intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch văn hóa miền núi phía Bắc

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch văn hóa miền núi phía Bắc" đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực du lịch du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc đồng thời đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch văn hóa miền núi phía Bắc

  1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ... DU LỊCH VĂN HÓA MIỀN NÚI PHÍA BẮC ThS. Nguyễn Thị Minh Thúy 1 Tóm tắt: Vùng du lịch trung du miền núi phía Bắc được quy hoạch là một trong bảy vùng du lịch trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011. Các địa phương trong vùng cũng đang nỗ lực triển khai các nội dung, chương trình, quyết tâm phát triển du lịch vùng núi phía Bắc trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08−NQ/TW của Bộ Chính trị. Cùng với việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sẵn có đồng thời liên kết phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, hình thành các tuyến du lịch tạo dựng thương hiệu cho du lịch vùng; việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng là yếu tố then chốt góp phần quan trong trong sự phát triển của du lịch địa phương một cách bền vững hiệu quả. Bài viết đề cập đến thực trạng nguồn nhân lực du lịch du lịch các tỉnh vùng núi phía Bắc đồng thời đề xuất một số giải pháp đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch địa phương. Từ khóa: nhân lực, du lịch, đào tạo, phát triển. TRAINING HUMAN RESOURCE FOR DEVELOPING CULTURAL TOURISM IN THE NORTHERN MOUNTAIN Abstract: The North Central Highlands tourist area is planned as one of the seven tourist regions in the “Viet Nam tourism development strategy by 2020, vision to 2030” approved by the Prime Minister of Viet Nam on December 30, 2011. Localities in the region are also striving to implement the contents, programs, and determination to develop tourism in the Northern mountainous region into a spearhead economic sector in accordance with Resolution 08−NQ/TW of the Politburo. Along with investing in exploiting the existing tourism potential and linking the development of unique tourism products, forming tourist routes to build brands for the region’s tourism; training and developing quality human resources are key factors contributing significantly to the sustainable and effective development of local tourism. The article addresses the current situation of tourism human resources in the Northern mountainous provinces and proposes some solutions for training human resources to meet the needs of local tourism development. Keywords: Human resources, tourism, training, developing. 1 Giảng viên Khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội.
  2. 462 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... 1. TIỀM NĂNG DU LỊCH CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Khu vực miền núi phía Bắc có những đặc trưng riêng không thấy ở nơi nào khác trên đất nước. Sự hấp dẫn của du lịch ở khu vực này đã được khẳng định trong nhiều năm qua và luôn nằm trong danh sách điểm đến không thể bỏ qua của những du khách ưa thích sự khoáng đạt, mạo hiểm muốn tìm đến thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, trải nghiệm nguyên bản về văn hóa. Với nhiều giá trị tài nguyên nổi bật như thiên nhiên hùng vĩ, địa hình địa chất độc đáo, văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc, các giá trị truyền thống lâu đời và quần thể di tích lịch sử cách mạng quan trọng, hoạt động du lịch ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm vừa qua đã có bước phát triển đáng kể, tạo dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, có thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam như du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa dân tộc thiểu số, du lịch sinh thái,… Chiến lược và Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và cụ thể hóa tại đề án Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng miền núi phía Bắc đã chỉ rõ phát triển du lịch vùng phải dựa trên cơ sở khai thác tận dụng tối đa tiềm năng du lịch của vùng. Với đặc điểm địa hình có nhiều dãy núi cao hiểm trở như Sìn Hồ (Lai Châu), Sa Pa (Lào Cai), Đồng Văn (Hà Giang) với trọng tâm là dãy Hoàng Liên Sơn và cao nguyên đá Đồng Văn rất thích hợp để phát triển Du lịch Trải nghiệm các giá trị cảnh quan địa hình núi cao − địa hình karst; du lịch thể thao mạo hiểm, chinh phục các đỉnh núi cao,… Bên cạnh đó, vùng Tây Bắc còn phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứu khám phá các giá trị địa hình − địa mạo (địa cảnh) bởi thiên nhiên đã ưu đãi ban tặng cho vùng Tây Bắc hệ thống các hang động được hình thành trong lịch sử hoạt động kiến tạo địa chất của vùng. Sức hấp dẫn của du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc còn ở những tour du lịch đặc trưng như tour như ngắm hoa đào, hoa mận (Sơn La, Hà Giang); thu hoạch cam Cao Phong (Hòa Bình); hoa cải (Sơn
  3. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN... 463 La), ngắm hoa Ban (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu); ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Hoàng Su Phì (Hà Giang), ruộng bậc thang Mù Căng Chải (Yên Bái); ngắm hoa Tam giác mạch (Hà Giang) hoa dã quỳ (Lai Châu); hoa anh đào (Sa Pa), hồ Pá Khoang (Điện Biên); thu hoạch cam canh, cam sành (Hà Giang; Hàm Yên, Tuyên Quang), quýt (Bắc Sơn, Lạng Sơn) Là vùng có nhiều cộng đồng dân tộc như: Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì,… cùng sinh sống, Tây Bắc là khu vực phù hợp nhất cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng, lịch văn hóa các dân tộc thiểu số. Du khách sẽ có rất nhiều trải nghiệm thú vị khi được giao lưu cùng đồng bào, đặc biệt trong các hoạt động lễ hội hoặc tín ngưỡng truyền thống. Hiện nay, các địa phương trong vùng đã và đang nỗ lực triển khai các nội dung, chương trình, quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần của Nghị quyết 08−NQ/TW của Bộ Chính trị. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù, đồng thời liên kết hình thành các tuyến du lịch tạo dựng thương hiệu cho du lịch vùng. Bên cạnh đó, để phát triển du lịch vùng một cách hiệu quả bền vững, nhất định phải chú trọng đầu tư đào tạo nguồn nhân lực du lịch một cách chuyên nghiệp bài bản. 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG NÚI PHÍA BẮC Những năm gần đây, khách du lịch đến với các tỉnh vùng núi phía Bắc ngày một tăng, tập trung vào các lễ hội đầu năm. Khách nội địa đến từ các thị trường xa như các tỉnh phía Nam đang có xu hướng tăng. Tỷ trọng khách quốc tế chủ yếu đến từ châu Âu, Úc và Nhật Bản đến Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai; khách Trung Quốc qua các cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu. Phương tiện tiếp cận các điểm đến Tây Bắc chủ yếu theo đường bộ. Với lợi thế to lớn về nguồn lực phát triển du lịch cùng với sự tăng trưởng du lịch cao (thể hiện ở các chỉ tiêu số lượt khách quốc tế và nội địa, doanh thu, cơ sở vật chất kỹ thuật,...), công tác phát triển
  4. 464 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... nguồn nhân lực du lịch đã được các tỉnh trong khu vực quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhưng chưa theo kịp nhu cầu phát triển và gặp rất nhiều khó khăn. Đối với đội ngũ lao động nghiệp vụ, đại đa số lao động trong ngành Du lịch của vùng chủ yếu là lao động phổ thông ở trình độ thấp, ngoài ra họ chủ yếu là lao động tự do không có tay nghề cơ bản nên hoạt động kinh doanh bị hạn chế và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trong kinh doanh du lịch. Xét về trình độ đào tạo, đa số là lao động phổ thông, còn trình độ đại học và tương đương mặc dù có song chủ yếu lại tập trung ở cơ quan quản lý nhà nước. Cơ cấu lao động chưa cân đối, chủ yếu tập trung vào lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng; đội ngũ hướng dẫn viên và liên quan còn thiếu. Hầu hết lực lượng lao động trong ngành Du lịch của vùng được chuyển công tác từ các bộ phận và chuyên ngành khác nhau đến làm du lịch, kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về du lịch chủ yếu được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn ngày, qua học tập kinh nghiệm,… nên hiện nay, số lao động chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, quản lý và kinh doanh hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch sẵn có. Tình trạng trên cho thấy năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ hiện tại bất cập với yêu cầu chung của phát triển du lịch. Do đó, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch là đòi hỏi bức thiết. Nếu như trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số dệt vải, làm đồ thủ công, tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu gia đình thì nay, dựa trên sự chắt lọc kho tàng di sản văn hóa truyền thống đã có nhiều ngành nghề được đầu tư để trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn. Có thể kể đến như khôi phục nghề thủ công truyền thống ở Lào Cai, Yên Bái; khơi dậy dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao; khai thác nhà ở thành nhà nghỉ cộng đồng ở Hà Giang; gắn kết nghệ thuật biểu diễn trở thành sản phẩm du lịch ở Mai Châu, Sa Pa (múa khèn của dân tộc H’Mông, múa chuông của dân tộc Dao, tính tẩu của dân
  5. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN... 465 tộc Thá,…). Bên cạnh đó, nhiều hộ dân đã cải tạo, tu sửa ngôi nhà của mình thành nhà nghỉ cộng đồng phục vụ du khách (homestay). Ngoài việc giữ nguyên kiến trúc và khuôn viên của ngôi nhà truyền thống, người dân còn đầu tư trang trí nội thất và đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nhờ vậy, loại hình lưu trú homestay đã trở nên hấp dẫn và thu hút đông du khách. Có thể kể đến Điểm du lịch cộng đồng xóm Pom Coọng (Xóm Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, Hòa Bình), Cụm homestay Tả Van Giáy 1 (Làng Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa, Lào Cai), Cụm homestay xã Mai Hịch (Xóm Hịch 2, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu, Hòa Bình). Vì vậy, bên cạnh đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho nhân lực làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch như hướng dẫn viên, thuyết minh viên,… thì điều quan trọng cần phải làm là nâng cao kiến thức của nhân dân ở những vùng di sản, ở vùng có điểm, trung tâm du lịch. Điều này cần phải làm hết sức quyết liệt vì nếu nhận thức của người dân ở nhiều vùng, điểm du lịch còn hạn chế thì chắc chắn việc triển khai các hoạt động du lịch, dịch vụ rất khó khăn. Cần có một chương trình để từng bước thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho những người tham gia vào các hoạt động dịch vụ và du lịch tại các khu, điểm du lịch.  3. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG NÚI PHÍA BẮC Phát triển nguồn nhân lực du lịch luôn là một trong những yếu tố quyết định của quá trình phát triển du lịch, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, đây là một vấn đề then chốt do du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa được xem là một sản phẩm đặc thù và chủ lực. Hiện nay, những cơ sở đào tạo chính trong hệ thống các trường thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Đại học Tây Bắc, Cao đẳng Sơn La, Cao đẳng Văn hóa, nghệ thuật Tây Bắc, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, Cao đẳng nghề Yên Bái, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Lào Cai, Trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Lạng Sơn,... Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo,
  6. 466 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... bồi dưỡng nguồn nhân lực như các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cũng tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức nhiều khóa học ngắn hạn tại chỗ đào tạo kỹ năng phục vụ du lịch, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và an ninh, an toàn trong phục vụ du lịch, hướng dẫn tổ chức các loại dịch vụ phù hợp với đặc điểm sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng tạo nên nét sinh động phù hợp với xu thể mới của du lịch là được khám phá, hòa nhập cộng đồng tại các địa điểm tham quan du lịch. Bên cạnh đó để có thể cung cấp cho ngành Du lịch nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay và đặc thù du lịch của địa phương thiết nghĩ cần thực hiện một số giải pháp sau: a) Nhóm giải pháp đối với cơ quản quản lý nhà nước về du lịch Các cơ quan quản lý địa phương cần xây dựng chương trình, đề án phát triển nguồn nhân lực cụ thể cho từng giai đoạn và điều phối, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động liên quan (lập kế hoạch phát triển, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực, thực trạng đào tạo,…); Tiến hành rà soát, cập nhật, xây dựng hệ thống thông tin về lao động và việc làm du lịch; thực hiện thu thập và cập nhật dữ liệu; thực hiện chế độ thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; trao đổi thông tin qua mạng, cung cấp các dịch vụ thông tin liên quan đến nguồn nhân lực du lịch (số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực hiện có của từng doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng, tiêu chuẩn tuyển dụng, nhu cầu đào tạo,…). Xây dựng chức danh – tiêu chuẩn nghiệp vụ cho lao động trong ngành Du lịch, giúp các doanh nghiệp căn cứ vào đó để nhận xét, đánh giá, bố trí, tuyển chọn lao động vào làm việc trong hoạt động kinh doanh, ngăn chặn việc tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tùy tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng hoặc điều chỉnh các tiêu chuẩn về kỹ năng
  7. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN... 467 nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm hoạt động du lịch của địa phương trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và các trường đào tạo du lịch để kiểm tra, đánh giá hằng năm về chất lượng nguồn nhân lực du lịch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Tăng cường nguồn vốn đầu tư cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực ở cấp tỉnh như công tác nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, gửi cán bộ đi đào tạo học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp. Tăng nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Cần tăng đầu tư từ nguồn ngân sách, các chương trình mục tiêu, các nguồn tài trợ cho việc nâng cấp và mở rộng cơ sở đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ thực hành của học sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng chương trình, giáo trình; đào tạo lại đội ngũ giáo viên. b) Nhóm giải pháp về đào tạo Mở rộng quy mô đào tạo: Nâng cấp một số trường cao đẳng du lịch và khoa trực thuộc lên một bậc cao hơn đáp ứng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho địa phương, bên cạnh đó, cần nghiên cứu bổ sung một số ngành nghề đào tạo mới phù hợp với nhu nhân lực địa phương hiện nay như hướng dẫn viên, marketing du lịch, quản trị khách sạn, nhà hàng,… Đổi mới chương trình đào tạo: Tăng mối liên kết giữa đào tạo và nhà sử dụng lao động: Các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn cần thu thập ý kiến của các đơn vị kinh doanh, các tổ chức quản lý, hiệp hội,… để thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Kết hợp một cách chặt chẽ giữa các bên liên quan trong quá trình đào tạo: Đơn vị quản lý Nhà nước, Nhà trường và doanh nghiệp du lịch. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho nguồn nhân lực du lịch nhằm trang bị kiến thức kỹ năng đặc biệt về ngoại ngữ và công nghệ, nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong công việc của người lao động.
  8. 468 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Thường xuyên tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, có thể triển khai thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn với sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Du lịch, Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch do EU, Luxembourg tài trợ. Các địa phương trong vùng có thể triển khai hình thức đào tạo tại chỗ mời giáo viên, liên kết với các cơ sở đào tạo hoặc tự tổ chức đào tạo tại cơ sở kinh doanh du lịch và tại các trung tâm dạy nghề của địa phương, trước mắt đáp ứng được một phần nhu cầu đào tạo tay nghề ở trình độ sơ cấp cho nhân viên phục vụ. Phối hợp với các trường du lịch tổ chức đào tạo chính quy đồng thời đào tạo ngắn hạn thích ứng với hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở các địa phương như đào tạo đội ngũ thuyết minh du lịch,... Ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số được đào tạo đồng bộ về cơ cấu ngành nghề du lịch với các trình độ từ sơ cấp nghề đến đại học và sau đại học;  tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, sử dụng nhân lực du lịch là dân tộc thiểu số,... Có thể tiến hành mở các lớp quản lý doanh nghiệp nhỏ và kinh tế gia đình cho chủ doanh nghiệp, chủ hộ có tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương. 4. KẾT LUẬN  Do đặc điểm đặc biệt của du lịch là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ diễn ra đồng thời, thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp, nên chất lượng của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Để xây dựng thương hiệu du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc ngày càng bền vững, bên cạnh việc định hướng quy hoạch khai thác tốt các nguồn tài nguyên du lịch thì công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành cũng cần được chú trọng: từ lực lượng lao động trực tiếp trong ngành cho đến lực lượng lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động của địa phương. Vì suy cho cùng, yếu tố con người là
  9. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN... 469 yếu tố quyết định cho sự thành công của ngành Du lịch của bất kỳ một địa phương nào. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Du Lịch Quốc gia Việt Nam, “Định hướng phat triển du lịch Tây Bắc”, https://vietnamtourism.gov.vn/post/20769. 2. Lê Thúy Hằng, “Phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc- Thực trạng và giải pháp”, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/ thuc-tien/item/5352-phat-trien-nguon-nhan-luc-vung-tay-bac- thuc-trang-va-giai-phap.html. 3. Nguyễn Mạnh Hùng (2019). Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh Trung du miền núi Bắc bộ. Luận án tiến sỹ ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Thương mại, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Lưu (Chủ biên) (2023), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực du lịch​​ Nxb Tài chính. . 5. Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững. Luận văn Thạc sỹ ngành Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (Đồng chủ biên) (2017), Địa lý du lịch và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1