intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đau tê vùng cổ tay, bàn tay

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

220
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh dễ làm người ta nhầm lẫn với tê thấp, khiến nhiều người không chữa trị dẫn đến hậu quả bị teo cơ... thường gặp ở những người làm việc gắng sức, tiền mãn kinh… Hơn 90% bệnh xảy ra ở phụ nữ Bệnh thường gặp ở độ tuổi lao động - những người làm việc gắng sức, tiền mãn kinh, rối loạn dinh dưỡng, thai kỳ, người dùng sức bàn tay nhiều, liên tục, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần việc gấp và duỗi cổ tay. Theo bác sĩ Trần Thanh Mỹ Giám đốc Bệnh viện chấn thương chỉnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đau tê vùng cổ tay, bàn tay

  1. Đau tê vùng cổ tay, bàn tay Bệnh dễ làm người ta nhầm lẫn với tê thấp, khiến nhiều người không chữa trị dẫn đến hậu quả bị teo cơ... thường gặp ở những người làm việc gắng sức, tiền mãn kinh… Hơn 90% bệnh xảy ra ở phụ nữ
  2. Bệnh thường gặp ở độ tuổi lao động - những người làm việc gắng sức, tiền mãn kinh, rối loạn dinh dưỡng, thai kỳ, người dùng sức bàn tay nhiều, liên tục, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần việc gấp và duỗi cổ tay. Theo bác sĩ Trần Thanh Mỹ - Giám đốc Bệnh viện chấn thương chỉnh hình (TP.HCM): "Đau vùng cổ tay, bàn tay là loại bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu đau, tê do chèn ép thần kinh giữa ống cổ tay. Bệnh thường gặp ở phụ nữ (chiếm hơn 90%), độ tuổi từ 25-60, người thành phố bị nhiều hơn ở nông thôn. Triệu chứng của bệnh - Triệu chứng phổ biến của bệnh là tê ngón tay cái đến ngón giữa, hoặc giữa ngón đeo nhẫn, đau cổ tay tê cả bàn tay, tê ngón cái, cảm giác tê rần hoặc giống như có kiến bò, kim chích". - Triệu chứng lâm sàng thường xuất hiện ở phía bên tay thuận trước, biểu hiện: tê rần, như kiến bò ở các đầu ngón tay, nhạy cảm với lạnh, thường tê rần về đêm và đơ cứng lúc ngủ dậy. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng teo hẹp thần kinh giữa ở cổ tay và teo cơ mô cái bàn tay. Khi có những biểu hiện trên cần đến bệnh viện chuyên khoa để đo điện cơ nhằm chẩn đoán xác định mức độ tổn thương của thần kinh giữa ở cổ tay, đồng thời để bác sĩ chẩn đoán phân biệt bệnh này với bệnh thấp khớp, chấn thương, tiểu đường... Chẩn đoán dựa vào đau, tê và điện cơ đồ.
  3. Chữa trị không đúng dễ dẫn đến teo cơ Chị Huỳnh Mỹ H. (30 tuổi) thường thấy tê các đầu ngón tay, cảm giác tê rần, như kiến bò lúc làm việc, ban đêm hoặc lúc ngủ dậy. Chị cứ nghĩ mình bị bệnh khớp hay tê thấp gì đó, chữa trị một số nơi, nhưng bệnh không khỏi. Sau đó chị đến cơ sở chuyên khoa, thì mới được xác định có nguy cơ bị teo cơ, cần phải phẫu thuật điều trị. Triệu chứng tê tay dễ gây nhầm với tê thấp, khiến nhiều người bệnh điều trị không đúng như chị H. nói trên. Bác sĩ Nguyễn Đình Phú cho biết: "Nhiều người bệnh chữa trị không đúng phương pháp, không đúng nơi kéo dài khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu để lâu có thể dẫn tới teo cơ, giảm chức năng bàn tay". Điều trị bệnh Theo bác sĩ Trần Thanh Mỹ, qua điều trị phẫu thuật cho hơn 500 bệnh nhân, cho thấy, nếu bệnh được phát hiện sớm, áp dụng phương pháp điều trị bằng phẫu thuật thì bệnh sẽ khỏi, tỷ lệ thành công (hết đau và tê sau mổ) là 87%. Nhưng, nếu phát hiện muộn, chữa trị trễ sẽ dẫn đến teo cơ không phục hồi, xơ hóa thần kinh hoặc sẹo khó phục hồi. Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng viêm, tiêm corticoid chỉ có tác dụng tạm thời. Điều trị bằng phẫu thuật là để giải áp thần kinh
  4. giữa và cắt dây chằng vòng cổ tay thường mang lại kết quả cao. Phương pháp mổ đơn giản, nhẹ nhàng, chỉ cần gây tê tại chỗ, đường mổ nhỏ và không để lại di chứng. Dấu hiệu tê và cảm giác kiến bò sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Sau mổ cần tập vật lý trị liệu để giúp phục hồi chức năng vùng cổ tay. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-3 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2