Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về môn học Giáo dục thể chất
lượt xem 3
download
Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC); Về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế; Về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá thực trạng công tác dạy học nội khóa và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về môn học Giáo dục thể chất
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DẠY HỌC NỘI KHÓA VÀ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ VỀ MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT TS. Nguyễn Thế Tình, ThS. Nguyễn Đình Duy Nghĩa Khoa Giáo dục thể chất – Đại học Huế TÓM TẮT Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê đề tài đã tiến hành đánh giá được thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất (GDTC); về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC; về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập; về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế; về động cơ học tập, mức độ hứng thú, biểu hiện hành vi của sinh viên và về các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hứng thú tham gia học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế. Từ khóa: Đánh giá thực trạng; Nhận thức; Giáo dục thể chất; Chương trình môn học; Sinh viên Đại học Huế. ABSTRACT By the method of analyzing and synthesizing documents, interviewing methods, observational methods and statistical mathematical methods, the subject has evaluated the situation of the curriculum of the subject programs Physical Education; on the contingent of teachers who teach the subject program of physical education; facilities for teaching and learning; about the learning results of the Physical Education subject program of Hue University students; on learning motivation, interest level, and behavioral manifestations of students and about the reasons affecting the interest level in learning Physical Education subject program of Hue University students. Keywords: Situation assessment; Awareness; Physical Education; Subject program; Students of Hue University. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ GDTC là một quá trình giáo dục đồng thời cũng là một hoạt động văn hoá xã hội, lấy sự phát triển cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao sức khoẻ làm đặc trưng cơ bản. Không những thế, GDTC còn giúp hình thành ở sinh viên những kĩ năng ứng xử, giao tiếp, những hành vi đạo đức đúng đắn khi luyện tập. Đồng thời còn góp phần giáo dục lối sống tích cực, lành mạnh và bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nhân cách cho sinh viên để đáp ứng được những yêu cầu phát triển con người toàn diện gì mà xã hội, đất nước đang mong đợi ở thế hệ trẻ. Ở tuổi sinh viên, đây là giai đoạn phát triển con người một cách toàn diện nhất. Là giai đoạn hoàn chỉnh về tâm lí, là lứa tuổi tràn đầy sức sống, họ có những khả năng tiếp thu kiến thức và sáng tạo ra những cái mới. Họ luôn muốn thể hiện và chứng tỏ bản thân mình là những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài việc trau dồi kiến thức nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, họ còn có mong muốn có được thân hình tràn đầy sức sống, có tầm vóc và thể lực tốt. Chính vì vậy ngoài việc học môn GDTC trên lớp các bạn cũng tìm đến các CLB thể thao để 702
- luyện tập thêm như: aerobic, thể hình, bóng đá, teniss, bóng chuyền, cầu lông…hay họ cũng có thể xây dựng ra những bài tập để phù hợp với bản thân hơn. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề GDTC trong trường học nói chung, bậc Đại học nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập. Việc GDTC cho sinh viên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thể trạng, sức khoẻ của các em, gây mất cân đối, hài hoà giữa phát triển trí tuệ, thể chất và phát triển toàn diện con người. Tại Đại học Huế cũng vậy, công tác GDTC đang còn nhiều bất cập như cơ sở vật chất thiếu thốn, diện tích đất dành cho hoạt động TDTT chất hẹp, chương trình học chưa có nhiều đổi mới, và chỉ mới bước đầu cải tiến theo hướng đáp ứng nhu cầu, sở thích của người học,... Từ những hạn chế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng và nhận thức của sinh viên Đại học Huế về công tác Giáo dục thể chất” PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát và phương pháp toán học thống kê. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Thực trạng về công tác GDTC nội khóa cho sinh viên tại Đại học Huế 2.1.1 Thực trạng về chương trình môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Hiện nay, Đại học Huế đang sử dụng 03 chương trình cụ thể như sau: - Chương trình môn học GDTC theo Quyết định số 1096/QĐ-ĐHH ngày 10/9/2015 của Giám đốc Đại học Huế về ban hành chương trình môn học GDTC. Được áp dụng theo hệ thống niên chế từ khóa tuyển sinh năm 2015 trở về trước (gọi tắt là chương trình GDTC niên chế). Hiện nay, hầu hết sinh viên đã hoàn thành chương trình môn học, nhưng vẫn còn một số sinh viên chưa tốt nghiệp cần bổ sung các học phần còn thiếu để đảm bảo điều kiện cấp chứng chỉ Giáo dục thể chất theo quy định. - Chương trình môn học GDTC theo Quyết định số 279/QĐ-ĐHH ngày 21/3/2016 của Giám đốc Đại học Huế. Được áp dụng theo hệ thống tín chỉ từ khóa tuyển sinh năm 2016 (gọi tắt Chương trình môn học GDTC cơ bản). Hầu hết, sinh viên Đại học Huế đang thực hiện chương trình này và nhìn chung có nhiều thuận lợi khi có nhiều môn học để sinh viên thực hiện, không có sự trùng lặp môn học nhưng chỉ đảm bảo duy nhất mỗi môn ở một mức độ đôi lúc làm cho sinh viên nhàm chán, không hứng thú. - Chương trình môn học GDTC theo Quyết định số 1062/QĐ-ĐHH ngày 12/8/2019 của Giám đốc Đại học Huế. Được áp dụng theo hệ thống tín chỉ từ khóa tuyển sinh năm 2019 (gọi tắt Chương trình môn học GDTC theo sở thích, nhu cầu - mô hình Câu lạc bộ). Đây là một chương trình hay, giúp sinh viên thỏa mãn được nhu cầu học tập, rèn luyện sức khỏe và năng khiếu thể thao. Nhìn chung, chương trình môn học GDTC của Đại học Huế hiện nay là đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đào tạo, tuy nhiên các nội dung dạy học còn nặng về mặt kĩ – chiến thuật mà chưa có nhiều hoạt động mang tính rèn luyện thể chất kết hợp với vui chơi, giải trí tạo nhiều hứng thú cho người học. 703
- 2.1.2 Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Hiện nay, việc giảng dạy môn học GDTC của các trường đại học thành viên và trường trực thuộc và các khoa thuộc Đại học Huế đều do Khoa GDTC-Đại học Huế phụ trách giảng dạy. Về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Cụ thể tại bảng 1 sau đây: Bảng 1: Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Trình độ Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Tổng cộng Nội dung Số lượng (người) 5 37 8 50 Tỉ lệ (%) 10 74 16 100 Qua bảng 1 cho thấy tại Đại học Huế hiện nay có 50 giảng viên GDTC, trong đó: trình độ cử nhân là 5 người (chiếm 10%); Thạc sĩ là 37 người (chiếm 74%) và Tiến sĩ là 8 người (8%). Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đảm bảo cả số lượng và trình độ để đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy. Cán bộ, giảng viên luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác giảng dạy. Tuy nhiên, hiện vẫn cón 5 giảng viên có trình độ cử nhân, trong đó 01 cán bộ đang tham gia học cao học, còn 4 giảng viên có độ tuổi lớn (chỉ còn 3-4 năm sẽ đến tuổi nghỉ hưu), do đó có đủ kinh nghiệm giảng dạy để đảm bảo yêu cầu về chuyên môn trong công tác dạy học môn học GDTC không chuyên cho sinh viên Đại học Huế. Nhưng nếu xét theo quy định của Luật Giáo dục thì 5 giảng viên này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ một cách thường xuyên. 2.1.3 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Yếu tố cơ sở vật chất, các trang thiết bị dụng cụ, sân bãi, phòng học lý thuyết, máy tính, thư viện... phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện là điều kiện quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo. Số lượng, chất lượng dụng cụ, cũng như mặt bằng diện tích các sân tập phải đảm bảo đủ không gian, thời gian... để sinh viên có thể tập luyện không những trong các giờ chính khóa mà còn có thể tập luyện ngoại khóa. Cụ thể tại bảng 2 sau đây: Bảng 2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế Đơn vị Khoa Đại học thành viên TT Sân bãi tính GDTC và Khoa thuộc 1 Sân Bóng ném Sân 01 00 2 Sân TDTK Sân 08 03 3 Sân Bóng đá Sân 02 07 4 Sân Bóng chuyền Sân 05 08 5 Sân Bóng rổ Sân 03 02 6 Nhà tập Cầu lông Sân 02 01 704
- 7 Khu tập Thể dục dụng cụ Khu 02 02 8 Hố nhảy cao, nhảy xa Hố 7 02 9 Đường chạy 50m Đường 03 00 10 Đường chạy 1000m Đường 01 00 11 Nhà tập tổng hợp Nhà 02 01 12 Phòng cờ vua Phòng 04 03 13 Nhà tập Bóng bàn Nhà 01 04 14 Sân Quần vợt Sân 00 02 Tổng cộng 40 35 15 Diện tích đất m2 25583 30567 (Nguồn: trích Báo cáo số 1466/BC-ĐHH của Giám đốc Đại học Huế về việc 02 năm thực hiện Quyết định 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và TTTH) Qua bảng 2 cho thấy diện tích đất và dụng cụ tập luyện cho sinh viên Đại học Huế, do toàn bộ sinh viên Đại học Huế tập trung học tập từ thứ 2 đến thứ 6 tại Khoa GDTC nên với 25583m2 là nhỏ, nếu tính đầu sinh viên thì chỉ đạt 1,1-1,2m2/sinh viên diện tích đất để tập luyện TDTT, số lượng đường chạy, nhà thi đấu cũng không nhiều, nên việc sắp xếp môn học phù hợp và đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập là một trong những nhiệm vụ tương đối khó khăn. Ngoài ra, hàng năm Khoa GDTC - Đại học Huế đã mua sắm các dụng cụ cơ bản nhằm phục vụ công tác GDTC như: Bóng đá từ 250-300 quả/năm học; Bóng rổ hơn 100 quả/năm học; Cầu lông hơn 100 ống/năm học; Bóng bàn hơn 100 quả/năm học; Vợt Bóng bàn, vợt Cầu lông 50 cặp/năm học; Lưới Bóng chuyền, lưới Bóng bàn 10-15 cái/năm học; Lưới Bóng rổ 10 cặp/năm học; Sào nhảy cao 10 cái/năm học; Dây nhảy 50 sợi/2-3 năm học; Cầu đá hơn 300 quả/năm học;… và nhiều dụng cụ khác phục vụ cho việc giảng dạy, học tập GDTC và các hoạt động TDTT khác cho sinh viên Đại học Huế. Do sinh viên của tất cả các trường, khoa đều tập trung học tập môn học GDTC tại Khoa GDTC- Đại học Huế nên vẫn đang thiếu về số lượng, theo ước tính chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu của sinh viên trong toàn Đại học Huế. Các sân bãi dụng cụ như: đường chạy tiêu chuẩn, sân điền kinh, sân đá cầu, sân quần vợt, bể bơi hiện vẫn chưa có. Sân bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện nay đã xuống cấp, chưa đạt tiêu chuẩn thi đấu, số lượng còn hạn chế, đặc biệt là các sân tập trong nhà để phù hợp với thời tiết mưa nhiều tại Thừa Thiên Huế. 2.1.4 Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế Để đánh giá thực trạng về kết quả học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế đề tài đã tiến hành phân tích số liệu của 9272 sinh viên của 9 trường đại học thành viên và trực thuộc Đại học Huế. Kết quả thu được tại bảng 3 sau đây: 705
- Bảng 3: Kết quả học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế khóa tuyển sinh năm 2017 (n=9272) Đạt Không đạt TT Đơn vị đào tạo n n % n % 1 Trường Đại học Y Dược 1338 1277 95,44 61 4,56 2 Trường Đại học Khoa học 919 656 71,38 263 28,62 3 Trường Đại học Sư phạm 988 801 81,07 187 18,93 4 Trường Đại học Nông Lâm 1364 1016 74,49 348 25,51 5 Trường Đại học Nghệ thuật 48 44 91,67 4 8,33 6 Trường Đại học Ngoại ngữ 1747 1434 82,08 313 17,92 7 Trường Đại học Kinh tế 1357 1079 79,51 278 20,49 8 Trường Đại học Luật 1029 869 84,45 160 15,55 9 Trường Du lịch 482 408 84,65 74 15,35 Tổng cổng 9272 7584 81.79 1688 18.21 Qua bảng 3 thấy rằng tỉ lệ sinh viên chưa đạt yêu cầu môn học GDTC khá cao, đặc biệt sinh viên một số trường như: trường Đại học Sư phạm có 18,93% sinh viên không đạt yêu cầu; trường Đại học kinh tế có 20,49% sinh viên không đạt yêu cầu; trường Đại học Nông Lâm có 25,51% sinh viên không đạt yêu cầu; trường Đại học Khoa học có 28,62% sinh viên không đạt yêu cầu. Chỉ sinh viên trường Đại học Y Dược và trường Đại học Nghệ thuật có tỉ lệ đạt yêu cầu môn học cao, tương ứng với tỉ lệ 4,56% và 8,33%. Điều này thấy rằng, tỉ lệ sinh viên đạt yêu cầu môn học vẫn còn thấp. Do vậy, trong quá trình giảng dạy cần điều chỉnh về mặt nội dung, phương pháp, cách thức đánh giá nhằm tăng cường sự hứng thú cho người học, nâng cao tính giải trí trong quá trình học tập và tạo cho sinh viên thói quen tập luyện thể dục thể thao một cách thường xuyên. 2.2 Thực trạng về nhận thức của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế 2.2.1 Động cơ học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế Để biết được động cơ của sinh viên Đại học Huế khi tham gia học tập môn học GDTC, đề tài đã tiến hành khảo sát 215 sinh viên Đại học Huế trong năm học 2019- 2020 gồm các lớp: SP Toán 1+Toán 1T (43 sinh viên), KT53.N26 (42 sinh viên), KT53.N22 (45 sinh viên), KT53.N28 (40 sinh viên) và KT52.CX29 (45 sinh viên). Kết quả thu được tại bảng 4 sau đây: Bảng 4: Kết quả phỏng vấn về động cơ học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế (n=215) Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn (Nhiều lựa chọn) SL % Vì môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo 201 93,49 Vì môn học giúp tăng cường sức khỏe 152 86,86 Vì môn học có thể tăng chiều cao 72 41,14 Vì môn học có thể cải thiện cân nặng 82 46,86 Vì môn học có cơ hội giao lưu nhiều bạn bè 122 69,71 706
- Vì đam mê thể dục thể thao 93 53,14 Vì môn học có các hoạt động tạo nên hứng thú 73 41,71 Vì môn học có tính giải trí sau giờ học căng thẳng 124 70,86 Lý do khác 57 32,57 Qua bảng 4 thấy rằng sinh viên tham gia học tập môn GDTC với nhiều lí do khác nhau. Kết quả chỉ ra hầu hết sinh viên tham gia học tập môn GDTC là vì môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo với 201 ý kiến sinh viên được phỏng vấn (chiếm 93,49%); Tuy nhiên, cũng có đến 152 sinh viên cho rằng môn học GDTC giúp tăng cường sức khỏe (chiếm 86,86%); có 124 sinh viên cho rằng môn học có tính giải trí sau giờ học căng thẳng (chiếm 70,86%); có 122 sinh viên lại nghĩ rằng môn học có cơ hội giao lưu nhiều bạn bè (chiếm 69,71%); số sinh viên cho rằng môn học có các hoạt động tạo nên hứng thú là không nhiều với 73 ý kiến đồng ý (chỉ chiếm 41,71%). Với kết quả trên cho thầy mức độ hứng thú của môn học là một trong những vấn đề cần cải thiện nhằm xây dựng lòng đam mê cho sinh viên tham gia học tập và rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất, cải thiện hình thể, giúp nâng cao sức khỏe tinh thần cho sinh viên Đại học Huế một cách bền vững. 2.2.2 Thái độ học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế Để biết được thái độ học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế, đề tài đã tiến hành khảo sát 215 sinh viên Đại học Huế trong năm học 2019-2020 gồm các lớp: SP Toán 1+Toán 1T (43 sinh viên), KT53.N26 (42 sinh viên), KT53.N22 (45 sinh viên), KT53.N28 (40 sinh viên) và KT52.CX29 (45 sinh viên). Kết quả thu được tại bảng 5 sau đây: Bảng 5: Kết quả phỏng vấn về thái độ học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế (n=215) Nội dung phỏng vấn Kết quả phỏng vấn (Nhiều lựa chọn) SL % Có mặt đầy đủ, đúng giờ trong các giờ học 203 94,42 Tập trung chú ý nghe giảng và tích cực tập luyện theo 162 75,35 sự chỉ dẫn của giảng viên Chỉ chú ý và tích cực trong giờ học hấp dẫn 123 57,21 Chỉ chú ý khi giảng viên nghiêm hoặc bị nhắc nhở 79 36,74 Tập trung tập luyện các nội dung nhằm rèn luyện sức 121 56,28 khỏe cho bản thân Buồn khi bị điểm kém ở các bài kiểm tra/thi 172 80,00 Kết quả tại bảng 5 thầy rằng về thái độ học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế hầu hết là tốt, có đến 203 sinh viên (chiếm 94,42%) có mặt đầy đủ, đúng giờ trong các giờ học GDTC và 172 sinh viên (chiếm 80%) sinh viên cho rằng buồn khi bị điểm kém ở các bài kiểm tra/thi; Có 162 sinh viên (chiếm 75,35%) tập trung chú ý nghe giảng và tích cực tập luyện theo sự chỉ dẫn của giảng viên. 707
- 2.2.3 Biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế Để biết được biểu hiện về mặt hành vi học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế, đề tài đã tiến hành khảo sát 215 sinh viên Đại học Huế trong năm học 2019-2020 gồm các lớp: SP Toán 1+Toán 1T (43 sinh viên), KT53.N26 (42 sinh viên), KT53.N22 (45 sinh viên), KT53.N28 (40 sinh viên) và KT52.CX29 (45 sinh viên). Kết quả thu được tại bảng 6 sau đây: Bảng 6: Kết quả phỏng vấn biểu hiện về mặt hành vi học tập môn học GDTC của sinh viên Đại học Huế (n=215) Kết quả phỏng vấn Nội dung phỏng vấn SL % Học chuyên cần, tích cực và thường xuyên tập luyện thêm 17 7,91 Đi học đúng buổi quy định, thỉnh thoảng có tập luyện thêm 23 10,70 Đi học đúng buổi quy định, nhưng không tập luyện thêm 129 60,00 Thỉnh thoảng nghỉ học, đi học nhưng chưa tích cực 32 14,88 Nhờ bạn học thay 2 0,93 Học tập tập đối phó cho qua môn 12 5,58 Kết quả bảng 6 thấy rằng sinh viên Đại học Huế chủ yếu đi học đúng buổi quy định, nhưng không tập luyện thêm (chiếm 60%), nghĩa là sinh viên chỉ tham gia môn học GDTC theo kế hoạch bắt buộc trong chương trình, cho có nhiều sinh viên tham gia hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa, số đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 7,91% sinh viên cho rằng học chuyên cần, tích cực và thường xuyên tập luyện thêm và 10,70% sinh viên đã đi học đúng buổi quy định, thỉnh thoảng có tập luyện thêm. Điều này phù hợp với động cơ học tập của các em sinh viên và đây là vấn đề đặt ra cho các nhà GDTC cần điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá môn học GDTC trong thời gian tới. 2.2.4 Mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế Để biết mức độ hứng thú trong học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế, đề tài đã tiến hành khảo sát 215 sinh viên Đại học Huế trong năm học 2019- 2020 gồm các lớp: SP Toán 1+Toán 1T (43 sinh viên), KT53.N26 (42 sinh viên), KT53.N22 (45 sinh viên), KT53.N28 (40 sinh viên) và KT52.CX29 (45 sinh viên). Kết quả thu được tại bảng 7 sau đây: Bảng 7: Kết quả phỏng vấn về mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế (n=215) Kết quả phỏng vấn Tổng hợp Nội dung phỏng vấn SL % SL % Rất hứng thú học môn học GDTC 12 5,58 43 20 Hứng thú học môn học GDTC 31 14,42 Chưa hứng thú học môn học GDTC 145 67,44 172 80 Không hứng thú học môn học GDTC 27 12,56 708
- Qua bảng 7 thấy rằng phần lớn sinh viên chưa hứng thú với môn học GDTC với 145 sinh viên (chiếm 67,44%) và không hứng thú học môn học GDTC với 27 sinh viên (chiếm 12,56%) ý kiến trả lời đồng ý; số lượng hứng thú và rất hứng thú với môn học GDTC chỉ có 43 sinh viên (chiếm 20%). Như vậy, trong các giờ học GDTC cần điều chỉnh phương pháp dạy học, nội dung lên lớp nhằm tạo hứng thú cho sinh viên học tập tích cực hơn. 2.2.5 Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế Để biết những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn GDTC của sinh viên Đại học Huế, đề tài đã tiến hành khảo sát 215 sinh viên Đại học Huế trong năm học 2019-2020 gồm các lớp: SP Toán 1+Toán 1T (43 sinh viên), KT53.N26 (42 sinh viên), KT53.N22 (45 sinh viên), KT53.N28 (40 sinh viên) và KT52.CX29 (45 sinh viên). Kết quả thu được tại bảng 8 sau đây: Bảng 8: Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế (n=215) Kết quả phỏng vấn Nội dung phỏng vấn SL % Do nội dung môn học thiếu hấp dẫn 172 80,00 Cơ sở vật chất hạn chế 163 75,81 Học các môn khác nhiều không có thời gian 184 85,58 Giảng viên ít tổ chức các hoạt động vui chơi 205 95,35 Thời tiết không thuận lợi 142 66,05 Qua bảng 7 cho thầy có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến mức độ hứng thú của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế trong đó nguyên nhân là giảng viên ít tổ chức các hoạt động vui chơi trong giờ học là một trong những nguyên nhân có số lượng sinh viên đồng thuận nhất với 205 ý kiến (chiếm đến 95,35%). Tiếp đến là do nội dung môn học thiếu hấp dẫn với 172 ý kiến của sinh viên (chiếm 80%) và do học các môn khác nhiều không có thời gian cũng là một nguyên nhân có 184 ý kiến (chiếm 85,58%) đồng ý. Dựa trên kết quả nghiên cứu này đặt ra vấn đề là cần khắc phục các nguyên nhân về nội dung, hình thức tổ chức dạy học và cải thiện kế hoạch học tập để sinh viên có nhiều thời gian hoạt động vận động nhằm tăng cường sức khỏe. 3. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu đề tài rút ra các kết luận sau: 1. Về thực trạng công tác GDTC tại Đại học Huế: Nội dung chương trình môn học GDTC hiện nay khá phong phú, đã bước đầu hướng tới đáp ứng sở thích và nhu cầu người học; Số lượng và chất lượng sân bãi đạt tiêu chuẩn và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và luyện tập còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng được 50-60% nhu cầu của sinh viên trong toàn Đại học Huế; Đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra nhưng vẫn còn có 5 giảng viên chưa đạt chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục; Kết quả học tập môn học GDTC của SV Đại học Huế chưa cao, số lượng sinh viên chưa đạt yêu cầu môn học còn lớn. 709
- 2. Về thực trạng nhận thức của sinh viên trong quá trình học tập môn học GDTC tại Đại học Huế: Động cơ học tập của sinh viên khá phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là vì môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo; Thái độ học tập của sinh viên thể hiện tốt, đi học thường xuyên, hầu hết đảm bảo giờ học theo quy định; Biểu hiện về mặt hành vi là có tham gia học tập nhưng chưa thường xuyên tập luyện thêm và học tập với tinh thần đảm bảo giờ học bắt buộc theo quy định; Mức độ hứng thú với môn học chưa cao, chưa chủ động và tự giác tập luyện vì sức khỏe bản thân; Những nguyên nhân ảnh hưởng mức độ hứng thú tham gia học tập của sinh viên chủ yếu là do môn học chưa hấp dẫn, các trò chơi mang tính giải trí chưa nhiều mà quá trình học tập còn nặng về mặt kĩ thuật và thành tích đạt được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư 25/2015/TT-BGDĐT ngày 29/11/2015, quy định chương trình học Giáo dục thể chất tại trường Đại học. 2. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường 3. Nguyễn Đức Văn. (2001). Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao. NXB Thể dục thể thao Hà Nội. 4. Trần Thị Tú. (2019). “Lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động trong giờ ngoại khóa cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Nguyên”. Luận án tiến sĩ Giáo dục học tại Viện Khoa học TDTT Việt Nam. 5. Quyết định số 279/QĐ-ĐHH ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Giám đốc Đại học Huế về việc ban hành chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng tại Đại học Huế. 6. Quyết định số 1096/QĐ-ĐHH ngày 10/9/2015 của Giám đốc Đại học Huế về ban hành chương trình môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế theo hệ thống tín chỉ. 7. Quyết định số 1062/QĐ-ĐHH ngày 12/8/2019 của Giám đốc Đại học Huế về việc phê duyệt đề án giảng dạy môn học GDTC đáp ứng sở thích, nhu cầu của người học (theo mô hình Câu lạc bộ). 710
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Xây dựng số 1
6 p | 91 | 5
-
Thực trạng công tác giảng dạy kỹ thuật bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành bóng chuyền năm thứ nhất, ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
7 p | 108 | 4
-
Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên cầu lông lứa tuổi 14-15 đội tuyển trẻ Cầu lông quốc gia tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
4 p | 13 | 4
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 7 trường trung học cơ sở Trừng Xá, Lương Tài, Bắc Ninh
4 p | 48 | 4
-
Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên Pencak Silat khóa 35 chuyên ngành Huấn luyện thể thao Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 7 | 3
-
Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng
6 p | 14 | 3
-
Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên yếu sức khỏe tại Đại học Đà Nẵng
6 p | 7 | 3
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và trình độ thể lực của học sinh trường Trung học cơ sở Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình
5 p | 13 | 3
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 11 Trường trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
8 p | 5 | 3
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất và nhu cầu tham gia tập luyện ngoại khoá môn Cầu lông của sinh viên trường Đại học Phú Yên
10 p | 69 | 3
-
Thực trạng công tác huấn luyện sức nhanh chuyên môn trong học tập võ thuật cho sinh viên Học viện An ninh Nhân dân
6 p | 62 | 3
-
Đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trường trung học phổ thông Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 44 | 2
-
Thực trạng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên khóa 6 tại trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh
6 p | 32 | 2
-
Thực trạng công tác Giáo dục thể chất Tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, tỉnh Yên Bái
4 p | 9 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá cho sinh viên Khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 33 | 1
-
Đánh giá thực trạng công tác phát triển thể lực chuyên môn môn Thể dục Aerobic của nam sinh viên chuyên sâu Thể dục Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
5 p | 73 | 1
-
Nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục thể chất cho học sinh khối 7 trường Trung học cơ sở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
4 p | 68 | 1
-
Đánh giá thực trạng chương trình giáo dục thể chất tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
6 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn