intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:378

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia "Đào tạo nguồn nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội"

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2021
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI MỤC LỤC ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN 7 LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI” GS.TS. Hoàng Văn Cường PHẦN I. ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 10 1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 11 ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên 2. ĐÀO TẠO KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC 25 KINH NGHIỆM CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi 3. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG ĐỂ 38 NÂNG CAO NĂNG LỰC KINH DOANH CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP PGS.TS. Trần Quốc Khánh 4. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ ĐÀO TẠO KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 45 PGS.TS. Phạm Văn Khôi 5. NGUỒN NHÂN LỰC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH 57 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Hoàng Nam 6. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐÁP ỨNG 65 CÁC NHU CẦU NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Nguyễn Lê Đình Quý 7. VAI TRÒ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI 73 ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY TS.NCVC. Trần Văn Duy 8. VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG 80 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo, TS. Phùng Minh Đức, ThS. Ngô Thu Hằng 3
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 9. SỰ CẦN THIẾT ĐÀO TẠO “KINH DOANH NÔNG NGHIỆP” TRONG 90 PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH SƠN LA TS. Đặng Huyền Trang 10. BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 97 ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hoa, PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo, SV. Dương Hồng Ngọc 11. NHU CẦU VÀ CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT CỦA NHÂN LỰC NGÀNH 107 KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Lưu Đức Khải 12. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH 115 NÔNG NGHIỆP BẬC ĐẠI HỌC TẠI HOA KỲ NCS.ThS. Nguyễn Thanh Lân, ThS. Nguyễn Huy Linh 13. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC - YẾU TỐ QUAN 127 TRỌNG ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM NCS.ThS. Phùng Chí Cường 14. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 134 TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Bùi Thị Việt Anh 15. NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 140 Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo, NCS.ThS. Nguyễn Hà Hưng 16. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KINH DOANH NÔNG NGHIỆP TRONG 151 GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ThS. Lê Thị Kim Thu PHẦN II: KINH DOANH NÔNG NGHIỆP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 158 17. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG PHÁT TRIỂN 159 NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH BẮC NINH NCS. Đặng Minh Khoa 18. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHÁP LUẬT PHỤC VỤ NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG 166 BỐI CẢNH THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO Ở VIỆT NAM Nguyễn Anh Đức 19. NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP: 173 TRƯỜNG HỢP NGÀNH CHÈ VÙNG NÚI PHÍA BẮC TS. Nguyễn Thị Khánh Phương 4
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 20. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG 179 NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 GV. Phan Văn Bằng 21. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP GÓP PHẦN 187 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ NÔNG THÔN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẦN TRỞ THÀNH MỘT NỘI DUNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ThS. Nguyễn Quốc Phóng, ThS. Đào Đức Bùi 22. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH 199 NÔNG NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TS. Hoàng Mạnh Hùng 23. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP THỦY SẢN 208 VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG NCS.ThS. Võ Thị Hòa Loan 24. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH 233 NÔNG NGHIỆP - PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Thị Minh, NCS. Phouthalath Xayyalath 25. TƯ DUY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CHO CÁC NƯỚC 245 ĐANG PHÁT TRIỂN Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Hoàng Tiến 26. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 255 HIỆN NAY ThS. Trần Thu Thủy 27. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH 262 NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hằng 28. ĐỊNH GIÁ ĐẤT KHU VỰC NÔNG THÔN NHẰM PHÁT TRIỂN CƠ SỞ 273 HẠ TẦNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ThS. Trần Thị Minh Thư 29. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 280 VÀ NHẬN THỨC GIẢM THIỂU RỦI RO SỨC KHỎE TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Vũ Thị Ánh Ngọc, Nguyễn Kim Thoa Lê Thị Hồng Phượng, Nguyễn Minh Kỳ 5
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 30. ĐỂ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO YÊU CẦU 289 HỘI NHẬP CHO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CẦN ĐÀO TẠO KIẾN THỨC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHO CÁN BỘ CÁC VÙNG KHÓ KHĂN PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng 31. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT TỚI SINH KẾ 298 CỦA NÔNG DÂN KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN VINHOME RIVERSIDE, QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Phạm Lan Hương 32. HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 312 NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo, TS. Nguyễn Hữu Khánh 33. ĐỂ NÔNG DÂN ĐỒNG THÁP THAM GIA VẬN HÀNH DU LỊCH 322 TRẢI NGHIỆM NÔNG NGHIỆP VƯỜN CÂY ĂN TRÁI HIỆU QUẢ HVCH. Nguyễn Thái Hòa, TS. Nguyễn Thị Hồng Phương 34. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI KẾT HỢP 328 VỚI SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Hữu Dũng, Lê Hồng Nhung 35. TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH 343 NÔNG NGHIỆP Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Trần Mai Hương 36. THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN 356 TỈNH LÂM ĐỒNG NCS.ThS. Nguyễn Hà Hưng 37. GẮN KẾT GIỮA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐỊA PHƯƠNG VỚI 364 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ThS.Nguyễn Đức Khiêm , TS.Phạm Văn Hùng 6
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI” GS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân V iệt Nam  là một quốc gia có truyền thống  nông nghiệp  lâu đời. Trong gần bốn thập kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khá cao khoảng 4,06%/năm trong suốt giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2015. Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 18 tỷ USD; năm 2020 đạt trên 40 tỷ USD, đưa nước ta thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển của ngành nông nghiệp có được là do các cơ sở kinh doanh nông nghiệp tạo ra. Đây chính là tế bào của nền kinh tế mà trực tiếp là tế bào của ngành nông nghiệp. Những năm gần đây, dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hiện nay dưới tác động của đại dịch Covid-19, thì vai trò của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp Việt Nam càng được khẳng định. Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Bối cảnh này đặt ra rất nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và của các cơ sở kinh doanh nông nghiệp. Từ những yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn cho thấy ngành nông nghiệp cần huy động các nguồn lực một cách mạnh mẽ hơn và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn. Trong các nguồn lực đó, nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, nguồn nhân lực đó không chỉ là các nhà quản lý kinh tế nông nghiệp, các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp mà còn là các nhà kinh doanh nông nghiệp theo cơ chế thị trường. Nhận thức đầy đủ vai trò đặc biệt của nguồn nhân lưc nông nghiệp. Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Ngày 17 tháng 6 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2014 - 2020”. Theo đó, công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lưc cho nông nghiệp phải mang tính toàn diện: bảo đảm đào tạo lao động có tay nghề đáp ứng được 7
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp nói chung, cũng như của ngành kinh doanh nông nghiệp nói riêng, từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy vẫn còn những vướng mắc không nhỏ cần sớm có các giải pháp tháo gỡ kịp thời. Hiện nay, phần lớn nguồn nhân lực của Việt Nam làm việc trong khu vực nông nghiệp, nông thôn (với tỷ trọng khoảng 45%) vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để phát triển nền nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Có thể thầy rằng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp nói chung và nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp nói riêng là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Quá trình này khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội từ Trung ương đến địa phương. Với các bài viết tham gia hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đã nêu ra nhiều ý kiến đa chiều về các nội dung, các vấn đề nảy sinh và những giải pháp tháo gỡ trong thực hiện quá trình phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội Trong Hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức mong muốn nhận được nhiều ý kiến trao đổi sâu hơn về một số vấn đề sau:  Các thách thức, cơ hội và các giải pháp thực hiện phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội;  Các vấn đề nổi cộm trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay và các giải pháp tháo gỡ;  Các giải pháp hoàn thiện môi trường để tạo thuận lợi thu hút sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội;  Các thách thức, cơ hội và các giải pháp đảm bảo sự thành công trong phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội;  Các vấn đề liên quan phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành Kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. 8
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Ban Tổ chức hội thảo và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xin trân trọng cảm ơn sự tham gia, chia sẻ ý tưởng và ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên quan tâm đến sự phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm thành lập Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nay là Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi xin chúc tập thể sư phạm Khoa ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam. Chúc các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công! 9
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI PHẦN I ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 10
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên * TÓM TẮT Để phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập với kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp càng không ngừng phải được đổi mới để bắt kịp với xu thế. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, mà đơn vị chuyên môn là Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, luôn không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường kiến thức thực tiễn, phát triển các môn học về kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cung cấp khối lượng kiến thức cần thiết cho việc quản trị điều hành doanh nghiệp nông nghiệp và phát triển ngành Kinh doanh nông nghiệp theo hướng thị trường bền vững và hội nhập. Bài viết tập trung vào việc xây dựng chương trình, phân tích đánh giá mục tiêu, cơ hội việc làm và nội dung, kế hoạch đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh mới. Từ khóa: Chương trình đào tạo, ngành kinh doanh nông nghiệp, nhu cầu xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 1. Sự cần thiết xây dựng chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Nông nghiệp tại Đại học Kinh tế quốc dân Nông nghiệp là một trong các ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân. Vai trò quan trọng của nông nghiệp được xác định ở chức năng sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm - những sản phẩm tối cần thiết cho sự sống của con người; cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp, hình thành nên các ngành công nghiệp chế biến; xuất khẩu các nông sản, đóng góp GDP cho nền kinh tế, tạo nguồn vốn cho công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết các vấn đề xã hội nông thôn. Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn là bộ phận cấu thành quan trọng và không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp. Nhờ đó, nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp rất quan trọng vào quá trình đổi mới và phát triển kinh tế đất nước. Trên mặt trận sản xuất lương thực, sự chuyển biến của nông nghiệp đã biến Việt Nam từ thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực thứ * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 11
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2 thế giới. Nhờ thành tựu của sản xuất lương thực, sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, hiệu quả từng bước được nâng lên, bộ mặt kinh tế, xã hội nông thôn từng bước được cải thiện, một số ngành trước hết là công nghiệp chế biến nông sản phát triển ổn định. Những năm gần đây, dưới sự tác động của dịch Covid-19, khủng khoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, vai trò của nông nghiệp Việt Nam càng được phát huy. Sự ổn định của nền kinh tế của Việt Nam những năm vừa qua có sự đóng góp hết sức to lớn của ngành nông nghiệp. Bước vào giai đoạn phát triển mới, nông nghiệp đang trong quá trình chuyển mạnh sang kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Những chương trình tái cấu trúc kinh tế ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh kinh doanh nông nghiệp hàng hóa tiến tới nền nông nghiệp bền vững đã và đang đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam những cơ hội mới để phát triển; đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ và thách thức mới, đòi hỏi cần huy động các nguồn lực một cách mạnh mẽ hơn, sử dụng một cách hiệu quả hơn. Việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nền nông nghiệp thông minh đóng vai trò rất quan trọng. Điều này mang tính quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo ra sự đột phá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trải qua gần 65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Trường hiện có 1.238 cán bộ, giảng viên, công nhân viên, trong đó có 798 giảng viên, trong đó có 17 giáo sư và 113 phó giáo sư, 173 tiến sĩ và 523 thạc sĩ. Trường có trên 40.000 sinh viên các hệ, trong đó có nhiều sinh viên quốc tế. Trường hiện có 19 ngành đào tạo bậc đại học với 47 ngành/ chuyên ngành đào tạo khác nhau bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế ở tất cả các bậc đào tạo Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Cho đến nay, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Nhiệm vụ trọng tâm của trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và dân trí trên phạm vi cả nước. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trường có truyền thống và bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh. Việc xây dựng chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có nhiều ý nghĩa: 12
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Thứ nhất, giúp cho ngành Kinh doanh nông nghiệp phát triển bền vững tương xứng với vị trí của trong xã hội. Thứ hai, nâng cao và tiếp tục giữ vững vị thế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đi đầu cả nước trong đào tạo nguồn nhân lực ở một lĩnh vực đang được các nhà khoa học và thực tiễn quan tâm là Kinh doanh nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường cùng với yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập với kinh tế quốc tế. 2. Căn cứ và mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo 2.1. Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo Việc tổ chức đào tạo về ngành Kinh doanh nông nghiệp đã và đang là ngành độc lập so với các ngành học khác ở các bậc Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ ở trong nước và ngoài nước. Ở Việt Nam, đào tạo về Kinh doanh nông nghiệp ở bậc đại học đã được triển khai trên quy mô khá lớn, theo mã ngành đào tạo cấp IV (Thông tư 24/2017/TT- BGDĐT ngày 10/10/2017) tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế; Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Hải Phòng... Trong số các cơ sở đào tạo trên, hiện đã có một số cơ sở đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo đến bậc Tiến sĩ về ngành Kinh doanh nông nghiệp là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tại các nước trên thế giới hiện có rất nhiều trường có đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp ở tất cả các bậc như Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Ví dụ như: ở Mỹ có các trường đại học: Michigan Technological University, Auburn University, University of Massachusetts Amherst, West Virginia University, University of Florida; tại Úc, hiện có 4 trường danh tiếng gồm: University of Queensland, University of Sydney, Australian National University và University of Western Australia; ở Anh có trường đại học University of Birmingham; ở New Zealand có trường đại học Massey University of New Zealand; một số trường khác ở Ba Lan, Bỉ;… Trên cơ sở thế mạnh trong lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh đang được đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chương trình đào tạo Kinh doanh nông nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng các môn học cốt lõi của ngành Kinh tế nông nghiệp của Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, các môn học của ngành Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại và một số ngành khác của các khoa chuyên ngành tại trường có liên quan, đồng thời tham khảo nội dung chương trình đào tạo của các trường đại học Massey University of New Zealand, University of Queensland cả về nội dung chương trình môn học và thời lượng giảng dạy. 13
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI 2.2. Về mục tiêu đào tạo Chương trình đào tạo cử nhân Kinh doanh Nông nghiệp được thiết kế và xây dựng nhằm rèn luyện cho người học có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cần thiết, cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh doanh, kế toán, tài chính, marketing và kiến thức chuyên sâu về quản trị sản xuất, quản trị chất lượng, nhân sự, và tài chính để giải quyết các tình huống cụ thể trong các cơ sở sản xuất Kinh doanh nông nghiệp. Các môn học trong chương trình đào tạo sẽ cung cấp cho sinh viên các nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh tế và quản trị kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững; Trang bị cho người học những kiến thức hiện đại liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào Nông nghiệp, quá trình sản xuất chế biến tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm liên quan theo lý thuyết chuỗi giá trị. 2.3. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo • Về Kiến thức - Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh hiện đại trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. - Sinh viên tốt nghiệp thể hiện được trình độ kiến thức và hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; mối liên hệ giữa các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp; ứng dụng các nguyên lý kinh doanh vào các hoạt động thực tiễn trong kinh doanh nông nghiệp; thể hiện được hiểu biết về công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động chế biến nông sản và phát triển thị trường nông sản theo chuỗi giá trị toàn cầu. • Về kỹ năng Sau khi hoàn tất chương trình học, sinh viên tốt nghiệp thể hiện được các kỹ năng: phát hiện vấn đề, phân tích và đề ra quyết định đối với các vấn đề phát sinh; giao tiếp có hiệu quả với cá nhân/nhóm công tác; dự báo liên quan đến kinh doanh nông nghiệp xây dựng dự án đầu tư; quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh nông - lâm - thủy sản; thực hiện các seminar chuyên ngành. - Cử nhân Kinh doanh nông nghiệp có các kỹ năng mềm như: kỹ năng thích ứng, kỹ năng làm việc nhóm để hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy 14
  14. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển ý tưởng mới trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cấp trung ương và địa phương. - Cử nhân ngành Kinh doanh nông nghiệp có kỹ năng ngoại ngữ ở mức đủ để hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề liên quan đến Kinh doanh nông nghiệp; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn. • Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Cử nhân ngành Kinh doanhnNông nghiệp có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn kinh tế và kinh doanh nông nghiệp; đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và có năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ được giao. • Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh doanh nông nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại một số lĩnh vực sau: - Các doanh nghiệp nông nghiệp, các hợp tác xã; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở NN&PTNT, Sở Công Thương ở các tỉnh/ thành phố, các Phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế ở các huyện/quận; - Các cơ quan nghiên cứu khoa học và các đơn vị đào tạo có liên quan đến nông nghiệp. Bên cạnh đó, người học còn có khả năng học tập nâng cao trình độ và nghiên cứu khoa học độc lập bậc sau đại học về chuyên ngành: Kinh doanh nông nghiệp; Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 3. Nội dung chương trình môn học và kế hoạch đào tạo - Tóm tắt về chương trình đào tạo: + Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 tín chỉ + Thời gian đào tạo: 4 năm 15
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI + Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh trong 5 năm đầu: 300 sinh viên (mỗi năm 60 sinh viên) - Khung chương trình dự kiến đào tạo: Bảng 1. Các khối kiến thức trong CTĐT ngành KDNN Kiến thức Số TC Ghi chú 1. Kiến thức giáo dục đại cương 44 Các học phần chung 20 Khoa học chính trị và Ngoại ngữ Các học phần của Trường 12 học phần bắt buộc của Trường Các học phần của ngành 12 04 học phần bắt buộc của lĩnh vực 2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 76-86 2.1. Kiến thức cơ sở ngành 12-15 4-5 học phần bắt buộc của nhóm ngành 2.2. Kiến thức ngành 39-43 2.2.1. Các học phần bắt buộc 24-28 2.2.2. Các học phần tự chọn 15 SV tự chọn 15 tín chỉ (5 học phần) 2.3. Kiến thức chuyên sâu 15-18 SV tự chọn 18 tín chỉ (5-6 học phần) 2.4. Chuyên đề thực tập 10 TỔNG SỐ 120-130 Không kể GDQP & AN và GDTC Bảng 2. Nội dung chương trình và kế hoạch giảng dạy Học kỳ STT Nội dung chương trình Mã HP Số TC Ghi chú (dự kiến)   1. Kiến thức giáo dục đại cương   44   1.1. Các học phần chung   20 Triết học Mác – Lê Nin 1 1 LLNL1105 3 I Marxist-Leninist Philosophy Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin 2 2 LLNL1106 2 II Political Economics of Marxism and Leninism Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 3 LLNL1107 2 II Scientific Socialism Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 4 4 LLLSD1102 2 III Communist Party History Tư tưởng Hồ Chí Minh 5 5 LLDL1101 2 III Ho Chi Minh Ideology Ngoại ngữ  6 6 NNKC 9 I-II-III Foreign Language Giáo dục Thể chất   7 GDTC 4 Physical Education Giáo dục Quốc phòng và An ninh   8 GDQP 8-11 Military Education 16
  16. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Học kỳ STT Nội dung chương trình Mã HP Số TC Ghi chú (dự kiến)   1.2. Các học phần của Trường   12 Kinh tế Vi mô 1 7 1 KHMI1101 3 I Microeconomics 1 Kinh tế Vĩ mô 1 8 2 KHMA1101 3 II Macroeconomics 1 Pháp luật Đại cương 9 3 LUCS1129 3 I Fundamentals of Laws Toán cho các nhà kinh tế 10 4 TOCB1110 3 I Mathematics for Economics   1.3. Các học phần của ngành (cùng lĩnh vực)   12-15 Quản lý học 1 11 1 QLKT1101 3 III Essentials of Management 1 Quản trị kinh doanh 1 12 2 QTTH1102 3 III Business Management 1 Lý thuyết xác suất và thống kê toán 13 3 TOKT1106 3 III Probability and Mathematical Statistics Marketing Công nghệ số 14 4 MKBH1116 3 III Digital Marketing   2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 76-86   2.1. Kiến thức cơ sở ngành (cùng nhóm ngành)   12-15 Lý thuyết tài chính tiền tệ 15 1 NHLT1107 3 III Monetary and Financial Theories Nguyên lý kế toán 16 2 KTKE1101 3 III Accounting Principles Kinh doanh nông nghiệp 17 3 TNKT… Agricultural Business Kinh tế nông nghiệp 1 18 4 TNKT1109 3 III Agricultural Economics 1 Kinh tế đầu tư 19 5 DTKT1154 3 III Investment Economics   2.2. Kiến thức ngành   39-43   2.2.1. Các học phần bắt buộc   27 Quản trị kinh doanh nông nghiệp 1 20 1 TNKT1117 3 … Agricultural Business Management 1 21 22 2 Chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp TNKT…. 3 23 Agribusiness Value Chain 24 Marketing nông nghiệp 25 3 Agricultural Marketing TNKT2234 3 17
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Học kỳ STT Nội dung chương trình Mã HP Số TC Ghi chú (dự kiến) 26 Quản trị nhân lực 4 NLQT 1103 27 Human Resource Management 28 5 Quản trị tài chính NHTC 1102 Financial Management Nông nghiệp công nghệ cao 6 TNKT 3 …. High Technology Farming Phân tích chính sách nông nghiệp nông thôn 7 TNKT1116 3 Analysis of Rural and Agricultural Policy Môi trường kinh doanh nông nghiệp 8 TNKT…. Agribusiness Environment Đề án môn học 9 TNKT1136 Essay on Agricultural Economics 2.2.2 Các học phần tự chọn   15 (SV tự chọn 05 học phần trong tổ hợp) Kinh doanh quốc tế 1 TMKD11….. 3 International Business Quản trị kinh doanh nông nghiệp 2 2 TNKT1114 Agricultural Business Management 21 3 Khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp 4 Quản lý kinh tế hộ và trang trại 29 30 5 Kinh tế tài nguyên 1 TNTN1106 3 31 Economics of Natural Resources 1 32 6 Pháp luật kinh doanh 33 Kinh tế phát triển 7 PTKT1128 3 Development Economics 8 Quản trị nhân lực NLQT1103 3 Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn 9 TNKT…. Agricultural Development Planning Thị trường nông sản thế giới 10 TNKT1128 World Agriculturl Markets Thương mại điện tử căn bản 11 TMQT1132 Fundamentals Electronic Commerce 2.3. Kiến thức chuyên sâu     15-18 (SV tự chọn 5-6 học phần trong tổ hợp) 34 1 Kinh tế nông nghiệp 2 TNKT1110 3 35 Agricultural Economics 2 36 Giám sát và đánh giá chương trình, dự án phát triển 37 nông nghiệp nông thôn 38 2 Monitoring & Evaluation on Agricultural and Rural TNKT1126 3 …. 39 Development Projects 18
  18. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Học kỳ STT Nội dung chương trình Mã HP Số TC Ghi chú (dự kiến) Kinh tế thủy sản 3 TNKT1139 3 …. Aquacultural Economics Kinh tế tài nguyên nước 4 TNTN1147 3 …. Economics of Water Resources Kinh tế học biến đổi khí hậu 5 MTKH1103 3 … Economics of Climate Change Quản lý nhà nước về đất đai 1 6 TNDC1130 3 Land Adminnistration 1 Thị trường bất động sản 7 TNBD1109 3 Real Estate Market Thị trường tài nguyên và sản phẩm tài nguyên 8 Market for Natural Resource and Natural Resource TNTN1129 3 Products Chiến lược Marketing nông nghiệp và kinh doanh nông sản 9 TNKT… Intergrated Agribusiness & Food marketing Strategy Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 10 TNKT1114 Investment in Agricultural and Rural Development Kinh tế và quản lý phát triển cộng đồng 11 Community Development Economics and TNKT1140 Management Tiếng Anh ngành Kinh tế nông nghiệp 12 TNKT1131 English for Agricultural Economic Quản trị kinh doanh Logictics 13 TMKT 1115 Logictics Business 2.4. Chuyên đề thực tập 40 10 VIII (Internship Programme)   Tổng 120-130 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1