Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG<br />
CỦA MỘT SỐ DÒNG CÁ HỒI VÂN (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)<br />
NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI VIỆT NAM<br />
EVALUATION OF GROWTH AND SURVIVAL RATE OF SOME STRAINS<br />
OF RAINBOW TROUT (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792)<br />
CULTURED IN VIETNAM CONDITION<br />
Chu Quang Kiểm1, Nguyễn Đình Mão2<br />
Ngày nhận bài: 19/3/2014; Ngày phản biện thông qua: 04/4/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi vân (Oncorhynchus<br />
mykiss Walbaum, 1792), qua đó xác định được dòng cá nuôi phù hợp tại điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện<br />
từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 tại Trung tâm Nghiên cứu Cá nước lạnh Sa Pa – Lào Cai. Thí nghiệm tiến<br />
hành với 4 dòng cá hồi vân lần lượt là: cá hồi vân thuần, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân Trung Quốc, mỗi<br />
dòng cá được lặp lại 3 lần. Cá có kích cỡ trung bình 30 g/con và được thả với mật độ như nhau, 125 con/bể composite tròn<br />
3 m3. Thức ăn được sử dụng là thức ăn nhập khẩu Phần Lan của Công ty Skretting có hàm lượng protein 52% và lipid 20%.<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO phù hợp cho cá hồi vân phát triển. Tốc độ tăng<br />
trưởng theo ngày về khối lượng và chiều dài của các dòng cá lần lượt là: cá hồi vân Mỹ (1,7778 g/ngày; 0,08284 cm/ngày),<br />
cá hồi vân toàn cái (1,7019 g/ngày; 0,08712 cm/ngày), cá hồi vân thuần (1,5761 g/ngày; 0,06784 cm/ngày), cá hồi vân<br />
Trung Quốc (1,5403 g/ngày; 0,0838 cm/ngày). Tỷ lệ sống cá hồi vân thuần cao nhất (96,7%), cá hồi vân toàn cái (93,3%),<br />
cá hồi vân Mỹ (83,7%) và thấp nhất là cá hồi vân Trung Quốc (74%). Tốc độ tăng trưởng theo ngày về khối lượng, chiều<br />
dài và tỷ lệ sống giữa các dòng cá khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Trong cùng điều kiện môi trường, chế<br />
độ chăm sóc và thức ăn, các dòng cá khác nhau thì tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống khác nhau. Tóm lại, trong giới hạn của<br />
nghiên cứu này thì cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái là hai dòng cá thích hợp nuôi ở điều kiện Việt Nam.<br />
Từ khóa: cá hồi vân, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this study was to evaluate the growth and survival rate of some strains of rainbow trout (Oncorhynchus<br />
mykiss Walbaum, 1792) to determine appropriate strain in Vietnam’s condition.<br />
The study was conducted from June 2011 to June 2012 at SapPa - Lao Cai Researching Cold Water fish Centre.<br />
All experiments were carried to four strains of rainbow trout: purebred rainbow trout, Chinese rainbow trout, American<br />
rainbow trout, the whole female of rainbow trout. Each strain was repeated three times. Average size of fish is 30 g/ind. The<br />
density in tank was the same (125 ind/3m3). Food stuff made in Finland with protein is 52% and 20% lipid. Experimental<br />
results show that, all environmental factors such as temperature, pH, DO in experiments were suitable for the growth of<br />
rainbow trout. Daily growth in weight and length of four strains of rainbow trout, respectively: the American rainbow trout<br />
(1.7778 g.da -1; 0.08284 cm.da -1), the whole female of rainbow trout (1.7019 g.dy -1; 0.08712 cm.da -1), purebred rainbow<br />
trout (1.5761 g.da -1; 0.06784 cm.da -1), Chinese rainbow trout 1.5403 g.da -1, 0.0838 cm.da -1). The survival rate of<br />
purebred rainbow trout is the highest (96.7%), the whole female of rainbow trout (93.3%), American rainbow trout (83.7%)<br />
and the lowest rate belongs to Chinese rainbow trout (74 ). Daily growth in weight, length and survival rate among the<br />
different strains were significantly difference (p < 0,05). In the same environmental conditions, culturing and feeding, with<br />
the different strains, the growth and survival rate were difference. In conclusion, the purebred rainbow trout and the whole<br />
female of raibow trout were appropriate lines fitted up with environment of Vietnam in this study.<br />
Keywords: rainbow trout, survival, growth rat.<br />
1<br />
2<br />
<br />
Chu Quang Kiểm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 Hải Phòng - Trường Đại học Nha Trang<br />
PGS. TS. Nguyễn Đình Mão: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 149<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum,<br />
1792) là một trong những loài cá nuôi nước ngọt có<br />
giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở các khu<br />
vực nước lạnh trên thế giới. Những năm gần đây, cá<br />
hồi vân đã có mặt trên thị trường Việt Nam và được<br />
người tiêu dùng ưa chuộng. Vì thế, để đáp ứng nhu<br />
cầu người tiêu dùng một số dòng cá hồi khác nhau<br />
được đưa vào nuôi thử nghiệm. Các dòng cá hồi<br />
được đưa vào nuôi tại Việt Nam như cá hồi vân toàn<br />
cái, cá hồi vân thuần, cá hồi vân Trung Quốc và cá<br />
hồi vân Mỹ. Đã có những nghiên cứu so sánh về tốc<br />
độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi tại<br />
điều kiện Việt Nam ở giai đoạn cá bột, cá hương [2].<br />
Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu so sánh tốc độ<br />
tăng trưởng giữa các dòng cá hồi vân ở giai đoạn<br />
cỡ giống lớn nhằm tìm ra dòng cá nuôi phù hợp<br />
trong điều kiện nước ta. Vì vậy, đề tài “Đánh giá tốc<br />
độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của một số dòng cá hồi<br />
vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi<br />
thương phẩm tại Việt Nam” được thực hiện, góp<br />
phần lựa chọn dòng cá hồi nuôi phù hợp trong điều<br />
kiện Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cho nghề<br />
nuôi cá hồi tại Việt Nam.<br />
<br />
Số 3/2014<br />
cá hồi vân toàn cái với kích cỡ giống 30 g/con và<br />
được nuôi trong các bể composite tròn có thể tích<br />
3m3. Ngoài ra còn có các thiết bị đo yếu tố môi<br />
trường: máy đo oxy và nhiệt độ HQ 30d có độ chính<br />
xác là 0,01, máy đo pH Matini instruments pH55<br />
có độ chính xác 0,01 cân điện tử độ chính xác là<br />
0,01 mg.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu và bố trí thí nghiệm.<br />
3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm:<br />
Thí nghiệm được bố trí trong bể composite, 4<br />
nghiệm thức tương ứng với 4 dòng cá: cá hồi vân<br />
thuần, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân Mỹ, cá hồi<br />
vân Trung Quốc. Các nghiệm thức được bố trí ngẫu<br />
nhiên và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Cá thả<br />
với mật độ như nhau, mỗi bể 125 con, cùng chế độ<br />
chăm sóc và quản lý. Thức ăn sử dụng là thức ăn<br />
nhập khẩu Phần Lan của Công ty Skretting có thành<br />
phần như trong bảng 1.<br />
Bảng 1. Thành phần thức ăn nhập khẩu<br />
Phần Lan của Công ty Skretting<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
Thành phần<br />
<br />
Protein<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
52<br />
<br />
2<br />
<br />
Lipid<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
3<br />
<br />
Khoáng<br />
<br />
13,5<br />
<br />
1. Thời gian nghiên cứu<br />
Từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012.<br />
Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu cá<br />
nước lạnh Sa Pa - Lào Cai.<br />
<br />
4<br />
<br />
Chất xơ<br />
<br />
12,5<br />
<br />
2. Vật liệu nghiên cứu<br />
4 dòng cá hồi vân Oncorhynchus mykiss: cá hồi<br />
vân thuần, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân Trung Quốc,<br />
<br />
5<br />
<br />
20<br />
<br />
Các thành phần khác<br />
<br />
1<br />
<br />
3.2. Các thông số môi trường trong bể nuôi cá<br />
hồi vân<br />
Điều kiện môi trường trong suốt quá trình thí<br />
nghiệm được theo dõi hàng ngày và cho kết quả<br />
như trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 2. Giá trị trung bình các chỉ tiêu chất lượng nước trong thí nghiệm<br />
Sáng<br />
<br />
Chiều<br />
<br />
Dao động<br />
<br />
Nhiệt độ (0C)<br />
<br />
Các chỉ tiêu theo dõi<br />
<br />
17,61 ± 0,02<br />
<br />
17,93 ± 0,05<br />
<br />
0,32 ± 0,01<br />
<br />
DO (ppm)<br />
<br />
7,28 ± 0,03<br />
<br />
7,25 ± 0,02<br />
<br />
0,13 ± 0,01<br />
<br />
pH<br />
<br />
7,26 - 7,56<br />
<br />
7,29 - 7,63<br />
<br />
0,27 - 0,37<br />
<br />
Kết quả bảng 2 cho thấy, nhiệt độ nước<br />
trung bình buổi sáng 17,61 ± 0,020C, buổi chiều<br />
17,93 ± 0,050C. Nhiệt độ cho cá hồi vân sinh trưởng<br />
tốt dao động từ 10 - 18 0C [6]. Vậy nhiệt độ nước<br />
trong thí nghiệm nằm trong giới hạn cho phép cá hồi<br />
vân sinh trưởng và phát triển tốt. Dao động nhiệt độ<br />
trong ngày thấp 0,32 ± 0,010C, không ảnh hưởng tới<br />
sinh trưởng và phát triển của các dòng cá thí nghiệm.<br />
Hàm lượng oxy hòa tan trung bình vào buổi<br />
sáng 7,28 ± 0,03 và buổi chiều 7,46 ± 0,02, dao động<br />
0,05 ± 0,01. Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho<br />
<br />
150 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
cá hồi vân sinh trưởng từ 5 - 10 mg/l, lý tưởng nhất là<br />
7 mg/l, sự dao động hàm lượng oxy hòa tan trong ngày<br />
nếu vượt quá 3 mg/l sẽ gây sốc cho cá hồi vân [5]. Vì<br />
vậy, kết quả nghiên cứu hàm lượng oxy hòa tan phù<br />
hợp cho các dòng cá hồi vân sinh trưởng, phát triển.<br />
Trung bình pH trong thí nghiệm vào buổi sáng<br />
7,26 - 7,56 và buổi chiều 7,29 - 7,63, dao động<br />
0,27 - 0,37. Giá trị pH thu được trong quá trình thí<br />
nghiệm giống với kết quả của Klontz [4]. pH trong<br />
quá trình thí nghiệm thích hợp cho sinh trưởng và<br />
phát triển của cá hồi vân.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
4. Phương pháp thu thập số liệu<br />
- Cá được cho ăn 4 lần/ngày (6h, 10h, 14h, và<br />
18h) với tỷ lệ khẩu phần ăn là 3% khối lượng thân<br />
cá. Định kỳ 30 ngày cân khối lượng cá 1 lần, mỗi lần<br />
cân 10 con/bể thí nghiệm.<br />
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng<br />
của cá (%/ngày):<br />
<br />
SGRW(%)<br />
<br />
=<br />
<br />
lnW2 - lnW1<br />
t2 - t1<br />
<br />
Trong đó:<br />
W2, W1: khối lượng của cá tương ứng thời gian t2, t1;<br />
t1: là thời gian ban đầu;<br />
t2: thời gian sau thí nghiệm.<br />
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng theo ngày của<br />
cá (g/ngày):<br />
<br />
DWGW =<br />
<br />
W2 - W1<br />
t2 - t1<br />
<br />
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài theo ngày của<br />
cá (cm/ngày):<br />
<br />
DWGL<br />
<br />
=<br />
<br />
L2 - L1<br />
<br />
- Tỉ lệ sống của cá:<br />
<br />
Số cá thu hoạch<br />
Số cá giống thả ban đầu<br />
<br />
Tỷ lệ sống (%) =<br />
<br />
- Mức độ đồng đều cá thể:<br />
<br />
CV<br />
<br />
SD<br />
100<br />
X *<br />
<br />
=<br />
<br />
Trong đó: SD: Độ lệch chuẩn;<br />
X: Giá trị trung bình về khối lượng.<br />
- Hệ số thức ăn của cá:<br />
Khối lượng thức ăn cá sử dụng<br />
Hệ số thức ăn =<br />
Khối lượng cá tăng lên<br />
5. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Tất cả các số liệu đều được xử lý bằng phần<br />
mềm Microsotf Excel 2003 và SPSS 16.0. Số liệu<br />
được trình bày dưới dạng trung bình ± Sai số chuẩn<br />
(SE) Số liệu được phân tích bằng phương pháp<br />
ANOVA một nhân tố. Sự sai khác giữa các nghiệm<br />
thức được so sánh theo phương pháp Duncan, sự<br />
sai khác có ý nghĩa được xem xét khi (p < 0.05).<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
t2 - t1<br />
<br />
Trong đó: L2, L1 là chiều dài của cá tương ứng với<br />
thời gian t2, t1.<br />
<br />
1. Tốc độ sinh trưởng về chiều dài và khối<br />
lượng của các dòng cá hồi vân trong quá trình<br />
thí nghiệm<br />
<br />
Bảng 3. Tốc độ sinh trưởng về khối lượng và chiều dài của các dòng cá hồi vân thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Cá hồi vân<br />
Trung Quốc<br />
<br />
Cá hồi vân Mỹ<br />
<br />
Cá hồi vân toàn cái<br />
<br />
Cá hồi vân thuần<br />
<br />
30,14 ± 0,09a<br />
<br />
30,27 ± 0,01a<br />
<br />
Khối lượng (g)<br />
Ban đầu (g/con)<br />
<br />
30,38 ± 0,13a<br />
<br />
30,31 ± 0,07a<br />
<br />
Cuối (g/con)<br />
<br />
277,3 ± 0,53<br />
<br />
320,01 ± 0,063<br />
<br />
a<br />
<br />
306,35 ± 0,204<br />
<br />
d<br />
<br />
283,7 ± 0,43b<br />
<br />
c<br />
<br />
DWGW (g/ngày)<br />
<br />
1,5403 ± 0,00295a<br />
<br />
1,7778 ± 0,00035d<br />
<br />
1,7019 ± 0,00113c<br />
<br />
1,5761 ± 0,0024b<br />
<br />
SGRW (%/ngày)<br />
<br />
1,2862 ± 0,00285<br />
<br />
1,3625 ± 0,00157<br />
<br />
1,3376 ± 0,00149<br />
<br />
1,2995 ± 0,00069b<br />
<br />
a<br />
<br />
d<br />
<br />
c<br />
<br />
Chiều dài (cm)<br />
Ban đầu (cm/con)<br />
<br />
11,14 ± 0,05a<br />
<br />
Cuối (cm/con)<br />
<br />
15,09 ± 0,074c<br />
<br />
DWGL (cm/ngày)<br />
<br />
0,0838 ± 0,00042<br />
<br />
11,11 ± 0,03a<br />
c<br />
<br />
11,05 ± 0,03a<br />
<br />
14,9115 ± 0,00239b<br />
<br />
15,68 ± 0,042d<br />
<br />
0,08284 ± 0,000236<br />
<br />
0,08712 ± 0,000234<br />
<br />
b<br />
<br />
11,1 ± 0,03a<br />
12,21 ± 0,051a<br />
d<br />
<br />
0,06784 ± 0,000285a<br />
<br />
Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b, c, d) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa ( p < 0,05)<br />
<br />
Bảng 3 cho thấy, chiều dài và khối lượng của cá hồi vân bắt đầu bố trí thí nghiệm giữa các nghiệm thức<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ cá hồi vân thả ban đầu giữa các nghiệm<br />
thức đồng đều về chiều dài và khối lượng.<br />
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGRW %/ngày) và tăng trưởng theo ngày (DWGW<br />
g/ngày) về khối lượng cao nhất ở cá hồi vân Mỹ (1,3625 %/ngày; 1,7778 g/ngày), thứ hai là cá hồi vân toàn cái<br />
(1,3376 %/ngày; 1,7019 ± 0,00113 g/ngày), thứ ba là cá hồi vân thuần (1,29951 %/ngày; 5761 g/ngày), thấp<br />
nhất là cá hồi vân Trung Quốc (1,2862 %/ngày; 1,5403 g/ngày). Tốc độ tăng trưởng đặc trưng và tăng trưởng<br />
theo ngày về khối lượng giữa các dòng cá khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05).<br />
Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều dài cao nhất ở cá hồi vân toàn cái 0,08712 ± 0,000234 (cm/ngày),<br />
tiếp đến là cá hồi vân Trung Quốc đạt 0,0838 ± 0,00042 (cm/ngày), cá hồi vân Mỹ 0,08284 ± 0,000236 (cm ngày)<br />
và thấp nhất là cá hồi vân thuần chỉ đạt 0,06784 ± 0,000285 (cm/ngày). Tốc độ tăng trưởng theo ngày về chiều<br />
dài của các dòng cá hồi vân khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 151<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Như vậy, trong cùng điều kiện môi trường và<br />
thức ăn, các dòng cá hồi vân khác nhau cho tốc độ<br />
tăng trưởng về khối lượng và chiều dài khác nhau.<br />
Tăng trưởng về khối lượng giảm dần theo thứ tự cá<br />
hồi vân Mỹ, cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân thuần và<br />
cá hồi vân Trung Quốc. Tăng trưởng về chiều dài<br />
giảm dần theo thứ tự cá hồi vân toàn cái, cá hồi vân<br />
<br />
Số 3/2014<br />
Trung Quốc, cá hồi vân Mỹ, cá hồi vân thuần. Qua<br />
đó cho thấy, cá hồi vân toàn cái cơ thể có sự cân<br />
đối nhất giữa chiều dài và khối lượng cá so với ba<br />
dòng cá còn lại. Cá hồi vân Trung Quốc mất cân đối<br />
nhất về tỷ lệ khối lượng và chiều dài cá. Kết quả này<br />
tương đồng với kết quả nghiên cứu của Russelland<br />
và ctv [3].<br />
<br />
2. Tỷ lệ sống của các dòng cá hồi vân sau khi kết thúc thí nghiệm<br />
<br />
Hình 1. Tỷ lệ sống của các dòng cá hồi vân sau khi kết thúc thí nghiệm<br />
<br />
Kết quả hình 1 cho thấy, tỷ lệ sống cao nhất ở<br />
cá hồi vân thuần đạt 96,7%, cá hồi vân toàn cái đạt<br />
93,3%, cá hồi vân Mỹ đạt 83,7% và thấp nhất là cá<br />
hồi vân Trung Quốc đạt 74%. Tỷ lệ sống khác biệt<br />
<br />
có ý nghĩa thống kê giữa các dòng cá khi nuôi trong<br />
cùng điều kiện môi trường và chế độ chăm sóc<br />
(p < 0,05). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên<br />
cứu của Nguyễn Quang Hưởng [1].<br />
<br />
3. Hệ số thức ăn và mức độ đồng đều của các dòng cá<br />
Bảng 4. Hệ số thức ăn và mức độ đồng đều của các dòng cá thí nghiệm<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Cá hồi vân thuần<br />
<br />
Cá hồi vân Mỹ<br />
<br />
Cá hồi vân toàn cái<br />
<br />
Cá hồi vân Trung Quốc<br />
<br />
FCR<br />
<br />
1,409 ± 0,011a<br />
<br />
1,52 ± 0,033bc<br />
<br />
1,473 ± 0,0245a<br />
<br />
1,556 ± 0,0216c<br />
<br />
CV (%)<br />
<br />
0,61 ± 0,058a<br />
<br />
0,99 ± 0,055b<br />
<br />
0,7 ± 0,064a<br />
<br />
1,23 ± 0,14b<br />
<br />
Trong cùng một hàng, các giá trị trung bình có ký tự (a, b) viết lên trên không giống nhau thì khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05)<br />
<br />
Ở bảng 4, hệ số thức ăn thấp nhất ở cá hồi vân<br />
thuần (1,409 ± 0,011) khác biệt không có ý nghĩa<br />
thống kê so với cá hồi vân toàn cái (1,473 ± 0,0245)<br />
(p > 0,05) nhưng khác biệt có ý nghĩa so với cá hồi<br />
Mỹ (1,52 ± 0,033) và cá hồi vân Trung Quốc (1,556<br />
± 0,0216) (p < 0,05). Như vậy, cá hồi vân thuần và<br />
cá hồi vân toàn cái có hệ số thức ăn thấp hơn so<br />
với cá hồi Mỹ và cá hồi vân Trung Quốc. Kết quả<br />
này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Quang<br />
Hưởng [1].<br />
Để đánh giá cụ thể hơn sự khác biệt giữa các<br />
dòng cá hồi vân được nuôi tại Việt Nam thì mức độ<br />
đồng đều của quần đàn nuôi là yếu tố cần quan tâm.<br />
<br />
152 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mức độ đồng đều ở<br />
cá hồi vân thuần (0,61 ± 0,058%), cá hồi vân toàn<br />
cái (0,7 ± 0,064%), cá hồi Mỹ (0,99 ± 0,055%) và<br />
cá hồi Trung Quốc (1,23 ± 0,14%). Mức độ đồng<br />
đều giữa cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn<br />
cái là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05) nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê so<br />
với cá hồi Mỹ và cá hồi Trung Quốc (p < 0,05). Như<br />
vậy, cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái đồng<br />
đều hơn so với cá hồi vân Mỹ và cá hồi vân Trung<br />
Quốc. So với nghiên cứu trước đây của Nguyễn<br />
Quang Hưởng (2010) thì kết quả của nghiên cứu<br />
này là tương tự [1].<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
1.1. Tốc độ sinh trưởng<br />
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất về khối lượng là<br />
cá hồi vân Mỹ (1,7778 g/ngày), thứ hai là cá hồi vân<br />
toàn cái (1,7019 g/ngày), thứ ba là cá hồi vân thuần<br />
(1,5761 g/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân Trung<br />
Quốc (1,5403 g/ngày).<br />
- Tốc độ tăng trưởng cao nhất về chiều dài<br />
là cá hồi vân toàn cái (0,08712 cm/ngày), cá hồi<br />
vân Trung Quốc (0,0838 cm/ngày), cá hồi vân Mỹ<br />
(0,08284 cm/ngày) và thấp nhất là cá hồi vân thuần<br />
(0,06784 cm/ngày).<br />
1.2. Tỷ lệ sống các dòng cá hồi vân trong thí nghiệm<br />
- Các dòng cá hồi vân đang được nuôi tại Việt<br />
Nam có sự khác nhau về tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống cá<br />
hồi vân thuần cao nhất (96,7%), cá hồi vân toàn cái<br />
(93,3%), cá hồi vân Mỹ (83,7%) và thấp nhất là cá<br />
<br />
Số 3/2014<br />
hồi vân Trung Quốc (74%).<br />
- Hệ số thức ăn thấp nhất cá hồi vân thuần<br />
(1,409), cá hồi vân toàn cái (1,473), cá hồi vân<br />
Mỹ (1,52) và cao nhất là cá hồi vân Trung Quốc<br />
(1,556).<br />
- Mức độ đồng đều của quần đàn ở cá hồi<br />
vân thuần là cao nhất (0,61%), cá hồi vân toàn cái<br />
(0,7%), cá hồi Mỹ (0,99%) và thấp nhất là cá hồi<br />
Trung Quốc (1,23%).<br />
- Cá hồi vân thuần và cá hồi vân toàn cái là hai<br />
dòng cá thích hợp nuôi trong điều kiện Việt Nam.<br />
Cá hồi vân Mỹ và cá hồi vân Trung Quốc không phù<br />
hợp nuôi tại Việt Nam.<br />
2. Kiến nghị<br />
Cần có các nghiên cứu đánh giá chất lượng<br />
thịt cá ở các chỉ tiêu khác như axitamin, lipid, chất<br />
khoáng và năng lượng để có tính khẳng định hơn<br />
nghiên cứu này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Quang Hưởng, 2010. So sánh sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Wabaum, 1792)<br />
toàn cái, cá thuần và tam bội thể giai đoạn cá bột lên cá giống. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp<br />
Hà Nội.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bùi Đắc Thuyết, 2007. Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi cá nước lạnh ở miền Bắc Việt Nam, đề xuất biện pháp quản lý và<br />
phát triển nguồn lợi. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học kỹ thuật: 94-99.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Russell, M.C., Stegemann, E. C., 1991. The trout of New York. The Conservationist magazine, 150.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Klontz, G. W., Thomas, N. and Sons (ed.), 1991. A manual for rainbow trout production on the family - Owned farm.<br />
University of Idaho, 68.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Tran Thi Nang Thu, 2008. Nutritinonal value of sesame oil cake and lysine utilization efficiency in plant protein based diets<br />
for rainbow trout: 80-89.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 153<br />
<br />