intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con nhận thức về nhan sắc

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

107
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắc đẹp là một trong nhiều yếu tố được mọi người đánh giá khá cao, nhất là ở tuổi thanh niên. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào hình thức bề ngoài, nhiều bạn gái sẽ lơ là chuyện học hành, ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này. Để giúp con có cách nhìn đúng đắn về hình thức, bố mẹ cần uốn nắn cho con những điều sau: - Chú trọng phẩm chất nội tâm. Muốn con gái tự tin vào hình thức của mình, bạn hãy luôn nhắc con coi yếu tố hình thức chỉ là phụ,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con nhận thức về nhan sắc

  1. Dạy con nhận thức về nhan sắc Sắc đẹp là một trong nhiều yếu tố được mọi người đánh giá khá cao, nhất là ở tuổi thanh niên. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào hình thức bề ngoài, nhiều bạn gái sẽ lơ là chuyện học hành, ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này. Để giúp con có cách nhìn đúng đắn về hình thức, bố mẹ cần uốn nắn cho con những điều sau: - Chú trọng phẩm chất nội tâm. Muốn con gái tự tin vào hình thức của mình, bạn hãy luôn nhắc con coi yếu tố hình thức chỉ là phụ, nhấn mạnh đến những phẩm chất khác như trí tuệ, sự khôn khéo khi ứng xử, lòng hướng thiện... Hãy nhớ câu cái nết đánh chết cái đẹp.
  2. - Bạn nên nói với con rằng đa số phụ nữ không có thân hình và nhan sắc của người mẫu. Hãy khuyên con mở rộng tầm nhìn, xem xung quanh có bao nhiêu người không đẹp nhưng vẫn có được sự thành đạt, hạnh phúc và được mọi người ngưỡng mộ. Bố mẹ cần khen ngợi con về thành tích học giỏi, chăm chỉ làm việc nhà, giúp con chuyển từ sự chú ý hình thức sang tập trung vào học hành, công việc. - Dạy con làm đẹp cho bản thân. Không để con gái chú trọng quá nhiều vào nhan sắc của mình nhưng không có nghĩa là cấm con làm đẹp, không bồi dưỡng kiến thức thẩm mỹ cho con. Bạn hãy khuyến khích con gái tự làm đẹp bản thân nhưng đừng quá cầu kỳ, đừng chạy theo mốt thời thượng. - Khi con gái mặc một bộ quần áo kỳ quặc, bố mẹ đừng chê trách vội. Hãy tìm hiểu xem tại sao con bạn mặc như thế. Khi cần phê bình gì thì hãy cố gắng nói nhẹ nhàng, hướng sự chú ý của con gái vào mặt tinh thần, ví dụ, bạn có thể nói: “Hôm nay, trời đẹp quá, con mà mặc bộ quần áo sáng màu chắc chắn sẽ cảm thấy sảng khoái”. - Cần dạy con gái có thái độ tán thưởng chứ không phải ganh đua với nhan sắc của người khác. Trong quá trình con tìm hiểu cái đẹp, vai trò cùa bố mẹ không chỉ hạn chế trong việc hướng dẫn, mà còn phải can thiệp khi cần thiết. Tôn trọng con gái không có nghĩa là mặc chúng tự do phát triển, cần có kiểm soát thỏa đáng.
  3. Dạy con nói chuyện điện thoại Giao tiếp qua điện thoại ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống của chúng ta, thế nhưng không mấy ai quan tâm đến việc dạy trẻ cách nói điện thoại. Có bao giờ bạn bực mình vì đứa trẻ ở đầu dây cứ ấp a ấp úng và bạn chẳng thể nào nói chuyện được với người bạn cần gặp gấp. Vì vậy, hãy dạy con cách gọi cũng như nhận điện thoại, chẳng mất nhiều thời gian và công sức lắm đâu nhưng chẳng bao lâu, bạn sẽ nghe đồng nghiệp hoặc bạn bè của bạn không tiếc lời khen “Con chị giỏi thật. Nói năng gãy gọn. Thật là dễ thương”. - Khi nhận điện thoại, nói “Alô” nhẹ nhàng và lịch sự. - Không được thét to gọi bố hoặc mẹ (tiếng thét gọi to của bé có thể làm cho người đầu dây bên kia bị chói tai, giật mình). - Nếu không có người lớn ở nhà, cháu phải biết cách hỏi “Dạ, bố mẹ con không có nhà. Cô tên gì ạ? Cô hoặc chú có muốn nhắn gì không? Cô cho con xin số điện thoại, con sẽ nhắn bố gọi lại sau” (Bạn nên để sẵn giấy và bút viết ở gần điện thoại). - Căn dặn trẻ không được nói chuyện nhiều với người lạ. - Khi gọi điện thoại cho bạn, lễ phép xưng tên mình trước và xin phép được nói chuyện với bạn.
  4. Dạy con ở nhà một mình Sẽ có lúc bạn có việc chẳng đặng đừng phải đi vắng và để con ở nhà một mình. Để trẻ không sợ hãi, bạn có thể tập cho nó cách ứng phó với tình huống trên ngay từ bây giờ. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để nó biết tự xoay xở khi không có bạn bên cạnh. Nên viết những hướng dẫn đó ra giấy rồi dán đâu đó để trẻ thường xuyên nhìn thấy và ghi nhớ dễ dàng. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại và ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến. Đặt ra những tình huống giả định khẩn cấp để trẻ luyện tập cách nói chuyện qua điện thoại khi muốn được giúp đỡ. Lưu ý trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả bạn bè cũng không nên mời vào nhà mà đợi cha mẹ trở về. Nếu trẻ có anh chị em, nên dặn dò không nên cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Nhưng bạn cũng nên để ý lắng nghe khi con muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn. Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi mắc sai lầm. Do đó, hãy động viên con thật nhiều và xem những sai sót như cách học hỏi thêm kinh nghiệm.
  5. Cho con thấy sự tin tưởng và sẵn sàng thưởng "hậu hĩnh" nếu nó không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2