intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá tình hình chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

59
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày xác định tỉ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp và chưa phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham, so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị giữa hai nhóm. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng và xquang tim phổi ở nhóm bệnh nhân có chẩn đoán suy tim phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá tình hình chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang

  1. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Bích Thủy, Lữ Văn trạng, Trần Văn Tựu, Nguyễn Minh Nhựt. TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tim gặp ở mọi lứa tuổi.Các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới ngày càng được phát triển dựa trên chứng cứ.Việc áp dụng các phương áp chẩn đoán và điều trị theo hướng hiện đại ở tuyến cơ sở còn nhiều hạn chế do nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Do đó, nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình chẩn đoán suy tim mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh để có hướng đề xuất đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên y tế. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp và chưa phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham, so sánh một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị giữa hai nhóm. Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng và xquang tim phổi ở nhóm bệnh nhân có chẩn đoán suy tim phù hợp. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu kết hợp tiến cứu 250 bệnh nhân có chẩn đoán suy tim điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ 6-11/2015. Kết quả: Tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham 84,2%, chưa phù hợp 15,8%. Các triệu chứng lâm sàng suy tim được ghi nhận gồm: khó thở kịch phát về đêm 20,4%, khó thở khi nằm 71,2%, ho về đêm 29,6%, ran ẩm ở phổi 84%, tim to trên xquang 53,6% so với mẫu nghiên cứu và đạt 76,6% trong số 175 bệnh nhân có chụp xquang, phù ngoại vi 32%, tràn dịch màng phổi 13,6%, nhịp tim nhanh 22%. Các triệu chứng này có tỷ lệ cao ở nhóm phù hợp hơn nhóm không phù hợp có ý nghĩa thống kê. Phân độ NYHA III thường gặp nhất 66%, NYHA III-IV 75,6%. Tỷ lệ khảo sát ECG 98,8%, xquang tim phổi 70%, siêu âm tim 20,8%, BNP và NT-proBNP 34,8%. Thuốc thường dùng là lợi tiểu 90,4%, nitrate 64%, ức chế men chuyển 39,6%, ức chế thụ thể AT1 35,2% và digoxin 38,4%. Trong đó, lợi tiểu, nitrate, ức chế beta và digoxin được sử dụng khác nhau ở hai nhóm có ý nghĩa thống kê. Thường dùng lợi tiểu loại phối hợp furosemide + Spironolactone (66,4%) hơn dùng đơn độc. Nồng độ trung bình NT-proBNP tăng cao ở nhóm có mạch nhanh > 100 nhịp/phút hơn nhóm có mạch ≤ 100 nhịp/phút có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp 84,2%. Các triệu chứng lâm sàng suy tim ở nhóm phù hợp đều nổi trội hơn nhóm không phù hợp. Siêu âm tim chưa áp dụng nhiều trong chẩn đoán suy tim. Thuốc được dùng nhiều nhất trong điều trị suy tim là lợi tiểu. Chưa thấy được mối liên quan rõ ràng giữa nồng độ NT-proBNP và các đặc điểm lâm sàng và Xquang. Từ khóa: suy tim mạn tính EVALUATING THE DIAGNOSIS AND TREATMENT CHRONIC HEART FAILURE AT THE REGIONAL HOSPITAL IN AN GIANG PROVINCE SUMMARY Introduction: Heart failure occurs in all ages. The diagnostic methods and new treatments developed increasingly evidence-based. The application of the pressure diagnosis and treatment with modern trends at the grassroots level is still limited due to reasons from subjective to objective. Therefore, a study to evaluate the diagnosis of chronic heart failure Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 23
  2. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 in the Regional hospital in An Giang province for directional proposed provincial training and retraining for medical staff. Objective: Determining the rate appropriate diagnosis of heart failure and inappropriate standard Framingham, compare some clinical features , and treatment of subclinical between two groups. Learn the association between NT - proBNP concentrations with some clinical features and X-ray in patients with cardiopulmonary diagnosis consistent with heart failure. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study, combining retrospective and prospective in 250 patients diagnosed and treated with heart failure at the Regional hospital in An Giang province from 6-11 / 2015. Result: The rate matching diagnosis of heart failure according to the Framingham standards 84.2 %, inappropriate 15.8 %. The clinical symptoms of heart failure included: Paroxysmal nocturnal dyspnea 20.4 %, dyspnea is 71.2 %, night coughing 29.6 %, moisture rales e in the lungs 84 %, enlarged heart on X-ray 53.6 % compared to the sample và reaching 76.6 % of 175 patients with radiographs, peripheral edema 32 % , pleural effusion 13.6 %, tachycardia 22 %. These symptoms have high rates among groups more suitable inconsistent with statistical significance. NYHA with grading III is most common 66 %, grading III - IV 75.6 %. The rate of ECG survey 98.8 %, cardiopulmonary ray 70%, echocardiography 20.8 %, BNP and NT - proBNP 34.8 %. Diuretic drugs commonly used is 90.4 %, nitrate 64 %, ACE inhibitors 39.6 %, AT1 receptor inhibition 35.2 %, digoxin 38,4%. In particular , diuretics , nitrates , beta blockers and digoxin is used differently in the two groups was statistically significant. Furosemide + spironolactone is more often coordinated 66.4 % than alone. The average concentration of NT - proBNP in group with circuit uper 100 beats/min is higher than group under 100 beats/min with statistical significance. Conclusion: The rate of heart failure diagnosis appropriate 84.2 %, inappropriate 15,2%. The clinical symptoms consistent with heart failure in the group were superior to inconsistent group. Echocardiography did not used in the diagnosis of heart failure. The drug most frequently used in the treatment of heart failure as diuretics. Never seen a clear correlation between NT - proBNP concentration and the clinical features and X-ray. Keywords: chronic heart failure. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là bệnh lý rất thƣờng gặp ở mọi lứa tuổi. Năm 2013, Hội Tim mạch Mỹ ƣớc tính có khoảng 5,1 triệu ngƣời Mỹ suy tim và có khoảng 23 triệu ngƣời suy tim trên toàn thế giới [19]. Tại châu Âu, suy tim chiếm tỷ lệ 0,4 - 2% dân số. Theo thống kê của Mỹ, cho thấy tỷ lệ tử vong do suy tim tăng từ 5,8/1.000 vào năm 1970 lên 16,4/1.000 vào năm 1993 [19]. Tại Việt Nam có tới trên 60% bệnh nhân nội trú trong các khoa tim mạch bị suy tim, gần 50% bệnh nhân suy tim tử vong sau 5 năm kể từ khi phát hiện ra triệu chứng suy tim trên lâm sàng [13]. Hiện nay, với những tiến bộ về khoa học cho phép chúng ta ngày càng có những biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy vậy, ở các bệnh viện tuyến cơ sở, việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán cũng nhƣ các phƣơng pháp điều trị mới còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân khác nhau từ chủ quan đến khách quan. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm 2 mục tiêu sau: Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 24
  3. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 1. Xác định tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp và chƣa phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham. 2. Tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, X quang và điều trị giữa hai nhóm. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu 250 bệnh nhân có chẩn đoán suy tim mạn tình, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ tháng 06/2015 đến tháng 11/2015. 1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh + Các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, có chẩn đoán suy tim mạn hoặc đợt cấp suy tim mạn, không phân biệt giới tình, bệnh nền và độ nặng. 1.2. Tiêu chuẩn loại trừ + Các hồ sơ, bệnh án, bệnh nhân không thỏa mãn các điều kiện trên. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu + Nghiên cứu mô tả, hồi cứu. + Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện. 2.2. Cách thực hiện: Thu thập thông tin theo mẫu thu thập số liệu và xử lý bằng SPSS 16.0. 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Chẩn đoán xác định suy tim mạn theo tiêu chẩn Framingham (1993) + Chẩn đoán phù hợp: khi có 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm theo 2 tiêu chuẩn phụ. + Chẩn đoán chƣa phù hợp: khi không có đủ các tiêu chuẩn trên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Xác định tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp và chƣa phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham 1.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 1 Phân bố bệnh theo tuổi và giới tính Giới Tuổi Tổng, n(%) Nam, n(%) Nữ, n(%) TB ± ĐLC 70,41 ± 13,475 70,13 ± 14,143 70,21 ± 13,930 < 50 4 (1,6) 18 (7,2) 22 (8,8) 50-59 12 (4,8) 23 (9,2) 35 (14,0) 60-69 19 (7,6) 34 (13,6) 53 (21,2) 70-79 13 (5,2) 53 (21,2) 66 (26,4) ≥ 80 23 (9,2) 51 (20,4) 74 (29,6) Tổng 71 (28,4) 179 (71,6) 250 (100) Tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 70 tuổi , nhỏ nhất là 22 tuổi, lớn nhất là 96 tuổi. Tuổi trung bình của các bệnh nhân suy tim thay đổi khác nhau ở các nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Thùy Liên (2011), tuổi trung bình là 61 tuổi [9]. Huỳnh Châu Tuấn (2011), tuổi trung bình là 71 tuổi [12]. Theo Go A.S. (2006), tuổi trung bình là 72 tuổi [16], Bursi F. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 25
  4. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 (2006), tuổi trung bình là 76 tuổi [14]. Tuổi trung bình của bệnh nhân suy tim thay đổi từ 63 tuổi trong những năm 1950 -1969 đến 80 tuổi trong những năm 1990 – 1999[14]. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ suy tim tăng theo nhóm tuổi. Theo Cao Hoài Tuấn Anh (2009), tỷ lệ suy tim tăng tƣơng ứng với các nhóm tuổi 40-49 tuổi, 50-59 tuổi, 60- 69 tuổi, 70-79 tuổi là 12,63%; 15,79%; 23,16%; 34,74% và trên 80 tuổi là 8,42% [1]. Đỗ Đính Huy (2013), tỷ lệ suy tim tăng tƣơng ứng với các nhóm tuổi này là 4,8%; 19%; 14,3%; 47,6% và 14,3% [7]. Nghiên cứu Framingham trong cộng đồng cũng cho thấy sự gia tăng suy tim mạn tính theo tuổi, tỷ lệ mắc suy tim là 8%, 23%, 49,91%, tƣơng ứng với các nhóm tuổi 50 - 59 tuổi, 60 - 69 tuổi, 70 - 79 tuổi và > 80 tuổi là 13%. Nghiên cứu chúng tôi, cũng cho thấy tỷ lệ suy tim tăng theo nhóm tuổi, đặc biệt cao nhất là 29,6% ở nhóm > 80 tuổi, kế tiếp 26,4% ở nhóm 70-79 tuổi. Điều này có thể giải thích do sự phát triển của y học, nhất là lĩnh vực can thiệp mạch vành và điều trị suy tim ngày càng có hiệu quả đã kéo dài cuộc sống của những bệnh nhân suy tim mạn tính, góp phần làm gia tăng tuổi thọ của ngƣời bệnh. Theo Bursi (2006), tỷ lệ suy tim ở nam/nữ là 1/1 [14]. Nguyễn Duy Toàn (2015), tỷ lệ suy tim ở nữ là 66,7% [11]. Tạ Mạnh Cƣờng (2011), tỷ lệ suy tim ở nữ là 68,9% [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ suy tim ở nữ là 71,6% cao hơn nhiều so với các nghiên cứu khác. Điều này có thể do tỷ lệ suy tim có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây, tăng nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới do tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam nên tần suất lƣu hành suy tim ở nữ cao hơn so với nam. Trên thực tế khó so sánh các nghiên cứu với nhau, do có sự khác biệt về phƣơng pháp nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu và tiêu chuẩn chọn bệnh. Bảng 2 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ theo tuổi và giới tính Tuổi Giới Tổng Nguyên nhân < 60 ≥ 60 P Nam Nữ P n(%) n(%) n(%) n(%) n(%) 162 30 132 47 115 Tăng huyết áp 0,029 > 0,05 (64,8) (52,6) (68,4) (66,2) (64,2) 110 21 89 31 79 Bệnh mạch vành 0,215 > 0,05 (44,0) (36,8) (46,1) (43,7) (44,1) 76 20 56 10 66 Tiểu đƣờng 0,381 < 0,001 (30,4) (35,1) (29,0) (14,1) (36,9) 45 10 35 14 31 Bệnh van tim 0,919 > 0,05 (18,0) (17,5) (18,1) (19,7) (17,3) 102 19 83 38 64 Rối loan nhịp 0,192 < 0,03 (40,8) (33,3) (43,0) (53,5) (35,8) 250 57 193 71 179 Tổng (100) (22,8) (77,2) (28,4) (71,6) Nguyên nhân thƣờng gặp nhất là tăng huyết áp (64,8%), bệnh mạch vành (44%). Tăng huyết áp thƣờng gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi (68,4%) hơn so với bệnh nhân dƣới 60 tuổi (52,6%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,03). Tỷ lệ tiểu đƣờng ở nữ 36,9% cao hơn nam giới (14,1%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trái lại, rối loạn nhịp thƣờng gặp ở nam với tỷ lệ 53,5% cao hơn nữ (35,8%), có ý nghĩa thống kê (p < 0,03). Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 26
  5. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Nguyên nhân suy tim rất đa dạng, luôn đƣợc đề cập, quan tâm đúng mức, thích hợp do có mối liên hệ cả về khía cạnh chẩn đoán, điều trị và tiên lƣợng bệnh. Trƣớc đây khoảng hơn hai thập niên, nguyên nhân gây suy tim mạn ở nƣớc ta và cả trên thế giới chủ yếu là bệnh van tim hậu thấp. Trong những năm gần đây, nguyên nhân suy tim có nhiều thay đổi. Theo Đỗ Đính Huy (2013), nguyên nhân thƣờng gặp nhất là tăng huyết áp (81,5%) và bệnh tim thiếu máu cục bộ (79,6%). Tăng huyết áp ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhiều hơn bệnh nhân < 60 tuổi [7]. Theo Framingham 70% nguyên nhân suy tim là tăng huyết áp [19]. Bảng 3 Tỷ lệ các xét nghiệm đƣợc thực hiện Xét nghiệm n Tỷ lệ (%) Xét nghiệm n Tỷ lệ (%) Công thức máu 234 93,6 ECG 247 98.8 Ion đồ 240 96,0 XQ tim phổi 175 70.0 Ure 236 94,4 Siêu âm tim 52 20.8 Creatinin 235 94,0 BNP và NT-proBNP 87 34,8 ALT 204 81,6 BNP 29 11,6 AST 199 79,6 NT-ProBNP 58 23,2 Gucose 208 83,2 Lipid máu 5 2,0 HbA1C 32 12,8 TPTNT 84 33,6 Tổng 250 100 Tổng 250 100 Các xét nghiệm thƣờng quy đƣợc thực hiện với tần suất cao (> 90%) nhƣ: công thức máu, ion đồ, chức năng thận, đƣờng huyết. Xét nghiệm chuyên biệt đƣợc thực hiện nhiều nhất là điện tâm đồ (98,8%), còn lại x-quang tim phổi (70%), BNP và NT-ProBNP (34,8%), siêu âm tim rất ít (20,8%). Theo EHFS II (2006): tỷ lệ thực hiện điện tim đồ 99,9%, X-quang tim phổi 97,7%, siêu âm tim 85% và BNP/NT-proBNP 16,3%. Các bệnh nhân của chúng tôi rất ìt đƣợc khảo sát siêu âm tim (20,8%) so với EHFS II (85%). Theo ESC 2016, siêu âm tim rất có giá trị trong chẩn đoán suy tim, chẩn đoán nguyên nhân, định hƣớng và theo dõi điều trị. Bảng 4 Tỷ lệ các bất thƣờng qua siêu âm tim Đặc điểm siêu âm tim n Tỷ lệ (%) LAd (mm) < 45 43 86,0 (n= 50) ≥ 45 7 14,0 LVDd (mm) < 50 28 53,8 (n= 52) ≥ 50 24 46,2 ≥ 50 37 71,2 EF (%) 30 - 49 14 26,9 (n= 52) < 30 1 1,9 PAP (mmHg) < 25 23 92,0 (n= 25) 25 - 45 2 8,0 Qua siêu âm phát hiện 24 bệnh nhân giãn thất trái ≥ 50 mm (46,2%), có 7 bệnh nhân có giãn nhĩ trái ≥ 45 mm (14%), có 2 bệnh nhân tăng áp lực động mạch phổi (8%) và 15 bệnh nhân có giảm EF với các độ từ nhẹ đến nặng. 1.2. Tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp và chƣa phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 27
  6. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 Tỷ lệ chẩn đoán suy tim theo tiêu chuẩn Framingham phù hợp là 218 trƣờng hợp (84,8%) đƣợc xếp vào nhóm 1, không phù hợp 38 trƣờng hợp (15,2%) xếp vào nhóm 2. 2. Tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, X quang và điều trị ở hai nhóm 2.1. So sánh các đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm Bảng 5 So sánh tần số tim, HA tâm thu, BMI ở hai nhóm Đặc điểm Nhóm 1 (n=212) Nhóm 2 (n=38) P Tần số tim (lần/phút) 102 ± 24,5 86,5 ± 23,4 < 0,001 HA tâm thu (mmHg) 134,1 ± 31,1 128,8 ± 33,4 > 0,05 2 BMI (kg/m ) 22,02 ± 3,57 21,12 ± 3,45 > 0,05 Nhóm 1 có tần số tim trung bình 102 ± 24,5 lần/ phút cao hơn nhóm 2 có tần số tim trung bình là 86,5 lần/ phút, có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tần số tim trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Phan Thanh Nhung có tần số tim trung bình 86 ± 14 lần/phút ở nhóm ngƣời có suy tim và 76,95 ± 10,62 lần/phút ở nhóm ngƣời không suy tim [10]. HA tâm thu và BMI ở hai nhóm tƣơng đƣơng nhau. Bảng 6 Triệu chứng cơ năng và thực thể ở hai nhóm Dấu hiệu Nhóm1, n(%) Nhóm2, n(%) Tổng, n(%) P Khó thở kịch phát về đêm 50 (23,6) 1 (2,6) 51 (20,4) < 0,01 Khó thở khi nằm 168 (79,2) 10 (26,3) 178 (71,2) < 0,001 Khó thở khi gắng sức 54 (25,5) 9 (23,7) 63 (25,2) > 0,05 Ho về đêm 71 (33,5) 3 (7,9) 74 (29,6) 0,001 Tĩnh mạch cổ nổi 19 (9,0) 0 (0,0) 19 (7,6) Ran ẩm ở phổi 200 (94,3) 10 (26,3) 210 (84,0) 0,000 Phù 2 chi dƣới 74 (34,9) 6 (15,8) 80 (32,0) 0,020 Gan to 7 (3,3) 0 (0,0) 7 (2,8) Dịch màng phổi 34 (16,0) 0 (0,0) 34 (13,6) Tim nhanh ≥ 120 53 (25,0) 2 (5,3) 55 (22,0) 0,007 (lần/phút) Tổng 212 (100) 38 (100) 250 (100) Theo Rile M.R. (2014), biểu hiện lâm sàng suy tim thƣờng gặp nhất là khó thở (bao gồm khó thở với gắng sức, khó thở kịch phát về đêm và khó thở khi nằm), tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ran ẩm phổi, phù chi dƣới và phù phổi [20]. Trần Thị Mỹ Liên (2012), các biểu hiện lâm sàng thƣờng gặp là: khó thở (96,7%), ho về đêm (65%), nhịp tim nhanh (76,4%), phù (55,2%), gan to (39%), tĩnh mạch cổ nổi (36,6), ran phổi (43,9%) [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, với các triệu chứng đƣợc nêu ở (bảng 7), ran ẩm ở phổi có tỷ lệ cao (84%) có thể do các bệnh nhân của chúng tôi có bệnh phổi đi kèm với tỷ lệ cao nên gây trùng lắp trong chẩn đoán. Lê Thị Thanh Hƣơng (2009), các triệu chứng khó thở kịch phát về đêm (27%), ran ẩm (72%), tĩnh mạch cổ nổi (76%), gan to (59%), phù chi (27%) gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân có suy tim, trong khi khó thở khi nằm (68%), ho (24%) gặp nhiều ở các bệnh nhân không có suy tim có ý nghĩa thống kê [4]. Trong nghiên cứu này, nhóm 1 có các triệu chứng khó thở kịch phát về đêm (23,6%), khó thở khi nằm (71,2%), ho về đêm (33,5%), ran ẩm ở phổi (84%), tim to trên x-quang (60,4%), phù chi dƣới (34,9%), nhịp tim nhanh ≥ 120 lần/phút (22%) thƣờng gặp hơn nhóm Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 28
  7. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 2, có ý nghĩa thống kê. Trái lại, các triệu chứng khó thở khi gắng sức, gan to không khác nhau giữa hai nhóm. Bảng 7 Tỷ lệ mức độ nặng theo NYHA giữa hai nhóm NYHA Nhóm 1, n(%) Nhóm 2, n(%) Tổng, n(%) P I 2 (0,9%) 0 (0,0%) 2 (0,8%) II 37 (17,5%) 22 (57,9%) 59 (23,6%) < 0,001 III 153 (72,2%) 12 (31,6%) 165 (66,0%) IV 20 (9,4%) 4 (10,5%) 24 (9,6%) I-II 39 (18,4%) 22 (57,9%) 61 (24,4%) < 0,001 III-IV 173 (81,6%) 16 (42,1%) 189 (75,6%) Tổng 212 (100%) 38 (100%) 250 (100%) Theo Lý Văn Chiêu (2012) và Đỗ Thị Minh Hiền (2010), đa số bệnh nhân nhập viện ở NYHA III là 63,1% và 73,6% [2],[4]. Nghiên cứu của chúng tôi NYHA III (66%) cũng cho thấy điều đó. Độ III-IV nhiều hơn độ I-II (75,6% > 24,4%), chứng tỏ hiện nay các trƣờng hợp suy tim mức độ nhẹ đƣợc quản lý ngoại trú, chỉ những trƣờng hợp nặng nhƣ đợt bộc phát cấp của suy tim mãn không thể điều trị ngoại trú mới nhập viện. Tuy nhiên, khi phân nhóm suy tim, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là suy tim NYHA III, suy tim NYHA IV có tỷ lệ thấp, cho thấy hiện nay bệnh nhân suy tim đã nhập viện ở giai đoạn sớm hơn, bệnh nhân có hiểu biết tốt hơn nhiều so với trƣớc đây về các vấn đề sức khỏe. Trong nghiên cứu này cho thấy: khi bệnh ở mức độ nặng NYHA III-IV thì tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp càng cao (81,6%), những trƣờng hợp nhẹ NYHA độ I-II tỷ lệ chẩn đoán suy tim không phù hợp thƣờng gặp (57,9%), khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). 2.2. So sánh đặc điểm X quang ở hai nhóm Bảng 8 Các dấu hiệu trên Xquang tim phổi ở hai nhóm Hình ảnh Nhóm 1, n(%) Nhóm 2, n (%) Tổng, n(%) P Chỉ số tim/LN > 0,5 128 (79) 6 (46,2) 134 (76,6) < 0,01 Tăng tuần phổi phổi 21 (13) 1 (7,7) 22 (12,6) > 0,05 Cung ĐMC phồng 29 (17,9) 2 (15,4) 31 (17,7) > 0,05 Tổng 162 (100) 13 (100) 175 (100) Tỷ lệ chỉ số tim/LN > 0,5 ở mẫu nghiên cứu là 76,6%. Ở nhóm 1 chỉ số tim/LN > 0,5 là (79%) cao hơn nhóm 2 (46,2%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Theo Trần Thị Mỹ Liên (2012), bóng tim to là 77,2% [8]. Đỗ Đính Huy (2013), chỉ số tim/lồng ngực là 74,1% [7]. 2.3. So sánh đặc điểm điều trị ở hai nhóm Bảng 9 Các thuốc đƣợc sử dụng ở hai nhóm Thuốc Nhóm 1, n(%) Nhóm 2, n (%) Tổng, n(%) P Lợi tiểu 195 (92,0) 31 (81,6) 226 (90,4) < 0,05 Nitrate 143 (67,5) 17 (44,7) 160 (64,0) < 0,01 Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 29
  8. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 UCMC 84 (39,6) 15 (39,5) 99 (39,6) > 0,05 UCTTAT1 75 (35,4) 13 (34,2) 88 (35,2) > 0,05 UC Calci 36 (17,0) 3 (7,9) 39 (15,6) > 0,05 UC Beta 7 (3,3) 5 (13,2) 12 (4,8) < 0,01 Digoxin 88 (41,5) 8 (21,1) 96 (38,4) < 0,03 Dobutamin 31 (14,6) 2 (5,3) 33 (13,2) > 0,05 Dopamine 15 (7,1) 3 (7,9) 18 (7,2) > 0,05 Tổng 212 (100) 38 (100) 250 (100) Nhóm thuốc lợi tiểu, nitrate, digoxin đƣợc dử dụng nhiều ở nhóm 1 hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê (p < 0,05, p < 0,01và p < 0,03). Ức chế beta đƣợc sử dụng ở nhóm 1 ìt hơn nhóm 2, có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Theo Lý Văn Chiêu (2012), tỷ lệ các thuốc đƣợc sử dụng điều trị suy tim là: ACEI/ARB (81,5%), furosemide (62,2%), spironolactone (64,4%), nitroglycerin (56,7%), dobutamine (38,5%), dopamine (9,6%) [2]. Theo Đỗ Đính Huy (2013), các thuốc điều trị suy tim đƣợc sử dụng là: Nitrat (100%), lợi tiểu quai (74,1%), lợi tiểu giữ kali (57,4%), ức chế men chuyển (94,4%), ức thế thụ thể AT1 (5,6%), bisoprolol (74,1%), metoprolol (25,9%) [7]. Bảng 10 Tình trạng ra viện của bệnh nhân Tình trạng ra viện Nhóm 1, n(%) Nhóm 2, n(%) Tổng, n(%) P Ổn định 159 (75,0) 31 (81,6) 190 (76,0) Không cải thiện 48 (22,6) 6 (15,8) 54 (21,6) > 0,05 Tử vong 5 (2,4) 1 (2,6) 6 (2,4) Tổng 212 (100) 38 (100) 250 (100) Tình trạng ra viện giữa hai nhóm không khác nhau. Tỷ lệ tử vong chung là 2,4%. Tỷ lệ tử vong cũng thay đổi tùy theo nghiên cứu. Bảng 11 Ngày điều trị, chi phì điều trị Đặc điểm n Trung bình ± SD P Số ngày điều trị Phù hợp 212 10,98 ± 7,893 < 0,001 (ngày) Không phù hợp 38 5,39 ± 3,963 Chi phì điều trị Phù hợp 212 5985,08 ± 8885,14 < 0,01 (1.000 đ) Không phù hợp 38 1533,21 ± 2068,43 Nhóm 1 có thời gian điều trị và chi phì điều trị nhiều hơn nhóm 2 có ý nghĩa thống kê. Thời gian điều trị: trung bình 10,13 ± 7,69 ngày (ngắn nhất 1 ngày và dài nhất 39 ngày) tƣơng đồng với nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Hiền [4] trung bính 10,8 ± 6,4 ngày (dao động từ 2 đến 44 ngày). Thời gian điều trị dao động trong khoảng rộng do bệnh nhân mới nhập viện yêu cầu chuyển lên tuyến trên điều trị và có bệnh nhân bị suy tim suy hô hấp nặng phải nằm hồi sức thở máy điều trị. Chì phì điều trị: việc điều trị cho một số lƣợng lớn bệnh nhân suy tim đang trở thành gánh nặng ngày càng gia tăng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, không chỉ về mặt lâm sàng Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 30
  9. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 mà còn về kinh kế. Mặc dù, việc tình toán chi phì chình xác cho điều trị suy tim thật khó, nhƣng cũng có vài nghiên cứu ƣớc tình chi phì điều trị suy tim. O‟ Connell (2000) đã ƣớc tính chi phì trung bính cho điều trị suy tim 10.000 USD. Chi tiêu quốc gia cho quản lý suy tim đƣợc ƣớc tính lên tới 32,7 tỳ USD hàng năm (AHA 2009) [18]. Chi phì điều trị phụ thuộc vào số ngày nằm viện và sự phát triển về y tế của từng quốc gia. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chi phì điều trị trung bính 5.308.400 đồng (thấp nhất 214.000 đồng, cao nhất 68.736.000 đồng). Chi phì điều trị trung bình ở nhóm phù hợp cao hơn nhóm chƣa phù hợp (5.985.080 đồng > 1.533.210 đồng). Do nhóm phù hợp có biểu hiện triệu chứng lâm rõ ràng và nặng nề hơn nhóm chƣa phù hợp nên thời gian điều trị cũng dài hơn kéo theo chi phì điều trị cũng gia tăng. Theo O‟connell, chi phì điều trị phụ thuộc vào số ngày điều trị, ƣớc tính chi phí 10.000 USD cho thời gian điều trị từ 6,3 đến 7,7 ngày [18]. KẾT LUẬN Qua nghiên của 250 bệnh nhân suy tim mạn tình điều trị tại bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ tháng 6/2015 đến tháng 11/2015 và rút ra đƣợc các kết luận sau: 1. Tỷ lệ chẩn đoán suy tim phù hợp theo tiêu chuẩn Framingham 84,2%. Chƣa phù hợp 15,2%. 2. Triệu chứng khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê gồm: - Khó thở kịch phát về đêm, khó thở khi nằm, ran ẩm ở phổi, phù chi dƣới, ho về đêm, nhịp tim nhanh >120 lần/phút. - Nhóm chẩn đoán phù hợp có tần số tim trung bính 102 ± 24 lần/phút nhanh so với nhóm chƣa phù hợp 86 ± 23 lần/phút (p < 0,001). - Phân độ NYHA: nhóm phù hợp chủ yếu là NYHA III-IV (81,6%), nhóm chƣa phù hợp chủ yếu là NYHA I-II (57,9 %) (p < 0,001). - Xquang: nhóm phù hợp bóng tim to (79%) cao hơn so với nhóm chƣa phù hợp (46,2%) - Các thuốc thƣờng dùng điều trị suy tim là lợi tiểu 90,4%; nitrate 64%. Nhóm có chẩn đoán phù hợp sử dụng lợi tiểu, nitrate và digoxin nhiều hơn nhóm chƣa phù hợp. - Nhóm có chẩn đoán phù hợp có thời gian điều trị và chi phì điều trị nhiều hơn nhóm chƣa phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Hoài Tuấn Anh (2007), Khảo sát nồng độ Troponin I ở bệnh nhân suy tim, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dƣợc TP.Hồ Chí Minh. 2. Lý Văn Chiêu (2012), Khảo sát sự suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân suy tim, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dƣợc TP.Hồ Chì Minh. 3. Tạ Mạnh Cƣờng (2011), Nghiên cứu nồng độ Pro-B Type Natriuretic Peptide (PRO- BNP) của bệnh nhân suy tim mạn tính, Viện Tim mạch Việt Nam, tr.520-524. 4. Đỗ Thị Minh Hiền (2010), Vai trò của Peptide bài natri type B (B - type Natriuretic Peptide) trong điều trị suy tim, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dƣợc TP.HCM 5. Nguyễn Chí Hùng (2011), Khảo sát tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân suy tim, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dƣợc TP.Hồ Chì Minh. 6. Lê Thị Thanh Hƣơng (2009), Nghiên cứu giá trị xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp có biểu hiện khó thở ở bệnh nhân cấp cứu, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 31
  10. Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ 2016 7. Đỗ Đình Huy (2013), Nghiên cứu rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính trước và sau điều trị có dùng phối hợp thuốc ức chế thụ cảm thể Beta, Luận văn chuyên khoa 2, Học viện Quân Y. 8. Trần Thị Mỹ Liên và cs (2012), "Một số đặc điểm suy tim mạn tình tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí y học TP.Hồ Chí Minh, 16(1), tr.70-75. 9. Nguyễn Thị Thùy Liên, Ngô Văn Hùng (2011), "Nghiên cứu một số đặc điểm của suy tim mạn tình tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 10/2010- 04/2011", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr.479-486. 10. Phan Thanh Nhung (2009), Nghiên cứu nồng độ B Type Natriuretic Peptide huyết tương của bệnh nhân trưởng thành suy tim mạn tính, Luận văn thạc sỹ y học,ĐH.Y.HN 11. Nguyễn Duy Toàn, Nguyễn Oanh Oanh và cs (2015), "Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn tình có rung nhĩ", Tạp chí Y - Dược học Quân sự, số 4, tr.96-102. 12. Huỳnh Châu Tuấn và cs (2011), Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân suy tim mạn đợt cấp, < http://vnha.org.vn/kyyeu/ky-yeu-vnha.pdf>, 13. Nguyễn Lân Việt (2012), "Suy tim", Bệnh học Nội khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.202-226. 14. Bursi F. et al. (2006), “Systolic and diastolic heart failure in the community”, JAMA, 296(18), pp. 2209 - 2216. 15. Colucci W.S. (2014), Approach to anemia in adults with heart failure, , [This topic last updated: Feb 03, 2014] 16. Go A.S., Yang J., Ackerson L.M. (2006), Hemoglobin Level, Chronic Kidney Disease, and the Risks of Death and Hospitalization in Adults With Chronic Heart Failure. The Anemia in Chronic Heart Failure: Outcomes and Resource Utilization (ANCHOR) Study, Circulation 2006, 113, pp.2713-2723. 17. Nieminen M.S., Brutsaert D., Dickstein K. et al (2006), "EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey on hospitalized acute heart failure patients: description of population", European Heart Journal, 27, pp.2725–2736. 18. O'Connell JB. (2000),"The Economic Burden of Heart Failure",Clinical cardiology, 23(3 Suppl): III6-III10. 19. Vasan R.S., Wilson P.WF. (2014), Epidemiology and causes of heart failure, , [This topic last updated: Nov 06, 2013] 20. Zile M.R., Gasssch W.H. (2014), Clinical manifestations and diagnosis of diastolic heart failure, , [This topic last updated: Apr 03, 2013]. Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2