intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT31

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT31 sau đây. Với lời giải chi tiết với thang điểm rõ ràng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn đang ôn thi tốt nghiệp cao đẳng nghề - nghề Điện tàu thủy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khoá 3 (2009-2012) - Nghề: Điện tàu thủy - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đáp án: ĐA ĐTT-LT31

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 ­ 2012) NGHỀ:  ĐIỆN TÀU THUỶ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đáp án: ĐA ĐTT ­ LT 31 Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày các cấp bảo vệ IP? Cho ví dụ? 3,0 a/Các cấp bảo vệ IP 2,5 ­ Các thiết bị  điện rời hoặc hoặc các thiết bị  tổ  hợp thường có vỏ  bảo   1,0 vệ  để  chống lại sự  tác động của các vật thể  rắn và môi trường như  bụi,  nước, độ   ẩm. Độ  kín của vỏ  bảo vệ  được quy định theo cấp và được ký  hiệu chuẩn quốc tế là IP ( Ingress Protection), có hai chữ số sau chữ IP.     + Chữ số thứ nhất đặc trung cho kích cỡ các vật thể rắn, có thể xâm  phạm tới các bộ  phận nguy hiểm của thiết bị  điện như  các chi tiết mang  điện áp, các bộ phận chuyển động, làm hỏng hóc thiết bị. Bảo vệ sự  xâm  phạm của các vật rắn có 7 cấp, được đánh số theo thứ tự: 0, 1, 2, 3, 4, 5 và   6.     + Chữ số thứ hai đặt sau chữ số thứ nhất, chỉ mức độ bảo vệ chống  sự xâm nhập của nước tới thiết bị và được chia làm 9 cấp: 0, 1, 2, 3, 4, 5,  0,5 6, 7, 8.  ­ Mức độ  bảo vệ  sự  xâm nhập của các vật rắn (chữ  số  thứ  nhất) được  quy định như sau:  + Cấp 0: Kiểu hở hoặc không có vỏ bảo vệ. + Cấp 1: Bảo vệ tránh các vật rắn xâm nhập, có kích thước đến 50 mm + Cấp 2: Bảo vệ các vật rắn kích thước đến 12 mm  + Cấp 3: Bảo vệ các vật rắn,  kích thước đến 2,5 mm./. + Cấp 4: Bảo vệ các vật rắn,  kích thước đến 1 mm. + Cấp 5: Bảo vệ chống bụi. Bụi có thể chui vào được số lượng không  đáng kể, không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của thiết bị.      + Cấp 6: Kín hoàn toàn, bụi không thể xâm nhập được. 1,0 ­ Mức độ  bảo vệ chống sự  xâm nhập của nước vào thiết bị  (chữ  số  thứ 
  2. hai) quy định như sau:    + Cấp 0: Không có bảo vệ chống nước. + Cấp 1: Chống được nước nhỏ giọt theo phương thẳng đứng. + Cấp 2: Chống được nước nhỏ giọt  nghiêng 150. + Cấp 3: Chống được nước mưa, góc rơi đến 600. + Cấp 4: Chống được nước mưa, nước nhỏ giọt mọi phía. + Cấp 5: Chống được tia nước mọi phía. + Cấp 6: Chống được sóng nước khi tràn vào thiết bị. + Cấp 7: Chống được ngập nước với áp suất nước và thời gian ngập  xác định.    + Cấp 8: Chống được ngập nước kéo dài và thiết bị  có thể  làm việc   được trong môi trường ngập nước. b. Ví dụ  0,5 Thiết bị điện có cấp bảo vệ IP56, có thể lắp đặt và làm việc trên sàn tàu  thuỷ:  ­ Số 5 chỉ mức độ bụi xâm nhập  ­ Số  6 chỉ  mức độ  thấm nước, sóng có thể  tràn vào nhưng không  ảnh   hưởng đến thiết bị 2 Trình bày các giai đoạn của quá trình thu neo? 4,0 1,0 Hình 1: Các giai đoạn của quá trình thu neo Giai đoạn I : Đây là giai đoạn thu phần xích neo nằm trong bùn. Xích  1,0 neo được thu với tốc độ đều. Cứ một mắt xích neo được nhấc lên khỏi bùn   thì có một mắt xích neo đi qua đĩa hình sao. Tàu từ  từ  tiến đến điểm thả 
  3. neo với tốc độ  không đổi. Trong suốt giai đoạn này, đoạn xích neo trong   nước không thay đổi hình dạng. Sức căng trên xích neo và lực kéo neo trên  đĩa hình sao không thay đổi. Nếu ta gọi T2 là lực kéo neo trên đĩa hình sao;  2 là góc hợp bởi lực  này với mặt phẳng nằm ngang; vC là tốc độ của tàu thì ở giai đoạn này: T2  = cosnt;  2 = cosnt; vC = cosnt. Chú ý rằng, khi xét sự thay đổi của lực kéo (sức căng) trên đĩa hình sao  chúng ta bỏ qua ảnh hưởng của quá trình khởi động và gia tốc của động cơ  điện vì các quá trình này diễn ra rất nhanh. Giai đoạn II: Bắt đầu được tính từ khi mắt xích neo cuối cùng được nhấc  0,5 lên khỏi bùn. Kết thúc khi toàn bộ xích neo võng trong nước được thu hết.   Ở  giai đoạn này, đoạn xích neo võng trong nước được rút ngắn dần và  biến dạng (thẳng dần). Sức căng trên đĩa hình sao T2 và góc  2 tăng dần.  Tàu tiếp tục tiến về điểm thả neo với tốc độ không đổi (do quán tính và do  sức kéo ở đĩa hình sao liên tục tăng). Tức là : T2 = var tăng;  2  = var tăng; vC  = const. Giai đoạn III: Đây là giai đoạn rất ngắn của quá trình thu neo, được tính từ  1,0 khi xích neo hết độ  võng đến khi neo được nhổ  bật lên khỏi bùn. Lúc này  tàu đã tiến đến gần điểm thả neo. Sức căng trên đĩa hình sao đạt đến giá trị  lớn nhất và hầu như  không đổi. Nếu neo không được nhổ  khỏi bùn thì  động cơ  thực hiện sẽ  bị  dừng dưới điện (cuối giai đoạn III). Tốc độ  của   tàu bị giảm do sức kéo bị mất dần. Khi đó:  T2 = T2MAX   const.  = var tăng ( 2 = 900 ở cuối giai đoạn III). 2 vC = var giảm. Chú ý: Tới cuối giai đoạn III, tàu tiến đến điểm thả neo, đoạn xích từ  lỗ neo đến neo là ngắn nhất (bằng độ sâu thả neo). Theo quán tính tàu tiếp   tục tiến về phía trước làm neo bật ra khỏi bùn. Giai đoạn IV: Được tính từ  khi neo được nhổ  lên khỏi bùn cho đến khi  0,5 chuẩn bị  đưa neo vào lỗ  neo.  Ở  giai đoạn này xích neo và neo được treo  trong nước và được thu ngắn dần. Khi đó : T2 = var giảm ;  2  = 900 ; n = var tăng. Ở giai đoạn này việc thu neo hầu như không còn ảnh hưởng gì tới vận  động của con tàu.
  4. 3 Câu tự chọn 3,0 .............. , ngày …  tháng ... năm 2012 DUYỆT  HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1