Đào tạo liên thông tại trường Đại học Dân lập Phương Đông
lượt xem 1
download
Bài viết Đào tạo liên thông tại trường Đại học Dân lập Phương Đông trình bày một số kinh nghiệm qua 4 khoá tổ chức đào tạo liên thông tại trường Đại học Dân lập Phương Đông; Điều kiện và thời gian đào tạo liên thông tại trường Đại học Dân lập Phương Đông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo liên thông tại trường Đại học Dân lập Phương Đông
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG Nguyễn Tiến Đào1- Hoàng Thị Minh Huệ2 Trường Đại học Dân lập Phương Đông 1. Giới thiệu: Trường Đại học Dân lập (ĐHDL) Phương Đông được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1994 - là một trong các trường dân lập đầu tiên. Trường đã tổ chức đào tạo được 15 năm, với số lượng tốt nghiệp ra trường trên 16.000 lượt người. Qui mô hiện tại gần 10.000 người học tập tại trường. Chỉ tiêu năm 2009 là 2000 ĐH, 300 CĐ, 400 TCCN, 1200 đào tạo liên thông và vừa làm vừa học cho ĐH, 400 cho CĐ. Trường ĐHDL Phương Đông được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ khóa tuyển sinh 2005. Chủ trương đào tạo liên thông của Đảng và Nhà nước là cơ hội để người dân học tập liên tục, học tập suốt đời, bổ sung kiến thức để hoạt động và làm việc trong mọi lĩnh vực, phù hợp với chủ trương xã hội hóa và đào tạo theo nhu cầu. Trường ĐHDL Phương Đông đã có thời gian hơn 2 năm chuẩn bị và năm 2006, Bộ GD&ĐT cho phép trường tổ chức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ và trường đã tổ chức thi tuyển cho 4 khóa. Mỗi năm 2 đợt thi vào tháng 3-4 và tháng 9-10 hàng năm. Khóa đầu tiên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ tốt nghiệp ra trường trong năm 2009 này. Điều kiện và thời gian đào tạo liên thông tại trường ĐHDL Phương Đông Bậc học Chính quy Liên thông lên Điều kiện Môn Điểm cùng Hệ TGĐT(năm) Hệ TGĐT(năm) thi chuẩn ngành 1 TS, Trưởng phòng Đào tạo 2 ThS, Chuyên viên Phòng Đào tạo 167
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Bậc học Chính quy Liên thông lên Điều kiện Môn Điểm cùng Hệ TGĐT(năm) Hệ TGĐT(năm) thi chuẩn ngành TCCN 2 CĐ 3 năm 1,5 2 môn Từ ĐC, 1 TCCN 2 ĐH 4 năm 2,5 TC→CĐ môn điểm TCCN 2 ĐH4,5năm 3 CĐ→ĐH sàn cơ sở ngành TB: 1năm thi TS TCCN 2 ĐH 5 năm 3,5 làm việc 3chung CĐ 3 ĐH 4 năm 1,5 1 môn TC→ĐH: trở lên cơ sở, 3 năm (năm CĐ 3 ĐH4,5năm 2 1 môn làm việc tương Chuyên ứng) CĐ 3 ĐH 5 năm 2,5 ngành Lãnh đạo trường giám sát và chỉ đạo việc thực hiện đào tạo liên thông tuân thủ đúng các quy chế quy định, quy trình Bộ GD&ĐT: - Lập dự án trình Bộ GD&ĐT quyết định gồm các điều kiện: Chuẩn bị điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để tổ chức đào tạo, chương trình giáo dục hệ liên thông. Chương trình giáo dục (CTGD) hệ liên thông được thiết kế trên nguyên tắc so sánh CTGD bậc học trước với CTGD chính quy, nếu thời lượng và nội dung môn học/học phần đảm bảo >=80% thì sẽ được miễn trừ trong chương trình giáo dục hệ liên thông. - Soạn thảo đề cương chi tiết môn học/học phần, bài giảng, tài liệu, đề thi. Riêng khâu đề thi Bộ chưa có ngân hàng đề nên trường vẫn tổ chức soạn thảo đề thi theo đúng các khâu quy định của quy chế hệ Trung cấp lên Cao đẳng, Trung cấp lên Đại học thi 3 môn: 2 môn đại cương, 1 môn cơ sở ngành; hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học thi 2 môn: 1 môn cơ sở ngành, 1 môn chuyên ngành. - Thu nhận hồ sơ, bồi dưỡng chuyển đối kiến thức, tổ chức thi, tuyển. - Tổ chức đào tạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động tổ chức quản lý, hoạt động giảng dạy - học tập tại trường và các cơ sở liên kết đào tạo. 168
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Hiện tại trường ĐHDL Phương Đông đã ký hợp đồng liên kết đào tạo với gần 20 cơ sở giáo dục là các trường trung cấp, trường cao đẳng, công ty giáo dục… để cùng phối hợp tạo nguồn tuyển thí sinh thi liên thông và hợp tác cùng đào tạo. 2. Một số kinh nghiệm qua 4 khoá tổ chức đào tạo liên thông tại trường ĐHDL Phương Đông: - Để đào tạo liên thông có chất lượng cần chuẩn bị đủ các điều kiện về đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ để đảm bảo chất lượng đào tạo không thua kém chất lượng đào tạo chính quy tập trung. - Đảm bảo đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện, thư viện điện tử, sách, tài liệu giáo trình, bài giảng... - Về thời gian học liên thông: nên đào tạo theo hệ thống tín chỉ dựa trên số tín chỉ của chương trình chính khóa, bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức, xây dựng CTGD liên thông đảm bảo có cùng chất lượng đào tạo như hệ thống chính quy. Nếu tính theo thời gian có thể xác định tổng thời gian học liên thông cộng với thời gian đã tốt nghiệp bậc học trước đó đảm bảo nhiều hơn thời gian đào tạo chính khóa từ 1 đến 2 học kỳ. 2.1. Những thuận lợi trong tổ chức đào tạo liên thông tại trường - Đào tạo theo tín chỉ linh hoạt thời gian cho người học theo học các lớp môn của chính khoá, văn bằng 2,… - Đội ngũ quản lý, giảng viên và cơ sở vật chất, tài liệu học tập luôn sẵn sàng, kế thừa từ hệ chính quy. 2.2. Khó khăn - Các trường chưa công bố chương trình giảng dạy kèm theo đề cương chi tiết nên khó xác định các học phần học tiếp bậc tiếp theo của hệ liên thông. Chương trình giảng dạy của các trường không giống nhau, chưa kể chất lượng đào tạo không đồng đều nên khó xác định để công nhận kết quả học tập theo tín chỉ, học phần/môn học và kết quả toàn khoá học để được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông. 169
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - Chưa đề cập đến nội dung môn học thì rất nhiều trường hệ Trung cấp thậm chí còn không ghi thời lượng học tập các môn học trong sổ học tập. Do đó, rất khó tham khảo để điều chỉnh chương trình giảng dạy liên thông của nhà trường cho phù hợp. - Quy chế đào tạo liên thông đưa ra quy định về đối tượng liên thông tại điều 4 chưa hợp lý: “Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, người tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển”. Với thời gian sau 1 năm hay 3 năm đi làm mới đươc theo học sẽ gặp một số trở ngại đối với các thí sinh: - Với quy định của Bộ GD&ĐT, để tốt nghiệp với tấm bằng hệ chính quy người học phải theo học hình thức học ban ngày, tập trung liên tục mới được công nhận. Như vậy đã đi làm thì khó mà bố trí được thời gian. - Tâm lý ngại theo học, tinh thần học phân tán. - Kiến thức sau 3 năm rơi rụng, không thể tốt như khi được học liên tục. - Với các đối tượng học xong nhưng chưa xin được việc làm, muốn theo học tiếp thì cũng không có cơ hội?!. Đây là điểm chưa phù hợp trong quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần phải được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của người học. 3. Một số kiến nghị: - Bộ GD&ĐT cần điều chỉnh điểm a, b của điều 4 trong Quy định Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 170
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Bộ GD&ĐT nên định hướng và chỉ đạo các trường cần thiết phải công bố chương trình giảng dạy kèm theo đề cương chi tiết môn học/học phần và công khai công nhận hay không công nhận chương trình giảng dạy của nhau. - Các trường cần phối hợp, liên kết hợp tác đào tạo chặt chẽ để cùng nhau cải thiện việc thực hiện công nhận kết quả học tập của người học. Đây là vấn đề cốt lõi để đào tạo liên thông có ý nghĩa thực sự là liên thông theo hệ thống tín chỉ và có ý nghĩa với nhu cầu người học. 171
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu hướng dẫn quản lý đào tạo trong các trường Đại học và Cao đẳng y tế: Phần 2 - NXB Y học
50 p | 105 | 11
-
Xu hướng phát triển của báo chí hiện đại và những vấn đề đặt ra đối với đào tạo báo chí tại trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
6 p | 121 | 8
-
Hiệu quả mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực logistics
7 p | 32 | 5
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Sài Gòn
7 p | 64 | 5
-
Về hệ thống đào tạo kép trong giáo dục nghề nghiệp tại Cộng hòa Liên Bang Đức
8 p | 85 | 5
-
Bàn về học liệu mở và vai trò của học liệu mở trong đào tạo ngành khoa học Thông tin - Thư viện tại các trường đại học ở Việt Nam
30 p | 57 | 3
-
Hội thảo khoa học “Đào tạo liên thông trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học Việt Nam – Thực trạng và giải pháp"
4 p | 36 | 3
-
Liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin (Nghiên cứu tại trường Đại học Thành Đô)
8 p | 10 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo: Nghiên cứu trường hợp ngành công nghệ thông tin tại Trường Đại học Mở Hà Nội
6 p | 9 | 3
-
Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai
5 p | 9 | 2
-
Một số vấn đề trong đào tạo liên thông tại các trường đại học – cao đẳng hiện nay
4 p | 6 | 2
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng đào tạo hệ liên thông, vừa làm vừa học tại trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh
3 p | 9 | 2
-
Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học liên thông tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
10 p | 74 | 2
-
Đánh giá khả năng liên thông chương trình đào tạo giáo viên sư phạm kỹ thuật tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
7 p | 73 | 2
-
Thực trạng đào tạo giáo viên trung học phổ thông của vùng đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 64 | 2
-
Liên kết đào tạo kỹ sư tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế một mô hình hợp tác chất lượng cao và hiệu quả
10 p | 5 | 2
-
Tự chủ - tự chịu trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo liên thông tại trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định
6 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn