ĐÁNH GIÁ TÌNH H NH PHỤ NỮ<br />
TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ<br />
hướng tới đảm bảo hiệu quả vấn đề bình đẳng giới<br />
trong hệ thống tư pháp hình sự<br />
<br />
Tháng 10/2013<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHỤ NỮ TRONG<br />
HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
Nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ hướng<br />
tới đảm bảo hiệu quả vấn đề bình đẳng giới trong<br />
hệ thống tư pháp hình sự<br />
<br />
2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................................... 3<br />
TÓM TẮT TỔNG QUAN .................................................................................................................... 4<br />
GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................... 7<br />
CHƯƠNG 1: PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM.................................................................... 12<br />
PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH........................................................................................ 12<br />
A. Đáp ứng của hệ thống tư pháp hình sự với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ ..................... 16<br />
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 31<br />
CHƯƠNG 2: PHỤ NỮ CÓ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT .............................................................. 37<br />
PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH......................................................................................... 37<br />
A. Nữ bị can ........................................................................................................................... 3 9<br />
B. Phạm nhân nữ ................................................................................................................... 44<br />
C. Phụ nữ bị buộc tội vi phạm hành chính............................................................................. 50<br />
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 51<br />
CHƯƠNG 3: PHỤ NỮ LÀM VIỆC TRONG HỆ THỐNG TƯ PHÁP HÌNH SỰ ....................................... 54<br />
PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH......................................................................................... 54<br />
A. Rào cản với phụ nữ làm việc trong ngành tư pháp hình sự .............................................. 58<br />
PHẦN II: NHU CẦU, KHOẢNG TRỐNG VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................... 64<br />
KẾT LUẬN CHUNG .......................................................................................................................... 67<br />
PHỤ LỤC 1. KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT ............................................................................................ 68<br />
PHỤ LỤC 2. CÁC SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH ........................................................ 73<br />
PHỤ LỤC 3. CHUYẾN CÔNG TÁC CỦA UNODC – UN WOMEN ...................................................... 77<br />
PHỤ LỤC 4. CHUYẾN THĂM TỚI TRẠI GIAM PHÚ SƠN 4, TỈNH THÁI NGUYÊN ............................. 81<br />
PHỤ LỤC 5. HỌP NHÓM CHUYÊN GIA ASEAN ............................................................................... 83<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................... 87<br />
<br />
3<br />
<br />
Danh mục từ viết tắt<br />
VIJUSAP<br />
CCIHP<br />
CAT<br />
CFAW<br />
CRES<br />
CSAGA<br />
BLGĐ<br />
BLTCSG<br />
GE<br />
GENCOMNET<br />
GFCD<br />
GSO<br />
HEUNI<br />
ICCPR<br />
ICERD<br />
ICESCR<br />
ILO<br />
IOM<br />
ISDS<br />
BYT<br />
BTP<br />
BVHTTDL<br />
BLĐTBXH<br />
BCA<br />
NCFAW<br />
NGO<br />
CTGPL<br />
OMCT<br />
VKSNDTC<br />
TANDTC<br />
TIPP<br />
UN<br />
UNDP<br />
UNFPA<br />
UNICEF<br />
UNIAP<br />
UNODC<br />
UNTOC<br />
UN Women<br />
BLĐVPN<br />
HHLSVN<br />
HLHPNVN<br />
WHO<br />
<br />
Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam<br />
Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số<br />
Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất<br />
phẩm giá khác<br />
Ban vì Sự tiến bộ của Phụ nữ<br />
Trung tâm tư vấn pháp luật tái hòa nhập cộng đồng<br />
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới, Gia đình, Phụ nữ và Vị thành<br />
niên<br />
Bạo lực gia đình<br />
Bạo lực trên cơ sở giới<br />
Bình đẳng giới<br />
Mạng Giới và Phát triển cộng đồng<br />
Trung tâm Nghiên cứu Giới‐Gia đình và Phát triển cộng đồng<br />
Tổng cục Thống kê<br />
Viện châu Âu về Phòng ngừa và kiểm soát tội phạm<br />
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị<br />
Công ước quốc tế về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc<br />
Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa<br />
Tổ chức Lao động quốc tế<br />
Tổ chức Di cư quốc tế<br />
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội<br />
Bộ Y tế<br />
Bộ Tư pháp<br />
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br />
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội<br />
Bộ Công an<br />
Ủy ban Quốc gia vì sự Tiến bộ của Phụ nữ<br />
Tổ chức phi chính phủ<br />
Cục trợ giúp pháp lý<br />
Tổ chức thế giới chống tra tấn<br />
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao<br />
Tòa án Nhân dân tối cao<br />
Nghị định thư về Buôn bán người<br />
Liên Hợp Quốc<br />
Chương trình phát triển Liên hợp quốc<br />
Quỹ dân số Liên Hợp Quốc<br />
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc<br />
Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng chống buôn bán người<br />
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc<br />
Công ước Liên Hợp Quốc về chống Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia<br />
Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ<br />
Bạo lực đối với phụ nữ<br />
Hiệp hội Luật sư Việt Nam<br />
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam<br />
Tổ chức Y tế Thế giới<br />
<br />
4<br />
<br />
TÓM TẮT TỔNG QUAN<br />
Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những sự tiến bộ to lớn trong việc cải cách hệ<br />
thống luật pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng về giới. Luật Bình đẳng giới năm 2006 thể hiện cam kết<br />
của Chính phủ trong lĩnh vực này bên cạnh những đóng góp của các chính sách và luật liên quan<br />
trong việc thúc đẩy các quyền của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ tiếp tục đối mặt với những bất lợi<br />
trong nhiều lĩnh vực của xã hội, bao gồm cả các bất lợi khi tham gia vào hệ thống tư pháp hình sự.<br />
Dù là nạn nhân của tội phạm, là người phạm tội hay là người công tác trong hệ thống tư pháp hình<br />
sự, phụ nữ phải đối mặt với một hệ thống phụ hệ với nhiều định kiến về giới. Nhằm đóng góp vào<br />
nỗ lực nghiên cứu về giới ngày càng gia tăng ở Việt Nam, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã thực hiện<br />
một đánh giá nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong hệ thống tư pháp hình sự và xác định các<br />
lĩnh vực cần cải thiện. Đánh giá này được thực hiện trên cơ sơ nghiên cứu các tài liệu sẵn có và<br />
phỏng vấn các bên liên quan trong chuyến công tác tại Hà Nội, Việt Nam của nhóm chuyên gia<br />
đánh giá của Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) và sự hỗ trợ<br />
quan trọng từ Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women)<br />
và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA). Báo cáo này là sản phẩm đầu ra của đoàn đánh giá, tập<br />
trung vào ba lĩnh vực lớn: phụ nữ là nạn nhân của tội phạm, phụ nữ vi phạm pháp luật và phụ nữ<br />
công tác trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Mỗi chương của báo cáo đều bắt đầu bằng phần mô tả<br />
thực trạng và trình bầy khung nghiên cứu chuẩn, theo sau là phần phân tích số liệu sẵn có và đưa<br />
ra các khuyến nghị mang tính chiến lược với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Cả ba<br />
lĩnh vực nghiên cứu đều chỉ ra sự cần thiết phải tăng cường việc thực hiện, theo dõi và đánh giá hệ<br />
thống luật và chính sách liên quan tới bạo lực với phụ nữ, cũng như các nghiên cứu và phân tích<br />
tiếp theo nhằm xây dựng các chính sách và chương trình dựa vào bằng chứng và nhạy cảm về giới.<br />
CHƯƠNG 1: PHỤ NỮ LÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM<br />
Chương hai nghiên cứu trải nghiệm của các phụ nữ là nạn nhân của tội phạm và đề cập cụ thể tới<br />
các khó khăn đối với những phụ nữ từng bị bạo hành. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình là một trọng<br />
tâm của các hoạt động can thiệp của chính phủ liên quan tới bạo lực đối với phụ nữ. Một nghiên<br />
cứu gần đây cho thấy 58% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành về tinh thần, thể chất hoặc tình dục<br />
trong đời. Các hình thức bạo lực đối với phụ nữ khác như buôn bán người, quấy rối tình dục và tảo<br />
hôn đã và đang diễn ra ở Việt Nam, nhưng có ít nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, chương này tập<br />
trung vào đối tượng phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình, đồng thời cũng lưu ý tới một số khó<br />
khăn đặc thù với các nạn nhân của các dạng bạo lực đối với phụ nữ khác.<br />
Chương này tìm hiểu các quy định của luật liên quan tới phòng chống bạo lực đối với phụ nữ cũng<br />
như bối cảnh xã hội của Việt Nam. Ở Việt Nam, các chuẩn mực của chế độ phụ hệ đã tạo ra một xã<br />
hội trong đó bạo hành với phụ nữ thường được coi là “bình thường” và phụ nữ được khuyến khích<br />
không nên viện tới tư pháp hình sự khi bị bạo hành. Do đó, tỷ lệ báo cáo về bạo lực đối với phụ nữ<br />
là khá thấp và các nạn nhân thường dựa vào các cán bộ hòa giải tại địa phương để xử lý vụ việc<br />
trước khi đưa ra pháp luật. Đối với các trường hợp viện tới hệ thống tư pháp hình sự, quá trình<br />
5<br />
<br />