông qua cải thiện các<br />
triệu chứng lâm sàng giữa trước và sau<br />
điều trị, theo tiêu chuẩn của “Nguyên tắc<br />
chỉ đạo nghiên cứu lâm sàng thuốc Trung<br />
dược và tân dược” [4]:<br />
+ Tốt: hết hẳn hoặc cơ bản hết các triệu<br />
chứng lâm sàng, mức độ giảm điểm ≥ 75%.<br />
+ Khá: cải thiện rõ rệt các triệu chứng<br />
lâm sàng, mức độ giảm ≥ 50% đến < 75%.<br />
<br />
+ Trung bình: các triệu chứng lâm sàng<br />
có chuyển biến, mức độ giảm ≥ 30% đến<br />
< 50%.<br />
+ Kém: các triệu chứng lâm sàng không<br />
chuyển biến hoặc nặng thêm, mức độ<br />
giảm < 30%.<br />
- Cận lâm sàng: đánh giá hiệu quả<br />
điều trị dựa theo “Tiêu chuẩn đánh giá kết<br />
quả điều trị RLLM máu” [4]:<br />
+ Tốt: các thành phần lipid máu đều<br />
trở về giới hạn bình thường.<br />
+ Khá: CT giảm ≥ 20%; TG giảm ≥ 40%;<br />
CT- HDL-C/HDL-C giảm ≥ 20%; HDL-C<br />
tăng ≥ 10 mg/dl.<br />
+ Trung bình: CT giảm 10 - 20%; TG<br />
giảm 20 - 40%; CT-HDL-C/HDL-C giảm<br />
10 - 20%; HDL-C tăng 4 - 10 mg/dl.<br />
+ Kém: thành phần lipid máu không đạt<br />
được thay đổi như trên hoặc tăng thêm.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm BN<br />
nghiên cứu.<br />
- Tuổi trung bình 64,9 ± 8,23; thấp nhất<br />
32 tuổi, cao nhất 71 tuổi, chủ yếu > 50 tuổi<br />
(92,5%).<br />
- Cân nặng trung bình 56,3 ± 7,1 kg,<br />
BMI trung bình 24,8 ± 2,1; BN thừa cân<br />
và béo phì (BMI > 23) chiếm 44,6%.<br />
- Các triệu chứng lâm sàng thường gặp:<br />
đau đầu cảm giác như đội mũ chật 77,5%,<br />
hoa mắt chóng mặt 70%, ngũ tâm phiền<br />
nhiệt 75,2%, mất ngủ 60,3%, tức ngực<br />
48,7%, chân tay tê bì 72,5%; rêu lưỡi trơn<br />
nhớp 72,3%, mạch huyền hoạt 84,4%.<br />
- RLLM thể tăng TG gồm 23/41 BN<br />
(56,1%), tăng CT máu 17/41 BN (41,5%);<br />
tăng lipid máu hỗn hợp 14/41 BN (34,1%).<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ Y DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng.<br />
* Thay đổi các triệu chứng lâm sàng:<br />
Sau 21 ngày điều trị liên tục, các triệu chứng lâm sàng đều giảm rõ so với trước<br />
điều trị, trong đó: tốt 1 BN (2,4%); khá 38 BN: (92,7%) và trung bình 2 BN (4,9%).<br />
* Kết quả điều chỉnh các thành phần lipid máu:<br />
Bảng 1: Thay đổi nồng độ trung bình các thành phần lipid máu (n = 41).<br />
Trƣớc điều trị ( ± SD)<br />
<br />
Sau điều trị ( ± SD)<br />
<br />
CT (mmol/l)<br />
<br />
6,25 ± 0,77<br />
<br />
5,01 ± 0,67<br />
<br />
TG (mmol/l)<br />
<br />
3,98 ± 1,05<br />
<br />
2,39 ± 0,85<br />
<br />
HDL-C (mmol/l)<br />
<br />
0,95 ± 0,05<br />
<br />
1,06 ± 0,04<br />
<br />
LDL-C (mmol/l)<br />
<br />
4,28 ± 0,57<br />
<br />
3,30 ± 0,46<br />
<br />
Các thành phần lipid máu<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Sau đợt điều trị, nồng độ trung bình các thành phần lipid máu đều thay đổi theo<br />
hướng có lợi cho cơ thể, so với trước điều trị đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Trong đó, nồng độ trung bình cholesterol, triglycerid và LDL-C thay đổi giảm; HDL-C<br />
thay đổi tăng lên sau điều trị.<br />
Bảng 2: Kết quả cải thiện từng thành phần lipid máu sau điều trị.<br />
Kết quả<br />
<br />
CT (n = 17)<br />
<br />
TG (n = 23)<br />
<br />
HDL-C (n = 14)<br />
<br />
CT-HDL-C/HDL-C<br />
(n = 11)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
5 (29,4)<br />
<br />
Khá<br />
<br />
6 (35,3)<br />
<br />
10 (43,6)<br />
<br />
4 (28,6)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
4 (23,5)<br />
<br />
3 (13,0)<br />
<br />
0<br />
<br />
Kém<br />
<br />
15 (88,2)<br />
<br />
9 (39,1)<br />
<br />
2 (11,8)<br />
<br />
22 (95,7)<br />
<br />
10 (71,4)<br />
<br />
1 (4,3)<br />
<br />
14 (100)<br />
<br />
4 (36,4)<br />
<br />
10 (90,9)<br />
<br />
6 (54,5)<br />
<br />
0<br />
<br />
1 (9,1)<br />
<br />
Kết quả cải thiện giảm CT là 15/17 BN (88,23%); giảm TG: 22/23 BN (95,7%); tăng<br />
HDL-C: 14/41 BN (100%); tỷ lệ CT-HDL-C/HDL-C: 10/11 BN (90,9%).<br />
Bảng 3: Kết quả thay đổi các thành phần lipid máu sau điều trị (n = 41).<br />
Loại<br />
n (%)<br />
n<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
62<br />
<br />
Tốt<br />
<br />
Khá<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Kém<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
11<br />
<br />
18<br />
<br />
8<br />
<br />
4<br />
<br />
41<br />
<br />
26,8<br />
<br />
43,9<br />
<br />
19,5<br />
<br />
9,8<br />
<br />
100<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2018<br />
* Đánh giá tác dụng không mong muốn:<br />
Bảng 4: Thay đổi chỉ số huyết học trước và sau đợt điều trị (n = 41).<br />
Trƣớc điều trị ( ± SD)<br />
<br />
Sau điều trị ( ± SD)<br />
<br />
4,1 ± 0,5<br />
<br />
4,1 ± 0,4<br />
<br />
136,3<br />
<br />
137,4<br />
<br />
Bạch cầu (G/l)<br />
<br />
6,0 ± 1,6<br />
<br />
6,1 ± 1,3<br />
<br />
Tiểu cầu (G/l)<br />
<br />
216,6<br />
<br />
218,7<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Hồng cầu (T/l)<br />
Huyết sắc tố (g/l)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bảng 5: Thay đổi chỉ số sinh hóa máu trước và sau đợt điều trị (n = 41).<br />
Trƣớc điều trị ( ± SD)<br />
<br />
Sau điều trị ( ± SD)<br />
<br />
SGOT (U/l)<br />
<br />
35,3 ± 12,2<br />
<br />
36,7 ± 10,4<br />
<br />
SGPT (U/l)<br />
<br />
38,9 ± 17,4<br />
<br />
37,6 ± 15,2<br />
<br />
GGT (U/l)<br />
<br />
56,8 ± 40,5<br />
<br />
54,5 ± 32,0<br />
<br />
5,3 ± 1,1<br />
<br />
5,3 ± 1,0<br />
<br />
Creatinin (µmol/l)<br />
<br />
82,2 ± 19,5<br />
<br />
80,9 ± 16,2<br />
<br />
Glucose (mmol/l)<br />
<br />
5,3 ± 0,5<br />
<br />
5,3 ± 0,4<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Ure (mmol/l)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
- Thay đổi một số chỉ số huyết học và sinh hóa máu sau 21 ngày điều trị so với<br />
trước điều trị đều không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
- Trong quá trình điều trị, 02 BN xuất hiện đau bụng và đi ngoài ngày đầu sau uống<br />
thuốc, sau khi hướng dẫn BN thay đổi cách uống, bệnh tự hết, tiếp tục điều trị không<br />
phải dừng thuốc.<br />
BÀN LUẬN<br />
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn điều trị<br />
trên lâm sàng, hiện nay các thầy thuốc<br />
YHCT đều cho rằng chứng “đàm trệ”<br />
của YHCT chính là hội chứng rối loạn<br />
chuyển hóa của YHHĐ, trong đó có RLLM.<br />
Nguyên nhân sinh “đàm” theo YHCT là do<br />
rối loạn chức năng các tạng phủ trong cơ<br />
thể, nhưng chủ yếu là tạng tỳ, thận. Vì tỳ<br />
hóa sinh ra đàm, nguồn gốc của đàm đều<br />
ở thận. Khi tỳ hư không vận hoá được,<br />
thủy dịch kết đọng lại thành đàm; thận hư<br />
thuỷ không sinh ra huyết mà tràn lên<br />
<br />
thành đàm. Cho nên pháp điều trị chính<br />
của chứng bệnh này là kiện tỳ, ích thận,<br />
tiêu đàm trừ thấp.<br />
Các triệu chứng trên lâm sàng của BN<br />
bị RLLM, YHCT phân làm nhiều thể bệnh<br />
khác nhau, hay gặp nhất là thể “đàm trệ<br />
huyết ứ”. Vì vậy, chúng tôi chọn BN ở thể<br />
này để nghiên cứu. Phương pháp điều trị<br />
thường dùng trong thể bệnh “đàm trệ<br />
huyết ứ” là kiện tỳ tiêu đàm hoạt huyết<br />
hóa ứ. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng<br />
bài thuốc TB-15 gồm 08 vị. Dựa vào các<br />
nghiên cứu gần đây về tác dụng dược lý<br />
63<br />
<br />