intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau do bệnh xương khớp

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

179
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng “đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. Đây là yêu cầu cấp bách nhất cần được giải quyết của bệnh nhân. Tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau có thể khác nhau, có thể phản ánh một bệnh lý thông thường nhưng đôi khi báo hiệu một bệnh cảnh nặng nề. Cơn đau ban ngày và cơn đau ban đêm Trong những bệnh về cơ xương khớp, người ta phân loại đau làm hai nhóm. Đó là: - Đau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau do bệnh xương khớp

  1. Đau do bệnh xương khớp Triệu chứng “đau” thường là nguyên nhân chính khiến người bệnh tìm đến thầy thuốc, đặc biệt là trong các bệnh lý thuộc về hệ cơ xương khớp. Đây là yêu cầu cấp bách nhất cần được giải quyết của bệnh nhân. Tùy theo nguyên nhân mà tính chất đau có thể khác nhau, có thể phản ánh một bệnh lý thông thường nhưng đôi khi báo hiệu một bệnh cảnh nặng nề. Cơn đau ban ngày và cơn đau ban đêm Trong những bệnh về cơ xương khớp, người ta phân loại đau làm hai nhóm. Đó là: - Đau kiểu cơ học - đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
  2. - Đau kiểu viêm - nghĩa là đau chủ yếu khi nghỉ ngơi, đôi khi làm bệnh nhân đang ngủ phải thức giấc vì đau. a. Đau kiểu cơ học do vận động thường là triệu chứng gợi ý của các bệnh do thoái hóa hay do chấn thương, thường xuất hiện vào ban ngày, khi người bệnh cử động. Bệnh nhân càng sử dụng phần cơ thể bị bệnh (làm việc, tập thể dục không phù hợp, xoa bóp quá mức) thì lại càng thấy đau hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có cảm giác đơ cứng vùng tay chân bị bệnh sau khi nghỉ ngơi một khoảng thời gian, nhưng triệu chứng cứng khớp thường không kéo dài quá nửa giờ. Những bệnh xương khớp thường gặp gây đau kiểu cơ học là loãng xương và biến chứng (gãy xương), hoại tử xương, thoái hóa khớp, bệnh lý gân và dây chằng, hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn loãng xương). b. Đau kiểu viêm thường xuất hiện vào giữa đêm, nhất là khi gần sáng. Đối với dạng bệnh tiến triển nặng cơn đau có thể kéo dài suốt ngày đêm. Do cơn đau không thuyên giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ và đau thường xuyên khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí bị stress. Đi kèm với triệu chứng đau còn có các biểu hiện của hiện tượng viêm là các dấu hiệu sưng – nóng – đỏ. Bệnh nhân còn có thể có triệu chứng cứng khớp vào sáng sớm, khi thức dậy và kéo dài nhiều giờ. Đây thường là biểu hiện của tình trạng viêm khớp cấp tính hoặc mãn tính. Cần lưu ý là những cơn đau dữ dội về đêm, đôi khi không thuyên giảm dù cho đã được điều trị
  3. tích cực có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính. Những bệnh xương khớp thường gặp gây đau kiểu này là nhiễm trùng xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do gout, thấp khớp cấp, hội chứng loạn dưỡng đau (giai đoạn phù). Chú ý cả triệu chứng “không đau” Những cơn đau cấp tính dưới 12 tuần và đau mãn tính kéo dài trên 12 tuần. Trong thực tế, vẫn thường gặp các thể bệnh phối hợp gây rất nhiều khó khăn cho thầy thuốc trong việc chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, cũng có những thể bệnh gây hủy hoại rất nhiều về mặt cấu trúc và chức năng của xương khớp, nhưng do bệnh nhân bị mất hay giảm cảm giác nên không nhận biết được. Do đó triệu chứng “không đau” lại là dấu hiệu đặc biệt mà cần nhận biết để phát hiện bệnh và xử trí kịp thời nhằm tránh làm nặng thêm các thương tổn. Khi xảy ra một cơn đau cấp tính ở một vùng cơ xương nào đó, việc đầu tiên người bệnh nên làm là nghỉ ngơi, tránh cắt lể. Một số người có thói quen sử dụng lại những đơn thuốc cũ hay đơn thuốc của một người khác có triệu chứng bệnh tương tự, đưa đến việc vào viện trễ, bị những biến chứng nặng hay phản ứng phụ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên sử
  4. dụng lại nhiều lần một đơn thuốc hoặc tự trị liệu theo kinh nghiệm. Khi bị đau, người bệnh có thể tự mình sử dụng một vài biện pháp và một vài loại thuốc thông dụng để giải quyết tạm thời nếu là một người khỏe mạnh và không có bệnh lý gì đặc biệt kèm theo. Sau 3 ngày vẫn không thấy bệnh thuyên giảm hay chỉ giảm rất ít, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí thích hợp. Còn những biện pháp nhằm điều trị triệu chứng là cho khớp nghỉ ngơi, tập luyện phù hợp tùy theo bệnh lý và giai đoạn bệnh, vật lý trị liệu (xoa bóp, các bài tập thụ động và chủ động, xung điện)... Bệnh nhân còn có thể dùng các vật dụng hỗ trợ như gậy, nạng, đai... và có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thận trọng khi giảm đau bằng thuốc Cách điều trị triệu chứng phổ biến nhất là người bệnh hay dùng thuốc giảm đau thông thường và thuốc kháng viêm hoặc corticoid. Cần thận trọng trong việc sử dụng mọi loại thuốc đối với những người có tiền căn bệnh dị ứng, hen suyễn, bệnh mãn tính về tim mạch, thận, gan, phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Corticoid là loại thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, nhanh và được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Một số tác dụng bất lợi của nhóm
  5. thuốc này là gây viêm loét dạ dày, lệ thuộc thuốc, bệnh Cushing và loãng xương do người bệnh sử dụng trong thời gian kéo dài đưa đến xương giòn và dễ gãy... Tuy nhiên, trong một số bệnh lý hay giai đoạn bệnh lý nào đó, vẫn cần phải sử dụng corticoid. Do vậy, nhóm thuốc corticoid được khuyến cáo chỉ được dùng với sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. BS. THÁI THỊ HỒNG ÁNH Nhồi máu cơ tim (NMCT) khó chữa, diễn biến của bệnh khó lường và có thể tái phát trong thời gian ngắn, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Các chuyên gia về tim mạch khẳng định, bệnh mạch vành thường có đến 90% - 95% liên quan đến quá trình xơ vữa động mạch, làm lắng đọng cholesterol trong thành mạch, gây ra nhiều biến chứng (nhẹ là thiếu máu cơ tim mãn, nặng là nhồi máu cơ tim cấp). Riêng với phụ nữ, đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bởi theo Thạc sĩ - BS Phạm Mạnh Hùng - Tổng thư ký Hội Tim mạch VN, tại Viện Tim mạch quốc gia, 10% bệnh nhân nữ bị NMCT không có biểu hiện “kinh điển” là cơn đau thắt ngực.
  6. BS Hùng cho biết: “Triệu chứng khi mắc bệnh mạch vành là những cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực điển hình thường xuất hiện ở vùng sau xương ức hay vùng trước tim, với cảm giác đè nặng, như có một sức ép lên cổ, lan xuống vai trái và cánh tay, kéo dài khoảng hai - năm phút. Đôi khi đau ngực kèm thở nhanh, báo hiệu bị NMCT. Tỷ lệ bệnh nhân nữ bị NMCT gặp “triệu chứng thầm lặng”, dễ bị bỏ qua lên đến 40%, trong khi nam giới chỉ ở mức 20%. Nguy hiểm nhất là bệnh nhân nữ bị NMCT chiếm 40% tổng số bệnh nhân bị NMCT điều trị ở Viện Tim mạch quốc gia, và tỷ lệ tử vong tại viện của bệnh nhân nữ lại cao hơn nam giới 15%, (so với 9%). Các điều tra gần nhất cho thấy, tỷ lệ phụ nữ trưởng thành bị tăng huyết áp thấp hơn nam giới (19% và 24%), nhưng sau tuổi 50, tỷ lệ này ở nam và nữ tương đương nhau”. Phòng ngừa khi còn trẻ - Nguyên nhân khiến ngày càng có nhiều người bị NMCT là do cuộc sống có quá nhiều căng thẳng, ô nhiễm môi trường ngày càng nhiều. Đặc biệt, lâu nay người ta vẫn thường “đổ tội” nhiều nhất cho cholesterol. Song trên thực tế, rất nhiều người bị NMCT mà không bị cholesterol cao. - Đối với người cao tuổi, NMCT là bệnh rất hay gặp, nguyên nhân chủ yếu là do xơ vữa động mạch. Nhưng gần đây, số người dưới 40 tuổi bị NMCT phải nhập viện đang tăng dần, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch.
  7. - Sự xuất hiện huyết khối trong lòng động mạch ở những người trẻ thường do stress, béo phì, nghiện thuốc lá. Nếu như ở người cao tuổi, vấn đề xơ vữa động mạch diễn ra từ từ, trong nhiều năm, giúp cơ tim của họ có sự thích nghi nhất định với tình trạng thiếu máu và họ cũng ý thức được bệnh tật nên không chủ quan. - Ngược lại, ở người trẻ tuổi, lòng động mạch đang rất sạch và trơn láng đột ngột xuất hiện huyết khối làm tắc nghẽn mạch máu nuôi cơ tim. Bản thân cơ tim ở người trẻ tuổi chưa hề trải qua sự thiếu máu nên không kịp thích nghi, và bị hoại tử nhanh chóng. Nguy hiểm hơn cả là người trẻ thường chủ quan, không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này. Thạc sĩ Phạm Mạnh Hùng khuyên: “Phụ nữ nên thực hiện dự phòng bệnh lý tim mạch từ khi còn trẻ, không đợi đến khi đã có dấu hiệu của bệnh”. Cách phòng ngừa NMCT tốt nhất là sử dụng những kháng tố trong đời sống: giữ cho tinh thần thật thoải mái, thư giãn, nhìn bệnh tật ở mức độ trung dung (không hời hợt quá và cũng không lo lắng thái quá). Cần chú trọng bữa ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng, nên ăn nhiều cá, sử dụng sinh tố C, E, tiền sinh tố A, kiểm soát cân nặng, ăn nhiều rau quả, ăn ít muối, hạn chế mỡ, chăm tập luyện thể thao, có cuộc sống tinh thần thoải mái và không hút thuốc lá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2