intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đấu giá hoa Hà Lan

Chia sẻ: Tran Khoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

200
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những hình thức đấu giá đầu tiên có thể tính về những năm 500 B.C. Cuộc đấu giá có thể là đấu giá đặt trước có hoặc không có mức tối thiểu, đấu giá tuyệt đối,… Chẳng hạn trong đấu giá đặt trước, sẽ có lệnh tối thiểu hoặc giá đặt trước, nếu quá trình đặt giá không đạt đến mức tối thiểu đó, sẽ không có giao dịch (nhưng người muốn đưa sản phẩm/hàng hóa ra đấu giá sẽ phải trả phí cho bên tổ chức)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đấu giá hoa Hà Lan

  1. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University I. Lịch sử và khái niệm chung về đấu giá: 1.Lịch sử và những vấn đề ứng dụng: Những hình thức đấu giá đầu tiên có thể tính về những năm 500 B.C. Cuộc đấu giá có thể là đấu giá đặt trước có hoặc không có mức tối thiểu, đấu giá tuyệt đối,… Chẳng hạn trong đấu giá đặt trước, sẽ có lệnh tối thiểu hoặc giá đặt trước, nếu quá trình đặt giá không đạt đến mức tối thiểu đó, sẽ không có giao dịch (nhưng người muốn đưa sản phẩm/hàng hóa ra đấu giá sẽ phải trả phí cho bên tổ chức). Trong đấu giá tuyệt đối hoặc đấu giá không đặt trước, việc bán là chắc chắn, chỉ có duy nhất ở mức giá nào là cần xác định qua đấu giá. Ở Hà Lan, đấu giá có một truyền thống lâu đời. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 15, những nhà cầm quyền địa phương, quyền của các lãnh chúa như quyền đánh bắt cá, đã được phân xử theo hình thức đấu giá. Phiên đấu giá hàng hóa đầu tiên được tổ chức dành cho các loại hàng hóa nhanh hỏng, có thời gian tồn tại ngắn, cần được lưu thông ngay, tuy nhiên giá của chúng rất khó được thiết lập. Từ giữa thế kỷ thứ 15, hầu hết các cuộc đấu giá được thực hiện tại các chợ cá. Các tác phẩm nghệ thuật hoặc các hàng hóa cao cấp chỉ được bắt đầu được bán đấu giá từ thế kỷ 17. Trong xã hội của Hà Lan, đấu giá đã trở nên rất phổ biến. Gần như tất cả mọi thứ đều được bán theo phương thức đấu giá: cá voi được bắt từ biển, lâu đài, biệt thự, các thiết bị, máy móc, các bộ phận của một con tàu, chiến lợi phẩm từ chiến tranh, các trang trại của các ông chủ trang trại bị vỡ nợ, các vật bị cầm cố quá hạn, củ hoa Tulip, hay các 1
  2. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University vật liệu có nguồn gốc từ động vật, đến các loại hàng hóa cao cấp như các sáng tác văn chương hay các tác phẩm hội họa. Thật ấn tượng khi chúng ta liệt kê được một danh mục các loại hàng hóa mà người Hà Lan đem đi đấu giá. Chỉ cần xem qua một tờ báo địa phương của Hà Lan, mỗi ngày có nhiều rất nhiều thành phố ngoài bốn thành phố lớn của Hà Lan là Amsterdam, The Hague, Leyden và Rotterdam tổ chức vài cuộc đấu giá.Vào năm 1720, xuất khẩu của Hà Lan tăng lên 10%, mà trong đó đấu giá chiếm một tỷ lệ rất lớn. Về cơ bản, các mặt hàng như cá, rượu, đường, gỗ, đã tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính của việc đấu giá trở nên phổ biến chính là lý thuyết của Ricard đã được công nhận vào đầu thế kỷ 18. Khi bắt đầu, các cuộc đấu giá có thủ tục rất phức tạp. Thông thường khi nhắc tới một cuộc đấu giá, người ta thường nghĩ ngay tới một số lượng người đặt giá (bidders) cạnh tranh nhau và tăng giá tới mức khi một người thắng và kết thúc với việc trả giá cao nhất cho món hàng được đem ra đấu giá. Hình thức này còn được gọi là đấu giá tăng dần hay đấu giá mức một. Đấu giá mức thứ 1, đấu giá tăng dần, người thắng cuộc sẽ là người trả giá cao nhất (ngày nay được biết đến là đấu giá kiểu Anh) là một hình thức đấu giá dường như phổ biến nhất.Đấu giá giảm dần (hay còn được gọi là “mineing”, đấu giá mức hai), trong đó người thằng cuộc là người khẳng định hàng hóa đang được đấu giá là của mình, hình thức này thường được sử dụng phổ biến để bán cá, cũng như các loại mặt hàng khác. Đấu giá giảm dần đã và đang tiếp tục được xem như một hiện tượng đặc trưng của Hà Lan và hình thức đấu giá này đã được người Hà Lan giới thiệu rộng rãi. Ở Amsterdam, vào giữa thế kỷ thứ 17, loại đấu giá mức hai này mới được sử dụng để bán các hàng hóa như: tàu, gỗ, cá... 2. Khái niệm về đấu giá: 2
  3. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University Đấu giá là quá trình mua và bán hàng hóa bằng cách đưa các mức giá cao dần, nhận giá đặt và bán cho bên nào có giá đặt tốt nhất. Trong lý thuyết kinh tế, đấu giá là phương pháp xác định giá trị của một hàng hóa có mức giá không thể xác định hoặc biến đổi quá nhiều. Bán đấu giá được thực hiện công khai. 3.Khái niệm và đặc điểm về đấu giá Hà Lan: Đấu giá Hà Lan là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một món hàng được chào với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra này cao hơn rất nhiều giá trị món hàng và chẳng có người bán nào hy vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. Vì bidders biết số lượng của lệnh đặt giá (bids), bids không được đóng dấu như trong các hình thức đấu giá khác. Giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một bidder quyết định cái giá hiện tại đó. Bidders sẽ trả cái giá đó và trở thành người thắng cuộc. Ví dụ: Một công ty tiến hành bán một chiếc xe công đã dùng theo hình thức đấu giá Hà Lan, giá ban đầu được ra là 15000 USD, bidders sẽ đợi đến khi giá giảm dần xuống tới 3
  4. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University 14000 USD, 13000 USD... 9000 USD. Khi mà sự ra giá đạt tới 9000 USD mà có một bidder nào đó quyết định mua và ông ta là người đầu tiên làm thế thì ông ta thắng cuộc. 3.1 Các loại hình đấu giá Hà Lan: Đấu giá Hà Lan (Dutch Auction) có thể được biết đến trên thế giới với các tên như: * Đấu giá giảm dần (descending- price auction) * Dutch Tulip Auction: đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hoa ở Hà Lan mà đặc biệt là hoa Tulip. * Tulip Auction * Vickrey Auction: William Vickrey là nhà kinh tế nhận được giải Nobel kinh tế năm 1996, ông đã phát minh ra Vickrey Auction, nó cũng được coi là một dạng của đấu giá Hà Lan. 3.2 Đặc điểm: Thời gian diễn ra cuộc đấu giá rất ngắn, mọi người tham gia cuộc đấu giá thường im lặng để chờ đến mức giá mà họ có thể quyết định mua. Điều này hoàn toàn ngược lại với không khí cạnh tranh sôi nổi của đấu giá tăng dần. Hàng hóa được bán theo hình thức này thường là các hàng hóa giống nhau, có số lượng lớn hoặc hàng hóa mau hỏng. Đấu giá Hà Lan có điểm đặc biệt là có nhiều hơn một gói hàng được đem ra bán, và có thể có nhiều người chiến thắng. Có một nét đặc trưng của phương pháp đấu giá Hà Lan, đây là cuộc chiến tâm lý giữa người mua và người bán nay lại được chuyển thành sự phán đóan, dò xét giữa những ngừơi mua với nhau. Nói như vậy, khi một lô hàng được đưa ra bán đấu giá, trong phòng đấu giá chỉ có sự im lặng và sự “cân não”. Ví dụ: Ông A không thể biết Ông B có muốn mua món hàng đó hay không, hay ngược lại, Ông B cũng không biết là Ông C mua lô hàng này với giá bao nhiêu, liệu có cao hơn hay thấp hơn giá mà mình dự tính mua. Người được lãi nhiều nhất ở đây sẽ là người bán. Thứ nhất, người bán không phải lo lắng gì về nhu cầu mua hàng của những người đấu giá. Thứ hai, người bán quản lí giá theo mức của người mua đầu tiên. Thứ ba, mức giá người bán đặc ra ở đây là mức giá trần. 4
  5. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University 3.3 Trường hợp ứng dụng: Thông thường, đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán các loại hàng hóa có giới hạn tồn tại có nghĩa là các loại hàng hóa nhanh hỏng. Bên cạnh đấu giá Hà Lan thường được sử dụng để bán hoa tại Hà La, còn được sử dụng để bán cá tại Anh và Isarel, thị trường tín dụng ở Rumani, trao đổi ngoại thương ở Bolivia, Jamaca, Zambia... Đấu giá Hà Lan thường được áp dụng trong trường hợp một hàng hóa không được chấp nhận khi đưa ra một mức giá cao hoặc một hàng hóa muốn được bán đi thật nhanh. Trong giai đoạn hiện nay , đấu giá Hà Lan còn được xem là kiểu đấu giá trực tuyến và trở nên khá thịnh hành trên các trang web như Ebay, Google... Ví dụ: Aalsmeer Flower auction-trung tâm đấu giá hoa lớn nhất thế giới, có cơ sở vật chất cho thương mại lớn nhất thế giới, tính theo diện tích mặt bằng (99 héc ta). Trung tâm này ở Bloemenveilin Aalsmeer – rất gần với Thủ đô Amsterdam của Hà Lan. Đây là nơi giao dịch của 80% hoa từ Hà Lan, và 20% hoa đến từ khắp nơi trên thế giới. Hoa được bán bằng hình thức đấu giá với giao dịch diễn ra tại đây hoặc qua trang web vào mỗi buổi sáng từ 7.30 đến 11 giờ, trừ thứ bảy và chủ nhật. Những bó hoa không bán được trong buổi giao dịch vì không có người mua hoặc không đạt giá sàn sẽ được hủy. Sau 11 giờ hoa đã được đặt mua sẽ được vận chuyển bằng xe tải tới khắp Hà Lan và các nước khác. Đến 3 giờ chiều, Trung tâm 5
  6. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University lại bắt đầu chuẩn bị hoa cho buổi giao dịch hôm sau. Cứ thế mỗi ngày có tới 2000 tấn hoa được bán tại đây. II.Quy trình một cuộc đấu giá Hà Lan: Đấu giá Hà Lan thường được tổ chức bởi các nhà tổ chức đấu giá lớn và có nhiều kinh nghiệm. 1. Chuẩn bị đấu giá: Thông thường cuộc đấu giá thường được thông báo cho bidders.Trước tiên, bạn phải chắc chắn món hàng mà mình muốn bán là một món hàng thị trường có nhu cầu (bạn cần phải bán cái thị trường cần chứ không phải cái mà bạn đang có). Có rất nhiều phương thức để thông báo về buổi đấu giá như truyền hình, báo chí, tạp chí về đầu tư kinh doanh, Internet, …tùy từng trường hợp cụ thể mà ta chọn các kênh khác nhau cho phù hợp, hiệu quả với mức chi phí đảm bảo lợi nhuận 2. Tổ chức cho xem hàng: Họ sẽ tiến hành trưng bày các hàng hóa được đấu giá để những người tham gia đấu giá có cơ hội xem xét các hàng hóa mà họ sẽ mua. Trước mỗi cuộc đấu giá, người tổ chức sẽ công bố số lượng 6
  7. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University gói hàng đem bán, giá trị bán lẻ, giá cược thế chấp, độ giảm giá cược, và thời gian đóng cửa đấu giá. Một nhân tố quyết định đến tâm lý của người đấu giá là họ phải hiểu và chi tiết về các loại mặt hàng mà người bán đem ra đấu giá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định trả giá của những người đi đấu giá. 7
  8. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University 3. Tiến hành đấu giá: 8
  9. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University Nếu bạn hay ngắm hoa bán ở chợ, siêu thị,... hẳn sẽ để ý thấy hoa thường được đựng trong một hộp nhựa đặc biệt, có chữ Aalsmeer và hình vẽ cách điệu bông tulip. Aalsmeer là nơi có trung tâm bán đấu giá hoa, rau,... lớn nhất HL. Cách đây hơn 1 năm, trên VTV3 thỉnh thoảng có chiếu đoạn phim ngắn về công đoạn sau thu hoạch hoa ở HL, sau khi đến Aalsmeer, tôi nghĩ có lẽ họ quay ở trung tâm này thì phải. Trong một phòng bán đấu giá, một số loại cây nhất định được trưng ra, các màn hình điện tử hiển thị thông tin về giá cả, ... liên quan đến loại rau đang lướt qua phía trước, người tham gia mua bán ngồi trên bục, mỗi vị trí đều có thiết bị điều khiển cho phép trả giá, đặt mua hàng theo ý muốn của anh ta, ... Trung tâm đấu giá này cũng có chỗ cho du khách đến tham quan, họ xây một cây cầu trên cao để du khách có thể theo dõi hoạt động bề nổi của hệ thống, bên này là hàng mới vào, xếp vào đúng chỗ đi, này phòng đấu giá, khách A đặt loại này, bao nhiêu giỏ, bên kia, xe đi xếp hoa cho đúng đơn yêu cầu, xe kia đến lấy để đóng gói chuyển đi, ... Mọi việc rất nhịp nhàng, xem không chán mắt. Bằng việc đặt cược giá, bạn đồng ý rằng bạn có thể và dự định mua. Đầu tiên, hàng hóa được chia nhỏ thành các phần . Ví dụ: Auctioners muốn bán 5 thùng hoa Tulip với một mức giá X, và người mua đầu tiên chỉ mua 3 thùng. Trong cuộc đấu giá, giá mở đầu thường được đưa ra rất cao. Mức giá này thường không có người nào mua nổi.Tiếp theo mức giá này được giảm dần với một mức định trước. Mức định trước này có thể hiều là một mức giảm định trước, một mức thời gian định trước, tùy theo cuộc đấu giá khác nhau mà các mức quy định này khác nhau. Auctioners đưa ra giá và chờ người nào đó đồng ý. Nếu không có ai đồng ý thì anh ta sẽ giảm giá theo mức đã định và hỏi lại các bidders. Bảng đấu giá. Đồng hồ đấu giá sẽ chạy theo nguyên 9
  10. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University tắc từ giá trần tới giá sàn. Điều quan trọng là bạn bấm đúng lúc kim đồng hồ chạy gần tới giá sàn – mà chẳng ai biết được là bao nhiêu. Nếu chậm, có thể kẻ khác sẽ mua mất. Nếu nhanh quá thì sẽ bị mua đắt. Mức giá cứ giảm dần cho đến khi một người mua xác nhận sản phẩm là của ông ta bằng cách kêu lên “mine”, hoặc ấn một cái nút để dừng một cái đồng hồ tự động đang chạy. Nếu bidder là người đầu tiên ra quyết định thì anh ta là người thắng cuộc. Người mua phải trả mức giá mà anh ta quyết định với một lượng hàng xác định. Cuộc đấu giá sẽ tiếp tục nếu vẫn còn hàng hóa cùng loại. Bidders còn lại tiếp tục tham gia đấu giá. Kết quả của quá trình đấu giá này, hàng hóa sẽ được bán với các mức giá khác nhau, các bidders khác nhau, và số lượng khác nhau, mà người đầu tiên quyết định giá sẽ là người trả giá cao nhất và người thắng cuộc cuối cùng là người trả giá thấp nhất. Ví dụ: Công ty trên không phải bán 1 ôtô mà là 3 chiếc ôtô đã dùng. Bidder A là người quyết định mua đầu tiên với mức giá là 9000 USD, tuy nhiên anh ta chỉ mua một chiếc ôtô, điều đó có nghĩa là phiên đấu giá chưa kết thúc. Bidder B có thể chờ mứ c giá giảm xuống 8000 USD thì ông ta mới ra quyết định. Lúc này còn một chiếc xe và một bidder nào đó có thể chờ giá giảm xuống 7000 USD và ra quyết định. Như vậy, bidder A đã mua chiếc xe với giá là 9000 USD- cao nhất và Bidder C mua chiếc xe với giá thấp nhất 7000 USD. Lưu ý là những chiếc xe này tương tự nhau. 4. Kí kết hợp đồng, giao hàng: Khi hàng hóa đã được đem ra đấu giá và được mua hết thì cuộc đấu giá kết thúc. Cả hai bên cùng nhau kí kết hợp đồng mua bán. Bên bán hàng sẽ giao hàng cho bên mua hàng theo những cơ sở điều kiện thưong mại được kí kết trong hợp đồng. III.Ưu nhược điểm của Đấu giá Hà Lan: 3.1. Ưu điểm: Theo quy trình của đấu giá Hà Lan có thể khiến chúng ta nghĩ rằng người bán có thể bị lỗ tiền, nhưng sự thực thì họ thường được nhiều tiền hơn kiểu đấu giá leo thang truyền thống. Với một cuộc đấu giá leo thang, bidders tăng giá nhưng hiếm khi họ đạt đến mức giá trị thực của hàng hóa. Họ không có lý do để phải hành động thật nhanh vì họ biết chính xác khi nào thì cuộc đấu giá kết thúc và họ thường đợi đến phút cuối và chỉ 10
  11. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University tăng giá một chút. Tuy nhiên trong đấu giá Hà Lan, bidders sẽ hành động thật nhanh vì họ không biết khi nào thì cuốc đấu giá kết thúc. Vì vậy dù giá đang giảm thay vì tăng giá, bidders sẽ kết thúc việc trả giá với giá thậm chí cao hơn giá trị món hàng. Tính cạnh tranh trong đấu giá Hà Lan là cạnh tranh ngầm giữa bidders muốn sở hữu món hàng diễn ra rất mạnh mẽ. Mức giá càng giảm thì bidders càng muốn mua và tính cạnh tranh ngày càng tăng. 3.2.Nhược điểm của Đấu giá Hà Lan: Vì tính chất đặc biệt của đấu giá Hà Lan nên các cuộc đấu giá rất khó tổ chức. Auctioner phải là những người có kinh nghiệm và chuyên nghiệp thì mới điều hành được phiên đấu giá. Số lượng Bidders tham gia cuộc đấu giá thường bị hạn chế. IV.Cái nhìn tổng quan về đấu giá Hà Lan từ gốc độ Việt Nam: 4.1 Thực trạng về vấn đề tiêu thụ, xuất khẩu nông sản hoa ở Việt Nam. Nhìn thực tiễn vào việc thu mua nông sản ở Việt Nam nói chung, về sản lượng hoa Đà Lạt nói riêng của Việt Nam hiện nay còn tồn tại rất nhiều nghịch lý và bất cập. Người nông dân là người làm ra sản phẩm nhưng lại nhận được một phần rất ít từ mô hôi công sức của mình, phần lớn lợi nhuận rơi vào tay trung gian, mối lái, cái đại lý…Nhiều khi giá thành của sản phẩm lại lo do hệ thống phân phối quyết định. Tại TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kính tế lớn nhất nước- đây cũng là nơi có thị trường tiêu thụ hàng hóan năng động và phong phú. Tuy nhiên, các hệ thống kênh phân phối bán sĩ và lẻ chưa thật sự làm hài lòng người tiêu thụ lắm, bởi lẻ giá thành của nông sản nói chung và hoa Đà Lạt nói riêng được sản xuất tại nước nhưng giá đôi khi lại cao hơn những mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc. Ở các hệ thông siêu thị, tràn ngập những mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan..v.v..Trong quá trình hội nhập hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngòai sẽ được ưu đãi thếu nhập khẩu vào Việt Nam, kết hợp với việc giá lao động rẻ, công nghệ tiên tiến, đã làm cho giá thành các sản phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam thấp hơn rất nhiều những sản phẩm trong nước. Dẫn đến việc mặt hàng Việt Nam dần dần mất chổ đứng trên thị trường trong nước, và việc xuất khẩu lại gặp nhiều trở ngại hơn. 11
  12. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University 4.2 Nguyên nhân – Cái nhìn tổng quan về đấu giá Hà Lan từ gốc độ kinh tế Việt Nam. Sở dĩ có những nghịch lý trên là vì ở Việt Nam đang còn thiếu những mô hình chưa đủ mạnh để quản lý tốt chất lượng, thương hiệu cũng như giá cả thông qua các kênh phân phối của những sản phầm có tiềm năng xuất khẩu lớn. Việt Nam chưa tận dụng được triệt để những thế mạnh về sản lượng nông sản, hoa của mình. Cũng như chưa áp dụng được những phương thức giao dịch hiệu quả trên thế giới, cụ thể là hình thức đấu giá. Nhìn sâu hơn là đấu giá Hà Lan đối với những mặt hàng như hải sản, cá, nông sản, hoa..v.v..Đấu giá nói chung và đấu giá Hà Lan nói riêng còn khá non trẻ ở Việt Nam. Vào khoảng những năm 1720, kim ngạch xuất khẩu ở Hà Lan tăng vọt 10%, phần lớn dựa vào hình thức đấu giá. Giả sử, Việt Nam có thể áp dụng được hình thức đấu giá Hà Lan vào các mặt hàng hoa, nông sản, cá.v.v..sẽ giảm bớt các khâu trung gian, mối lái, sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá phải chăng, giá thành có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 4.3 Giải pháp cho thực trạng trên. Vấn đề đăt ra giải pháp cho thực trạng này cần phải được triển khai, áp dụng, để nâng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong môi trường hội nhập. Trong trường hợp này, chúng ta có thể tập trung các đối tượng như người nông dân, cơ quan chức năng và người mua thì sẽ có được rất nhiều lợi thế. Mô hình ba bên này sẽ tiến hành theo kiểu Hà Lan. 12
  13. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University Cơ quan quản lí Hàng Nhà cung cấp Người mua sĩ Thanh tóan Bán lẻ Xuất khẩu Nhà cung cấp sẽ là một đại diện của nông dân: Hội Nông dân, Hội phụ nữ, hợp tác xã…có nhiêm vụ thu mua hoa từ tay người dân. Đóng gói, thẩm định chất lượng và vận chuyển đến sàn đấu giá hoa. Cơ quan quản lí sẽ là đơn vị tổ chức thường xuyên các buổi đấu giá vào mùa thu họach hoa trong năm, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người dân. Họ cũng là người kiểm soát giá cả và chất lượng sản phẩm khi đem ra đấu giá. Thành công của phiên đấu giá phụ thuộc vào tính chuyên nghiệp và cơ cấu tổ chức của cơ quan này. Đấu giá Hà Lan là một hình thức đấu giá rất phức tạp, cần có một cơ quan tổ chức chuyên nghiệp. Bên người mua chủ yếu dành cho họat động xuất khẩu và bán lẻ ra thị trừơng trong nước. 4.3.1 Áp dụng hình thức đấu giá Hà Lan tại Việt Nam. a.Cơ cấu tổ chức. SGDNS tại chợ đầu mối Thủ Đức do Ban quản lý chợ quản lý. Mọi hàng hóa đưa vào chợ đều thông qua Ban quản lý, mọi mua bán đều thông qua đấu giá, như vậy mới quản lý được hàng hóa đưa vào chợ, không có chuyện chèn ép nhau vì đã thông qua đấu giá. SGDNS của các bạn đặc biệt quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Sản phẩm đã bảo đảm VSATTP từ nơi sản xuất, được đóng hộp và mỗi bao bì đều có đóng dấu nơi sản xuất cũng như kiểm định VSATTP. 13
  14. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University b.Hình thức hoạt động. SĐGNS Thủ Đức hoạt động theo mô hình khép kín dựa trên mô hình Nhật và Đài Loan, bao gồm dịch vụ đấu giá, dịch vụ thanh toán và dịch vụ giao nhận hàng hóa. SĐGNS Thủ Đức sẽ áp dụng 2 hình thức đấu giá: Đấu giá lên (đấu giá tăng dần), sẽ áp dụng cho các mặt hàng trái cây đang được canh tác theo tiêu chuẩn Global GAP và đấu giá xuống (đấu giá giảm dần), áp dụng cho các mặt hàng rau, củ và hoa tươi. Một phiên đấu giá hoa tươi tại chợ OTA - Nhật Bản c.Phương thức thực hiện. Sàn đấu giá nếu được thành lập phải gắn liền với hoạt động của cac chợ đâu môi ở ́ ̀ ́ TP HCM. Chợ đâu môi phai bao đam được chức năng giao dich, chức năng thanh toan, ̀ ́ ̉ ̉ ̉ ̣ ́ chức năng giao - nhân và lưu kho. Điêu kiên cơ sở vât chât chợ đâu môi TP HCM phai bao ̣ ̀ ̣ ̣ ́ ̀ ́ ̉ ̉ đảm được hang hoa luôn trong tinh trang tôt nhât. Khi có cac điêu kiên nay, vân đề đâu giá ̀ ́ ̀ ̣ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ́ ́ hang nông san mới có khả năng thực hiên môt cach có hiêu quả và có phần chắc sẽ khả ̀ ̉ ̣ ̣ ́ ̣ dụng khi mà giá nông sản lên xuống thất thường, ảnh hưởng mạnh đến đời sống nông gia Việt Nam như hiện nay. 4.3.2 Khả năng thành công của mô hình. Sàn giao dịch đấu giá hoa là một dự tính đã được lên kế hoạch từ những cơ quan cấp trên. Việt Nam đã cử nhiều chuyên gia sang Hà Lan, Nhật học tập mô hình này và việc triển khai chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, nói như vậy không phải ý tưởng được triển khai sẽ thành công. Chúng tôi dựa vào những phân tích chủ quan và tham khảo khách quan, sau đó đưa ra những cơ sở cho tính khả thi của dự án này. Thứ nhất, sàn giao dịch đấu giá hoa Đà Lạt theo kiểu Hà Lan là nơi người bán và người mua gặp nhau, giá cả không bị chèn ép bởi mối lại, trung gian. Nhà nước, chính phủ sẽ là người quản lí, điều tiết định hướng vĩ mô. Nếu có một SGDNS thì giá thành các mặt hàng nông sản sẽ giảm, vì giảm bớt khâu trung gian. Hiện nay, hàng nông sản tới tay người tiêu dùng phải qua 1 - 6 trung gian, nếu qua sàn giao dịch chỉ còn 1 - 4 trung gian; dù 14
  15. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University có mất chi phí quản lý 3% vào việc giao dịch, giá thành cũng vẫn giảm. Ở ta, giá mua hàng tại chợ đầu mối chủ yếu theo cung cầu thương nhân tự mua bán mối lái. Nếu ta thực hiện được SGDNS theo mô hình các nước bạn sẽ tạo ra một thị trường tập trung, ổn định, có định hướng cho người sản xuất, đặc biệt bảo đảm được VSATTP, tránh được tình trạng bất ổn trong mua bán, tạo ra sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội của khu vực cũng như trong cả nước. Thứ hai, sàn đấu giá ra đời sẽ chấm dứt các chuỗi trung gian, mối lái giữa các doanh nghiệp và người dân. Từ đó, giá sản phẩm bán ra người tiêu thụ không quá cao, mà người sản xuẩt, trông hoa, sẽ thu được giá hợp lý. Mọi mua bán đều thông qua đấu giá. Bảo vệ được quyền lợi cho nhà sản xuất và người dân. Cuối cùng, không kém phần quan trọng. Việt Nam nổi tiếng với rất nhiều nông sản, hoa có chất lượng, đa dạng về chủng loại. Nếu chúng ta đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, marketing, pr kết hợp với việc xây dựng một kênh phân phối, sàn giao dịch đấu giá hiệu quả, sẽ làm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo ra lợi thế cạnh tranh đưa sản phẩm nông sản nói chung và hoa nói riêng ra thị trường thế giới, tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế cho thấy, một đoàn cán bộ, thương nhân của Việt Nam đã có chuyến thăm quan, học hỏi kinh nghiệm tổ chức tại Đài Loan, Nhật Bản. Sau chuyến đi, ông Trần Quang Nhường, Giám đốc chợ Thủ Đức, một thành viên trong đoàn đã có cuộc trao đổi với PV Báo Thanh tra về vấn đề triển khai lập một sàn đấu giá nông sản tại chọ Thủ Đức (UBND TP HCM giao Cty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức nghiên cứu và thực hiện) Các trung tâm thanh toán và trung tâm giao nhận hàng hóa cũng đặt tại chợ này nhằm đáp ứng nhu cầu giao - nhận và thanh toán phù hợp với đặc điểm hàng hóa ở chợ. Việc tổ chức sàn giao dịch nông sản (SGDNS)này nhằm góp phần bảo đảm cung - cầu, bình ổn giá cả cho thị trường, cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) TP HCM và các tỉnh bạn phát triển, đồng thời quảng bá thương hiệu, sản phẩm của DN trên thị trường TP Hồ Chí Minh: Sẽ có sàn đấu giá nông sản tại chợ đầu mối Thủ Đức Thành quả của gần 25 năm “mở cửa”, hội nhập với kinh tế thế giới đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo, không tự chủ về lương thực trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên thành quả đó vẫn chưa trọn vẹn nếu người dân vẫn chưa thực sự làm giàu từ công việc của mình. Đổi mới, công nghệ, cải tiến quy trình, cộng cụ sản xuất sẽ tạo ra số lượng hàng hóa lớn hơn nhưng đầu tư vào 15
  16. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University phân phối, dịch vụ sẽ nâng tầm giá trị của những tinh hoa thiên nhiên kết tinh dưới giọt mồ hôi của người dân lao động Việt Nam. Nói tóm lại, SGDNS là sự hướng tới cần thiết trong bối cảnh hội nhập, tạo mô hình giao dịch hiện đại, phù hợp với thế giới. 16
  17. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University chuẩn bị hoa đưa vào phòng đấu giá. Hoa được xếp trong các thùng gỗ và chất lên giá sắt. Đồng thời đây cũng là nơi sắp xếp hoa theo yêu cầu đặt mua của từng khách hàng. Lái xe chở hoa – trông cứ như đoàn tàu ngoằn ngèo. Vậy mà họ lái rất khéo, không bị đổ 17
  18. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University Còn có cả quầy bán đồ ăn vặt cho công nhân. Đảm bảo họ không bực bội, buồn bã vì hạ đường huyết và kiến bò bụng. 10 giờ rồi nên hoa đã vãn rất nhiều. 11 giờ là khóa sổ 18
  19. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University 19
  20. Đấu giá hoa Hà Lan CDK5-Foreign Trade University KIM PHƯƠNG –VĂN KHOA-ĐỒNG VĂN HƯNG-TRANG-MAI PHƯƠNG-THẠCH- THUYẾT TÂN –HOÀI BÁCH-HOÀNG…. Làm việc cật lực-đoàn kết và tình bạn 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2