Đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 3
download
Bài viết "Đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0" trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
- ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Dương Hồng Hạnh Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Trong Diễn đàn ATF, các chuyên gia cho rằng nhân lực du lịch hiện nay vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đến chất lượng phục vụ du lịch còn thấp. Để tạo ra sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao thì chất lượng của nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quyết định. Khi phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao được quan tâm đúng mức và hợp lý mới duy trì được thương hiệu và chất lượng phục vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Hoạt động đào tạo nhân lực du lịch của nước ta cần được đầu tư và thực hiện đồng bộ, đặc biệt là tại các địa phương với du lịch phát triển. Tổ chức UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới: hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, thách thức đặt ra đối với ngành du lịch Ninh Bình là cần có nguồn nhân lực (cả người quản lý lẫn hoạt động dịch vụ) có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Vì vậy, bài viết tập trung vào việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Du lịch, đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực ở nƣớc ta. Trong đó, ngành Du lịch cũng nhanh chóng phát triển theo mô hình "du lịch thông minh". Đội ngũ nhân lực phải đảm bảo kỹ năng, nghiệp vụ và thành thạo sử dụng các phần mềm, công nghệ quản lý du lịch thông minh. Vì thế, các cơ sở đào tạo du lịch cần nhanh chóng tiếp cận và đƣa các ứng dụng tiên tiến của công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo vào trong giảng dạy và thực hành.Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn, nằm trong tốp 5 địa phƣơng có nguồn lực phát triển du lịch ở Việt Nam, nằm trong top 50 điểm đến lý tƣởng năm 2018 do tạp chí Business Insider bình chọn. Năm 2020, Việt Nam chọn Ninh Bình là nơi đăng cai tổ chức sự kiện Năm du lịch quốc gia với chủ đề "Hoa Lƣ - Cố đô ngàn năm". Chính vì vậy, Ninh Bình đã ƣu tiên cho việc đào tạo nhân lực du lịch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững và cập nhật xu thế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các tài liệu nhƣ sách, báo, báo cáo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo có liên quan đến đào tạo nhân lực du lịch. Các số liệu đƣợc thu thập từ Báo cáo tổng kết du lịch của tỉnh Ninh Bình, trang web liên quan. Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp thu đƣợc kết hợp với phƣơng pháp so sánh, phân tích, diễn giải và suy luận làm rõ thực trạng đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh công nghệ 4.0. Ngoài ra, phân tích còn dựa trên kết quả phỏng vấn chuyên sâu để luận giải một số vấn đề về hoạt động đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 318
- 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH 1.1. Khái niệm nhân lực, đào tạo nhân lực, nhân lực du lịch Khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một khái niệm rộng, bao gồm hai khía cạnh: Thứ nhất đó là toàn bộ sức lao động và khả năng hoạt động của lực lƣợng lao động xã hội, thứ hai là sức lao động, khả năng trình độ, ý thức của từng cá nhân và mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân đó. Mặt thứ hai của nguồn nhân lực đang ngày càng đƣợc quan tâm và rất có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và nói lên chất lƣợng của nguồn nhân lực. Khái niệm đào tạo nhân lực Theo Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007): ―Đào tạo nguồn nhân lực đƣợc hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp ngƣời lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho ngƣời lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn‖ Trong Giáo trình Quản trị nhân lực (2008) nêu rõ: ―Đào tạo nhân viên là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho nhân viên trong khách sạn nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tƣơng lai‖. Khái niệm nhân lực du lịch Nhân lực du lịch đó là lực lƣợng lao động trong ngành và trong cộng đồng xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch với một năng lực tay nghề, trình độ nhận thức nhất định cùng với những phẩm chất tối thiểu về thể lực, trí tuệ, đạo đức. Chất lƣợng nhân lực ở đây chính là yếu tố cấu thành năng lực, phẩm chất thực tế của đội ngũ tham gia vào hoạt động du lịch đảm bảo khả năng tạo hiệu quả phát triển bền vững cho các lĩnh vực hoạt động du lịch. Đào tạo (và đào tạo lại) về du lịch là những giải pháp nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp cho đội ngũ nhân lực các loại đủ năng lực, phẩm chất tham gia vào từng lĩnh vực hoạt động du lịch cụ thể. 1.2. Nội dung hoạt động đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Nội dung hoạt động đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ gồm các nội dung sau: xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo Xác định nhu cầu đào tạo sẽ gồm: Chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh, Kế hoạch nhân sự, Tiêu chuẩn thực hiện công việc, Trình độ, năng lực chuyên môn của ngƣời lao động, Nguyện vọng của ngƣời lao động. Phƣơng pháp thƣờng dùng để xác định nhu cầu đào tạo là phƣơng pháp thu thập thông tin nhƣ phỏng vấn cá nhân, dùng bảng hỏi, thảo luận nhóm, quan sát nhân viên tác nghiệp…. Xây dựng kế hoạch đào tạo: xác định mục tiêu, đối tƣợng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đào tạo, dự tính kinh phí đào tạo, kế hoạch chi tiết về đào tạo, kế hoạch về biện pháp giám sát đào tạo, kế hoạch về phƣơng pháp đánh giá đào tạo Tổ chức triển khai thực hiện đào tạo: Triển khai thực hiện đào tạo (Mời giảng viên, thông báo danh sách và tập trung ngƣời học, chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị các điều kiện, triển khai quản lý đào tạo. Hoạt động đào tạo cho nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng 4.0 là cần nhiều kỹ năng nhận biết, giải quyết vấn đề hơn chỉ đào tạo những kiến thức chuyên sâu và hẹp, có thể đƣợc giải quyết bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Thực tế, các công việc đơn lẻ nhƣ Lễ tân khách sạn, Hƣớng dẫn viên du lịch, Nhân viên bán hàng…đã đƣợc thay thế hoàn toàn bằng rô bốt; trong tƣơng lai gần, các nghề phức tạp hơn nhƣ Phiên dịch, Tƣ vấn luật, Giáo viên… cũng có thể đƣợc thực hiện bởi máy móc với trí tuệ nhân tạo… Vì vậy, nhân lực cho thị trƣờng lao động 4.0 cần nhiều hơn kiến thức chuyên ngành đơn lẻ; ngƣời học cần đƣợc trang bị kiến thức đa ngành, xuyên lĩnh vực, tƣ duy tích cực, kỹ năng tổng hợp... Đánh giá kết quả đào tạo: đánh giá về mục tiêu, đánh giá kết quả đạt đƣợc, các phƣơng pháp đánh giá: phỏng vấn, trắc nghiệm, báo cáo dƣới dạng chuyên đề, dự án, xử lý các tình huống 319
- 2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1. Khái quát chung về du lịch Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý ở vào khoảng từ 19O50‘ - 20O26‘ vĩ độ Bắcvà từ 105O32‘ - 106O20‘ kinh độ Đông. Phía Bắc tỉnh Ninh Bình giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lƣợt khách đến với Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2019 tăng trƣởng bình quân 5,4%/năm. 10 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh đón 6.850.000 lƣợt khách, trong đó: khách quốc tế đạt 750.000 lƣợt khách; Doanh thu đạt: 3.200 tỷ đồng, tăng 13,3 % so với cùng kỳ năm 2018. Du lịch Ninh Bình đã ứng dụng công nghệ 4.0 với sự thành công đó là ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động. Cổng thông tin du lịch với địa chỉ tên miền truy cập là visitninhbinh.vn và Ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động với tên gọi là Ninh Bình Tourism. Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ du khách tối đa trong trải nghiệm hành trình du lịch, có thể tra cứu bản đồ tƣơng tác với thông tin chính xác về các địa điểm, đặt dịch vụ khách sạn, nhà hàng dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ sau 2 tháng đƣa vào hoạt động, hệ thống du lịch thông minh của Ninh Bình đã thu hút trên 200 đơn vị (96%) cơ sở lƣu trú du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tại địa phƣơng tham gia; trung bình mỗi ngày có trên 200 lƣợt truy cập của du khách vào hệ thống nhằm tìm kiếm thông tin du lịch. Hệ thống du lịch thông minh còn đƣa ra những thống kê, báo cáo dữ liệu, thông tin của ngƣời dùng, doanh nghiệp, quản lý phản hồi, góp ý của du khách về chất lƣợng dịch vụ du lịch, giúp cơ quản quản lý đƣa ra những điều chỉnh, có chiến lƣợc phù hợp. 2.2. Thực trạng về hoạt động đào tạo nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Hoạt động đào tạo nhân lực du lịch đƣợc dựa trên thông tin về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực, dƣới đây là quy hoạch phát triển nhân lực du lịch: Về yêu cầu số lƣợng nhân lực ngành du lịch đến năm 2020: Bảng 2.1: Số lƣợng nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 – 2020 Năm Tỉ lệ % STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Tỉ lệ % tăng TB 2010 tăng TB Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1 1 Theo loại lao động 1.1 Lao động quản lý 32.500 56.100 14,5 83.300 9,7 1.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 564.000 9,2 787.000 7,9 1) Lễ tân 37.200 51.000 7,4 69.500 7,2 2) Phục vụ buồng 48.800 71.500 9,3 98.000 7,4 3) Phục vụ bàn, bar 68.400 102.400 9,9 153.000 9,8 4) Chế biến món ăn 35.700 49.300 7,6 73.400 9,7 5) Hướng dẫn 20.600 30.800 9,9 45.000 9,2 6) VPDL, ĐL lữ hành 31.100 52.600 13,8 81.400 10,9 7) Nhân viên khác 145.300 206.400 8,4 266.700 6,0 Nguồn: Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 Về yêu cầu trình độ nhân lực ngành du lịch đến năm 2020: Ninh Bình cũng nằm trong quy hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020, nguồn nhân lực của tỉnh về số lƣợng và chất lƣợng cũng còn nhiều bất cập, nên cần tập trung về đào tạo. Trong toàn tỉnh có hơn 5.000 lao động làm du lịch. Theo khảo sát của Sở Du lịch, trong số lao động này chỉ có khoảng 17% có trình độ đại học và sau đại học; 25% có trình độ cao đẳng, còn lại là trình độ sơ cấp và chƣa qua đào tạo. Đó là số lao động mặc dù có bằng cấp nhƣng chƣa hẳn đã đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành du lịch mà là chuyển từ các lĩnh vực khác sang. 320
- Bảng 2.2: Chất lƣợng nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 Tỉ lệ % tăng Năm Tỉ lệ % TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 TB 2020 tăng TB Tổng số 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1 2 Theo trình độ đào tạo 2.1 Trên đại học 1.450 2.400 13,1 3.500 9,2 2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 10,6 113.500 7,5 Trung cấp và tương 78.200 115.300 9,5 174.000 10,2 2.3 đương 2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 10,7 231.000 10,4 Dưới sơ cấp (học nghề 187.450 268.200 8,6 348.300 5,9 2.5 tại chỗ) Nguồn: Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2020 Ninh Bình hiện chƣa có hệ thống đào tạo riêng, chƣa có cơ sở dạy nghề du lịch. Đại học Hoa Lƣ mới chỉ đào tạo một số ít chuyên ngành về du lịch, đồng thời Sở cũng đã phối hợp mở các lớp bồi dƣỡng tại chỗ, nhƣng nguồn nhân lực đào tạo theo hình thức này sẽ hạn chế về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế. Việc thu hút lao động đƣợc đào tạo bài bản giàu kinh nghiệm về Ninh Bình thì lại khó do các đối tƣợng này yêu cầu cao về mức lƣơng, môi trƣờng làm việc cũng nhƣ các điều kiện để phát triển năng lực bản thân. Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng 4.0 Theo kế hoạch, đến năm 2025 Ninh Bình sẽ đón khoảng 9,6 triệu lƣợt khách du lịch, trong đó, khách quốc tế là 1 triệu lƣợt, còn lại là khách nội địa. Số lƣợng cơ sở lƣu trú dự kiến cũng sẽ đạt con số trên 500, trong đó khách sạn 3-5 sao là 20 cơ sở, khách sạn 1-2 sao là 60 cơ sở. Theo đó, ngành sẽ cần khoảng 7.600 số lao động trực tiếp. Trong khi đó hiện nay, toàn tỉnh mới có hơn 5.000 lao động làm du lịch. Trên địa bàn tỉnh, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho nhiều lao động. Do vậy, việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu… Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản ban đầu, đội ngũ lao động làm du lịch cũng xác định không ngừng phấn đấu học tập, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực, trình độ theo hƣớng chuyên nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo Trong phƣơng hƣớng phát triển du lịch đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030, một trong những giải pháp tỉnh tập trung chỉ đạo đó là chuẩn hoá và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đƣợc cụ thể tại Nghị quyết 15 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch số 07 của UBND tỉnh. Ngành chức năng, các đơn vị liên quan đang nỗ lực tiến hành điều tra, thống kê, phân tích lao động trong ngành Du lịch, làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo ở từng giai đoạn, trong đó chú trọng nguồn nhân lực trực tiếp, mà chủ yếu là lao động nông nghiệp chuyển đổi sang lĩnh vực du lịch. Hiện nay, Sở Du lịch Ninh Bình đang khẩn trƣơng tập trung xây dựng kế hoạch đào tạo, hoạt động đầu tiên đang đƣợc triển khai đó là xây dựng chƣơng trình, giáo án chung đào tạo về du lịch Tổ chức thực hiện đào tạo Ngành Du lịch tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức đào tạo các khoá ngắn hạn, sơ cấp nghề ở các bộ phận và bồi dƣỡng giáo dục cộng đồng cho hàng nghìn lao động tại các đơn vị, địa phƣơng. Ngành đã đƣợc tỉnh ƣu tiên dành nguồn kinh phí, ngành đã liên kết với nhiều đơn vị tổ chức đào tạo khoá đầu tiên ngành hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, nấu ăn, lễ tân…cho gần 300 ngƣời (ƣu tiên những ngƣời có hộ khẩu tại Ninh Bình) tại Trƣờng Đại học Hoa Lƣ, với mục tiêu cung cấp bổ sung thêm cho ngành một lực lƣợng lao động chính quy, bài bản, chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực du lịch tiếp tục đƣợc đào tạo, nâng cao chất lƣợng, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch đến Ninh Bình. Giai đoạn 2016 - 2019, Sở Du lịch đã phối hợp với các trƣờng Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành du lịch, các đơn vị có liên quan tổ chức 17 lớp tập huấn, bồi dƣỡng về nghiệp vụ du lịch (quản lý, lễ tân, buồng bàn, bar…) cho gần 1.000 cán bộ, lao động làm việc tại các khu, điểm, đơn vị kinh doanh du lịch; 08 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ hƣớng dẫn viên, điều hành doanh nghiệp lữ hành cho 318 học viên; 09 lớp bồi dƣỡng nâng cao kỹ 321
- năng giao tiếp ứng xử văn minh du lịch cho 2.088 ngƣời dân địa phƣơng; tổ chức 02 Hội thi nấu ăn giỏi ngành Du lịch. Ở Ninh Bình, cơ sở vật chất hạ tầng chƣa thể đầu tƣ đồng bộ, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu. Hiện nay, các khách sạn, nhà hàng đang rất thiếu nhân lực, không có nhân lực kế thừa. Các sinh viên khi học xong thƣờng muốn tìm một nơi làm việc ổn định và có thu nhập cao. Trong bối cảnh đó, xung quanh Ninh Bình các khu công nghiệp, trở thành môi trƣờng hấp dẫn. Số lƣợng ngƣời lao động mong muốn sống bằng nghề du lịch cũng không nhiều. Sự phối hợp chặt chẽ với các trƣờng đại học, cao đẳng du lịch trung ƣơng cũng nhƣ địa phƣơng để đào tạo, bồi dƣỡng kỹ năng làm du lịch, giao tiếp trong du lịch giúp các sinh viên tự tin khi làm nghề Tỉnh Ninh Bình thƣờng xuyên phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức các hội nghị, tập huấn tuyên truyền nếp sống văn minh du lịch tới các đơn vị kinh doanh du lịch và ngƣời dân tham gia làm du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, ngành còn thƣờng xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, các lớp ngoại ngữ tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp; tổ chức các cuộc thi nhƣ thi nấu ăn, thi hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, lễ tân… cho nhân viên, cán bộ quản lý ở các Ban, trạm quản lý các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh. Đối với những lao động tham gia làm du lịch ở các địa phƣơng nơi có các di tích, danh lam thắng cảnh, ngành mở các lớp bồi dƣỡng kiến thức du lịch cộng đồng về xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá trong du lịch, qua đó góp phần làm chuyển biến trong phong cách, thái độ và ý thức phục vụ khách du lịch. Đồng thời tiếp tục tổ chức các khoá, lớp đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý của ngành, cũng nhƣ ngƣời dân tham gia làm du lịch. Một số lĩnh vực thiếu nhân lực trƣớc mắt cần phải tập trung đào tạo ngay nhƣ lễ tân, bàn, bar, kỹ thuật chế biến món ăn, thuyết minh viên, bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển khách, thậm chí có thể lựa chọn cả phƣơng pháp đào tạo ngắn hạn nhƣ "cầm tay chỉ việc"… Tỉnh Ninh Bình cũng luôn khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong đào tạo nguồn nhân lực. Đánh giá kết quả đào tạo Ngành du lịch của tỉnh đã thực hiện các bƣớc đánh giá về mục tiêu, đánh giá kết quả đạt đƣợc, các phƣơng pháp đánh giá dƣới dạng báo cáo chuyên đề. Sau các chƣơng trình tập huấn đào tạo do Sở Du lịch tổ chức, các phiếu lấy ý kiến về chất lƣợng đào tạo, chất lƣợng giảng viên đã đƣợc thực hiện. Các trƣờng đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh dựa trên việc đánh giá kết quả chuẩn đầu ra của sinh viên để xem xét và điều chỉnh chƣơng trình đào tạo phù hợp 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Thành công và nguyên nhân Tỉnh Ninh Bình đã thể hiện rõ việc đề cao vai trò của đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Các hoạt động đào tạo từ các lớp đào tạo do Sở Du lịch tổ chức hoặc đào tạo trong các trƣờng đại học trên địa bàn tỉnh. Về việc xác định nhu cầu đào tạo đã đƣợc đề cập đến trong chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh. Hoạt động xây dựng kế hoạch đào tạo đã đƣợc chú trọng, xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, trong từng giai đoạn cụ thể. Về tổ chức thực hiện đào tạo thì có những thành tựu đáng ghi nhận, tập trung khai thác việc đào tạo nguồn nhân lực đa ngành. Nguyên nhân: Hoạt động đào tạo nằm trong chủ trƣơng, chính sách và chiến lƣợc phát triển du lịch của Tỉnh. Sở Du lịch Ninh Bình rất chú trọng việc tổ chức các lớp đào tạo về nghiệp vụ. Do sự đòi hỏi phát triển đồng bộ, nhu cầu của nguồn nhân lực chất lƣợng cao dẫn đến việc thƣờng xuyên tổ chức đào tạo. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân So với nhu cầu phát triển của du lịch tỉnh Ninh Bình thì thực trạng nguồn nhân lực này vẫn còn nhiều bất cập. Số lƣợng lao động là lao động tận dụng, không chuyên nghiệp và đa phần chƣa qua đào tạo. Trình độ lao động du lịch ở các bộ phận qua đào tạo mới chỉ chiếm 20-34% trong tổng số lao động. Hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc ngành du lịch phần lớn do các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tổ chức theo mô hình vừa và nhỏ, chƣa có đầu tƣ nƣớc ngoài, hiệu quả chƣa cao, mức kinh phí chi trả cho lao động thấp nên không thu hút đƣợc lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ cao... Nhận thức của một số ngƣời sử dụng lao động còn hạn chế 322
- nên không tạo điều kiện cho lao động tham gia các lớp bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ do ngành tổ chức. Việc đào tạo nguồn nhân lực chƣa sát với nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động mà chủ yếu đào tạo theo nhu cầu của ngƣời học. Việc học đi đôi với hành tại các cơ sở đào tạo còn hạn chế nên nhiều sinh viên ra trƣờng làm ở các khu, điểm du lịch thiếu thực tế. Năng lực đào tạo, dạy nghề còn nhiều hạn chế: cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thiếu, cũ kỹ, lạc hậu; chƣơng trình, giáo trình đang xây dựng và hoàn thiện… Nhu cầu đào tạo lại, dạy nghề lại và bồi dƣỡng du lịch rất lớn, nhƣng đáp ứng đƣợc ở mức thấp. Chất lƣợng đào tạo mới và dạy nghề chính quy chƣa đảm bảo; chất lƣợng đào tạo lại, bồi dƣỡng hạn chế, chƣa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của ngành du lịch trong tiến trình hội nhập quốc tế. Lao động phổ thông tuyển vào làm việc ở khách sạn, nhà hàng không đƣợc quan tâm đào tạo tại chỗ. Liên kết quốc tế đào tạo, dạy nghề du lịch chƣa đạt hiệu quả mong muốn, tập trung khai thác vốn tài trợ, chƣa chú trọng khai thác công nghệ; số lƣợng cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết quốc tế rất ít; liên kết đào tạo, dạy nghề du lịch theo nhu cầu xã hội chƣa tốt; liên kết giữa Nhà nƣớc - Nhà trƣờng - Nhà sử dụng lao động tuy khắc phục đƣợc một số hạn chế, nhƣng vẫn còn rời rạc, chƣa bài bản; liên kết giữa các cơ sở đào tạo, dạy nghề chƣa thƣờng xuyên. Nguyên nhân: Chƣa thực hiện đƣợc việc xây dựng kế hoạch đào tạo mang tính đồng bộ, áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ sở vật chất còn lạc hậu, thiếu giảng viên, giáo viên và tài liệu học tập. Lao động phần lớn là các lao động tận dụng, chƣa đƣợc đào tạo hiệu quả. 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÀO TẠO NHÂN LỰC DU LỊCH NINH BÌNH TRONG THỜI KÌ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định nhu cầu đào tạo Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch cần tham gia vào các tổ chức, hiệp hội du lịch trong nƣớc và quốc tế để nắm bắt đƣợc xu thế phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Đây cũng là một trong những cơ sở để xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển, từng khu vực và trên thế giới. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, cập nhật phổ biến kiến thức về công nghệ 4.0 đối với đội ngũ nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngành. Có chính sách đào tạo tài năng sáng tạo, hỗ trợ sáng tạo cá nhân, tạo cơ chế kiểm duyệt từ tiền kiểm sang hậu kiểm. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo Thay đổi quan điểm, nhận thức, trách nhiệm và cơ chế, chính sách; thực hiện nghiêm túc việc đổi mới chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp đào tạo; nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên; thực hiện hiệu quả kết nối giữa 3 nhà (nhà nƣớc, nhà trƣờng và doanh nghiệp); tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch; áp dụng cơ chế đặt thù trong đào tạo nhân lực du lịch; ứng dụng công nghệ trong hoạt động đào tạo nhân lực du lịch. Cần xây dựng cơ chế mới cho việc đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp kinh doanh về du lịch. 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức thực hiện đào tạo Cần thống nhất chƣơng trình chung cho các cơ sở đào tạo; nâng cao cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo và trình độ của giảng viên giảng dạy du lịch; tăng cƣờng thời gian thực hành, học ngoại ngữ và tin học, thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng tiếng Anh để nâng cao khả năng hội nhập cho ngƣời lao động. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch, trong đó các doanh nghiệp nên chủ động đặt hàng cho cơ sở đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập tại cơ sở, từ đó triển khai việc kiểm tra tay nghề, tuyển dụng nhân viên sau khóa học. Đối với đối tƣợng là sinh viên đƣợc đào tạo trong trƣờng đại học, tới giai đoạn sinh viên học các môn chuyên ngành, đặc biệt là các môn nghiệp vụ các trƣờng đƣợc phép đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp trong khuôn khổ bộ tiêu chuẩn VTOS. Đánh giá giá kết quả của sinh viên sẽ đƣợc tiến hành giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ngay khi ký kết và tiến hành ngay việc sinh viên học tại trƣờng và học việc thực tế tại doanh nghiệp trong thời gian hoàn tất chƣơng trình học. Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cách mạnh công nghiệp 4.0 trong đào tạo nhân lực du lịch; tăng cƣờng liên kết, học tập kinh nghiệm đào tạo của các trƣờng nƣớc ngoài; đổi mới cách thức học tiếng Anh của sinh viên các trƣờng du lịch… 323
- Đổi mới chƣơng trình đào tạo marketing du lịch 4.0; tăng cƣờng cập nhật hiểu biết và nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên để phục vụ công tác giảng dạy… Cử nhân sự tham dự các khóa đào tạo về công nghệ nhƣ: Công nghệ Data Ware House; Công nghệ phân tích BigData; Công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI; An ninh mạng… Tiếng Anh là phƣơng tiện quan trọng đầu tiên giúp chúng ta tiếp cận hiệu quả hơn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, các cơ sở đạo tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình cần thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ đầu vào và đầu ra cho sinh viên theo học ngành Du lịch. Cần thống nhất lấy khung năng lực ngoại ngữ 5 bậc (từ sơ cấp đến đại học) dùng cho Việt Nam (sau đây gọi là Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, viết tắt: KNLNNVN) áp dụng cho các chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng, cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại tỉnh Ninh Bình Bảng 3.1: Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam KNLNNVN Chứng chỉ Quy định đầu vào Quy định đầu ra Bậc 1 TOICE 300 Đào tạo nghề Bậc 2 TOICE 350 Trung cấp Đào tạo nghề Bậc trình độ tiếng Anh Bậc 3 IELTS 3.5 Cao đẳng Trung cấp Bậc 4 IELTS 4.5 Đại học Cao đẳng Bậc 5 IELTS 5.5 Đại học Nguồn: Tác giả tổng hợp Sự thống nhất này sẽ tạo ra sự đồng bộ, công bằng giữa các cơ sở đào tạo trong vấn đề tuyển sinh đầu vào đảm bảo chất lƣợng tiếng Anh đầu ra. Xây dựng quy định về điều kiện cơ sở thực hành áp dụng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Ninh Bình Các cơ sở đào tạo cần đồng bộ trong việc trang bị phòng thực hành cùng với các phần mền quản lý, ứng dụng công nghệ thông minh vào giảng dạy các môn chuyên ngành. Để thực hiện giải pháp này, mỗi phân ngành cần ký liên kết với các doanh nghiệp để đƣợc phép trang bị phần mền tƣơng tự đối với doanh nghệp, giúp ngƣời học nhanh chóng bắt nhịp khi học tập thực tế, thực tập và làm việc khi ra trƣờng. Xây dựng quy định về chất lƣợng giảng viên áp dụng cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Ninh Bình. Cần quy định các giảng viên tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch phải có chứng chỉ nghề du lịch Việt Nam, đặc biệt là các giảng viên tham gia giảng dạy các môn nghiệp vụ, hƣớng dẫn thực hành theo hai phân ngành Lƣu trú và Lữ hành. Áp dụng thống nhất về đề cƣơng, bài giảng theo bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch VTOS và bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Ninh Bình. Xây dựng giờ học tại trƣờng và giờ thực hành làm việc thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch song song với nhau là yếu tố rất quan trọng giúp sinh viên nắm chắc đƣợc kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế đƣợc hoàn thiện. Tuy nhiên, hiện nay hầu nhƣ toàn bộ các cơ sở đào tạo du lịch không quan tâm và không có tiêu chí để đánh giá đƣợc chất lƣợng sinh viên thực hiện giờ học thực tế. Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cho đội ngũ lao động làm việc trong ngành du lịch tại tỉnh Ninh Bình để đáp ứng đƣợc yêu cầu mới về sự phát triển của ngành, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của du khách. Đặc biệt cần đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng ngƣời dân địa phƣơng trong các hoạt động du lịch tại địa phƣơng để thu hút thêm sự chú ý của du khách. Đội ngũ nhân lực có chất lƣợng cao là điều kiện quan trọng cho sự phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, dƣới sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0. 324
- 3.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện việc đánh giá kết quả đào tạo Cần xây dựng ngay quy định cụ thể về việc đánh giá bằng điểm đối với giờ học thực tế trong tổng thể điểm hoàn thành môn học. Quá trình đào tạo tại trƣờng và quá trình sinh viên thực hiện giờ học thực tế cần thực hiện song song. Để giải quyết vấn đề này cần có một chƣơng trình điều tra, đánh giá bài bản chi tiết về số lƣợng, chất lƣợng cơ cấu nguồn nhân lực du lịch hiện có. Trên cơ sở đó định hƣớng công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực cho phù hợp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần nghiên cứu ban hành các chính sách thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cƣờng năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở vật chất kỹ thuật, nội dung, chƣơng trình và đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp kinh doanh du lịch, để tạo ra những chƣơng trình thực tập, kiến tập bổ sung kiến thức thực tế cho sinh viên nhiều hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình hội nhập của sinh viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Khuyến khích và thực hiện xã hội hóa trong đào tạo nhân lực du lịch, tạo điều kiện để các tổ chức, đơn vị có thể tham gia góp vốn, góp kiến thức, kinh nghiệm cho công tác đào tạo nhân lực; thu hút doanh nghiệp tham gia vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề và chƣơng trình, giáo trình đào tạo du lịch. Thƣờng xuyên quan tâm tổ chức các lớp bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại theo kiểu ―mƣa dầm thấm lâu‖ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong việc đào tạo du lịch hệ từ xa, đào tạo trực tuyến, định hƣớng tiếp cận các chƣơng trình đào tạo tiên tiến trên thế giới KẾT LUẬN Nhân lực là nhân tố chủ chốt của sự phát triển, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin đang đặt ra các yêu cầu mới và tạo ra những điều kiện mới cho phát triển của con ngƣời trong cuộc sống, mà còn kết nối tất cả mọi ngƣời trên thế giới lại gần nhau hơn. Từ đó khuyến khích các cá nhân khẳng định sự sáng tạo cá nhân và giá trị của họ. Đặc thù của ngành du lịch trong quá trình đào tạo cần gắn lý thuyết với thực hành để ngƣời lao động có sự gắn kết với thực tế, nhƣng các cơ sở đào tạo thƣờng thiếu trang thiết bị chất lƣợng lao động. Nhân lực du lịch là phải có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ du khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ văn hóa… rất khác nhau. Những kiến thức, phong cách và kỹ năng lao động phải đƣợc du khách thừa nhận, phải thƣờng xuyên thay đổi theo sự biến động của thị trƣờng, sự thay đổi của quy trình công nghiệp phục vụ, sự xuất hiện những ngành nghề mới. Vì vậy hoạt động đào tạo nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 luôn là vấn đề đƣợc ƣu tiên và rất quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thùy Dƣơng, Hoàng Văn Hải (2008), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thống kê. 2. Vũ Hoàng Ngân, Phạm Thị Bích Ngọc (2019), Giáo trình Phát triển nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Kỷ yếu hội thảo quốc gia của Trƣờng Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (2018), Phát triển du lịch trong cách mạng công nghệ 4.0, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch (2017), NXB Chính trị Quốc gia. 5. Lƣu Trọng Tuấn (2014), Quản trị nguồn nhân lực ngành khách sạn, NXB Lao động - Xã hội. 6. Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển của ngành Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 7. Sở Du lịch Ninh Bình, Báo cáo tổng kết du lịch của tỉnh Ninh Bình năm 2018. 8. Các website: https://sodulich.ninhbinh.gov.vn/, http://bnews.vn/apec-2017,… 325
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khung năng lực trong đào tạo nhân lực du lịch
8 p | 109 | 8
-
Đồng bằng Sông Cửu Long nâng cao chất lượng nhân lực du lịch
2 p | 87 | 7
-
Đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập
8 p | 55 | 5
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch trình độ đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 29 | 5
-
Đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao ở thành phố Hồ Chí Minh để hội nhập
8 p | 15 | 5
-
Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch: Cơ hội và thách thức đối với nhân lực du lịch Khánh Hòa
13 p | 5 | 3
-
Đào tạo nhân lực phục vụ sự phát triển du lịch văn hóa của Thủ đô Hà Nội theo định hướng công nghiệp văn hóa
9 p | 6 | 3
-
Đào tạo nhân lực góp phần phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch ở nước ta
20 p | 9 | 3
-
Văn hóa du lịch trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay
8 p | 9 | 3
-
Đào tạo nhân lực ngành du lịch trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
8 p | 14 | 3
-
Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực du lịch tỉnh Hòa Bình
9 p | 7 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam
9 p | 9 | 3
-
Đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
7 p | 58 | 3
-
Các quan hệ hữu cơ trong đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực du lịch bền vững hiện nay
7 p | 3 | 2
-
Giải pháp đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao của Trường Đại học Văn Hiến đáp ứng yêu cầu hội nhập
10 p | 80 | 2
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế: Thực trạng và giải pháp
19 p | 15 | 1
-
Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
10 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn