ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT<br />
VÀ THỂ LỰC CHUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - THANH HOÁ<br />
ThS. DƯƠNG THÁI BÌNH<br />
Khoa GDTC trường ĐH HỒNG ĐỨC<br />
MSc. DUONG THAI BINH<br />
TÓM TẮT:<br />
Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng tình hình thực hiện công tác giáo<br />
dục thể chất và thể lực chung của sinh viên trường đại học Hồng Đức trong thời<br />
gian qua, về chương trình; nội dung giảng dạy; đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất sân<br />
bãi dụng cụ tập luyện,; thực trạng thể lực chung của sinh viên trường đại học Hồng<br />
Đức còn nhiều hạn chế, cũng như làm rõ các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả<br />
năng phát triển thể lực chung của sinh viên. Làm cơ sở khoa học cho bộ môn tìm<br />
kiếm các giải pháp, biện pháp để cải tiến, đổi mới về nội dung, phương pháp,<br />
phương tiện, hình thức lên lớp sau này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo<br />
dục thể chất của bộ môn trong thời gian tới tại trường đại học Hồng Đức<br />
TỪ KHOÁ: thực trạng, công tác giáo dục thể chất, sinh viên, đại học Hồng Đức<br />
ABSTRACT:<br />
The research have clarified the current status of physical education teaching<br />
and general fitness training of Hong Due university students through the<br />
currículums, teaching staff, school facilities, and students’ common fitness level as<br />
well as to have clarified the major factors that affected to the ability of<br />
students’general physical improvement. The result is the scientific basis for the<br />
department seeking solutions and measures which improve and innovate the<br />
currículums, teaching methods, in order to enhance the effectiveness of physical<br />
education teaching in the near future at 1 long Due University.<br />
KEYWORDS: current status, physical education teaching, students, Hong Due<br />
University<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp là một bộ phận hữu cơ của nhiệm<br />
vụ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ<br />
phận quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy giáo dục thể chất<br />
(GDTC) cho học sinh (HS), sinh viên (SV) là một nội dung không thể thiếu<br />
trong chương trình giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng. Mục tiêu của<br />
GDTC là nhầm bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện, góp<br />
<br />
phần xây dựng và báo vệ đất nước.<br />
Thực hiện chí đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc các trường đại học và<br />
cao đẳng Việt Nam phái tích cực đối mới nội dung chương trình, phương pháp,<br />
phương tiện, hình thức lên lớp, nâng cao tính tích cực của người học, nhằm hội nhập<br />
với nền giáo dục tiên tiến từ các nước khu vực, châu lục và thế giới. Nhiều năm qua<br />
Ban Giám hiệu trường Đại học Hồng Đức cũng đã quan tâm, chí đạo các khoa thực<br />
hiện đổi mới toàn diện theo chủ trương chung của ngành Giáo dục.<br />
Từ những yêu cầu cấp bách như đã kể trên, qua thực tế giảng dạy môn GDTC<br />
cho sv hệ không chuyên của trường, theo chỉ đạo của Ban giám hiệu, khoa GDTC<br />
nhận thấy rất cần có những đánh giá toàn diện về công tác giảng dạy GDTC của<br />
khoa trong thời gian qua, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, biện pháp để đổi<br />
mới, cai tiến công tác giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình học tập,<br />
rèn luyện và phát triển thể lực cho sinh viên cúa trường trong thời gian tới.<br />
- Mục đích nghiên cứu:<br />
Nhằm đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chát và tình hình thể lực<br />
chung của sinh viên trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa.<br />
- Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đã sử dụng các phương pháp sau:<br />
phương pháp đọc tổng hợp và phân tích tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm,<br />
phương pháp toán thống kê.<br />
- Khách thể nghiên cứu:<br />
Gồm có 335 sinh viên, trong đó có 166 nữ và 169 nam là đối tượng khẩo sát<br />
và 23 giáo viên thể dục cùng 180 sinh viên các khóa 10; 11 và 13 là đối tượng<br />
phỏng vấn.<br />
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br />
<br />
2.1 Thực trạng công tác giáo dục thể chất tại trường đại học Hồng<br />
Đức<br />
2. 1.1. Thực trạng thực hiện chương trình GDTC tại trường Đại học Hồng<br />
Đức<br />
Trong những năm qua, khoa GDTC của trường đại học Hồng Đức đã thực<br />
hiện giảng dạy môn TD dành cho sinh viên không chuyên theo nội dung chương<br />
trình GDTC được trình bày ở bảng 1.<br />
Ọua bảng 1 cho thấy, thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy môn GDTC<br />
cho sv không chuyên tại trường ĐHHĐ là phù hợp với chương trình khung theo đúng<br />
quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo cả về nội dung, cả về thời lượng và nội dung<br />
<br />
(bắt buộc và tự chọn) được phân bổ đều qua 5 học kỳ.<br />
BẢNG 1: THỰC TRẠNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY NỘI KHOÁ MÔN THỂ DỤC<br />
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC<br />
<br />
Nội dung giảng dạy<br />
<br />
Thời gian<br />
Tỷ lệ (%)<br />
(tiết)<br />
<br />
Lý thuyết chung môn học GDTC<br />
<br />
TT<br />
<br />
2<br />
<br />
1.33<br />
<br />
6<br />
<br />
4.0<br />
<br />
Học kỳ<br />
<br />
Kỹ thuật các môn thể dục cơ bản:m<br />
1<br />
<br />
+ Thể dục bài thể dục tay không<br />
+ Điền kinh:<br />
- Nhảy cao úp bụng<br />
<br />
I<br />
<br />
14.67<br />
22<br />
<br />
Điền kinh<br />
2<br />
<br />
- Chạy cự ly ngắn<br />
<br />
8<br />
<br />
5.33<br />
<br />
II<br />
<br />
- Nhảy xa kiểu ưỡn thân<br />
<br />
22<br />
<br />
14.67<br />
<br />
3<br />
<br />
Bóng chuyền<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
III<br />
<br />
4<br />
<br />
Bóng rổ<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
IV<br />
<br />
5<br />
<br />
Cầu lông<br />
<br />
30<br />
<br />
20<br />
<br />
V<br />
<br />
2.1.2. Thực trạng đội ngũ giáng viên khoa GDTC cúd trường đại học Hồng Đức<br />
Số lượng cán bộ giảng dạy của khoa GDTC là 23 người: có 11 nữ và 12 nam,<br />
tuổi đời trung bình ỉà 40, sinh hoạt theo 2 tổ bộ môn (Điền kinh và Câu lông). Tuy<br />
khoa mới được thành lập, nhưng đội ngũ giáo viên (GV) cơ bản đáp ứng được yêu<br />
cầu đào tạo của nhà trường cũng như nhu cầu học tập của sv từ chuyên ngành đến<br />
các lớp không chuyên (bảng 2).<br />
Qua bảng 2 cho thấy:<br />
- Về số lượng cán bộ giảng dạy của khoa GDTC: khoa có 23 người (11 nữ và<br />
12 nam), tuổi đời trung bình là 40. Tuy khoa mới được thành lập, nhưng đội ngũ GV<br />
cơ bản đáp ứng được yêu cầu đào tạo cúa nhà trường cũng như nhu cầu học tập của<br />
sv từ chuyên ngành đến các lớp sinh viên không chuyên.<br />
- Về trình độ chuyên môn: 100% số GV đều tốt nghiệp đại học TDTT, trong<br />
<br />
đó có 04 cán bộ đang nghiên cứu sinh chiếm tỷ lệ 17.39%, 07 cán bộ có trình độ<br />
thạc sĩ chiếm tý lệ 30.43%,03 cán bộ đang theo học thạc sĩ chiếm tỷ lệ 13.04%, còn<br />
lại 9 giảng viên có trình độ cử nhân chiếm tý lệ 39.13%.<br />
- Về thâm niên công tác của đội ngũ giẳng viên cúa khoa GDTC cho thấy: số<br />
GV có thâm niên giảng dạy lâu năm trên 20 năm là 09 người chiếm 45%; dưới 10<br />
năm là 05 ngừơi chiếm 10%.<br />
Như vậy, đội ngũ cán bộ giảng viên hiện nay cơ bản có đủ trình độ và năng<br />
lực đáp ứng nhu cầu và giải quyết các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường. Tuy nhiên,<br />
do yêu cầu của công tác đổi mới và xu thế phát triển trong việc mở rộng quy mô đào<br />
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, thì thực tế vẫn cần phát triển đội ngũ giáo viên cả<br />
về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn là những yêu cầu quan trọng hiện<br />
nay.<br />
2.13. Thực trạng của cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc giảng<br />
dạy và tập luyện môn TD<br />
Qua kết quả thống kê về thực trạng cơ sở vật chất (CSVS), sân bãi, dụng cụ<br />
tập luyện dành cho sinh viên không chuyên đựợc trình bày ở bảng 3.<br />
Qua bảng 3 có thể thấy: để nâng cao thể lực nói riêng cũng như chất lượng đào<br />
tạo nói chung cho sv, nhà trường không những phải nâng cấp chất lượng sân bãi,<br />
dụng cụ tập luyện hiện có, mà còn phải trang bị thêm nhà tập GDTC với những trang<br />
thiết bị cần thiết phụ vụ cho giảng dạy và học tập. Song với số lượng sinh viên hiện<br />
có trong trường (gần 12.000 sv) thì diện tích sân bãi phục vụ cho tập luyện còn chưa<br />
đủ (chỉ mới đáp ứng được gần 50%). Theo định hướng quy chuẩn về diện tích đất đai<br />
- CSVC TDTT trong trường là phải đảm bảo đạt tỷ lệ 10m2/ 1sv, trong khi đó dụng<br />
cụ sân bãi tập luyện ở khu giảng dạy rất hạn chế, còn ở khu ký túc xá hầu như không<br />
có (chỉ 1 sân bóng chuyền). Rõ ràng đây là một hạn chế lớn, nên để đảm bảo chất<br />
lượng giảng dạy các giờ học TD nội khoá cho sv, thì việc đảm bảo về cơ sở vật chất<br />
và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện là hết sức cần thiết và cấp bách, bởi nó có ảnh<br />
hưởng trực tiếp tới chất lượng giờ học, vì thế rất cần sự quan tâm của Ban giám hiệu<br />
nhà trường, cùng các phòng chức năng, tạo điều kiện cho khoa GDTC làm tốt hơn<br />
nhiệm vụ giảng dạy trong thời gian tới.<br />
2.2. Thực trạng thể lực chung của sinh viên trường ĐH Hồng Đức<br />
Khi giải quyết vấn đề này, đề tài ứng dụng hệ thống các test kiểm tra thể lực<br />
vào thời điểm cuối hcọ kỳ 2 năm học 2011- 2012, theo quyết định số: 53/QĐ-BGD&<br />
ĐT gồm 6 test kiểm tra 335 sinh viên gồm 166 nữ và 169 nam là những sinh viên<br />
đang học từ năm thứ nhất đến năm thứ 4 các lớp không chuyên thuộc các khoa Kinh<br />
tế - quản trị kinh doanh, khoa học tự nhiên của trường.<br />
<br />
Kết quả kiểm tra và tính toán qua xem xét diễn biến của các test thông qua các<br />
giá trị trung bình cộng. Kết qaủ đựơc trình bày ở bảng 4.5.<br />
Chương trình GDTC ở nhà trường đã có sự tác động đến sự phát triển TLC<br />
của đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên có thể nói từ khi các môn học giáo dục thể chất<br />
(hết học kỳ 5), sinh viên không còn thường xuyên tham gia tập luyện ngoại khoá ...<br />
để duy trì cũng như nâng cao thể lực cho bản thân nên TLC của các em có phần<br />
chững lại, thậm chi giảm bắt đầu từ cuối năm thứ 3.<br />
Thực trạng thể lực của SV trường đại học Hồng Đức còn nhiều hạn chế. Việc<br />
thực hiện công tác ngoại khoá trong chương trình GDTC chưa triệt để, chưa hoàn<br />
toàn đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công tác GDTC trong nhà trường. Công<br />
tác ngoại khoá của HSSV chưa thực sự đựơc coi trọng, thiếu sự tổ chức hướng dẫn<br />
HSSV tự tập luyện, rèn luyện thân thể và các hoạt động khác.<br />
Tiến hành so sánh thực trạng thể lực của sinh viên trường đại học Hồng Đức<br />
với tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ giáo dục và đào<br />
tạo và được trình bày ở bảng 6.7.<br />
*Về nam: qua bảng 6 ta thấy, trong 6 test chỉ có test Bật xa tại chổ thì nam<br />
sinh viên đại học Hồng Đức đạt ở mức đạt theo quy định của BGD& ĐT và có test<br />
lực bóp tay thuận thì chỉ có năm sinh viên năm 1 và năm 2 ở mức đạt, còn nam<br />
sinh iviên năm 3 và 4 đều không đạt. Còn lại 4/6 test (Nằm ngửa gập bụng;<br />
Chạy 30m XPC ; Chạy con thoi 4X 10m; Chạy tùy sức 5') thì nam sinh viên<br />
ĐHHĐ đều ở mức không đạt, Như vậy cả hai test bát buộc mà Bộ quy định<br />
(Lực bóp tay thuận và Chạy tùy sức 5') nam sinh viên ĐHHĐ đều không đạt<br />
và chỉ được xếp loại thể lực yếu.<br />
*Về Nữ: Qua bảng 7 ta thấy, cũng giống như ở nam, trong 6 test chỉ có<br />
test Bật xa tại chỗ thì nữ sinh viên đại học Hồng Đức đạt ở mức đạt theo quy<br />
định của BGD&ĐT và có test Lực bóp tay thuận thì có nữ sinh viên năm 1 và<br />
2 ở mức đạt, còn nữ sinh viên năm 3 và 4 đều không đạt. Còn lại 4/6 test<br />
(Nằm ngửa gập bụng; Chạy 30m XPC ; Chạy con thoi 4x1 Om; Chạy tùy sức<br />
5') thì nữ sinh viên ĐHHĐ đều ở mức không đạt, Như vậy cả hai test bát buộc<br />
mà Bộ quy định (Lực bóp tay thuận và Chạy tùy sức 5') nữ sinh viên ĐHHĐ<br />
đều không đạt và chỉ được xếp loại thể lực yếu.<br />
Qua đó có thế thấy, chất lượng công tác GDTC tại trường đại học Hồng<br />
Đức vân còn nhiều hạn chế, diều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập<br />
các môn văn hoá cúa sinh viên cũng như sức khỏe của các em sau khi tốt<br />
nghiệp.<br />
2.3. Đánh giá các nguyên nhân ánh hưởng công tác GDTC và nâng cao thể lực<br />
chung cho sinh viên trường ĐHHĐ<br />
<br />