intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa" bàn về bối cảnh phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô theo định hướng phát triển công nghiệp văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa

  1. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA ... CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TS. Nguyễn Thành Nam1 Tóm tắt: Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế − xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030. Đối với ngành Du lịch, nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành Du lịch của cả quốc gia. Hà Nội cũng được đánh giá là một điểm đến có tài nguyên văn hóa độc đáo nổi bật trên các khía cạnh: di tích − di sản − làng nghề, văn hóa lễ hội, văn hóa ẩm thực và nghệ thuật dân gian, đây chính là nguồn lực lớn cho sự phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt khi loại hình du lịch này được xác định là một trong những ngành công nghiệp văn hóa theo định hướng phát triển của quốc gia. Bài viết này bàn về bối cảnh phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô theo định hướng phát triển công nghiệp văn hóa. Từ khóa: đào tạo; nhân lực; du lịch văn hóa; thủ đô Hà Nội; công nghiệp văn hóa. HUMAN RESOURCE TRAINING FOR CULTURAL TOURISM DEVELOPMENT OF HANOI CAPITAL TOWARD CULTURAL INDUSTRY ORIENTATION Abstract: Human resource development is one of the most important tasks of Hanoi capital’s socio-economic development strategy until 2030. In the tourism industry, human resources fully equipped with the necessary knowledge and skills play an important role in building, enhancing and perfecting tourism products and services. This is also considered one of the key factors that increase competitiveness and survival in the tourism market for each business, locality and, more broadly, the entire country’s tourism industry. Hanoi is also considered a destination with outstanding unique cultural resources in the following aspects such as relics − heritage − craft villages, festival culture, culinary culture and folk art. It is a great resource for the development 1 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
  2. 404 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... of cultural tourism, especially when this type of tourism is identified as one of the country’s development-oriented cultural industries. This article discusses the context of cultural tourism development in Hanoi capital, and on that basis proposes some solutions in human resource training to serve the development of cultural tourism toward cultural industry orientation. Keywords: training; human resources; cultural tourism; Ha Noi capital; cultural industry. 1. TỔNG QUAN VỀ NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực, trí lực và nhân cách. Nhân lực được hiểu là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của con người được vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nó được xem là sức lao động của con người – một nguồn lực đáng giá nhất trong các yếu tố sản xuất của các ngành, địa phương. Nhân lực ngành Du lịch bao gồm toàn bộ con người tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch. Trong đó nhân lực trực tiếp là những người trực tiếp phục vụ khách du lịch tại khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, cửa hàng phục vụ khách du lịch, cơ quan quản lý du lịch,… Lao động gián tiếp là những lao động không trực tiếp phục vụ khách du lịch nhưng thực hiện các công việc mang tính quản lý, hỗ trợ cho các lao động trực tiếp. Nhân lực ngành Du lịch có tính chuyên môn hoá cao; tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ, lao động thời vụ trong ngành Du lịch cao hơn các ngành khác; thời gian làm việc của nhân lực ngành Du lịch phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng. 2. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI Ngày nay, phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Quan điểm về phát triển công nghiệp văn hóa được Đảng ta khẳng định tại Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trương khoá XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước xác định: “Phát triển công nghiệp văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiền năng và giá trị đặc sắc của
  3. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA... 405 văn hóa Việt Nam; khuyến khích xuất khẩu sản phẩm văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội phát triển. Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa và công nghiệp văn hóa”.1 Có thể nói, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về vai trò của văn hóa khi khẳng định sự cần thiết phải xây dựng ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Hà Nội, một Thành phố trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Bước vào cơ chế thị trường, sự phát triển kinh tế − xã hội của thủ đô nói chung và hoạt động văn hóa nói riêng có nhiều biến chuyển, tạo nên môi trường sống, môi trường kinh tế, môi trường sinh thái nhân văn, môi trường văn hóa hết sức đa dạng. Để thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững, trước hết và quan trọng nhất là phát triển đồng bộ tất cả các thành tố quan trọng của sự phát triển, các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội và biết xử lý biện chứng quan hệ giữa các thành tố, các lĩnh vực đó. Những năm gần đây, người ta bàn nhiều về các trụ cột của sự phát triển bền vững trong xã hội hiện đại, có nghĩa là, phải bảo đảm cho được sự phát triển hài hòa, coi trọng ngang nhau và làm cho các trụ cột đó thấm vào nhau để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Gần đây, giới nghiên cứu thông qua thảo luận ở Liên hợp quốc, từ thực tiễn kinh tế − xã hội của các quốc gia, đã chỉ ra 4 trụ cột của sự phát triển bền vững, đó là chính trị, kinh tế, văn hóa và môi trường. Do đó, văn hóa là một trong những yếu tố cấu thành của sự phát triển bền vững. Văn hóa chính là mục tiêu, là động lực, là hệ điều tiết cho sự phát triển. Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa, như hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc (Hà Nội 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2014, tr. 56,
  4. 406 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... dẫn đầu cả nước với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, 1 di sản văn hóa thế giới); nguồn lực con người to lớn và vô cùng quý giá (trên 51,7% dân số trẻ, tập trung 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước; hội tụ nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa)1. Hà Nội còn có thế mạnh là trung tâm lớn về khoa học − công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô các nước, quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ,… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, là thị trường rộng mở để sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ ngành công nghiệp văn hóa. Hà Nội đã tham gia Mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO từ năm 2019. Phát triển công nghiệp văn hóa có quan hệ chặt chẽ với xây dựng Thành phố sáng tạo. Do đó, nhiều chuyên gia đề xuất Hà Nội đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng Thành phố sáng tạo, chú trọng hỗ trợ các không gian sáng tạo, chuyển đổi các di sản công nghiệp thành không gian sáng tạo để tái thiết đô thị bền vững. Công nghiệp văn hóa ở thủ đô Hà Nội hiện diện đủ 12 lĩnh vực là Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Điện ảnh; Xuất bản; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Truyền hình và phát thanh và Du lịch văn hóa. Theo Sở Du lịch Hà Nội, Thành phố đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, làm nền tảng để phát triển các loại hình du lịch khác. Thành phố đã chủ động ban hành kế hoạch, dự án, đề án cụ thể xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, làng nghề bảo đảm các sản phẩm hoàn chỉnh, độc đáo, hấp dẫn, có tính chuyên nghiệp cao theo hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội. 2 1 https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/- /2018/826461/phat-trien-cong-nghiep-van-hoa%2C-gop-phan-tao-suc- manh-noi-sinh%2C-dong-luc-quan-trong-thuc-day-su-phat-trien-ben- vung-cua-thu-do-ha-noi.aspx 2 https://sodulich.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-du-lich-ha-noi/ha-noi- lay-van-hoa-lam-nen-tang-de-phat-trien-du-lich.html
  5. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA... 407 Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022, của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 − 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Để đạt mục tiêu đến năm 2025 công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GDP của thành phố, đến năm 2030 đóng góp 8%; xây dựng nhiều sản phẩm công nghiệp văn hóa có thương hiệu trong nước và quốc tế mà Nghị quyết 09-NQ/TU đề ra, Hà Nội còn nhiều việc phải đẩy mạnh triển khai trong đó có nhu cầu về nguồn nhân lực về công nghiệp văn hóa. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt để bảo đảm và thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và bền vững các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội nói chung và các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng. Nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa có tính đặc thù cao, đòi hỏi sự chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ các kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, có trình độ ngoại ngữ, năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học − công nghệ, nhất là có tư duy thẩm mỹ, sự đam mê sáng tạo. 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực phục vụ hoạt động du lịch văn hóa ở Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của thủ đô Hà Nội: Nhà nước và các ban bộ ngành có liên đến lĩnh vực du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội) là các đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý triển khai các chiến lược, các chính sách, chương trình về du lịch quốc gia, vùng, địa phương nói chung và về phát triển nhân lực ngành Du lịch nói riêng. Hệ thống giáo dục – đào tạo: Hệ thống giáo dục và đào tạo du lịch tại các trường đại học, cao đẳng ở thủ đô Hà Nội là yếu tố khách quan quyết định sự phát triển đội ngũ nhân lực ngành Du lịch.
  6. 408 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... Chất lượng ngành giáo dục và đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ nhân lực của thủ đô. Yếu tố văn hóa − xã hội và địa lý: Những yếu tố về quan niệm, giá trị, niềm tin của xã hội và sự biến đổi trong xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của đời sống văn hóa xã hội Thủ đô Hà Nội cũng tác động đến việc phát triển nhân lực ngành Du lịch. Nhu cầu du khách và xu hướng phát triển ngành Du lịch thủ đô: Nhu cầu khách du lịch sẽ quyết định chất lượng dịch vụ mà ngành Du lịch cung cấp. Nhân lực ngành Du lịch sẽ tạo ra giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, do vậy nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng từ đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách. Nhận thức và năng lực của người làm du lịch: Nhận thức của đội ngũ nhân lực ngành Du lịch giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển về mặt chất lượng. Khi nhân lực ngành Du lịch xác định rõ được mục tiêu nghề nghiệp, yêu và đam mê nghề du lịch tại đơn vị kinh doanh về du lịch khi đó việc phát triển chất lượng đội ngũ này sẽ gặp nhiều thuận lợi. 3.2. Một số giải pháp trong đào tạo nhân lực phục vụ hoạt động du lịch văn hóa ở Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa Để thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực văn hóa, trong Kế hoạch số 176/KH-UBND, ngày 30-7-2021, về thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 − 2025”, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành nhằm huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho giáo dục theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào đào tạo nguồn nhân lực; khuyến khích xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố cùng tham gia vào nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa. Để xây dựng và phát triển nguồn nhân
  7. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA... 409 lực phục vụ hoạt động du lịch văn hóa ở Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa cần quan tâm đến một số giải pháp: Thứ nhất, cần xây dựng, hoàn thiện chương trình khung cho các bậc đào tạo ngành Du lịch (chuyên ngành Văn hóa du lịch/ Du lịch văn hóa). Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng, hoàn chỉnh chương trình đào tạo của mình theo hướng tập trung vào chất lượng chuyên môn, tiết kiệm quỹ thời gian đào tạo, mạnh dạn lược bỏ các nội dung không thực sự cần thiết để tập trung cho nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn. Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp văn hóa, chương trình ngành Du lịch có thể bổ sung thêm một số học phần như: Đại cương về công nghiệp văn hóa, Công nghiệp du lịch văn hóa, Thiết kế sáng tạo, Tổ chức sự kiện, Nghệ thuật thực cảnh, Xây dựng dự án du lịch văn hóa,… Thứ hai, cần xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu sự phát triển du lịch văn hóa gắn với công nghiệp văn hóa. Để thực hiện giải pháp có kết quả, trước hết, bản thân các cơ sở đào tạo cần chủ động xây dựng và thực hiện việc củng cố, phát triển đội ngũ giảng viên thông qua công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng Thứ ba, đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo du lịch theo hướng gắn lý luận và thực tiễn: sử dụng đội ngũ giảng viên cơ hữu kết hợp mời chuyên gia về du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa, mời chuyên gia đào tạo cho người học chuyên sâu chuyên môn để có thể thiết kế các sản phẩm du lịch văn hóa cho Thủ đô Hà Nội gắn với công nghệ và thị trường. Thứ tư, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các điểm đến du lịch của thủ đô trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo. Các bảo tàng, khu di tích cần bố trí các chuyên gia, hướng dẫn viên phối hợp với giảng viên để xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với đối tượng sinh viên từng chuyên ngành, hỗ trợ, dẫn dắt sinh viên trong quá trình học tập, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ như Văn Miếu − Quốc Tử Giám gắn với nền giáo dục Nho học hàng ngàn năm của đất nước, là một di sản giá trị, là niềm tự hào của người dân Thủ đô và cả nước. Ngày nay, Văn Miếu − Quốc Tử Giám đã và đang được
  8. 410 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC... nghiên cứu bảo vệ, phát huy giá trị với một tầm nhìn phát triển bền vững. Việc các trường đưa sinh viên đến tham quan, học tập tại Văn Miếu − Quốc Tử Giám sẽ giúp sinh viên nhận thức được về ý nghĩa từng khu vực trong di tích, về giá trị văn hóa của biểu tượng linh vật trong di tích, về giá trị di sản của 82 văn bia tiến sĩ đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới hay trải nghiệm tour đêm để thấy được sự đa dạng hóa của sản phẩm du lịch. KẾT LUẬN Tóm lại, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Khi có một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp và tổ chức có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao hơn, đưa ra các giải pháp sáng tạo và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Đồng thời, nhân lực còn đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát triển các hệ giá trị văn hóa của một quốc gia, một địa phương. Hà Nội với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị và sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc trọng trách của mình trong xây dựng và phát huy sức mạnh văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những năm qua, nguồn nhân lực ngành Du lịch luôn được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng, nâng cao chất lượng, trình độ và năng lực chuyên môn, có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của Thủ đô và đất nước. Đội ngũ nhân lực này nếu được định hướng tốt sẽ quyết định trực tiếp đến quá trình xây dựng thương hiệu, chất lượng và sức mạnh cho hoạt động du lịch văn hóa cũng như phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy, Phan Quang Anh (2014), Giáo trình Du lịch văn hóa − Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng.
  9. ĐÀO TẠO NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA... 411 3. Vũ Minh Giang, “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh mở cửa và hội nhập”, https://vnu.edu.vn/ttsk/?C2091/N6485/ dao-tao-nguon-nhan-lucchatluong-caotrong-boi-canh-mo-cua- va-hoi-nhap.htm. 4. Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022, của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 − 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 5. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_ hoi//2018/826461/phat-trien-cong-nghiep-van-hoa%2C-gop-phan- tao-suc-manh-noi-sinh%2C-dong-luc-quan-trong-thuc-day-su- phat-trien-ben-vung-cua-thu-do-ha-noi.aspx 6. Thành ủy Hà Nội, Chương trình số 06-CTr/TU “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021− 2025”, 17/3/2021. 7. Ủy ban nhân dân Thành phố, Thành ủy Hà Nội, Kế hoạch số 176/ KH-UBND “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 − 2025”, 30/7/2021.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2