intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Phần 3

Chia sẻ: Dqwdqwdqwd Qwdqwdqwdqwd | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

117
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết các phép đo không chính thức do giáo viên soạn ra hơn là các ấn phẩm của các nhà xuất bản thương mại. Hơn nữa, mục đich của họ là tập hợp những thông tin liên quan trực tiếp đến dạy học. Có yếu tố chủ quan trong việc thiết kế phép đo không chính thức cũng như trong tổ chức việc kiểm tra, cho điểm và giải thích kết quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT Phần 3

  1. trắc nghiệm chính thức, giáo viên có thể quan sát học sinh có vấn đề về hành vi, hoặc yêu cầu lớp làm kiểm tra tập đọc với bài đã học trong tuần, hoặc giao bài tập toán về nhà. Hầu hết các phép đo không chính thức do giáo viên soạn ra hơn là các ấn phẩm của các nhà xuất bản thương mại. Hơn nữa, mục đich của họ là tập hợp những thông tin liên quan trực tiếp đến dạy học. Có yếu tố chủ quan trong việc thiết kế phép đo không chính thức cũng như trong tổ chức việc kiểm tra, cho điểm và giải thích kết quả. Trên thực tế, việc giải thích này thường khá khó khăn do không có hướng dẫn. Mặc dù các thủ tục không chính thức không có những biểu điểm chặt chẽ như các trắc nghiệm chuẩn, những kết quả rút ra từ đó lại thích hợp với việc dạy học vì chúng có thể diễn đạt được bằng các thuật ngữ dạy học. Các công cụ đánh giá không chính thức khác nhau ở mức độ trực tiếp của đo đạc khả năng hiện tại của học sinh và các điều kiện dạy học. Một số trực tiếp đo trên học sinh, số khác thông qua người thu thập thông tin. Về cơ bản, có 4 loại đánh giá không chính thức: Quan sát; đánh giá theo chương trình; các kĩ thuật thu thập thông tin gián tiếp; tiếp cận sử dụng các loại trên. 4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ. 4.1.Trắc nghiệm Test là những dạng bài tập trắc nghiệm khả năng của trẻ theo từng mặt hoặc tổng thể. Khi sử dụng test để đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật cần phải xác định rõ tính chất, chức năng, đặc điểm và yêu cầu của từng loại test. Phải xác định rõ đối tượng được nghiên cứu đánh giá bằng test. Trắc nghiệm là dạng đo lường, đánh giá trong giáo dục, là một phương tiện để thu thập dữ liệu về đặc tính hành vi của con người một cách có hệ thống, rồi sau đó phân tích các dữ liệu ấy làm cơ sở cho những hành động thích hợp. Ví dụ: việc biết rõ số lượng các từ được đánh vần đúng trên một danh mục chọn lọc các từ, sẽ có ích cho việc quyết định cách dạy đánh vần nào là cần thiết đối với một học sinh; hoặc kết quả của một bài trắc nghiệm về trình độ toán học có thể giúp cho việc quyết định có nên đình chỉ một phương pháp dạy học toán đặc biệt nào đó hay không? Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, việc đánh giá và phân tích hành vi cá nhân để cho họ có thể sử dụng tốt hơn các năng lực của họ. Trắc nghiệm có nhiều loại, từ những thang đo không chính thức do giáo viên thiết kế cho tới những công cụ có cấu trúc rất chặt chẽ được biết đến như là những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa. Những trắc nghiệm chính thức này còn là một đặc tính thông thường của giáo dục. Chúng có thể là những trắc nghiệm thành tích học tập được thực hiện đều đặn theo chu kỳ qua các lớp, cấp học, hoặc có thể là những thang đánh giá năng khiếu được sử dụng cho ky thi tuyển vào cao đẳng, đại - 12 -
  2. học hoặc là những trắc nghiệm cá nhân đựơc sử dụng trong giáo dục đặc biệt. Khi thực hiện những trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa, các bài tập trắc nghiệm được trình bày trong những điều kiện tiêu chuẩn để sự thể hiện của học sinh được đối chiếu với sự thể hiện của nhóm tiêu chuẩn. Các số liệu được rút ra sẽ mang tính so sánh, mức độ thực hiện chức năng của học sinh được mô tả trong sự đối chiếu với mức thể hiện điển hình hoặc trung bình. Dạng thông tin này cần cho sự sàng lọc và xác định tính thích hợp (đủ điều kiện); mục đích là chọn ra những học sinh có thể hiện lệch hướng so với học sinh khác đã được công nhận. Các kết quả cũng giúp các nhà chuyên môn vạch kế hoạch giảng dạy bằng việc xác định các lĩnh vực chương trình mà học sinh thể hiện kém so với bạn bè, và trong đánh giá có thể lập hồ sơ những thay đổi về năng lực thể hiện liên quan tới những kỳ vọng ứng với độ tuổi và cấp lớp. Các trắc nghiệm chuẩn mực phải được thực hiện và cho điểm một cách phù hợp chặt chẽ với các điều kiện tiêu chuẩn được mô tả trong sách hướng dẫn trắc nghiệm. Nếu các điều kiện để chuẩn hóa trắc nghiệm không trùng nhau thì thể hiện năng lực của học sinh không thể so sánh với thể hiện năng lực của nhóm chuẩn được. Đồng thời người làm trắc nghiệm phải đảm bảo rằng học sinh tham gia trắc nghiệm một cách đầy đủ và tích cực. Vì các trắc nghiệm chỉ suy ra một mẫu hành vi nên thể hiện trắc nghiệm phải là một đại diện chính xác cho năng lực của học sinh. Cần chú ý tới việc thỏa mãn các (ba) yêu cầu khi làm trắc nghiệm. - Các bước tiêu chuẩn cần được tuân theo. - Cần có được sự nỗ lực cao nhất của trẻ bằng cách thiết lập và duy trì quan hệ giao tiếp thích hợp. - Cần cho điểm các câu trả lời một cách chính xác. Cả 3 yêu cầu trên đều rất quan trọng, không thể coi nhẹ yêu cầu nào. Để làm bài trắc nghiệm chúng ta cần tuân thủ các bước : 4.1.1. Chuẩn bị cho trắc nghiệm. Sau khi lựa chọn một thang đo phù hợp, người làm trắc nghiệm trước hết phải đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị đầy đủ cho việc thực hiện và cho điểm trắc nghiệm. Sau đóa là việc chuẩn bị môi trường làm trắc nghiệm và học sinh được giới thiệu về các công việc trắc nghiệm một cách cẩn thận. - Chuẩn bị của người làm trắc nghiệm. Các trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thiết kế cho những người làm trắc nghiệm có đào tạo sử dụng – những nhà chuyên môn đã thông thạo các kĩ năng thực hiện và cho điểm trắc nghiệm. Việc chuản bị các chương trình cho những nhà chuyên môn, những nhà giáo dục đặc biệt, thường bao gồm cả viêc đào tạo về lĩnh vực đánh giá, với công việc thực hành có sử dụng các thang đo tiêu chuẩn hóa. Anastasi và Urbina (1997) đã lưu ý: - 13 -
  3. Đối với việc thực hiện trắc nghiệm theo hình thức cá nhân, tập huấn có giảm sát từng trắc nghiệm cụ thể là hình thức đào tạo cơ bản. Những tập huấn như vậy có thể cần từ một vài hội thảo với những thời gian thực hành cho tới những thời gian đào tạo kéo dài hàng năm, điều đó tùy thuộc vào đặc tính của trắc nghiệm và loại đối tượng người được trắc nghiệm. Các trắc nghiệm khác nhau về lượng tập huấn đào tạo cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn. Một số thang đo, như những trắc nghiệm trí tuệ cá nhân, đòi hỏi sự chuẩn bị ở phạm vi rộng; ở nhiều bang, các nhà tâm lý, giáo dục là đội ngũ duy nhất được phép thực hiện chúng. Các trắc nghiệm khác như những trắc nghiệm thành tích được sử dụng bởi các nhà giáo dục đặc biệt, được cho là cần những người làm trắc nghiệm có hiểu biết và được đào tạo về các thủ tục làm trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa mà không cần có giấy phép hoặc chứng chỉ. Người làm trắc nghiệm có trách nhiệm chuyên môn là chỉ thực hiện các trắc nghiệm mà họ được đào tạo, hoặc thực hiện những trắc nghiệm tương tự sau khi đã nghiên cứu mở rộng. Các thang đo được thực hiện bởi những người không được đào tạo sẽ cho những kết quả đầy nghi vấn tới mức bị coi là không phù hợp. Người làm trắc nghiệm cần chuẩn bị những kiến thức, hiểu biết đầy đủ về cách làm trắc nghiệm, qui trình thực hiện và phải được thực hành, kiểm soát bởi các chuyên gia làm trắc nghiệm. Tránh những sai lầm trong kinh nghiệm dẫn đến những thói quen sai lầm trong khi làm trắc nghiệm. - Chuẩn bị môi trường trắc nghiệm. Môi trường trắc nghiệm là căn phòng thực hiện trắc nghiệm, chỗ ngồi, thiết bị trắc nghiệm và người tham gia. Môi trường có thể ảnh hưởng tới kết quả trắc nghiệm như ồn ào, nóng bức ngột ngạt…. Người làm trắc nghiệm nên cố gắng hết sức để tạo một môi trường trắc nghiệm thoải mái dễ chịu. Căn phòng trắc nghiệm nên vừa đủ rộng để thích hợp với các thủ tục trắc nghiệm. Những trường hợp trắc nghiệm có các loại hoạt động vận động thô như chạy, nhảy thì cần căn phòng có kích thước lớn hơn. Căn phòng quá rộng sẽ có thể chứa đựng nhiều yếu tố gây sao nhãng, thiếu tập trung. Nhiệt độ, ánh sáng căn phòng, sự thông thoáng nên vừa đủ. Không nên để ánh sáng từ cửa sổ chiếu vào mắt người làm trắc nghiệm và học sinh, ánh sáng không làm chói mắt là tốt nhất, nhất là khi những tài liệu trắc nghiệm được in trên những tờ giấy nhẵn bóng. Trắc nghiệm cũng không nên được thực hiện trong những căn phòng có ánh sáng yếu, nhiệt độ quá cao hoặc thấp, hoặc có sự thông khí kém. Phòng làm trắc nghiệm nên ở một vị trí yên tĩnh, cách xa sân chơi, phòng tập thể dục, quán ăn, phòng học nhạc. Những nguồn phát ra âm thanh liên tục như máy điều hòa nhiệt độ, sẽ có thể chấp nhận được nếu chúng không gây gián đoạn sự giao tiếp của người làm trắc nghiệm và học sinh. Phòng trắc nghiệm cũng không được có những yếu tố thị giác gây xao nhãng - 14 -
  4. như bảng tin nhiều màu sắc sặc sỡ, pa nô, áp phích và những kích thích lôi cuốn sự chú ý khác. Những cửa sổ có cảnh đẹp ưa nhìn nên được kéo rèm che. Mục đích cuối cùng là để cho trắc nghiệm trở thành yếu tố thu hút nhất trong phòng. Căn phòng nên được bảo vệ để tránh cho những người khác vào phòng làm gián đoạn cuộc trắc nghiệm. Người làm trắc nghiệm có thể dán thông báo trước của phòng để thông báo rằng trắc nghiệm đang được tiến hành, mọi người tránh làm phiền. Trắc nghiệm có thể dừng lại khi có những yếu tố khẩn cấp. Tìm được căn phòng lý tưởng cho trắc nghiệm là điều rất khó có thể, thâm chí là không thể nhất là vì sự ép buộc về không gian và thời gian trong hầu hết các trường học. Tuy nhiên những trắc nghiệm hợp lý có thể được thực thi trong những điều kiện thấp hơn điều kiện lý tưởng nếu người làm trắc nghiệm nhạy cảm với hành vi của học sinh. Chuẩn bị chỗ ngồi cho học sinh khi làm trắc nghiệm cũng là một vấn đề. Chỗ ngồi lý tưởng phải là một chiếc ghế thoải mái, lưng tựa thẳng. Ghế không quá cao hay quá thấp ảnh hưởng tới tầm nhìn của học sinh. Ghế ngồi phải phù hợp về kích cỡ để học sinh có thể để chân thoải mái xuống nền nhà, không nên là ghế xoay. Bàn làm việc đủ lớn, mặt bàn phải là mặt phẳng, tài liệu, thiết bị trắc nghiệm để ở trên bàn không bị rơi và người làm trắc nghiệm cũng không cần phải vươn người quá nhiều về phía học sinh, người làm trắc nghiệm và học sinh có thể ngồi và viết thoải mái. Nhiều trắc nghiệm tiêu chuẩn hóa được thiết kế để người làm trắc nghiệm ngồi đối diện với học sinh và vươn sang phía học sinh, như vậy tạo điều kiện cho họ dễ dàng quan sát học sinh và ngăn cản học sinh nhìn vào sách hướng dẫn trắc nghiệm và bảng điểm. Các trắc nghiệm khác đòi hỏi học sinh ngồi cách người làm trắc nghiệm một góc bàn. Người làm trắc nghiệm nên thu thập tất cả tài liệu cần thiết (sách hướng dẫn của người khảo sát, bút chì và giấy…) và đặt trong phòng trắc nghiệm trước khi bắt đầu thực hiện. Nếu người làm trắc nghiệm phát hiện thấy thiếu một phần thiết bị quan trọng khi trắc nghiệm đã được tiến hành thì nên dừng công việc ở một thời điểm nghỉ ngơi hợp lý để tìm lại phần thiết bị đó. Hầu hết các trắc nghiệm đều có những tài liệu kích thích cho học sinh xem, một sách hướng dẫn cho người làm trắc nghiệm, một giấy cho điểm hoặc sổ nhỏ ghi chép về học sinh. Các thiết bị khác được trang bị như là một phần của bộ thiết bị trắc nghiệm, hoặc người làm trắc nghiệm có thể phải lấy vật liệu từ lớp học. Thông thường thì người làm trắc nghiệm sẽ trang bị dụng cụ viết cho bản thân và cho học sinh. Một số bút chì được gọt sẵn có kích cỡ và kiểu loại như trong lớp học nên được chuẩn bị sẵn sàng; có đầu tẩy nếu sách hướng dẫn không cấm. Người làm trắc nghiệm cũng sẽ cần tới một số bút chì có đầu tẩy. Một số trắc nghiệm đòi hỏi phải giới hạn chính xác thời - 15 -
  5. gian trả lời của học sinh. Nếu thời gian đòi hỏi phải được chính xác đến từng giây thì phải có đồng hồ bấm giờ. Công cụ tính thời gian không gây tiếng ồn để tránh gây sự phân tán, thiếu chú ý của học sinh. Các tài liệu, bộ thiết bị trắc nghiệm đã được chuẩn bị sẵn sàng, loại bỏ tất cả các vật liệu có thể gây xao nhãng sự chú ý của học sinh. Không nên có ai khác ngoài người làm trắc nghiệm và học sinh có mặt ở trong phòng làm trắc nghiệm. Tuy nhiên cha mẹ có thể cần phải có mặt bên cạnh những học sinh nhỏ để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới. Cha mẹ và những người khác nên ra khỏi phòng trước khi trắc nghiệm được tiến hành. Việc quan sát tốt nhất là qua một tấm kính một chiều nếu có. Nếu vì một lý do nào đó mà cha mẹ phải ở lại thì họ chỉ nên đứng quan sát ngoài tầm nhìn của học sinh chứ không được tham gia. Trừ khi có sự cho phép đặc biệt của sách hướng dẫn trắc nghiệm, cha mẹ và những người khác không nên thực hiện các đầu mục trắc nghiệm. - Sự chuẩn bị của học sinh. Lập kế hoạch trắc nghiệm vào thời điểm tối ưu, xem xét nhu cầu thể chất của học sinh, chuẩn bị về mặt tâm lý cho học sinh là những phần thiết yếu của hoạt động trắc nghiệm. Nếu các yếu tố này bị bỏ qua vì một người làm trắc nghiệm thiếu nhạy bén, thì thái độ của học sinh có thể bị ảnh hưởng, và nó có thể làm cho việc trắc nghiệm khó đạt được kết quả tối ưu. Thường thì người làm trắc nghiệm sẽ thực hiện việc lên kế hoạch với giáo viên đứng lớp. Hầu hết giáo viên đều quan tâm đến việc học sinh bị mất bài học trong thời gian tham gia trắc nghiệm nên muốn rằng học sinh sẽ đi lam trắc nghiệm vào lúc lớp học môn tốt nhất hoặc khó nhất đối với em đó. Sở thích của học sinh cũng cần phải được chú ý. Trong khi lớp học đang có những hoạt động ưa thích diễn ra, mà học sinh bị đem ra khỏi lớp để đi làm trắc nghiệm thì rất dễ bị ảnh hưởng. Điều mà các em quan tâm lúc này không phải là những tình huống trắc nghiệm mà là những hoạt động các em muốn được tham gia. Nhiều học sinh làm việc hiệu quả hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, như buổi sáng sớm hay giữa trưa. Giáo viên đứng lớp có thể cố vấn để xác định khi nào học sinh sáng suốt nhất và nếu có thể thì sắp xếp kế hoạch thực hiện trắc nghiệm vào những thời gian đó. Vì các trắc nghiệm thường được lập kế hoạch từ trước, nên người làm trắc nghiệm phải kiểm tra tình trạng về thể chất và tinh thần của học sinh vào ngày thực hiện trắc nghiệm. Nếu học sinh bị ốm trắc nghiệm có thể hoãn lại. Các chứng đau răng, cảm lạnh và các đau ốm nhẹ khác sẽ làm giảm năng lực thể hiện; sự đau đớn có thể làm trẻ mất tập trung, cảm lạnh có thể làm giảm khả năng nghe, thậm chí những dược phẩm mua không có đơn thuốc cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chức năng. Tình trạng tinh thần cũng ảnh hưởng tới kết quả trắc nghiệm. Nếu học sinh đang buồn chán thì trắc nghiệm nên được hoãn lại. Nếu sau khi trắc nghiệm, người làm trắc nghiệm nhận thấy học sinh có tình trạng sức khỏe kém hoặc đang bị stress thì nên coi kết - 16 -
  6. quả trắc nghiệm đó là không đúng, hoặc chí ít cũng phải được xem xét thông hiểu với một sự cẩn trọng cao. Trước khi làm trắc nghiệm, người làm trắc nghiệm nên chú ý tới nhu cầu thể chất của học sinh. Để học sinh có thể tập trung tốt nhất vào các bài trắc nghiệm, nên chú ý đến việc thỏa mãn nhu cầu thể chất của học sinh như đói, khát, đi vệ sinh. Ngoài ra người làm trắc nghiệm cũng cần kiểm tra chắc chắn rằng học sinh đang sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ cần thiết như kính, dụng cụ trợ thính, hoặc các dụng cụ y học cần thiết khác. Nếu học sinh đang dùng thuốc thì người làm trắc nghiệm phải nhận ra rằng có nên trắc nghiệm trong ngày đó nữa hay không? Thuốc có ảnh hưởng gì đến kết quả trắc nghiệm hay không? Việc chuẩn bị tâm lý trắc nghiệm cho học sinh được gọi là tạo lập sự hòa hợp. Thủ tục này được Anastasi và Urbina (1997) lý giải là: “Những nỗ lực của người khảo sát nhằm gây hứng thú cho người được trắc nghiệm trong khi làm trắc nghiệm, khuyến khích sự phối hợp, khích lệ học sinh trả lời theo tinh thần phù hợp với mục tiêu trắc nghiệm”. Để có được mối quan hệ tốt với học sinh, người làm trắc nghiệm nên tuân theo các bước sau: a. Sự giới thiệu về người làm trắc nghiệm tới học sinh: Lời giới thiệu thân mật, không vội vã, và nên hàm chứa niềm vui họp mặt với học sinh của người làm trắc nghiệm. Người làm trắc nghiệm giới thiệu tên và đôi điều về nghề nghiệp b. Khơi gợi những thông tin chung từ học sinh. Người làm trắc nghiệm lôi cuốn học sinh tham gia vào cuộc trao đổi bằng cách hỏi họ tên, tuổi, lớp và những môn học ưa thích của học sinh. Điều này tạo cơ hội cho học sinh xả hơi và cung cấp cho người làm trắc nghiệm những dấu hiệu về trạng thái tình cảm của học sinh và những hiểu biết về thông tin cá nhân học sinh. c. Giải thích mục đích của trắc nghiệm. Buổi gặp gỡ nên được trình bày như là một dịp cùng làm việc “chúng ta sẽ làm việc cùng nhau”, để phát huy hết sự nỗ lực của học sinh. Tuy nhiên, không nên dùng từ “trắc nghiệm”vì học sinh có thể hiểu không đúng về nó. d. Mô tả các hoạt động trắc nghiệm. Người làm trắc nghiệm nên giải thích chính xác những gì sẽ xảy ra trong tình huống trắc nghiệm. Điều này sẽ chuẩn bị cho học sinh và giảm đi những lo lắng. Một số trắc nghiệm có cung cấp những hướng dẫn mô tả các hoạt động trắc nghiệm để người làm trắc nghiệm đọc cho học sinh. e. Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi. Học sinh nên được tạo cơ hội để đặt các câu hỏi về trắc nghiệm. Người làm trắc nghiệm phải xác định xem học sinh có hiểu những gì sẽ xảy ra hay không, đồng thời phán đoán mức độ sẵn sàng để được trắc nghiệm của học sinh. Thảo luận này sẽ tiếp diễn cho tới khi học sinh trở nên thoải mái, hoặc nếu học - 17 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2