Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTNH-LT05
lượt xem 5
download
Đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTNH-LT05 sau đây với hình thức thi viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên nghề Quản trị nhà hàng ôn thi tốt nghiệp hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 5 (2012-2015) - Nghề: Quản trị nhà hàng - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTNH-LT05
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 5 (2012 - 2015) NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề: ĐA QTNH – LT 05 Câu Nội dung Điểm I. PHẦN BẮT BUỘC 1 Trình bày yêu cầu về tác phong, thái độ của nhân viên phục vụ ăn 1,5 uống dể làm khách hài lòng. - Luôn phải rèn luyện cho mình tính thật thà lương thiện và có tính 0,75 tự trọng - Không được lấy thức ăn hoặc mượn dụng cụ nhà hàng cho mục đích riêng mình. - Không thể hiện những hành vi thiếu đạo đức với khách như đùa cợt hoặc ăn mặc thiếu nghiêm túc. - Không cộng hóa đơn sai làm cho hóa đơn tăng thêm tiền - Không lợi dụng khách trong việc nhờ giúp hoặc mua bán hay tỏ thái độ thấp hèn, xin tiền boa, đếm tiền boa. Ngược lại phải tỏ thái độ văn minh lịch sự, đúng mực với khách hàng. - Phải là người có trách nhiệm cao và tính đồng đội trong công việc. 0,75 - Phải quan tâm gìn giữ những dụng cụ, trang thiết bị trong nhà hàng, tránh vứt bừa bãi, tránh lãng phí. - Luôn thể hiện sự quan tâm tới quyền lợi của khách bằng mọi thái độ, hành vi và cử chỉ, thấm nhuần khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế” - Không phục vụ khách những thức ăn kém phẩm chất hoặc mất vệ sinh. - Thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc, không trốn tránh trách nhiệm được giao - Phải có sự phối hợp nhịp nhàng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ phận, tránh phê bình, cãi nhau trong nhà hàng, nhất là trước mặt khách,Việc giải thích,ngăn chận thiếu sót hoặc phê bình nhau sẽ tiến hành sau giờ phục vụ 2 Hãy nêu quy trình và yêu cầu kỹ thuật của phương pháp phục vụ có 1,5 đĩa (plate service) - Ở Mỹ, cách phục vụ phổ biến nhất là thức ăn đầu bếp đã chế biến xong 0,75 sau đó được trình bày vào đĩa và mang ra phục vụ khách tại bàn, cách
- này đơn giản, món ăn được trình bày đẹp mắt bởi người đầu bếp. - Nhân viên phục vụ chuẩn bị sẵn sàng các món ăn kèm ở bàn phục vụ khi có yêu cầu ( nếu có thức ăn kèm) - Mang mớn ăn từ bếp lên, thức ăn đã được nhà bếp đặt sẵn trong đĩa và mang đến cho khách trong tình trạng sẵn sàng để ăn - Phục vụ từ phía bên phải cho khách( nếu thuận tiện cho khách) 0,75 - Lấy các món ăn kèm từ bàn phục vụ nếu có - Giới thiệu món ăn và chúc khách ăn ngon miệng 3 Phân biệt sự khác nhau của các dòng rượu mạnh. 1.5 Rượu mạnh là loại chất lỏng lên men và chưng cất từ tinh bột, đường, 0,5 nước và các thành phần cơ bản là hoa quả, ngũ cốc, rau hay mật mía. Rượu mạnh có nồng độ cồn cao hơn so với bia, nồng độ cồn trung bình trong rượu mạnh là 40% do đó được phục vụ với một lượng ít hơn nhiều. * Một số loại rượu mạnh cơ bản và sự khác nhau 1 - Rượu Brandy: Brandy theo nghĩa rộng nhất là loại rượu mạnh được chế biến từ sự chưng cất của rượu vang hay từ trái cây nghiền nát rồi ủ lâu trong thùng gỗ. Thùng gỗ cho phép ôxy hoá nhẹ brandy, brandy ngấm màu của gỗ để trở thành màu hổ phách và hấp thụ hương thảo mộc từ gỗ. Khi brandy đủ tuổi, nồng độ sẽ được giảm bằng cách cho thêm nước cất. Brandy có thể chia làm 3 nhóm chính: + Brandy nho + Brandy táo + Brandy trái cây - Rượu Gin: Là một loại rượu mạnh làm chủ yếu từ lúa mì, lúa mạch đen có mùi thơm trái Juniper (một loại trái cỡ đầu ngón út, màu tím, mùi vỏ bưởi) và rất nhiều mùi hương liệu thảo mộc khác (hồi, hạnh nhân, gừng, vỏ chanh, quế, hạt ngò...) Có hai cách làm: + Chưng cất rượu mạnh trung tính qua một bầu chứa Juniper và hương liệu. + Trộn rượu mạnh với tinh dầu Juniper và hương liệu ( cách làm này có chất lượng kém ). - Rượu Rhum: Rhum là loại rượu ngọt nổi tiếng của vùng biển Carribê. Rhum được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía như sirô mía hoặc mật mía. Người ta sẽ chưng cất đến hơn 95 độ cồn, nhưng lại đóng chai ở nhiệt độ thấp hơn nhiều. Rhum có 3 dòng chính, phân biệt theo cách chưng cất: + Rhum trắng, nhẹ mùi hay còn gọi là Rhum light, thường được dùng để pha cocktail . Loại rượu này được chưng cất bằng cột.
- + Rhum vàng, mùi trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ trong thùng gỗ sồi hơn 1 năm, Đây là hương liệu quan trọng cho các món bánh . + Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi. - Rượu Tequila: Rượu chưng cất có độ cồn cao truyền thống của Mexico. Tên gọi của thứ rượu này nguyên là tên gọi của địa phương chủ yếu sản xuất ra nó - vùng Tequila, bang Jalisco trên cao nguyên phía Tây của Mexico. - Tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico. Người ta lấy phần ruột của cây, đem hầm rồi cho vào máy ép lấy nước, cho thêm đường, men rượu vào lên men 3 ngày. Sau đó cất thành rượu. Tequilla thường chứa trong các thùng cỡ lớn và để ít nhất 3 năm sau mới đóng chai. Tequilla chứa ít nhất 40% độ cồn, có mùi thảo mộc, mùi cỏ và mùi của rau tự nhiên. - Rượu Vodka: là rượu chưng cất, không màu, làm từ khoai tây, hoặc một số loại ngũ cốc, lên men. Vodka thường được cất từ các hạt mễ cốc nghiền nhừ, lên men và lọc bằng than để khử mùi. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần được xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi. Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác. Vodka nguyên là thứ rượu có nguồn gốc từ một số nước Đông Âu nhất là Nga, Ba Lan và Litva. Nó cũng có truyền thống lâu đời ở Bắc Âu. - Rượu Whisky: lên men và chưng cất từ các loại ngũ cốc (lúa mạch, lúa mì, ngô). Người ta phân chia Whisky dựa vào thành phần ngũ cốc, quy trình sản xuất hoặc xuất xứ của sản phẩm. Có 4 loai: + Scotch Whisky + Irish Whisky + American Whiskey (Bourbon Whiskey) + Canadian Whisky (Rye Whisky) 4 Phân tích vị trí, vai trò của ngành kinh doanh nhà hàng trong nền 2,5 kinh tế quốc dân. * Vị trí của ngành kinh doanh nhà hàng: 0,5 - Là bộ phận cơ bản, không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh du lịch - Là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh khách sạn. * Vai trò của ngành kinh doanh nhà hàng 1,0 Về mặt kinh tế: - Tạo ra thu nhập lớn, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu du lịch của quốc gia; góp phần làm tăng GDP cho các vùng và các quốc gia.
- - Kinh doanh nhà hàng thực hiện việc tái phân phối thu nhập trong các tầng lớp dân cư và tái thu nhập từ vùng này đến vùng khác. - Kinh doanh nhà hàng thực hiện việc “xuất khẩu tại chỗ” góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán quốc tế giữa các quốc gia. - Kinh doanh nhà hàng phát triển góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua nhiều hình thức sỡ hữu khác nhau. - Kinh doanh nhà hàng tiêu thụ một khối lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành nghề khác như: Công nghiệp, nông nghiệp...Qua đó góp phần thức đẩy các ngành khác trong nền kinh tế phát triển theo - Tạo ra doanh thu khá cao cho ngành du lịch nói chung và cho khách sạn nói riêng . - Tạo ra lợi nhuận cho khách sạn. - Đóng góp thuế đáng kể cho ngân sách nhà nước Về mặt xã hội: 0,5 - Giải quyết được nhiều việc làm. - Góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch. - Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Về mặt văn hóa : 0,25 - Giữ được bản sắc văn hóa của địa phương thông qua các yếu tố như: kiến trúc, trang trí nội thất, món ăn, trang phục, cách phục vụ... - Góp phần quảng bá văn hóa, khai thác tiềm năng du lịch của địa phương, của đất nước. Về mặt môi trường: 0,25 - Góp phần làm sạch và bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng (I) 7.0 II. PHẦN TỰ CHỌN DO TRƯỜNG BIÊN SOẠN 1 2 … Cộng (II) 3.0 TỔNG CỘNG 10.0 Ngày … tháng … năm ... DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TỐT NGHIỆP TIỂU BAN RA ĐỀ THI
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH17
4 p | 126 | 7
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH49
6 p | 84 | 5
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH05
4 p | 80 | 4
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH03
5 p | 87 | 4
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH47
2 p | 127 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH20
3 p | 74 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH15
2 p | 80 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH14
2 p | 71 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH02
5 p | 90 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2010-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Thực hành nghề - Mã đề thi: DA QTDNVVN-TH01
6 p | 93 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT12
3 p | 59 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT02
4 p | 87 | 3
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT17
4 p | 90 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT10
4 p | 53 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT09
4 p | 115 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT07
4 p | 77 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT06
3 p | 75 | 2
-
Đáp án đề thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 3 (2009-2012) - Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ - Môn thi: Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề thi: ĐA QTDNVVN-LT05
5 p | 107 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn