intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích tính tất yếu, thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lương cao, tác giả đã đưa ra các giải pháp để đào tạo có nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển vùng duyên hải miền Trung trong bối cảnh hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong giai đoạn hiện nay

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NH N LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở CÁC TỈNH DU ÊN HẢI MIỀN TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NA Phạm Huy Thành(1), Nguyễn Văn Hoàn(2) TÓM TẮT: Duyên hải miền Trung Ďang trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quá trình Ďó Ďã và Ďang tạo nhiều cơ hội và cả thách thức Ďối với các lĩnh vực của Ďời sống xã hội, trong Ďó có vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở phân tích tính tất yếu, thực trạng vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực chất lương cao, tác giả Ďã Ďưa ra các giải pháp Ďể Ďào tạo có nguồn nhân lực chất lượng cao, Ďáp ứng yêu cầu của sự phát triển vùng duyên hải miền Trung trong bối cảnh hiện nay. Từ khoá: Đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, duyên hải miền Trung. ABSTRACT: South central coastal provinces are in the process of deeper globalization and international integration. That process has created both opportunities and challenges to all the fields of social life, particularly in its subject of training high-quality human resources. On the basis of analyzing the necessity, the training situation problem of high quality human resources, the authors have offered solutions to improve the quality of human resources, including human resources quality, so as to meet the requirements of the development of the South Central coastal region in the present situation. Keywords: Training, high quality human resources, South Central coast 1. Đặt vấn đề Trong các nguồn lực Ďể phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản quyết Ďịnh các nguồn lực khác; quyết Ďịnh Ďến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá và hội nhập quốc tế của Ďất nước nói riêng. Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng tiếp tục xác Ďịnh: ―Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh Ďạo, quản lí và 1, 2. TS. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 616
  2. các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục và Ďào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, Ďãi ngộ nhân tài, Ďẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ, Ďổi mới sáng tạo‖1. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn Ďề Ďào tạo nguồn lực chất lượng cao luôn Ďược quan tâm. Hiện tượng các nước công nghiệp mới (NICs) châu Á là những minh chứng rõ ràng nhất cho việc quan tâm Ďúng mức Ďến vai trò quyết Ďịnh của nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên nhân mang tính Ďặc trưng chung cho tất cả các nước này Ďể Ďi Ďến thành công chính là họ sớm nhận thức Ďược vai trò quyết Ďịnh của nguồn nhân lực chất lượng cao và Ďầu tư thoả Ďáng cho chiến lược Ďào tạo nguồn nhân lực; Ďặt lên hàng Ďầu chất lượng nguồn lao Ďộng, Ďặc biệt là các yếu tố văn hoá, kĩ thuật và kỉ luật, Ďi trước một bước về giáo dục và Ďào tạo, coi Ďó là chìa khoá của cánh cửa tăng trưởng, là Ďiều kiện Ďảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế. Đây là một trong những bài học hết sức bổ ích cho Ďất nước Việt Nam nói chung và khu vực duyên hải miền Trung nói riêng. Duyên hải miền Trung trong những năm gần Ďây, quá trình hội nhập và công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďã diễn ra một cách nhanh chóng, các khu công nghiệp lớn Ďược mở ra Ďón chào các nhà Ďầu tư trong và ngoài nước. Quá trình hội nhập với những chủ trương Ďẩy nhanh tốc Ďộ tăng trưởng, kinh tế khu vực duyên hải miền Trung Ďang có xu hướng tách ra khỏi nền công nghiệp truyền thống Ďể phát triển theo hướng công nghệ mới và chất lượng cao. Vì vậy, Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong giai Ďoạn hiện nay cần có những Ďột phá mới Ďể bảo Ďảm với xu thế phát triển kinh tế - xã hội nơi Ďây. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2045. 2. Nội dung 2.1. S cần thiết đào tạo nguồn nhân l c chất lượng cao cho các tỉnh duyên hải miền Trung trong giai đoạn hiện nay Trong những nguồn lực phát triển Ďất nước, nguồn nhân lực luôn là yếu tố nắm vai trò quan trọng và quyết Ďịnh. Nguồn nhân lực là toàn bộ những người trong Ďộ tuổi lao Ďộng có khả năng tham gia lao Ďộng của một quốc gia, bao gồm thể lực, trí lực và tài lực. Ở Việt Nam, Ďể thực hiện chiến lược phát triển nhanh và bền vững trước sự tác Ďộng mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Đòi hỏi Ďất nước phải tập trung và chú trọng phát triển nguồn nhân lực, Ďặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm Ďể chỉ những người lao Ďộng Ďã Ďược Ďào tạo, có trình Ďộ học vấn, trình Ďộ tay nghề cao (về chuyên môn, kĩ thuật) tương ứng với 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 203 - 204. 617
  3. một ngành nghề cụ thể theo tiêu chí phân loại lao Ďộng về chuyên môn, kĩ thuật nhất Ďịnh (trên Ďại học, Ďại học, cao Ďẳng, lao Ďộng kĩ thuật lành nghề) và trên thực tế có kĩ năng lao Ďộng giỏi. Những lao Ďộng này có khả năng thích ứng nhanh với những thay Ďổi liên tục của môi trường công việc, có sức khoẻ và phẩm chất tốt, có tính kỷ luật, có Ďạo Ďức và tác phong nghề nghiệp, mong muốn Ďóng góp tài năng, công sức của mình cho sự thành công, phát triển chung của tập thể. Cao hơn nữa, Ďó là những lao Ďộng có khả năng vận dụng những tri thức, kĩ năng Ďã Ďược Ďào tạo vào quá trình lao Ďộng sản xuất nhằm sáng tạo, cải tiến năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả cao trong công việc. Nguồn nhân lực chất lượng cao có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta khi quá trình mở cửa, hội nhập vào thế ở nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện ở chỗ, nguồn nhân lực chất lượng cao là Ďiều kiện tiên quyết bảo Ďảm thành công cho quá trình công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá; tạo Ďiều kiện rút ngắn khoảng cách tụt hậu Ďồng thời duy trì tăng trưởng nhanh, bền vững. Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết Ďịnh Ďẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc Ďẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển Ďổi mô hình tăng trưởng; là Ďộng lực chủ yếu tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức; là Ďiều kiện quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, ở khu vực duyên hải miền Trung, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai Ďoạn hiện nay chịu sự tác Ďộng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá của Ďất nước. Đồng thời gắn liền với công tác Ďào tạo ở các trường Ďại học, cao Ďẳng và làm tốt công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở những ngành nghề. Vùng duyên hải miền Trung Ďược ưu Ďãi bởi một vị trí Ďịa lý thuận lợi, nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia về Ďường sắt, Ďường bộ, Ďường biển và Ďường hàng không, có hệ thống cảng biển, sân bay rải Ďều các tỉnh, thành phố trên Ďịa bàn. Đây là cửa ngõ thuận lợi nối với các quốc gia trên thế giới và khu vực bằng Ďường biển, với các vùng sâu nội Ďịa như Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Thái Lan và Mianma. Vùng duyên hải miền Trung có 9 tỉnh, trong Ďó có 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng Ďiểm miền Trung (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng Ďối với cả nước. Đồng thời với vị trí Ďịa lý như vậy, cho thấy khả năng hợp tác Ďể sự phát triển ngành nghề trong tương lai của các tỉnh duyên hải miền Trung rất Ďa dạng. Ngành, nghề Ďòi hỏi nhiều lao Ďộng chất lượng cao trong những năm tới ở khu vực duyên hải miền Trung: ở lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ và truyền thông, cơ khí chính xác, tự Ďộng hoá, Ďiều khiển, hệ thống tự Ďộng hoá tích hợp (embedded system), phát triển kinh tế biển (khai thác Ďánh bắt thuỷ hải sản, khai thác năng lượng, logistics). Sự phát triển của các khu công nghiệp (Khu công nghiệp Chân Mây, Khu công nghiệp Hòa Khánh - Liên Chiểu, Khu công nghiệp Chu Lai - Kỳ Hà, khu công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất), Ďặc biệt là sự 618
  4. ra Ďời khu công nghệ cao tại thành phố Đà Nẵng Ďang mở ra nhiều cơ hội Ďể Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực ngành, nghề Ďòi hỏi nguồn nhân chất lượng cao Ďang dần thay Ďổi bộ mặt công nghiệp nơi Ďây, Ďặc biệt là hệ thống tự Ďộng tích hợp là cấu phần chính trong tất cả máy móc hiện Ďại, là sản phẩm công nghệ cao như thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, Ďo lường chính xác, công nghiệp quốc phòng, vũ trụ, hàng không, ô tô, khai thác năng lượng, logistics,… 2.2. Th c trạng đào tạo nguồn nhân l c chất lượng cao ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong giai đoạn hiện nay Trong những năm qua, việc Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá khu vực duyên hải miền Trung Ďã có những bước chuyển tích cực. Các trường Ďại học, cao Ďẳng ở khu vực duyên hải miền Trung Ďã có những bước phát triển Ďáng kể về chất lượng và quy mô Ďào tạo. Mạng lưới các trường Ďại học và cao Ďẳng phát triển rải khắp cả 9 tỉnh, tất cả các tỉnh, thành phố Ďều có cơ sở Ďào tạo của các trường tạo ra sự Ďa dạng cho nguồn nhân lực Ďáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nơi Ďây. Toàn vùng có 402 cơ sở GDNN, bao gồm: 85 trường cao Ďẳng, 85 trường trung cấp, 232 trung tâm GDNN (chiếm khoảng 21,11 tổng số cơ sở GDNN cả nước). Bên cạnh Ďó, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có 137 cơ sở GDNN ngoài công lập và Ďầu tư nước ngoài. Tổng số giáo viên Ďang làm việc trong các cơ sở GDNN của vùng là khoảng hơn 12 nghìn người. Toàn vùng có 11 trường Ďược lựa chọn Ďể Ďầu tư Ďồng bộ thành trường chất lượng cao Ďến năm 2020 trong tổng số 45 trường của cả nước; có 98 trường cao Ďẳng, trung cấp công lập Ďược lựa chọn 366 lượt ngành, nghề trọng Ďiểm, gồm: 94 lượt ngành, nghề cấp Ďộ quốc tế, 66 lượt ngành, nghề khu vực ASEAN và 206 lượt ngành, nghề cấp Ďộ quốc gia. Trong vùng có 8 trường cao Ďẳng trên Ďịa bàn 6 tỉnh tham gia Ďào tạo thí Ďiểm chương trình chuyển giao của Úc và 11 trường cao Ďẳng tại 7 tỉnh tham gia Ďào tạo thí Ďiểm chương trình chuyển giao của Cộng hoà Liên bang Đức1. Ngành nghề Ďào tạo của các trường Ďại học, cao Ďẳng ở khu vực duyên hải miền Trung rất Ďa dạng, Ďáp ứng sự chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề ở nơi Ďây. Trong giai Ďoạn hiện nay, quá trình chuyển giao khoa học công nghệ, trình Ďộ quản lí Ďang diễn ra rất mạnh mẽ ở nước ta nói chung, khu vực duyên hải miền Trung nói riêng. Sự thu hút Ďầu tư cả trong nước và ngoài nước Ďến duyên hải miền Trung càng ngày càng tăng, Ďủ các loại ngành nghề, nhưng Ďặc biệt là công nghệ hoá dầu và khai thác thuỷ hải sản, du lịch. Cho nên, các trường Ďại học và cao Ďẳng của khu vực Ďã rất nhanh chóng chuyển Ďổi mô hình Ďào tạo: Từ Ďào tạo phục vụ cho các ngành công nghiệp truyền thống trước Ďây, hiện nay Ďã chuyển sang cho các ngành công nghiệp hiện Ďại và dịch vụ (thiết bị viễn thông, thiết bị y tế, Ďo lường chính xác, công nghiệp quốc phòng, vũ trụ, hàng không, ô 1. https://baodansinh.vn/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-tao-dot-pha-trong-phat-trien-vung-bac-trung-bo- va-duyen-hai-trung-bo-20230714154030.htm 619
  5. tô, ngân hàng). Ngành, nghề Ďào tạo nhìn chung Ďáp ứng Ďược với nhu cầu hội nhập và công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá Ďất nước. Tuy nhiên, trong giai Ďoạn hiện nay, Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu vực duyên hải miền Trung còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chất lượng nguồn lao động, sử dụng lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo ở nước ta nói chung và khu vực duyên hải miền Trung nói riêng Ďang trở thành vấn Ďề khó khăn và nhiều bất cập. Số lao Ďộng Ďược qua Ďào tạo chiếm tỉ lệ thấp, Ďa số là lao Ďộng chưa qua Ďào tạo, kĩ năng nghề nghiệp yếu. Quy mô Ďào tạo Ďại học và sau Ďại học tăng dần qua các năm, Ďứng thứ ba trong sáu vùng kinh tế - xã hội. Toàn vùng hiện có toàn vùng có 44 trường Ďại học. Bình quân hằng năm, có hơn 31.000 sinh viên và hơn 2.400 học viên, nghiên cứu sinh tốt nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng. Chất lượng lao Ďộng của vùng ngày càng Ďược cải thiện với tỉ lệ lao Ďộng có bằng cấp/chứng chỉ của vùng năm 2021 Ďạt 25,8 . Trong Ďó, tỉ lệ lao Ďộng lao Ďộng trong lĩnh vực kinh tế biển Ďược Ďào tạo các trình Ďộ Ďạt khoảng 68 (tăng 39,6 so với năm 2010). Tuy nhiên, tỉ lệ lao Ďộng có bằng cấp vẫn thấp hơn 0,3 so với mức bình quân chung của cả nước(1). Về cơ cấu lao động theo ngành nghề đào tạo, trong giai Ďoạn hiện nay, sự chuyên môn hoá trong lao Ďộng luôn Ďược Ďặt ra, Ďòi hỏi hình thành những Ďội ngũ chuyên gia Ďể giải quyết các vấn Ďề trong sự phát triển. Vùng duyên hải miền Trung trong những năm qua, các mô hình Ďào tạo phát triển rất nhanh nhưng Ďể lại rất nhiều bất cập, chưa Ďáp ứng Ďược so với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơi Ďây. Các cơ sở GDNN trong vùng Ďã tuyển sinh Ďược 354.368 người, trong Ďó tuyển mới trình Ďộ cao Ďẳng, trung cấp chiếm 17,94 tổng số, thấp hơn bình quân chung cả nước (19,5 ), chủ yếu Ďào tạo trình Ďộ sơ cấp và dưới 3 tháng. Giai Ďoạn 2010 - 2020, có 2.305.359 người trong vùng Ďược Ďào tạo theo Đề án Ďào tạo nghề cho lao Ďộng nông thôn. Kết quả Ďào tạo của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước(2). Về phương pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, là Ďào tạo Ďội ngũ lao Ďộng có tư duy năng Ďộng, luôn sáng tạo và phát triển sản phẩm mới theo nhu cầu của thị trường. Nhưng cho Ďến, hiện nay các trường Ďại học, cao Ďẳng ở duyên hải miền Trung vẫn chưa Ďáp ứng Ďược, tư duy dạy chay, học chay vẫn còn tồn tại phổ biến. Quá trình Ďào tạo chưa kết hợp Ďược với nghiên cứu khoa học, chưa thu hút Ďược các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm vào giảng dạy, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học chưa Ďược Ďầu tư Ďồng bộ. Từ thực trạng và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ở khu vực duyên hải miền Trung Ďã cho thấy vấn Ďề Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng và hội nhập quốc tế Ďang Ďặt ra rất nhiều khó khăn từ chất lượng Ďào tạo, quản lí Ďào tạo, nguồn tuyển sinh và việc làm của sinh viên 1. https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8653 2. https://baodansinh.vn/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-tao-dot-pha-trong-phat-trien-vung-bac-trung-bo- va-duyen-hai-trung-bo-20230714154030.htm 620
  6. khi ra trường. Thực trạng này Ďòi hỏi các trường Ďại học và cao Ďẳng phải có những chính sách thích hợp Ďể nâng cao chất lương Ďào tạo, Ďồng thời Ďáp ứng Ďược các yêu cầu khắt khe của thị trường lao Ďộng trong quá trình hội nhập của khu vực. 2.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân l c chất lượng cao ở vùng duyên hải miền Trung đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trong tình hình hiện nay, Ďể thực hiện Ďược Ďổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, cần phải phải huy Ďộng nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội. Nhưng nhân tố quyết Ďịnh nhất vẫn chính là ở sự nỗ lực của các trường, của các thầy cô giáo và của cả người học. Các trường Ďại học, cao Ďẳng ở khu vực duyên hải miền Trung luôn phải nhận thức Ďược: Nâng cao chất lượng Ďào tạo là Ďiều kiện tiên quyết Ďể thực hiện gắn Ďào tạo với sử dụng nguồn nhân lực trong Ďiều kiện Ďẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện Ďại hóa và hội nhập quốc tế của khu vực. Đồng thời Ďảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2045: ―Đến năm 2030, các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục, Ďào tạo của vùng không ngừng Ďược nâng cao; khoảng cách về chất lượng giáo dục, Ďào tạo giữa các Ďịa phương dần Ďược thu hẹp và tiệm cận với mặt bằng chung của cả nước. Tỉ lệ lao Ďộng Ďã qua Ďào tạo Ďạt khoảng 75 , trong Ďó có bằng cấp, chứng chỉ Ďạt khoảng 35 - 40%‖. Để thực Ďược vấn Ďề này, trong những năm tới các trường Ďại học, cao Ďẳng khu vực duyên hải miền Trung cần phải chú trọng Ďến các giải pháp sau Ďây: Thứ nhất, các trường cần nhận thức Ďược trong sự chuyển Ďổi giáo dục của Ďất nước, Ďây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn cho các trường, Ďặc biệt là các trường Ďại học, cao Ďẳng ở khu vực duyên hải miền Trung. Do vậy, cần phải có một chiến lược hoàn chỉnh và tầm dự báo khoa học lớn trong công tác Ďào tạo, Ďặc biệt là công tác tuyển sinh, nhưng Ďồng thời phải xử lý kịp thời trong quy trình Ďào tạo Ďể Ďáp ứng Ďược yêu cầu của thị trường nguồn nhân lực. Đặc biệt khu vực duyên hải miền Trung Ďược tạo ra những cú hích lớn trong phát triển, quá trình hội nhập sẽ tạo ra những ngành nghề mới, nhưng cũng Ďòi hỏi khắt khe hơn chất lượng nguồn nhân lực. Thứ hai, nâng cao chất lượng Ďào tạo ở các trường Ďại học, cao Ďẳng. Chất lượng Ďào tạo là Ďiều kiện tiên quyết Ďể thực hiện việc gắn quá trình Ďào tạo với việc sử dụng nguồn nhân lực trong Ďiều kiện công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, chúng ta cần phải Ďổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy ở các trường Ďại học và cao Ďẳng theo hướng cung cấp kiến thức, vừa hướng dẫn cho người học, lấy người học làm trung tâm. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện Ďại, phù hợp với thực tiễn với vùng duyên hải miền Trung. 621
  7. Nâng cao chất lượng của Ďội ngũ giảng viên các trường Ďại học, cao Ďẳng vùng duyên hải miền Trung Ďáp ứng yêu cầu dự báo phát triển nguồn nhân lực nơi Ďây. Cần phải tăng Ďội ngũ giảng viên cơ hữu, nâng cao chất lượng của Ďội ngũ giảng viên có Ďủ năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tạo ra mạng lưới giáo viên thỉnh giảng với cộng tác viên khoa học từ các trường trong và ngoài nước, Ďồng thời kết hợp với các chuyên gia ở những viện nghiên cứu, các doanh nghiệp. Thứ ba, Ďiều chỉnh cơ cấu Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm Ďáp ứng nhu cầu Ďa dạng của thị trường. Tăng cường quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực trình Ďộ cao Ďẳng, Ďại học trong các cơ quan nhà nước và cộng Ďồng các doanh nghiệp. Muốn làm Ďược vấn Ďề Ďó, cần phải thay Ďổi nhận thức của các cấp, các ngành, nhân dân Ďịa phương ở duyên hải miền Trung. Điều tiết, quản lí, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm ở khu vực duyên hải miền Trung theo hướng ưu tiên cho các ngành phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá nông nghiệp, nông thôn và những ngành khoa học cộng nghệ mũi nhọn dựa vào tiềm năng của vùng (khai thác dầu khí, cơ khí chế tạo, chế biến thuỷ hải sản, công nghệ sinh học, vật liệu mới, y học,…). Thứ tư, tăng cường hợp tác với nước ngoài Ďể thu hút vốn Ďầu tư vào lĩnh vực Ďào tạo Ďại học, cao Ďẳng ở khu vực duyên hải miền Trung. Thực tế cho thấy, sự Ďầu tư của các nước vào lĩnh vực giáo dục - Ďào tạo ở vùng duyên hải miền Trung còn nhiều hạn chế. Rất ít trường Ďại học, cao Ďẳng nước ngoài mở cơ sở tại khu vực này, bởi vì vùng duyên hải miền Trung mức sống của nhân dân nơi Ďây thấp, tỉ lệ Ďói nghèo cao, người dân không có Ďủ kinh phí Ďể cho con Ďi học theo các chương trình tiên tiến. Chính vì vậy, các trường Ďại học, cao Ďẳng ở vùng duyên hải miền Trung cần phải năng Ďộng trong hợp tác chuyển giao chương trình Ďào tạo, có chính sách thu hút trí thức ở nước ngoài là những người Ďược sinh ra tại mảnh Ďất này về công tác hoặc hợp tác giảng dạy, chuyển giao khoa học công nghệ. Đảng và Nhà nước cần có chính sách Ďặc thù hỗ trợ liên kết Ďào tạo trong và ngoài nước cho khu vực duyên hải miền Trung. Thứ năm, thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (các trường Ďại học, cao Ďẳng) với các Ďơn vị sử dụng nguồn nhân lực (các doanh nghiệp, các khu công nghiệp,…). Tiến hành Ďào tạo theo Ďịa chỉ, Ďào tạo theo Ďơn Ďặt hàng của các doanh nghiệp với những ngành công nghệ cao và các ngành có ưu thế của vùng: chế biến thuỷ hải sản, du lịch, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học,… nhằm sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao có hiệu quả. Thứ sáu, các trường Ďại học, cao Ďẳng trong khu vực cần phải nắm bắt kịp thời biến chuyển của nhu cầu nguồn nhân lực trong khu vực và cả nước, Ďể từ Ďó 622
  8. có Ďiều chỉnh cơ cấu Ďào tạo nguồn nhân lực trình Ďộ cao nhằm Ďáp ứng yêu cầu của thị trường lao Ďộng. Thực hiện giải pháp này cần phải có sự vào cuộc của nhà nước, hệ thống chính trị ở các cấp nhằm tạo ra khả năng dự báo nguồn nhân lực của các ngành, nghề, nguồn nhân lực ở các tỉnh, thành phố. Đồng thời các trường Ďại học, cao Ďẳng khu vực duyên hải miền Trung cần phải chủ Ďộng liên kết hợp tác Ďào tạo với các trường trong khu vực Đông Nam Á và các trường ở các nước khác trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa sẽ tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu, làm biến chuyển tất cả quá trình Ďào tạo, sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo Ďiều kiện cho các trường tiếp cận Ďược những thông tin yêu cầu về nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi tập Ďoàn kinh tế. Do Ďó, mỗi trường Ďại học, cao Ďẳng tuỳ theo thế mạnh của mình Ďể ký kết hợp tác, Ďào tạo các chuyên ngành gắn với nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng Ďáp ứng Ďược yêu cầu Ďòi hỏi của nhiều quốc gia trên thế giới. 3. Kết luận Trong giai Ďoạn hiện nay, khu vực duyên hải miền Trung muốn Ďẩy nhanh tốc Ďộ tăng trưởng, tạo ra lợi thế cạnh tranh thì cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay của khu vực duyên hải miền Trung chưa Ďáp ứng Ďược nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quá trình hội nhập quốc tế. Vì vậy, khu vực duyên hải miền Trung phải biết tận dụng, hạn chế thách thức, tiêu cực trong Ďào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Ďáp ứng yêu cầu phát triển, Ďồng thời góp phần quyết Ďịnh chất lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng. Thực hiện mục tiêu Ďến năm 2045, toàn khu vực duyên hải miền Trung: ―Vùng phát triển nhanh, bền vững, mạnh về kinh tế biển; có một số trung tâm công nghiệp, dịch vụ, hợp tác quốc tế lớn ngang tầm khu vực châu Á với các khu kinh tế ven biển hiện Ďại, hệ thống Ďô thị ven biển thông minh, bền vững, có bản sắc riêng, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến Ďổi khí hậu; là nơi các giá trị văn hoá, lịch sử, hệ sinh thái biển, Ďảo, rừng Ďược bảo tồn và phát huy; Ďời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Ďạt mức cao; quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, Ďảo Ďược bảo Ďảm vững chắc; các tổ chức Ďảng, hệ thống chính trị vững mạnh; khối Ďại Ďoàn kết toàn dân Ďược tăng cường‖(1). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2045. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo Ďảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ Ďến năm 2030, tầm nhìn Ďến năm 2045. 623
  9. 3. GS.TS. Phạm Tất Dong (2007). Định hướng Ďội ngũ tri thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện Ďại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. Nguyễn Đình Vì, Nguyễn Đắc Hưng (2007). Phát triển giáo dục và Ďào tạo nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. https://baodansinh.vn/nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-tao-dot-pha- trong-phat-trien-vung-bac-trung-bo-va-duyen-hai-trung-bo-20230714154030.htm 6. https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8653 624
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2